intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Internet (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực internet: tổng hợp thông tin, tìm kiếm thông tin, tài liệu trên các trang web để phục vụ các nhu cầu học tập, giải trí, thực hiện thành thạo các giao dịch trên mạng như bán hàng, trò chuyện trực tuyến, quảng cáo, hội họp, diễn đàn, thư điện tử, chia sẻ tài nguyên và sử dụng tài nguyên đã được chia sẻ trên mạng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Internet (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

  1. TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: INTERNET NGÀNH: TIN HỌC VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Internet là một mảng kiến thức không thể thiếu đối với chúng ta hiện nay, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là nền tảng để phát triển nghiên cứu chuyên sâu trong chuyên ngành này. Mặc dù mang đậm giải pháp cho dịch vụ mạng máy tính, nhưng Internet ngày nay đang bùng phát là xuất phát điểm cho đa dịch vụ một xu thế tất yếu trong mạng viễn thông và mạng máy tính hiện đại. Chúng ta đều biết rằng không có kiến thức cơ sở vững vàng sẽ không có phát triển ứng dụng vì vậy tài liệu này sẽ giúp cho sinh viên trang bị cho mình những kiến thức căn bản nhất, thiết thực nhất. Cuốn sách này không chỉ hữu ích đối với sinh viên ngành viễn thông và công nghệ thông tin, mà còn cần thiết cho cả các cán bộ kỹ thuật đang theo học các lớp bổ túc hoàn thiện kiến thức của mình. Mô đun Internet là một Mô đun chuyên môn của học viên ngành sửa chữa máy tính và quản trị mạng. Với các kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực học tập, sản xuất cũng như đời sống. Mô đun này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các nghành khác quan tâm đến lĩnh vực này. Mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thành giáo trình theo kế hoạch, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm soạn thảo giáo trình, nên tài liệu chắc chắn còn những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong Khoa cũng như các bạn sinh viên và những ai sử dụng tài liệu này. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: BÀI MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ INTERNET BÀI 1: TRÌNH DUYỆT WEB BÀI 2: KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN CÁC BÁO ĐIỆN TỬ, KHO DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN BÀI 3: TẠO CÁC TRANG WEB CÁ NHÂN, BLOG BÀI 4: QUẢN LÝ, GỬI VÀ NHẬN THƯ ĐIỆN TỬ BÀI 5: CÔNG CỤ TRAO ĐỔI TRỤC TUYẾN BÀI 6: KHAI THÁC CÁC PHẦN MỀM TRỰC TUYẾN BÀI 7: SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC TẢI DỮ LIỆU XUỐNG VÀ ĐẨY DỮ LIỆU LÊN MẠNG BÀI 8: SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM CHUYÊN DỤNG Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. 2
  4. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS. Nguyễn Công Danh 2. Kỹ sư Triệu Thị Kim Phượng 3. ThS. Phạm Thị Lệ Thư 4. Kỹ sư Đinh Kim Cang 5. Th.S. Nguyễn Thị Liệu 3
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ..............................................................................................................2 MỤC LỤC .........................................................................................................................4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ................................................................................................5 BÀI MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ INTERNET ........................................................... 12 BÀI 1: TRÌNH DUYỆT WEB (WEB BROWSER) ...................................................... 23 BÀI 2: KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN CÁC BÁO CÁO ĐIỆN TỬ, KHO DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN ............................................................................................................... 37 BÀI 3: TẠO CÁC TRANG WEB CÁ NHÂN, BLOG ..................................................50 BÀI 4: QUẢN LÝ VÀ GỬI NHẬN THƯ ĐIỆN TỬ .................................................... 58 BÀI 5: CÔNG CỤ TRAO ĐỔI TRỰC TUYẾN ............................................................72 BÀI 6: KHAI THÁC CÁC PHẦM MỀM TRỰC TUYẾN ........................................... 80 BÀI 7: SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ VIỆC TẢI DỮ LIỆU XUỐNG VÀ ĐẨY DỮ LIỆU LÊN MẠNG ...................................................................................................90 BÀI 8: SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM CHUYÊN DỤNG ..........................108 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Internet 2. Mã môn học: MĐ21 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Trung cấp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. 3.2. Tính chất: Là môn học kỹ thuật chuyên môn nghề bắt buộc 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành Tin học văn phòng. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực internet: tổng hợp thông tin, tìm kiếm thông tin, tài liệu trên các trang web để phục vụ các nhu cầu học tập, giải trí, thực hiện thành thạo các giao dịch trên mạng như bán hàng, trò chuyện trực tuyến, quảng cáo, hội họp, diễn đàn, thư điện tử, chia sẻ tài nguyên và sử dụng tài nguyên đã được chia sẻ trên mạng. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Tổng hợp thông tin, tìm kiếm thông tin, tài liệu trên các trang web để phục vụ các nhu cầu học tập, giải trí,... 4.2. Về kỹ năng: B1. Sử dụng thành thạo chức năng của một số trình duyệt web. So sánh ưu, nhược của mỗi trình duyệt để chọn ra một trình duyệt web phù hợp với nhu cầu của bản thân; B2. Thực hiện thành thạo các giao dịch trên mạng như bán hàng, trò chuyện trực tuyến, quảng cáo, hội họp, diễn đàn, thư điện tử, chia sẻ tài nguyên và sử dụng tài nguyên đã được chia sẻ trên mạng,… B3. Tạo kết nối với Internet cho máy tính, điện thoại di động; B4. Sử dụng thành thạo các web browser để đọc báo điện tử, tìm kiếm thông tin, tài liệu trên mạng, trao đổi thông tin qua các diễn đàn, khai thác tài nguyên trực tuyến, tạo các trang web cá nhân; B5. Thao tác thành thạo các dịch vụ nhắn tin, trao đổi bằng các công cụ trò chuyện trực tuyến; B6. Thực hiện tốt việc trao đổi thư từ điện tử (email); B7. Tải dữ liệu xuống và đẩy dữ liệu lên mạng. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 5
  7. C1. Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và sáng tạo. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Số Thực hành/ MH/ Tên môn học, mô đun tín Tổng Thực MĐ chỉ Lý tập/Thí Kiểm số thuyết nghiệm/Bài tra tập/Thảo luận I Các môn học chung 13 255 106 134 15 MH 01 Giáo dục Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Tiếng Anh 5 90 42 42 6 II Các môn học, mô đun chuyên môn 61 1460 437 949 74 II.1 Môn học, mô đun cơ sở 19 420 148 250 22 MĐ 07 Kỹ thuật sử dụng bàn phím 1 30 8 20 2 MH 08 Văn bản pháp qui 2 30 15 13 2 MĐ 09 Soạn thảo văn bản điện tử 3 60 20 37 3 MĐ 10 Hệ điều hành windows server 3 75 25 47 3 6
  8. MĐ 11 Thiết kế trình diễn trên máy tính 3 60 20 37 3 MĐ 12 Bảng tính điện tử 3 75 25 45 5 MĐ 13 Lập trình căn bản 2 45 15 28 2 MĐ 14 Tiếng Anh chuyên ngành 2 45 20 23 2 II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 28 600 185 383 32 Cài đặt và sử dụng các phần mềm MĐ 15 3 60 15 42 3 văn phòng thông dụng Phần cứng máy tính + (Lắp ráp cài MĐ 16 3 60 15 42 3 đặt) MĐ 17 Xử lý ảnh bằng Photoshop 4 90 20 67 3 MĐ 18 Mạng căn bản 2 45 20 23 2 MĐ 19 Lập trình quản lý 4 90 30 54 6 Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật ứng MĐ 20 2 30 15 13 2 xử MĐ 21 Internet 2 45 15 27 3 MĐ 22 Lập trình Macro trên MS office 2 45 15 27 3 MĐ 23 Thiết kế đồ hoạ bằng Correl draw 3 75 20 51 4 MĐ 24 Bảo trì hệ thống máy tính 3 60 20 37 3 II.3 Môn học, mô đun tự chọn 10 255 89 151 15 MĐ 25 Thiết kế Web 3 75 25 47 3 MĐ 26 Hệ quản trị CSDL SQL Server 3 75 25 47 3 MĐ 27 Lập trình trực quan 3 75 25 47 3 MĐ 28 Kỹ Năng Nghề Nghiệp 1 30 14 10 6 MĐ 29 Thực tập tốt nghiệp 4 185 15 165 5 7
  9. TỔNG CỘNG 74 1715 543 1083 89 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Về kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Về kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) 8
  10. + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1, Viết/ Trắc B1, B2, B3, B4, Thường xuyên 1 Sau … giờ. Thuyết trình nghiệm/ B5, B6, B7 Báo cáo C1 Tự luận/ Viết/ Trắc Định kỳ A1, B4, C1 2 Sau… giờ Thuyết trình nghiệm/ Báo cáo A1, Kết thúc môn Tự luận và B1, B2, B3, B4, Viết 1 Sau… giờ học trắc nghiệm B5, B6, B7 C1 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Tin học văn phòng 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. 9
  11. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: (1) Báo Chí Và Mạng Xã Báo Chí Và Nhà xuất bản Hội, Đỗ Đình Tấn, nhà 1 Đỗ Đình Tấn 2017 Mạng Xã Hội Trẻ xuất bản Nhà xuất bản Trẻ, xuất bản năm 2017. (2) Hướng dẫn Sử dụng Hướng dẫn Sử Internet Cơ bản, Nguyễn Nguyễn Văn Đại học Kinh 2 dụng Internet 2015 Văn Dũng, nhà xuất bản Dũng tế Quốc dân Cơ bản Đại học Kinh tế Quốc dân, xuất bản năm 2015. (3) Giáo trình Internet và An ninh Mạng, Trần Thị Giáo trình Đại học Bách Trần Thị Bích Hạnh, nhà xuất bản 3 Internet và An Khoa 2016 Bích Hạnh Đại học Bách Khoa ninh Mạng TP.HCM TP.HCM, xuất bản năm 2016. 10
  12. (4) Internet: Kỹ thuật và Đại học Sư Internet: Kỹ Ứng dụng, Lê Minh Tuấn, Lê Minh phạm Kỹ 4 thuật và Ứng 2017 nhà xuất bản Đại học Sư Tuấn thuật dụng phạm Kỹ thuật TP.HCM, TP.HCM xuất bản năm 2017. (5) Hướng dẫn Internet: Hướng dẫn Sử dụng và Bảo mật, Đại học Công Internet: Sử Nguyễn Thị Nguyễn Thị Hồng, nhà 5 nghiệp 2018 dụng và Bảo Hồng xuất bản Đại học Công TP.HCM mật nghiệp TP.HCM, xuất bản năm 2018. (6) Internet và Công nghệ Internet và Công Web: Cơ bản đến Nâng nghệ Web: Cơ Phạm Văn Đại học Kinh cao, Phạm Văn Hải, nhà 6 2018 bản đến Nâng Hải tế TP.HCM xuất bản Đại học Kinh tế cao TP.HCM, xuất bản năm 2018. (7) Internet: Ứng dụng và Internet: Ứng Đại học Thủy Bảo mật, Trần Văn An, 7 dụng và Bảo Trần Văn An 2019 Lợi nhà xuất bản Đại học Thủy mật Lợi, xuất bản năm 2019. (8) Internet và Kỹ thuật Đại học Khoa Mạng, Đinh Thị Mai, nhà Internet và Kỹ Đinh Thị 8 học Xã hội và 2019 xuất bản Đại học Khoa thuật Mạng Mai Nhân văn học Xã hội và Nhân văn, xuất bản năm 2019. (9) Tài liệu Internet: Hướng dẫn và Thực hành, Tài liệu Internet: Đại học An Hoàng Văn Hoàng Văn Thắng, nhà 9 Hướng dẫn và Ninh Nhân 2020 Thắng xuất bản Đại học An Ninh Thực hành Dân Nhân Dân, xuất bản năm 2020. 11
  13. BÀI MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ INTERNET  GIỚI THIỆU BÀI MỞ ĐẦU Bài học "Tổng quan về Internet" cung cấp một cái nhìn toàn diện về mạng lưới toàn cầu kết nối hàng triệu máy tính và thiết bị trên khắp thế giới. Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến cách chúng ta làm việc, học tập, giải trí và giao tiếp. Hiểu rõ về lịch sử, cấu trúc và các dịch vụ của Internet giúp học viên nắm bắt được vai trò quan trọng của nó trong mọi lĩnh vực.  MỤC TIÊU BÀI MỞ ĐẦU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức:  Lịch sử Internet: Hiểu về sự phát triển của Internet từ những ngày đầu tiên đến nay.  Cấu trúc Internet: Nắm bắt được cách thức hoạt động của Internet, bao gồm các khái niệm về mạng, giao thức và địa chỉ IP.  Dịch vụ và ứng dụng: Tìm hiểu về các dịch vụ cơ bản trên Internet như web, email, FTP, và các ứng dụng phổ biến khác.  Bảo mật trên Internet: Kiến thức cơ bản về các mối đe dọa bảo mật trên Internet và cách bảo vệ thông tin cá nhân.  Về kỹ năng: Cài đặt logic mạng cho máy tính, thiết lập các thông số giao thức mạng, nắm vững các khái niệm tổng quan về internet;  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 1. Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và trong thực hiện công việc. 2. Rèn luyện tính chính xác, khoa học và tác phong công nghiệp.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI MỞ ĐẦU - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài mở đầu (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài mở đầu) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI MỞ ĐẦU - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 12
  14. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI MỞ ĐẦU - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ: không có 13
  15.  NỘI DUNG BÀI MỞ ĐẦU 1. Khái niệm về Internet Khái niệm cơ bản về Internet Internet là mạng máy tính toàn cầu sử dụng giao thức TCP/IP để trao đổi thông tin giữa các máy tính trên mạng. Vì Internet kết nối nhiều máy tính của nhiều quốc gia trên thế giới, cho nên Internet là một liên mạng máy tính, là mạng của các mạng máy tính (network of networks) Các máy tính trên Internet sử dụng cùng một giao thức TCP/IP ( Transmission Control Protocol / Internet Protocol: Giao thức truyền dữ liệu / giao thức Internet) để giao tiếp với nhau. Giao thức này cho phép mọi máy tính trên mạng trao đổi dữ liệu với nhau một cách thống nhất, tương tự như một ngôn ngữ quốc tế được mọi người cùng sử dụng để có thể hiểu nhau. Các mạng cấu thành Internet được kết nối với nhau thông qua nhiều hệ thống truyền tin khác nhau 2. Kết nối Internet đến máy tính và điện thoại di động a. Kết nối hữu tuyến Hai mạng phổ biến nhất được sử dụng trong gia đình ngày nay là hữu tuyến và không dây. Cả hai cái tên đã nói lên tất cả: một mạng hữu tuyến sử dụng các cáp mạng (các dây này bạn nhìn thấy kết nối các máy tính với nhau hoặc với một thiết bị khác, như là máy in). Các nền mạng không dây thực hiện cùng các nhiệm vụ, nhưng không cần cáp mạng. Tại Sao Vẫn Sử Dụng Hữu Tuyến? Tại Sao Sử Dụng Không Dây? Mặc dù hiệu quả của các mạng không dây Lợi ích rõ ràng của một mạng không dây là ngày một cải thiện, trong hầu hết các sự tiện lợi. Bạn có thể sử dụng cùng một trường hợp bạn sẽ vẫn chỉ có thể lướt và máy in, kết nối Internet, và các thiết bị máy chơi trò chơi nhanh hơn trên một mạng tính khác trên nhiều máy không cần dây. hữu tuyễn. Cộng thêm, nhiều nhà mới đã Bạn cũng có thể giảm số dây chạy trong được lắp đặt sẵn các đường cáp, do vậy, phòng, dưới thảm và trong một số trường bạn có thể dễ dàng lắp đặt mạng gia đình hợp, từ phòng này sang phòng khác. mình mà không phải tự lắp ráp dây mạng.  Sử dụng bảo vệ bằng mật khẩu. Mạng của bạn có thể hỗ trợ bảo vệ bằng mật khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng với các mạng không dây, loại mạng này có thể dễ dàng truy cập từ bên ngoài nhà bạn. (Bộ định tuyến không dây trung bình gửi một dữ liệu xa tới 300 phút (91m).) Để giúp bảo vệ thông tin bí mật cá nhân của mình, bắt đầu sử dụng bảo vệ bằng mật khẩu ngay sau khi bạn lắp đặt xong mạng, và đổi mật khẩu định kỳ (ít nhất một lần một tháng). Nếu bạn không biết cách sử dụng tính năng bảo vệ bằng mật khẩu, xem sách hướng dẫn cho người sử dụng đi kèm với bộ định tuyến mới. 14
  16.  Thủ thuật: Bạn có sử dụng các mật khẩu dễ đoán không? Để tìm hiều thêm, đọc các thủ thuật của chúng tôi để biết cách tạo các mật khẩu mạnh hơn.  Cài đặt máy tính của bạn để chia sẻ các tệp. Khi bạn có một mạng, bạn có thể "chia sẻ" các tệp giữa tất cả các máy tính được kết nối vào mạng. Để có hướng dẫn từng bước, xem Cài Đặt Chia Sẻ Tệp.  Cho Phép mã hóa Bí Mật Cá Nhân Tương Đương Hữu Tuyến (WEP). Nếu bạn có một mạng không dây, bạn sẽ cần thực hiện thêm một bước bảo mật khi bạn mới cài đặt điểm truy cập không dây. Các mạng không dây được bảo vệ bởi cái gọi là mã hóa Bí Mật Cá Nhân Tương Đương Hữu Tuyến (WEP). Bởi vì tất cả các điểm truy cập không dây là khác nhau, xem sách hướng dẫn đi kèm với phần cứng để biết cách đặt cấu hình WEP và cách cài đặt mật khẩu WEP của bạn. b. Kết nối không dây Mạng không dây (hay còn gọi là mạng Wi-Fi, mạng Wireless, 802.11 ) là mạng kết nối các thiết bị có khả năng thu phát sóng (như máy vi tính có gắn Adapter không dây, PDA,…) lại với nhau không sử dụng dây dẫn mà sử dụng song vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát sóng. (a) Các ứng dụng của Mạng Wireless Nên thiết lập Wireless ở những nơi có tính chất tạm thời để làm việc hoặc ở những nơi mạng Cable truyền không thể thi công hoặc làm mất thầm mỹ quan: Như các toà nhà cao tầng, khách sạn, bệnh viện, nhà hang nơi mà khách hang thường sử dụng mạng không dây với cường độ cao và đòi hỏi tính cơ động cao. Mạng Wireless là kỹ thuật thay thế cho mạng LAN hữu tuyến, nó cung cấp mạng cuối cùng với khoảng cách kết nối tối thiểu giữa một mạng xướng sống và mạng trong nhà hoặc người dung di động trong các cơ quan. (b) Nguyên lý hoạt động Mạng WLAN sử dụng sóng điện từ (vô tuyến và tia hồng ngoại) để truyền thông tin từ điểm này sang điểm khác mà không dựa vào bất kỳ kết nối vật lý nào. Các sóng vô tuyến thường là các sóng mang vô tuyến bởi vì chúng thực hiện chức năng phân phát năng lượng đơn giản tới máy thu ở xa. Dữ liệu truyền được chồng lên trên sóng mang vô tuyến để nó được nhận lại đúng ở máy thu. Đó là sự điều biến sóng mang theo thông tin được truyền. Một khi dữ liệu được chồng (được điều chế) lên trên sóng mang vô tuyến, thì tín hiệu vô tuyến chiếm nhiều hơn một tần số đơn, vì tần số hoặc tốc độ truyền theo bit của thông tin biến điệu được thêm vào sóng mang. Nhiều sóng mang vô tuyến tồn tại trong cùng không gian tại cùng một thời điểm mà không nhiễu với nhau nếu chúng được truyền trên các tần số vô tuyến khác nhau. Để nhận dữ liệu, máy thu vô tuyến bắt sóng (hoặc chọn) một tần số vô tuyến xác định trong khi loại bỏ tất cả các tín hiệu vô tuyến khác trên các tần số khác. Trong một cấu hình mạng WLAN tiêu biểu, một thiết bị thu phát, được gọi 15
  17. một điểm truy cập (AP – access point), nối tới mạng nối dây từ một vị trí cố định sử dugj cáp Ethernet chuẩn. Điểm truy cập (access point) nhận, lưu vào bộ nhớ đệm, và truyền dữ liệu giữa mạng WLAN và cơ sở hạn tầng mạng nối dây. Một điểm truy cập đơn hỗ trợ một nhóm nhỏ người sử dụng và vận hành bên trong một phạm vi vài mét tới hàng chục mét. Điểm truy cập(hoặc anten được gắn tới nó) thông thường được gắn trên cao nhưng thực tế được gắn bất cứ nơi đâu miễn là khoảng vô tuyến cần thu được. Các người dùng đầu cuối truy cập mạng WLAN thông qua các card giao tiếp mạng WLAN mà được thực hiện như các card PC trong các máy tính để bàn, hoặc các thiết bị tích hợp hoàn toàn bên trong các máy tính cầm tay. Các card giao tiếp mạng WLAN cung cấp một giao diện giữa hệ điều hành mạng (NOS) và sóng trời (qua một anten). Bản chất của kết nối không dây là trong suốt với NOS. c. Các loại hình dịch vụ (i) * Dịch vụ ADSL ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) là công nghệ truyền internet bằng cáp đồng với tốc độ băng thông bất đối xứng trong đó tốc độ dowload và upload không bằng nhau, thường xảy ra tốc độ dowload sẽ cao hơn tốc độ upload dữ liệu. Tín hiệu khi truyền băng thông trên đường dây cáp đồng sẽ được tách ra làm 2 phần, một phần nhỏ tín hiệu được dùng cho Phone, Fax. Phần lớn tín hiệu còn lại dùng cho truyền tải mạng internet ADSL về modem. Thuật ngữ giải thích rõ về công nghệ internet ADSL Asymmetric: Tốc độ truyền không giống nhau ở hai chiều. Tốc độ của chiều xuống (từ mạng tới thuê bao) có thể nhanh gấp hơn 10 lần so với tốc độ của chiều lên (từ thuê bao tới mạng). Ðiều này phù hợp một tốt cho việc khai thác dịch vụ Internet khi mà chỉ cần kết nối (tương ứng với lưu lượng nhỏ thông tin mà thuê bao gửi đi) là có thể nhận được một lưu lượng lớn dữ liệu tải về từ Internet. Digital: Các Modem ADSL hoạt động ở mức bit (0 & 1) và dùng để chuyển thông tin số hoá giữa các thiết bị số như các máy tính PC. Chính ở khía cạnh này thì ADSL không có gì khác với các Modem thông thường. Subscriber Line: ADSL tự nó chỉ hoạt động trên đường dây thuê bao bình thường nối tới tổng đài nội hạt. Ðường dây thuê bao này vẫn có thể được tiếp tục sử dụng cho các cuộc gọi đi hoặc nghe điện thoại cùng một thời điểm thông qua thiết bị gọi là “Splitters” có chức năng tách thoại và dữ liệu trên đường dây. Ứng dụng công nghệ ADSL ADSL hoạt động theo cách thức xác lập cách thức dữ liệu được truyền giữa thuê bao (nhà riêng hoặc công sở) và tổng đài thoại nội hạt trên chính đường dây điện thoại bình thường, thường gọi các đường dây này là local loop. Thực chất của ứng dụng ADSL không phải ở việc truyền dữ liệu đi/đến tổng đài điện thoại nội hạt mà là tạo ra khả năng truy nhập 16
  18. Internet với tốc độ cao. Như vậy, vấn đề nằm ở việc xác lập kết nối dữ liệu tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Mặc dù ADSL được sử dụng để truyền dữ liệu bằng các giao thức Internet, nhưng trên thực tế việc thực hiện điều đó như thế nào lại không phải là đặc trưng kỹ thuật của ADSL. Hiện nay, phần lớn ADSL được dùng cho truy nhập Internet tốc độ cao và sử dụng các dịch vụ trên Internet một cách nhanh hơn. * Kết nối thông qua điện thoại cố định Để thực hiện, bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây: - Bước 1: Vào Cài đặt > Thông tin điện thoại > Chọn mục Thông tin phần mềm. - Bước 2: Trong mục này, bạn ấn liên tục khoảng 7-10 lần để hiện dòng Bạn đã trở thành nhà phát triển. Trong trường hợp máy bạn đã bật chế độ dành cho nhà phát triển, màn hình sẽ hiện Không cần thiết, đã bật chế độ nhà phát triển. - Bước 3: Bạn quay lại màn hình chính của Cài đặt > Chọn Cài đặt cho người phát triển. Tại đây, bạn bật Gỡ lỗi USB và bấm OK. - Bước 4: Sau khi bật, bạn tiến hành cắm điện thoại vào máy tính thông qua cổng USB. Lúc này, cửa sổ USB để truyền file sẽ hiện lên với các tùy chọn để bạn có thể chọn như: + Truyền file / Android Auto + Chia sẻ kết nối USB + MIDI (thiết lập âm thanh) + Truyền ảnh + Chỉ sạc điện thoại Tại đây, bạn chỉ cần chọn nhu cầu của mình là hoàn tất. * Cáp quang FTTH Fiber to the Home hoặc đơn giản là FTTH là một công nghệ sử dụng sợi quang trực tiếp từ điểm trung tâm đến các khu dân cư. Nó cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao không bị gián đoạn. Ở đây, "H" bao gồm cả nhà và doanh nghiệp nhỏ. FTTH là giải pháp truy cập cáp tối ưu trong đó mỗi thuê bao được kết nối với một sợi quang. Các tùy chọn triển khai được thảo luận trong hướng dẫn này được dựa trên một đường cáp quang hoàn chỉnh từ chấm dứt dòng quang (OLT) ngay tới mặt thuê bao. Lựa chọn này tạo điều kiện cho các dịch vụ và nội dung băng thông cao cho từng khách 17
  19. hàng và đảm bảo băng thông tối đa cho các nhu cầu trong tương lai của các dịch vụ mới. Do đó, các tùy chọn Hybrid liên quan đến các mạng cơ sở hạ tầng đồng 'sợi' và 'phần' đồng không được bao gồm. Để truy cập vào nhà qua sợi quang, kịch bản Fiber to The Home (FTTH) chủ yếu cho đơn vị gia đình (SFU), cung cấp một số lượng tương đối nhỏ các cổng, bao gồm các loại sau đây - POTS, 10/100/1000 BASE- T và RF (18dBmV). Phương pháp quang học có thể được triển khai theo hai cách: Phương pháp hoạt động và Phương pháp thụ động. Việc triển khai FTTH hàng loạt hiện tại dựa trên phương pháp thụ động. Do đó, hãy thảo luận chi tiết về Phương thức thụ động. Phương pháp thụ động - Hai công nghệ tiêu biểu được sử dụng trong phương pháp này là Mạng quang thụ động Ethernet (EPON) và Mạng quang thụ động có khả năng Gigabit (GPON). d. Cài đặt Logic * Cài đặt card mạng  Gắn card mạng vào khe cắm mở rộng trên máy tính, thiết lập jumpers và các công tắc chuyển mạch DIP trên card mạng lan  Cài đặt driver card mạng  Định cấu hình card mạng để thiết bị này không tranh chấp với các thiết bị khác  Kết buộc card mạng với một giao thức truyền thông  Gắn dây cáp mạng vào card mạng (ii) * Tạo kết nối Bước 1 : Click Start-->Control Panel-->Network and Internet- >View network status and tasks 18
  20. Bước 2 : Click Set up a new connection or network. Bước 3 : Chọn Connect to the Internet và click Next 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2