Giáo trình Kế toán quản trị (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Giáo trình Kế toán quản trị (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Những vấn đề chung về kế toán quản trị; Chi phí và phân loại chi phí; Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận; Thông tin thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kế toán quản trị (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 406 /QĐ-CĐKT ngày 05 tháng 07 năm 2022 của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch) Thàí Nguyên, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) 0
- LỜI GIỚI THIỆU Kế toán quản trị là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo kế toán chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch. Trong quá trình đào tạo các ngành nghề ở trường trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, Khoa Kế toán – Tài chính thường xuyên thực hiện đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy các học phần kế toán cho phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán và yêu cầu thực tế của nghề nghiệp. Để có tài liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu các học phần kế toán của học sinh, sinh viên, Bộ môn Kế toán đã biên soạn các giáo trình Kế toán quản trị sử dụng nội bộ trường. Giáo trình Kế toán quản trị là tài liệu học tập, nghiên cứu chính thức của học sinh, sinh viên hệ Cao đẳng chuyên ngành kế toán trong trường Cao đẳng thương mại và Du lịch, và cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến các kiến thức cơ bản về kế toán quản trị . Giáo trình Kế toán quản trị bao gồm 4 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí Chương 3: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Chương 4: Thông tin thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn Trong quá trình biên soạn và xuất bản tài liệu này nên chắc chắn không tránh khỏi các sai sót. Tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả nhằm hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Mọi ý kiến góp ý xin gửi theo địa chỉ email của Khoa Kế toán – Tài chính: ketoancdtmdl@gmail.com Trân trọng cảm ơn./. 1
- MỤC LỤC 0LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ.................. 10 1. Mục đích và chức năng của kế toán quản trị .................................................... 12 1.1. Khái niệm kế toán quản trị. ............................................................................... 12 1.2. Mục đích của kế toán quản trị ............................................................................................... 12 1.3. Chức năng của kế toán quản trị ............................................................................................. 13 1.4. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.......................................................... 14 2. So sánh kế toán quản trị chi phí và kế toán tài chính ....................................... 14 2.1. Những điểm giống nhau .......................................................................................................... 14 2.2. Những điểm khác nhau ............................................................................................................ 14 CHƯƠNG 2. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ ................................................. 16 1. Khái niệm và phân loại chi phí ........................................................................... 18 1.1. Khái niệm ................................................................................................................................ 18 1.2. Phân loại ................................................................................................................................. 18 2. Quá trình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất ........................ 28 2.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp sản xuất .................................................................... 28 2.2. Quá trình vận động chi phí trong doanh nghiệp sản xuất....................................................... 30 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN......................................................................................................................... 33 1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................................ 34 1.1. Số dư đảm phí.......................................................................................................................... 34 1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí ................................................................................................................. 35 1.3. Kết cấu chi phí......................................................................................................................... 36 1.4. Đòn bẩy kinh doanh ................................................................................................................ 37 2. Xác định điểm hòa vốn ........................................................................................ 38 2.1. Khái niệm điểm hòa vốn .......................................................................................................... 38 2.2. Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn .............................................................................. 39 2
- 2.3. Đồ thị hòa vốn ......................................................................................................................... 42 2.4. Phân tích điểm hoà vốn trong trường hợp kinh doanh nhiều sản phẩm ................................. 44 3. Ứng dụng mối quan hệ CVP để lựa chọn phương án kinh doanh .................. 45 3.1. Khi biến phí và sản lượng thay đổi ......................................................................................... 46 3.2. Khi định phí và sản lượng thay đổi ......................................................................................... 46 3.3. Khi biến phí, định phí và sản lượng thay đổi .......................................................................... 47 3.4. Khi định phí, sản lượng và giá bán thay đổi ........................................................................... 48 3.5. Khi biến phí, định phí, sản lượng và giá bán thay đổi ............................................................ 48 CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP CHO QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH NGẮN HẠN ...................................................................................... 52 1. Nhận diện thông tin thích hợp ............................................................................ 54 1.1. Khái quát về quyết định kinh doanh ngắn hạn ........................................................................ 54 1.2. Thông tin thích hợp. ................................................................................................................ 55 2. Ứng dụng thông tin thích hợp ra quyết định kinh doanh ngắn hạn. .............. 57 2.1. Quyết định thay thế máy móc thiết bị ...................................................................................... 57 2.2. Quyết định về đơn hàng đặc biệt ............................................................................................. 57 2.3. Quyết định loại bỏ hay kinh doanh bộ phận ........................................................................... 58 2.4. Quyết định sản xuất hay mua ngoài ........................................................................................ 60 2.5. Quyết định nên bán hay tiếp tục sản xuất ............................................................................... 62 2.6. Quyết định sản xuất trong điều kiện năng lực giới hạn. ......................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: KÉ TOÁN QUẢN TRỊ 2. Mã môn học: MH23 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch. 3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học liên quan đến Kế toán quản trị. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế kế toán quản trị. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học Kế toán quản trị là môn học thuộc nhóm các môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo cao đẳng của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: + Trình bày được các kiến thức đã học về kế toán quản trị để hiểu về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, thông tin thích hợp. + Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn về ra quyết định kinh doanh + Vận dụng được các kiến thức đã học vào hoạt động thực tế liên quan đến chuyên ngành được học. 4.2 Về kỹ năng: + Nhận biết được chi phí, điểm hòa vốn, thông tin thích hợp + Mô tả được phương pháp lựa chọn phương án kinh doanh, cách tính sản lượng và doanh thu hòa vốn 4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành + Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các đơn vị. 5. Nội dung của môn học 4
- 5.1. Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Thực MH/ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ hành/ thực Tổng MĐ/ Lý tập/thí Kiểm số HP thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận I Các môn học chung 20 435 157 255 23 MH1 Chính trị 4 75 41 29 5 MH2 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH3 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 MH4 Giáo dục QPAN 4 75 36 35 4 MH5 Tin học 3 75 15 58 2 MH6 Ngoại ngữ 5 120 42 72 6 Các môn học, mô đun II 87 2100 724 1289 87 chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 15 225 211 0 14 MH7 Phân tích hoạt động KD 2 30 28 2 MH8 Pháp luật kinh tế 2 30 28 2 MH9 Soạn thảo văn bản 2 30 28 2 MH10 Thống kê kinh doanh 2 30 28 2 MH11 Tài chính - Tiền tệ 2 30 28 2 MH12 Nguyên lý kế toán 3 45 43 2 MH13 Tín dụng và thanh toán quốc tế 2 30 28 2 Môn học, mô đun chuyên II.2 68 1815 457 1289 69 môn ngành, nghề MH14 Ngoại ngữ chuyên ngành TM 4 60 57 3 MH15 Thuế 4 60 57 3 MH16 Tài chính doanh nghiệp 4 60 57 3 MH17 Kế toán doanh nghiệp I 3 45 43 2 MH18 Kế toán doanh nghiệp II 3 45 43 2 MH19 Kế toán TM - dịch vụ 3 45 43 2 MH20 Kế toán sản xuất xây lắp 3 45 43 2 MH21 Kế toán HCSN 3 45 43 2 MH22 Kế toán DN vừa và nhỏ 3 45 43 2 MH23 Kế toán quản trị 2 30 28 2 MH24 Thực hành Kế toán máy 3 90 82 8 5
- MH25 Thực hành kê khai thuế 2 60 54 6 MH26 Thực hành tổng hợp I 7 210 194 16 MH27 Thực hành tổng hợp II 7 210 194 16 MH28 Thực tập tốt nghiệp 17 765 765 0 Môn học tự chọn (chọn 2 II.3 4 60 56 0 4 trong 4) MH29 Thương mại điện tử 2 30 28 2 MH30 Quản trị doanh nghiệp 2 30 28 2 MH31 Marketing căn bản 2 30 28 2 MH32 Kế toán ngân sách xã phường 2 30 28 2 Tổng cộng 107 2535 881 1544 110 5.2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Số Thực hành, Tên chương, mục Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập 1 Chương 1: Những vấn đề chung về 2 2 kế toán quản trị 2 Chương 2: Chi phí và phân loại chi 6 6 phí 3 Chương 3: Phân tích mối quan hệ 12 11 1 chi phí – khối lượng – lợi nhuận 4 Chương 4: Thông tin thích hợp cho 10 09 1 quyết định kinh doanh ngắn hạn Cộng 30 28 0 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6
- 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về kế toán quản trị. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TT-LĐTBXH, ngày 30/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ Sau 4 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo 7
- Định kỳ Viết/ Tự luận/ Sau 24 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn học Viết Tự luận và trắc nghiệm Sau 45 giờ 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Sinh viên Cao đẳng 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 80% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >20% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 8
- 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên, 2009.Kế toán quản trị doanh nghiệp. Học viện Tài chính: Nhà xuất bản Tài chính. [2] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, 2012.Kế toán quản trị. Đại học Kinh tế Quốc dân: Nhà xuất bản Tài chính. [3] Các tài liệu về Kế toán quản trị trên internet. 9
- CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu bức tranh tổng quan về một số nội dung cơ bản về Kế toán quản trị để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những chương tiếp theo. ❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Trình bày được quá trình hình phát triển của kế toán quản trị - Trình bày và giải thích được sự giống và khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính - Vận dụng được các nội dung kế toán quản trị trong thực tế. ➢ Về kỹ năng: - Nhận diện được kế toán quản trị trong thực tế. - Phân tích được những tác động của kế toán quản trị trong tổ chức. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của kế toán quản trị trong tổ chức. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không 10
- - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 11
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Mục đích và chức năng của kế toán quản trị 1.1. Khái niệm kế toán quản trị. Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất, mọi tổ chức đều có các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng với chi phí hoạt động tối thiểu. Thứ hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông tin cho quản lý càng nhiều. Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp để ra quyết định. Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991). Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4). Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức. 1.2. Mục đích của kế toán quản trị - Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định. - Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. - Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức. - Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức. Ngày nay, thông tin phân tích của kế toán quản trị được xem là rất quan trọng cho quá trình quản lý doanh nghiệp đến nỗi các nhân viên kế toán quản trị trở thành thành viên của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp. Họ không còn chỉ là những người 12
- cung cấp thông tin mà đã có một vai trò tích cực trong cả việc ra quyết định chiến lược cũng như các quyết định hàng ngày của doanh nghiệp. 1.3. Chức năng của kế toán quản trị Chức năng của kế toán quản trị chính là ra quyết định của nhà quản trị. Quản lý là ra quyết định. Đây là chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra, đánh giá. Nhà quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức đều phải ra quyết định. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Chất lượng của quyết định trong quản lý chính là sự phản ánh chất lượng của quá trình xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác. Thông tin sai sẽ dẫn đến quyết định sai. Nhiệm vụ của kế toán quản trị là cung cấp thông tin sao cho quản lý có thể đạt được thông tin có ý nghĩa. Như vậy ngoài việc hiểu quá trình ra quyết định của nhà quản trị, kế toán quản trị còn phải nắm được loại quyết định mà từng cấp quản trị trong tổ chức phải thực hiện để có thể cung cấp loại thông tin thích hợp. Cụ thể, để nhà quản trị có thể ra được các quyết định của mình thì nhà quản trị phải thực hiện các công việc sau: + Hoạch định: - Xác định các giải pháp. - Chọn giải pháp làm cho việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức tốt nhất. - Triển khai các dự toán nhằm thực hiện giải pháp đã chọn. + Điều hành và đôn đốc: Điều hành và đôn đốc liên quan đến việc quản lý các hoạt động diễn ra hàng ngày nhằm giữ cho tổ chức hoạt động trôi chảy. Bằng cách: - Giao việc cho người lao động - Giải quyết vấn đề hàng ngày. - Giải quyết các mâu thuẫn. - Truyền đạt có hiệu quả. + Kiểm soát: Chức năng kiểm soát bảo đảm cho các kế hoạch được tuân theo. Thông tin phản hồi dưới hình thức các báo cáo thành quả so sánh kết quả thực tế với dự toán là một bộ phận chủ yếu của chức năng kiểm soát. 13
- 1.4. Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận của phương pháp kế toán trong tổ chức. KTQT về cơ bản cũng dựa trên những nội dung cơ bản của KTTC nhưng đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động điều hành kinh doanh của nhà quản trị. 2. So sánh kế toán quản trị chi phí và kế toán tài chính 2.1. Những điểm giống nhau - Đều là công cụ quản lý giúp quản lý giám đốc và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của tổ chức. - Các chứng từ ban đầu làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính. - Đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý. KTTC chú trọng đến trách nhiệm điều hành chung đối với toàn bộ tổ chức, KTQT chú trọng đến trách nhiệm điều hành ở từng bộ phận của tổ chức cho đến cấp thấp nhất chỉ có trách nhiệm với chi phí. 2.2. Những điểm khác nhau KHÁC NHAU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Đối tượng sử dụng thông Nhà quản trị bên trong Những người bên ngoài Tin doanh nghiệp doanh nghiệp là chủ yếu Đặc điểm thông tin Hướng về tương lai. Linh Phản ánh quá khứ. Tuân thủ hoạt. Không qui định cụ thể nguyên tắc. Biểu hiện hình thái giá trị Yêu cầu thông tin Không đòi hỏi cao tính Đòi hỏi tính chính xác gần chính xác gần như tuyệt đối như tuyệt đối, khách quan Phạm vi cung cấp Từng bộ phận Toàn doanh nghiệp Các loại báo cáo Báo cáo đặc biệt Báo cáo tài chính nàh nước qui định Ký hạn lập báo cáo Thường xuyên Định kỳ Quan hệ với các môn học Quan hệ nhiều Quan hệ ít Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh 14
- TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Khái niệm kế toán quản trị - Mục đích, chức năng của kế toán quản trị - So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính ❖ CÂU HỎI CHƯƠNG 1 Câu 1. Trình bày khái niệm kế toán quản trị? Câu 2: Trình bày mục đích, chức năng của kế toán quản trị? Câu 3: Sự giống và khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính? 15
- CHƯƠNG 2. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ ❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 là chương giới thiệu về chi phí, các cách phân loại chi phí, phương pháp phân tích chi phí. ❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Trình bày và giải thích được các loại chi phí - Trình bày và giải thích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí - Vận dụng được các phương pháp phân tích chi phí vào trong thực tế. ➢ Về kỹ năng: - Nhận diện được các loại chi phí. - Mô tả được các phương pháp phân tích chi phí. - Lựa chọn được phương pháp phân tích chi phí phù hợp theo tình huống. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của chi phí. - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của các loại chi phí - Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI GIẢNG CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm).
- - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: không có 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
- NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Khái niệm và phân loại chi phí 1.1. Khái niệm + Chi phí là nguồn lực phải hy sinh để đạt được một mục tiêu cụ thể. - Chi phí thực tế: Là chi phí đã xảy ra - Chi phí dự toán: Là chi phí dự tính, ước đoán + Đối tượng kế toán chi phí là bất kỳ đối tượng nào mà cần tính chi phí cho nó. + Tập hợp chi phí là thu thập chi phí theo một cách thức có tổ chức. + Phân phối chi phí là một khái niệm có nghĩa chung là tập hợp chi phí cho một đối tượng kế toán chi phí bao gồm: - Tập hợp thẳng các chi phí theo mối quan hệ trực tiếp với đối tượng kế toán chi phí. - Phân bổ chi phí đã tập hợp theo mối quan hệ gián tiếp với đối tượng kế toán chi phí. 1.2. Phân loại a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là cách phân loại cơ sở, hầu như phải thực hiện trước khi tiến hành các cách phân loại khác đối với tổng chi phí nhằm đáp ứng những yêu cầu quản lý khác nhau. Theo cách phân loại này, KTTC phân chia chi phí thành các loại như sau: - Chi phí sản xuất - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí bán hàng Theo cách phân loại này, KTQT phân chia chi phí thành các loại như sau: * Chi phí sản xuất: Là những khoản chi phí phát sinh theo chuỗi các hoạt động trong khâu sản xuất, bắt đầu bằng việc cung ứng nguyên liệu, và kết thúc bằng việc hoàn thành sản phẩm sẵn sàng đưa vào kho chứa hàng với tên gọi thành phẩm. Chi phí đóng gói là chi phí sản xuất khi chúng liên quan với quá trình đóng gói “ban đầu” như hộp, giấy bọc,… Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp trong một thời gian nhất định. Kế toán quản trị phân loại chi phí sản xuất theo 2 góc độ: + Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với sản phẩm: Tổng chi phí sản xuất sản phẩm được chia thành:
- - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của các loại nguyên liệu cấu thành nên thực thể của sản phẩm và có thể nhận diện mức sử dụng một cách tách biệt cho từng sản phẩm và được tính thẳng cho từng đơn vị sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí này cũng có thể nhận diện cho từng sản phẩm dựa trên định mức hao phí lao động cho từng sản phẩm nên cũng được tính thẳng cho từng sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Gồm chi phí vật liệu gián tiếp và chi phí nhân công gián tiếp. Ngoài ra, chi phí sản xuất chung còn bao gồm nhiều khoản mục chi phí khác cần thiết cho hoạt động sản xuất như chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí điện, nước, chi phí bảo hiểm, chi phí của thời gian ngừng sản xuất và chi phí giờ phụ trội thanh toán cho lao động trực tiếp về khoản thời gian làm thêm giờ ngoài số giờ định mức,… Chi phí sản xuất chung không thể nhận diện cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm nên khi tính chi phí sản xuất chung của từng sản phẩm phải tiến hành phân bổ. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung: Đơn giá phân bổ chi phí sản Tổng chi phí sản xuất chung = xuất chung Tổng tiêu thức phân bổ + Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quá trình sản xuất: Tổng chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí ban đầu: Gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí ban đầu phản ánh mức chi phí chủ yếu gắn liền với sản phẩm, là cơ sở để tính toán chi phí và giá bán cho những đơn đặt hàng ngoài kế hoạch, khi lượng tiêu thụ kế hoạch đã vượt qua điểm hoà vốn. - Chi phí chuyển đổi: Gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí chuyển đổi phản ánh mức chi phí cần thiết để chế biến nguyên liệu thành thành phẩm, là cơ sở để tính toán lượng chi phí cần thiết để chế biến một lượng nguyên liệu sẵn có thành thành phẩm. * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí của quá trình quản lý tổ chức, nghĩa là, lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. * Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí liên quan với các hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, xúc tiến bán hàng, đóng gói,… * Chi phí nghiên cứu và phát triển: Là những khoản chi phí của quá trình kể từ khi bắt đầu nghiên cứu sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện hữu cho đến khi bắt đầu sản xuất đại trà sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (dùng cho các ngành kế toán, quản trị kinh doanh thương mại trình độ cao đẳng): Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Việt Châu
68 p | 597 | 58
-
Giáo trình Kế toán quản trị - ĐH Đà Lạt
117 p | 168 | 46
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (dùng cho các ngành kế toán, quản trị kinh doanh thương mại trình độ cao đẳng): Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Việt Châu
46 p | 590 | 42
-
Giáo trình hình thành quy trình quản trị sản xuất trong quản trị cấp cao p5
15 p | 112 | 22
-
Giáo trình hình thành phương pháp hạch toán kế toán và một số giải pháp chủ yếu p1
10 p | 130 | 18
-
Giáo trình hình thành phương pháp hạch toán kế toán và một số giải pháp chủ yếu p4
10 p | 145 | 18
-
Giáo trình hình thành phương pháp hạch toán kế toán và một số giải pháp chủ yếu p3
10 p | 134 | 18
-
Giáo trình hình thành phương pháp hạch toán kế toán và một số giải pháp chủ yếu p7
10 p | 111 | 15
-
Giáo trình hình thành phương pháp hạch toán kế toán và một số giải pháp chủ yếu p5
10 p | 96 | 13
-
Giáo trình Kế toán du lịch và khách sạn (Nghề: Quản trị khách sạn - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
77 p | 30 | 10
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
77 p | 37 | 9
-
Giáo trình môn học Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
53 p | 54 | 8
-
Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
96 p | 31 | 8
-
Giáo trình môn học Quản trị học (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 1
39 p | 59 | 7
-
Giáo trình môn học Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
47 p | 32 | 6
-
Giáo trình môn học Quản trị học (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2
41 p | 39 | 6
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Kế toán – ĐH Đà Nẵng
6 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn