intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Khai báo hải quan điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Khai báo hải quan điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các chứng từ trong thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu hàng hóa; quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quy trình khai báo hải quan điện tử trên hệ thống Vnaccs/Vcis và trên phần mềm Ecus5Vnaccs. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Khai báo hải quan điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ NGÀNH/NGHỀ: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CDDXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Khai báo hải quan điện tử là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, là một trong những môn học chuyên ngành bổ trợ cho học sinh học ngành kinh tế nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng Đây là môn học khá mới mẻ trong đào tạo hệ Trung cấp. Hiện nay, mặc dù có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này nhưng một bài giảng/giáo trình hoàn chỉnh phục vụ cho công tác giảng dạy vẫn chưa có. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh hệ Trung cấp, Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tiến hành nghiên cứu, biên soạn giáo trình “Khai báo hải quan điện tử”. Giáo trình “Khai báo hải quan điện tử” do ThS. Nguyễn Ngọc Thủy – Giảng viên Khoa Kế toán Tài chính làm chủ biên. Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập chính của giáo viên và học sinh chuyên ngành Thương mại điện tử hệ Trung cấp của Trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kế toán tài chính đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho nội dung giáo trình này. Trong quá trình biên soạn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của người đọc và đồng nghiệp để lần xuất bản sau được hoàn hảo hơn. Hà nội, ngày…..........tháng…........... năm…… Chủ biên: Ths. Nguyễn Ngọc Thủy 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ...................................................................... 6 1.1. HỒ SƠ HẢI QUAN ....................................................................................................... 6 1.1.1. Chứng từ hải quan ................................................................................................... 6 1.1.2. Chứng từ hàng hóa .................................................................................................. 7 1.2.3. Chứng từ vận tải: ..................................................................................................... 9 1.1.4. Các chứng từ liên quan khác ................................................................................. 11 1.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN .......................................................................12 1.2.1. Tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan ........................................................................ 12 1.2.2. Kiểm tra hồ sơ hải quan ........................................................................................ 12 1.2.3. Kiểm tra thực tế hàng hóa ..................................................................................... 13 1.2.4. Thu thuế, lệ phí...................................................................................................... 13 1.2.5. Quyết định thông quan .......................................................................................... 13 1.2.6. Phúc tập hồ sơ ....................................................................................................... 13 1.3. QUY TRÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRÊN HỆ THỐNG VNACCS/VCIS..................................................................................................................14 1.3.1. Khai thông tin NK-XK (IDA-EDA)...................................................................... 14 1.3.2. Đăng ký tờ khai NK-XK (IDC-EDC) ................................................................... 15 1.3.3. Phân luồng, kiểm tra, thông quan .......................................................................... 16 1.3.4. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan................................................................ 19 1.3.5. Sửa đổi tờ khai sau thông quan ............................................................................. 20 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................20 CHƯƠNG 2: KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRÊN PHẦN MỀM ECUS5VNACSS ..................................... 21 2.1. THIẾT LẬP THÔNG SỐ KHAI BÁO VNACCS ....................................................21 2.1.1. Thông tin chi cục hải quan .................................................................................... 21 2.1.2. Thông tin tài khoản người sử dụng ....................................................................... 21 2.2. QUY TRÌNH TỜ KHAI THÔNG QUAN HÀNG HÓA ..........................................22 2.2.1. Giới thiệu chung về tờ khai ................................................................................... 22 2.2.2. Quy trình khai báo trên tờ khai Vnaccs ................................................................. 24 2.2.3. Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA) ................................................................. 25 2.2.4. Đăng ký tờ khai xuất khẩu mới (EDA) ................................................................. 34 2.3. THỰC HÀNH KHAI BÁO HẢI QUAN TRÊN HỆ THỐNG VINACCS/VCIS ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK THƯƠNG MẠI BẰNG PHẦN MỀM ECUS5 VINACCS DỰA TRÊN BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN ẢO ........................................................................43 2.3.1. Thực hành đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA) ................................................ 43 2.3.2. Đăng ký tờ khai xuất khẩu mới (EDA) ................................................................. 44 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 47 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Mã môn học/mô đun: MĐ15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: + Mô đun được bố trí ở kỳ học thứ II. + Mô đun tiên quyết: - Tính chất: Là mô đun chuyên môn bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện khai báo tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu trên phần mềm Ecus5Vnaccs. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được nội dung các chứng từ trong thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu hàng hóa. + Trình bày được quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. + Trình bày được quy trình khai báo hải quan điện tử trên hệ thống Vnaccs/Vcis và trên phần mềm Ecus5Vnaccs . - Về kỹ năng: + Chuẩn bị được bộ chứng từ phục vụ khai báo hải quan. + Khai báo thủ tục hải quan trên hệ thống Vnaccs/Vcis. + Khai hải quan trên phần mềm Ecus5Vnaccs. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tự giác trong công việc. + Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật. Nội dung của môn học/mô đun: 5
  6. CHƯƠNG 1: HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN Giới thiệu: Cung cấp cho người đọc biết được các chứng từ sử dụng trong khi làm thủ tục khai báo hải quan nói chung cũng như khai báo hải quan điện tử nói riêng. Mục tiêu: - Chuẩn bị được bộ chứng từ hồ sơ phục vụ khai hải quan - Trình bày được quy trình thủ tục hải quan - Trình bày quy trình khai báo hải quan điện tử trên hệ thống Vnaccs/Vcis Nội dung chính: 1.1. HỒ SƠ HẢI QUAN Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014, hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật Hải quan. 1.1.1. Chứng từ hải quan Tờ khai hải quan là một form được thiết kế sẵn theo quy định của pháp luật hải quan, trong đó người khai hải quan phải khai báo đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Thay thế Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Các thông tin cần khai báo chi tiết trong Tờ khai hải quan thường là: thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Tên tiếng Anh của tờ khai hải quan: - Tờ khai hải quan xuất khẩu (Export Customs Declaration ) - Tờ khai hải quan nhập khẩu (Import Customs Declaration) Nội dung của tờ khai hải quan thường là: Phần 1 bao gồm: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai. Phần 2 gồm: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu. Phần 3: thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng… Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn… Phần 5: Thuế và sắc thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn. Phần 6 : Phần dành cho hệ thống hải quan trả về 6
  7. Phần 7 : Phần ghi chú về tờ khai hải quan Phần 8: Danh sách hàng hóa 1.1.2. Chứng từ hàng hóa Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và số lượng của hàng hoá. Những chứng từ này do người xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu của loại này là hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng thương mại. 1.1.2.1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice ) Invoice trong xuất nhập khẩu còn được gọi là hóa đơn, một chứng từ rất quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa. Riêng lĩnh vực xuất nhập khẩu, hóa đơn bán hàng do người bán tự lập theo form của mình, không phải theo form của Chi cục Thuế hay cơ quan nhà nước nào cả (khác với hóa đơn bán hàng trong nước). Trên hóa đơn yêu cầu thể hiện rõ nội dung về số hóa đơn, ngày hóa đơn, người bán, người mua, mô tả hàng hóa, số lượng, đơn giá và tổng số tiền. Đây là một trong những chứng từ quan trọng để tiến hành thanh toán, đóng thuế, khai hải quan. Về cơ bản hóa đơn sẽ gồm những nội dung chính sau: • Số & ngày lập hóa đơn • Tên, địa chỉ người bán & người mua • Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền • Điều kiện cơ sở giao hàng • Điều kiện thanh toán Hiện tại có 2 loại hóa đơn chủ yếu là: Proforma invoice (Hóa đơn tạm tính) và Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại). Doanh nghiệp bắt đầu ký hợp đồng xuất nhập khẩu, trước tiên 2 bên cần phải tiến hành thỏa thuận giá. Sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, người bán sẽ gửi báo giá thông qua Proforma invoice để người mua dự tính được giá sơ bộ của lô hàng, Proforma Invoice còn được gọi là hóa đơn chiếu lệ, chúng không có giá trị thanh toán. Bởi vì chỉ là sơ bộ nên hóa đơn chiếu lệ có thể chỉnh sửa. Sau khi đã đồng ý mức giá mua bán, 2 bên tiến hành ký hợp đồng ngoại thương và người bán giao hàng cho người mua. Người bán cần người mua thanh toán họ phải làm Commercial Invoice được gọi là hóa đơn thương mại, có giá trị pháp lý và giá trị thanh toán. Đây cũng là cơ sở cho cơ quan thuế, hải quan xác định trị giá hóa đơn của bạn để tiến hành nộp thuế, khai hải quan điện tử. 1.1.2.2. Chi tiết đóng gói (Packing List) 7
  8. Là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, Container).v.v… Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì. Về cơ bản Packing List sẽ gồm những nội dung chính sau: • Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List) • Tên, địa chỉ người bán & người mua • Cảng xếp, dỡ • Tên tàu, số chuyến… • Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích Phiếu đóng gói ngoài dạng thông thường, có thể là phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết hoặc là phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán. Cũng có khi, người ta còn phát hành loại phiếu đóng gói kiêm bản kê trọng lượng (Packing and Weight list). 1.1.2.3. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ. Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước nhập khẩu và xuất khẩu. 1.1.2.4. Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sale Contract) Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương). Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng. Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng. Nếu đọc qua một số hợp đồng mẫu, sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế. Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như: 1. Commodity: mô tả hàng hóa 2. Quality: phẩm chất hàng 3. Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng 4. Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp) 5. Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng 8
  9. 6. Payment: phương thức, thời hạn thanh toán Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như: 1. Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa 2. Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có) 3. Force Maejure: bất khả kháng 4. Claime: khiếu nại 5. Arbitration: trọng tài 6. Other conditions: các quy định khác Nội dung cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên. Nhưng những điều khoản cơ bản nêu ra trên đây rất phổ biến, và bạn nên tham khảo trong quá trình soạn thảo và đám phán hợp đồng với đối tác nước ngoài. 1.2.3. Chứng từ vận tải: Chứng từ vận tải là chứng từ do người chuyên chở cấp xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Các chứng từ vận tải thông dụng nhất là: 1.2.3.1. Vận đơn đường biển: Vận đơn đường biển (Ocean Bill of lading – B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng trong đó người chuyên chở xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận. Nội dung chi tiết trên B/L của từng hãng vận tải có thể khác nhau ít nhiều. Sau đây là những mục chính cần lưu ý trong cách đọc vận đơn đường biển, cho hàng container (tàu chợ), còn B/L cho tàu chuyến sẽ khác đi chút ít (Ví dụ: không có số container, seal…): • Tên & logo của hãng vận tải • Số vận đơn (B/L No.) • Số lượng bản gốc (No. of Originals) • Người gửi hàng (Shipper) • Người nhận hàng (Consignee) • Người thông báo (Notify Party) • Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.) • Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge) 9
  10. • Số container, chì (Container No.; Seal No.) • Mô tả bao kiện, hàng hóa (Descripton of Packages and Goods) • Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), Dung tích (Measurement) • Cước và phí (Freight and Charges) • Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue) • Nội dung khác... Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở. Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính: – Vận đơn là bằng chứng xác nhận người chở hàng đã nhận chuyên chở lô hàng của theo thông tin trên bill: Người nhận, người gởi, chủng loại, số lượng hàng hóa, tình trạng…. – Vận đơn là giấy tờ có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn minh chứng cho quyền sở hữu hàng hóa do đó vận đơn GỐC có thể mua bán được. – Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký. Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng. Tuy nhiên trong thuê tàu chợ (tàu container, hàng LCL) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước (Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu. 1.2.3.2. Vận đơn hàng không Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam ngày 4 tháng 1 năm 1992). Một số nội dung chi tiết trên mặt trước của mẫu AWB trên như sau: • Số vận đơn (AWB number) • Sân bay xuất phát (Airport of departure) • Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address) • Người gửi hàng (Shipper) • Người nhận hàng (Consignee) • Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent) 10
  11. • Tuyến đường (Routine) • Thông tin thanh toán (Accounting information) • Tiền tệ (Currency) • Mã thanh toán cước (Charges codes) • Cước phí và chi phí (Charges) • Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage) • Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs) • Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance) • Thông tin làm hàng (Handing information) • Số kiện (Number of pieces) • Các chi phí khác (Other charges) • Cước và chi phí trả trước (Prepaid) • Cước và chi phí trả sau (Collect) • Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box) • Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of execution box) • Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination) • Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only) Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau: + Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng + Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng + Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không + Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá + Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá 1.1.4. Các chứng từ liên quan khác - Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) - Booking Note (Giấy lưu cước phí) - Export Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá xuất khẩu) 11
  12. - Import Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá nhập khẩu) 1.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN Thủ tục hải quan (tiếng Anh – CUSTOMS PROCEDURES) là các thủ tục cần thiết đảm bảo hàng hóa cũng như phương tiện vận tải được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Mục đích của việc này: - Đối với DN: Thông quan tờ khai để được nhập hàng vào VN hoặc được xuất hàng ra ngoài biên giới VN. - Đối với cơ quan hải quan: + Quản lý thuế: khai hải quan để cơ quan hải quan có cơ sở tính thuế và thu thuế nộp vào ngân sách nhà nước. + Quản lý hàng hóa: ngăn chặng kịp thời các lô hàng cấm xuất hoặc cấm nhập khẩu được di chuyển qua khỏi biên giới. Ví dụ: các mặt hàng như di vật, cổ vật, tài nguyên động vật quý hiếm của quốc gia thì không được xuất khẩu, hay các mặt hàng như pháo, đạn dược hay hàng điện lạnh đã qua sử dụng thì không được nhập vào Việt Nam……. Về danh sách hàng cấm nhập, cấm xuất tham khảo phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo các nội dung sau: 1.2.1. Tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp truyền đến quan phần mềm khai báo hải quan → phần mềm của hải quan tự động xử lý và đưa ra Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. 1.2.2. Kiểm tra hồ sơ hải quan Hồ sơ hải quan được phân luồng thành 3 luồng tờ khai: - Luồng xanh: Trường hợp này doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định pháp luật của nhà nước về hải quan, doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết chứng từ và miễn kiểm chi tiết hàng hoá của doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp chỉ cần in mã vạch và tờ khai không cần chữ ký và con dấu doanh nghiệp. Hàng hóa xuất/nhập khẩu được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin khai hải quan điện tử. Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế, đồng thời đi thẳng đến bước Thu thuế, lệ phí, sau đó tiến hành Phúc tập hồ sơ. - Luồng vàng: Nếu hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng là Luồng vàng, hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Doanh nghiệp cần in tờ khai không cần dấu doanh nghiệp, invoice, packing list chỉ cần in bản có ký chữ ký số. 12
  13. Sau khi việc kiểm tra được tiến hành, nếu không phát hiện thêm bất kỳ vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ chuyển tới bước Thu thuế, lệ phí, tương tự như Luồng xanh. - Luồng Đỏ: Trường hợp Lệnh quyết định hình thức cho kết quả phân luồng là đỏ, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa → .Chuyển sang bước Kiểm tra thực tế hàng hóa. Doanh nghiệp cần in tờ khai không cần dấu doanh nghiệp, invoice, packing list chỉ cần in bản có ký chữ ký số. 1.2.3. Kiểm tra thực tế hàng hóa Đối với tờ khai luồng đỏ, có 3 mức độ kiểm tra thực tế. - Tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.(Giảm dần mức độ kiểm tra nếu doanh nghiệp không còn vi phạm) - Tiến hành kiểm tra 10% lô hàng đối với hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng Hải quan phát hiện có dấu hiệu sai phạm. (Nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, ngược lại thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi có kết luận chính xác về mức độ) - Kiểm tra xác suất tối đa 5% tổng số tờ khai Hải quan hoặc kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về hải quan của chủ hàng. Trường hợp kiểm tra thực tế, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có vi phạm thì kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. 1.2.4. Thu thuế, lệ phí Doanh nghiệp tiến hành nộp các khoản thuế, lệ phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định. 1.2.5. Quyết định thông quan Thông quan là việc cơ quan Hải quan quyết định hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu . - Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan; Trường hợp Hệ thống không tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, người khai hải quan nộp 01 bản chụp (xuất trình bản chính để đối chiếu) chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế (giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, chứng từ bảo lãnh, giấy ủy nhiệm chi...) cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế để Hệ thống quyết định thông quan. - Công chức hải quan thực hiện kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. 1.2.6. Phúc tập hồ sơ 13
  14. Phúc tập hồ sơ là kiểm tra lại các công việc đã làm trong quy trình thông quan để phát hiện thiếu sót, sai sót và kịp thời yêu cầu khắc phục; Phát hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy; Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ chứng từ thuộc hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu; Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu; Sắp xếp, lưu trữ hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu; Cung cấp thông tin, dấu hiệu vi phạm cho khâu kiểm tra sau thông quan. 1.3. QUY TRÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRÊN HỆ THỐNG VNACCS/VCIS Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 2 hệ thống nhỏ: hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (VNACCS – Viet Nam Automated Cargo Clearance System) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (VCIS – Vietnam Customs Intelligence Information System). Hệ thống này còn có chức năng kết nối với các Bộ và các cơ quan chứng năng khác bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa (Single Window). Sơ đồ tổng quan quy trình khai báo và khai sửa đổi bổ sung trong thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Sơ đồ tổng quan quy trình khai báo và khai sửa đổi bổ sung trong thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu 1.3.1. Khai thông tin NK-XK (IDA-EDA) 1.3.1.1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA) 14
  15. – Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – IDC. – Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS. 1.3.1.2. Khai thông tin xuất khẩu (EDA) Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình EDA (109 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – EDC. Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống VNACCS. 1.3.2. Đăng ký tờ khai NK-XK (IDC-EDC) 1.3.2.1. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC) Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên. Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết. 1.3.2.2. Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC) Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất 15
  16. ra, tính toán. Nếu người khai hải quan khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên. Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết. 1.3.3. Phân luồng, kiểm tra, thông quan 1.3.3.1. Đối với tờ khai nhập khẩu Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ * Đối với các tờ khai luồng xanh – Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. – Trường hợp số thuế phải nộp khác 0 + Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi. + Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”. – Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS. * Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ - Người khai hải quan 16
  17. + Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; + Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá; + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có). - Hệ thống + Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra) + Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng. + Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau: • Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”. • Trường hợp số thuế phải nộp khác 0: Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi. Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”. 1.3.3.2. Đối với tờ khai xuất khẩu Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ * Đối với các tờ khai luồng xanh – Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”. – Trường hợp số thuế phải nộp khác 0: + Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ 17
  18. thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi. + Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”. – Cuối ngày hệ thống tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS. * Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ a. Người khai hải quan – Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; – Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá; – Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có). b. Hệ thống (1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra) (2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng. (3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEE hệ thống tự động thực hiện các công việc sau: – Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”. – Trường hợp số thuế phải nộp khác 0: + Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi. + Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”. 18
  19. 1.3.4. Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan 1.3.4.1. Đối với tờ khai nhập khẩu (1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình khai thông tin sửa đổi bổ sung được hiển thị toàn bộ thông tin tờ khai nhập khẩu (IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi. (2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này thì hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung. (3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0. (4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh). (5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi. 1.3.4.2. Đối với tờ khai xuất khẩu (1) Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá. Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu đã được sửa đổi (EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi. (2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ EDA01, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các thông tin sửa đổi tờ khai tại màn hình EDE, người khai hải quan ấn nút “gửi” tại màn hình này, khi đó hoàn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung. (3) Số của tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai. Số lần khai báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thông quan thì ký tự cuối cùng của số tờ khai là 0. 19
  20. (4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (không phân luồng xanh). (5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (EDA01) giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ EDA01) không nhập được tại EDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi. 1.3.5. Sửa đổi tờ khai sau thông quan - Đối với tở khai được hải quan xác nhận luồng xanh, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp sau: + Nghiệp vụ AMA: để khai sửa đổi, bổ sung về thuế và các thông tin cho dòng hàng, để sử dụng nghiệp vụ này, vào tab “Kết quả xử lý tờ khai” chọn nghiệp vụ “Đăng ký bổ sung thay đổi thuế AMA” hoặc vào menu “Tờ khai xuất nhập khẩu” và chọn mục “ Khai bổ sung”: + Sử dụng công văn đề nghị: Nếu muốn sửa đổi bổ sung thông tin chung cho tờ khai thì người khai cần gửi công văn để cơ quan Hải quan xem xét và tiến hành sửa đổi. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày các điều khoản quan trọng của hợp đồng ngoại thương. 2. Trình bày các nội dung cơ bản của hóa đơn thương mại. 3. Trình bày các nội dung cơ bản của bản chi tiết đóng gói. 4. Trình bày các nội dung cơ bản của chứng từ vận tải (Vận đơn đường biển và vận đơn hàng không). 5. Trình bày quy trình thủ tục hải quan. 6. Trình bày các nội dung trong quy trình khai báo hải quan điện tử trên hệ thống Vnaccs/Vcis. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2