Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp - Chương VII
lượt xem 102
download
Các loại thiên tai như bão, lụt, hạn hán, sương giá, gió khô nóng… đều gây ra những thiệt hại rất lớn cho các ngành kinh tế quốc dân. Đối với sản xuất nông nghiệp, thiên tai thường mang lại nhiều tổn thất đối với năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, có khi làm thất thu hoàn toàn. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp - Chương VII
- Chương VII. THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP Thiên tai là những thảm hoạ bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở mỗi địa phương, mỗi vùng hoặc cả đất nước. Các loại thiên tai như bão, lụt, hạn hán, sương giá, gió khô nóng… đều gây ra những thiệt hại rất lớn cho các ngành kinh tế quốc dân. Đối với sản xuất nông nghiệp, thiên tai thường mang lại nhiều tổn thất đối với năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, có khi làm thất thu hoàn toàn. Có nhiều loại thiên tai. Trong chương này chúng ta đi sâu nghiên cứu một số loại thiên tai ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta như giá lạnh, gió khô, nóng, hạn hán, lũ lụt, bão… 1. SƯƠNG MUỐI 1.1. Điều kiện hình thành. Sương muối là loại thiên tai thường xảy ra trong mùa đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Sương muói là những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ, đọng trên mặt đất, lá cây hay các vật gần mặt đất khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC. Sương muối cũng có thể xuất hiện khi nhiệt độ không khí trên dưới 5oC, nhưng nhiệt độ mặt đất và lá cây có thể xuống thấp hơn không khí khá nhiều. Sương muối thường xuất hiện vào ban đêm khoảng gần sáng, khi mà mặt đất bức xạ và nguội lạnh đi nhiều nhất. Do nhiệt độ quá thấp, hơi nước chứa trong không khí tiếp giáp với bề mặt lạnh sẽ ngưng kết lại ở trạng thái băng, dưới dạng những hạt nhỏ như những tinh thể muối.. Sương muối cũng có thể hình thành do hơi nóng, ẩm từ các lớp đất sâu bốc lên. Do đó mà sương muối có thể thấy cả ở mặt trên lẫn mặt dưới lớp lá khô hoặc các vật khác. Điều kiện thích hợp nhất cho sự hình thành sương muối là những đêm có gió mùa Đông Bắc, trời quang mây, gió nhẹ. Do trời quang mây, bức xạ hữu hiệu của mặt đất và các vật trên mặt đất được tăng cường, không khí luôn luôn được thay thế và hơi ẩm được bổ sung liên tục khi có gió nhẹ. Sương muối hình thành nhiều nhất ở những nơi có độ ẩm vừa phải. Trong các thung lũng, bồn địa... nhiệt độ hạ thấp hơn các nơi khác nên sương muối dễ xuất hiện hơn so với sườn núi hoặc đỉnh đồi. Sương muối thường xuất hiện với tần suất cao ở những nơi trơ trọc, không có thảm thực vật và các sườn phía Bắc đón gió mùa Đông Bắc. Dựa vào nguyên nhân hình thành mà người ta có thể chia sương muối ra làm 3 loại: - Sương muối bức xạ: Hình thành do mặt đất bức xạ quá mạnh làm cho nhiệt độ mặt đất giảm xuống đột ngột, nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC. Loại này thường được hình thành khi trời quang mây, gió nhẹ, độ ẩm không khí không cao lắm. - Sương muối bình lưu: Là loại sương muối được hình thành khi có bình lưu lạnh tràn về làm cho nhiệt độ không khí và mặt đất hạ xuống nhanh chóng, phạm vi phân bố loại sương muối này rất rộng. - Sương muối hỗn hợp: Là sương muối được hình thành không chỉ do sự xâm nhập của không khí lạnh mà còn do sự lạnh đi vì bức xạ của mặt đất. Sau những đợt gió lạnh tràn về độ 1 – 2 ngày, nếu trời quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ không khí tiếp tục giảm thấp, thì rất dễ xuất hiện sương muối. Ở miền Bắc nước ta sương muối xảy ra nhiều nhất vào khoảng tháng 12, tháng 1 là những tháng thời tiết lạnh và khô, thuận lợi cho sự bức xạ mất nhiệt của mặt đất. Khu vực có 120
- tần suất sương muối cao là vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Ở các vùng này, có những nơi sương muối xuất hiện vài đợt trong một năm. Ngoài ra, một số nơi khác như vùng núi Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sương muối với tần suất thấp. Bảng 7.1. Tần số sương muối trung bình ở một số vùng . Ðơn vị: ngày/năm Tên vùng Tháng Cả năm X XI XII I II III 1. Sìn Hồ 0.04 1.6 4.8 4.4 1.0 0.04 11.9 2. Tủa Chùa 1.0 0.3 1.3 3. Điện Biên 0.1 0.3 0.4 4. Cò Nòi 0.4 1.5 1.0 2.9 5. Mộc Châu 0.6 2.3 2.0 0.2 5.1 6. Sơn La 0.3 1.1 1.2 2.6 7. Bắc Hà 0.1 0.4 1.3 1.6 0.1 3.5 8. Hoàng Liên Sơn 2.0 4.4 2.3 0.2 0.04 5.4 9. Hoà Bình 0.4 0.5 0.9 10. Phó Bảng 1.3 2.3 2.3 0.6 0.1 6.6 11. Trùng Khánh 0.04 0.8 2.2 2.5 0.3 5.8 12. Ðình Lập 0.4 1.5 1.6 0.04 3.5 13. Định Hoá 0.3 0.4 0.7 14. Hàm Yên 0.04 0.6 0.6 15. Lạng Sơn 0.1 0.8 1.2 0.03 2.1 16. Hà Nội 0.1 0.03 0.03 0.2 17. Quỳ Hợp 0.4 0.3 0.7 18. Tây Hiếu 0.2 0.6 0.8 1.2. Tác hại và phương pháp phòng chống Tác hại của sương muối là do nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0 oC, nước trong thân cây sẽ đóng băng lại và giãn nở thể tích, phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa cũng ngừng hoạt động không vận chuyển được các chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy ngày hôm sau khi có sương muối, cây trồng bắt đầu xuất hiện những vết “cháy táp” trên mặt lá. Ngọn cây khô dần, lớp vỏ tróc ra, cây héo úa rồi chết. Ngay cả khi sương muối chưa hình thành nhưng nếu nhiệt độ không khí xuống rất thấp, các quá trình sinh lý bị ngưng trệ gây ra hiện tượng héo sinh lý. Để chủ động trong việc phòng chống sương muối, cần phải biết trước khả năng có thể xuất hiện sương muối hay không, từ đó có những biện pháp thích hợp để hạn chế tác hại của sương muối. Trong số các phương pháp dự báo sương muối, thì phương pháp Mikhailepski dễ áp dụng và cho độ chính xác khá cao đối với loại sương muối bức xạ và sương muối hỗn hợp. Công thức dự báo có dạng: M = t’ – (t – t’).C M’ = ť – (t – ť).2C Trong đó : M : là nhiệt độ thấp nhất của không khí vào ban đêm. 121
- M’: là nhiệt độ thấp nhất của bề mặt đất vào ban đêm. t : là nhiệt độ đo được trên nhiệt kế khô và t’ nhiệt độ đo được trên nhiệt kế ướt. C : là hệ số phụ thuộc vào độ ẩm của không khí (bảng 7.2.) Trị số C trong bảng chỉ thích hợp khi lượng mây từ 4/10 – 7/10 bầu trời, nếu lượng mây trên bầu trời < 4/10 thì trị số tính ra phải được cộng với số hiệu chính là âm 2. Bảng 7.2. Quan hệ giữa hệ số C và độ ẩm tương đối của không khí Độ ẩm C Độ ẩm C Độ ẩm C 100 5,0 70 2,0 40 0,9 95 4,5 65 1,8 35 0,8 90 4,0 60 1,5 30 0,7 85 3,5 55 1,3 25 0,5 80 3,0 50 1,2 20 0,4 75 2,5 45 1,0 15 0,3 Nếu lượng mây > 7/10 bầu trời thì trị số tính ra phải được cộng thêm 2. Nếu M và M’ đều < - 2 thì khả năng xuất hiện sương muối sẽ là 100%. Nếu M và M’ đều > +2 thì không xuất hiện sương muối. Nếu M > +2 và M’ < - 2 thì khả năng xuất hiện sương muối là 50%. Lưu ý: Hệ số C phụ thuộc vào đặc điểm ở địa phương nên cần phải xây dựng bảng hệ số C phù hợp cho từng nơi. Theo lý thuyết nêu trên, chúng ta có thể đề ra nguyên tắc chung của các biện pháp phòng chống sương muối là giữ cho nhiệt độ mặt đất không xuống quá thấp (dưới 0oC). Những biện pháp thường dùng là: - Hun khói: Dùng rơm rạ, cỏ ẩm chất thành những đống ở góc ruộng nơi đầu gió, đốt cháy âm ỷ để tỏa ra nhiều khói nhằm hạn chế bức xạ hữu hiệu của mặt đất. - Tưới nước: Nhằm làm đất ẩm thêm, tăng cường khả năng giữ nhiệt và độ dẫn nhiệt, nhờ đó nhiệt từ trong lòng đất có thể truyền lên, làm tăng nhiệt độ mặt đất. Ở những nơi đất thấp có thể bơm nước vào ruộng để hạn chế mặt đất bức xạ mất nhiệt. - Phủ đất: Dùng rơm rạ, bèo, cỏ mục... phủ lên mặt đất để giảm khả năng bức xạ nhiệt khiến cho đất đỡ lạnh đi. Những vật phủ phải là vật có độ dẫn nhiệt kém. - Chọn giống có khả năng chịu lạnh cao, ít bị tác hại của sương muối. - Xê dịch thời vụ gieo trồng tránh thời kỳ thường xuất hiện sương muối. Đối với cây vụ đông, bố trí sao cho giai đoạn ra hoa, đậu quả mẫn cảm với nhiệt độ thấp tránh được thời kỳ xuất hiện sương muối. - Trồng đai rừng phòng hộ chống hướng gió lạnh. Bố trí mật độ cây trồng hợp lý. 2. GIÓ FOHN KHÔ, NÓNG (gió Lào) 2.1. Điều kiện hình thành 122
- Gió fohn khô, nóng là hiện tượng thời tiết xảy ra trong mùa hè ở nước ta, ảnh hưởng chủ yếu tới các tỉnh ven biển miền Trung, nằm dọc theo dãy Trường Sơn từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận. Gió này có nguồn gốc từ vùng biển Nam Ấn Độ Dương, trên đường đi qua lục địa Thái Lan, Lào, Campuchia và dãy Trường Sơn, khối không khí nguồn gốc biển nóng ẩm bị biến tính fohn trở nên khô và nóng (xem phần 3.3, chương 5). Gió fohn khô, nóng thường có hướng Tây, Tây-Nam thường được gọi là gió Lào. Gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, vào tới Bình - Trị - Thiên. Ở đồng bằng Nghệ An – Hà Tĩnh, trung bình hàng năm quan sát được 20 - 30 ngày. Trong các vùng thung lũng phía Tây, tình trạng khô nóng còn biểu hiện nghiêm trọng hơn, mỗi năm có đến 40 – 50 ngày, trong đó có 15 – 20 ngày khô nóng cấp II. Khu vực Thanh Hoá và Ðồng bằng Bắc Bộ gió khô, nóng ít hơn, khoảng từ 10 đến 20 ngày mỗi năm. Vùng Tây Bắc cũng thường thấy gió Tây mà tính chất cũng tương tự như trên. Bảng 7.3. Mức độ gió khô nóng ở một số địa điểm vùng Bắc Trung Bộ Địa điểm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tổng cộng III IV V VI VII VIII IX Tần số khô nóng cấp I Thanh Hóa - 0,4 2,6 3,8 3,7 1,5 0,1 12,1 Vinh 0,2 1,2 5,2 7,2 7,1 5,9 0,4 27,2 Hà Tĩnh 0,3 1,0 5,4 7,3 10,1 6,4 0,6 31,6 Đồng Hới 0,5 1,5 4,9 7,3 6,8 5,2 0,7 26,9 Cửa Tùng 0,6 1,9 3,7 8,7 6,7 5,1 0,7 27,5 Tần số khô nóng cấp II Thanh Hóa 0.0 0,0 0,0 0,3 0,3 0,0 0,0 0,6 Vinh 0,2 0,6 1,8 2,1 2,7 0,5 0,0 7,9 Hà Tĩnh 0,2 0,2 0,6 0,9 1,2 0,4 0,0 3,5 Đồng Hới 0,4 1,5 3,1 0,7 1,8 0,7 0,0 8,2 Cửa Tùng 0,2 0,8 1,0 3,0 1,0 0,4 0,0 6,4 Các tỉnh Bình - Trị - Thiên cũng là vùng có nhiều gió Tây khô nóng. Đặc biệt khu vực Quảng Trị có đèo Lao Bảo, nơi thấp nhất của dãy Trường Sơn hút luồng gió Tây khô nóng thổi thẳng xuống vùng đồng bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất Nông Lâm nghiệp. Về cường độ và tần số, trung bình mùa hè quan sát được 25 – 30 ngày khô nóng cấp I, trong đó có 7 – 8 ngày khô nóng cấp II. Hai tháng nhiều gió Tây khô, nóng nhất là tháng VI và VII, trung bình mỗi tháng có 7 – 9 ngày khô nóng cấp I, trong đó 2 – 3 ngày khô nóng cấp II. Ngoài ra gió Tây Nam khô nóng còn hoạt động khá mạnh trên các vùng ven biển thuộc các tỉnh Trung Trung Bộ (Nam đèo Hải Vân đến phía Bắc đèo Cả), mức độ khô nóng có thấp hơn. Tuy vậy cũng có những lúc gió Tây Nam khô nóng đem lại nhiệt độ trên 400C và độ ẩm dưới 30%. 2.2. Tác hại và biện pháp phòng chống Tác hại của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) chính là nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp. Trong trường hợp tốc độ gió vừa phải (khoảng 2 - 3 m/s), nhiệt độ tối cao trong ngày tới 123
- 34 - 350C, độ ẩm tối thấp dưới 55%. Gió Lào mạnh (tốc độ khoảng 5 - 10 m/s) có thể làm tăng nhiệt độ tới 37 - 400C, độ ẩm giảm xuống dưới 45%. Vì vậy khi có gió Tây Nam khô nóng, độ thoát hơi nước của cây rất lớn, lượng nước trong cây bị hao hụt không kịp bù lại, cây sẽ bị khô héo và chết. Gió khô nóng kéo dài dễ gây ra khô hạn trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng. Những đợt gió khô nóng đến sớm thường nguy hiểm cho lúa xuân đang thời kỳ trỗ bông. Khi gặp những đợt gió này, tỷ lệ hạt lép từ 20 – 50%. Đối với lúa mùa vào thời kỳ mạ, gió này làm cho mạ bị già, khi cấy xuống không bén được rễ. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng còn là nguyên nhân gây ra cháy rừng. Trong những trường hợp gió mạnh, cây cỏ bị khô héo, dễ bị cháy rừng và lan trên diện rộng. Mặt khác, tác động gián tiếp của các yếu tố khí tượng còn kéo theo làm khô kiệt nước trong đất, chua phèn và muối mặn ngấm lên mặt làm cho bộ rễ cây như bị ngâm trong các dung dịch có nồng độ muối khoáng và a xít cao, cây trồng có thể bị chết. Để đề phòng gió Tây Nam khô nóng, đối với lúa xuân cần gieo cấy đúng thời vụ, chăm bón tốt cho lúa mọc khỏe, trổ sớm, tránh được nhũng đợt gió khô nóng đầu mùa. Đối với lúa mùa, khi cấy cần giữ nước mặt ruộng cho mát gốc, bón thêm phân để làm tăng sức sống. Các biện pháp phòng chống như phủ đất, trồng xen, vun gốc... có tác dụng làm giảm tác hại của gió khô nóng. Việc trồng rừng chắn gió có tác dụng hạn chế tác hại của gió khô nóng vì một mặt làm hạ thấp nhiệt độ, mặt khác tăng thêm độ ẩm của không khí. Gió Lào làm cho sức khỏe của trâu, bò bị giảm sút, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì thế cần chú ý chăm sóc trâu bò trong mùa gió Lào thông qua việc bảo đảm cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, giờ giấc làm việc hợp lý. Trên những vùng đất trồng trọt và chăn nuôi cần tạo ra nhiều hồ chứa nước và trồng rừng chắn gió. Vào thời kỳ cuối mùa đông cần chọn một loại cây trồng nào đó vừa chịu hạn vừa sinh trưởng nhanh chóng, tạo lớp phủ thực vật cho các cây trồng khác có giá trị cao hơn khi bắt đầu vào mùa gió Lào. 3. HẠN HÁN 3.1. Điều kiện hình thành Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, bởi nó gây ra sự thoát hơi nước mặt lá và bốc hơi mặt đất mạnh, phá vỡ cân bằng nước trong cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ra làm hai loại là hạn đất và hạn không khí a) Hạn đất Hạn đất xảy ra khi trời không có mưa một thờì gian dài, nhiệt độ cao kéo theo sự bốc hơi lớn của mặt đất. Tình trạng trên gây ra sự mất cân đối giữa lượng nước cây cần với lượng nước được cung cấp từ đất dẫn đến cây héo, năng suất cây trồng bị giảm sút hoặc có thể chết. Hạn đất được xác định bởi thời tiết khô, nóng kéo dài từ 15 – 20 ngày trở lên. Trong thời gian đó trời không mưa hoặc chỉ có mưa nhỏ. Mức độ hạn được xác định bằng nhiều chỉ tiêu: 124
- - Hạn đất tính theo chuẩn sai lượng mưa (∆R): Chuẩn sai lượng mưa được tính theo công thức: ∆R = R – R Trong đó: ∆R là chuẩn sai lượng mưa; R lượng mưa thực tế; R là lượng mưa trung bình nhiều năm. Khi ∆R > 20%, (hụt trên 20% so với tiêu chuẩn) là mưa ít. ∆R > 30%: hạn trung bình ∆R > 50%: hạn nặng ∆R > 75%: hạn rất nặng - Hạn đất tính theo hệ số thuỷ nhiệt của Sê-nia-ni-nốp HTC (Hydro- temperature Coefficient) ΣR HTC = --------- ∑t0C Trong đó: ΣR là tổng lượng mưa ∑t0C là tổng lượng nhiệt Khi HTC < 1 bắt đầu có dấu hiệu hạn HTC = 0,5 – 0,6 hạn trung bình HTC = 0,4 – 0,5 hạn nặng HTC < 0,4 hạn rất nặng Áp dụng công thức này ở Việt Nam, Trung tâm khí tượng nông nghiệp đã đưa ra công thức: ∑R K= 0,16 ∑ t Hệ số 0,16 là hệ số thực nghiệm thường dùng cho vùng nhiệt đới. Nếu K = 1 – 2 thì không hạn, là những vùng ẩm ướt K = 0,5 – 1,0 là vùng bắt đầu có dấu hiệu hạn K< 0,5 là vùng hạn b) Hạn không khí Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp, nhiệt độ cao và gió mạnh. Hạn không khí thì đất có thể vẫn đủ ẩm nhưng các bộ phận của cây trên mặt đất thoát hơi nước nhiều dẫn đến bộ rễ không kịp hút nước cung cấp cho quá trình bốc hơi mặt lá và kết quả là cây bị khô héo. Để đánh giá hạn không khí có thể dùng chỉ số hạn không khí của Subebinler: Đối với hạn không khí, để xác định cường độ hạn cần phải tính đến khả năng bốc hơi, độ ẩm tương đối, nhiệt độ hoặc độ thiếu hụt bão hòa hơi nước (d) của không khí cũng như vận tốc gió. Khi nghiên cứu về bản chất của hạn không khí, Subebinler nhận thấy rằng hạn không khí xảy ra khi d = 20 mb và đưa ra bảng chỉ số hạn sau: Bảng 7.4. Chỉ số khí tượng của các loại hạn không khí Khả năng bốc hơi Độ thiếu hụt bão hòa (d) lúc 13 h Hạn không khí (mm/ngày đêm) Ứng với vận tốc Ứng với vận tốc gió gió < 10 m/gy > 10 m/gy Hạn nhẹ 3–5 20 – 32 13 – 27 125
- Hạn trung bình 5-6 33 – 39 28 – 32 Hạn nặng 6–8 40 – 52 33 – 45 Hạn rất nặng >8 ≥ 53 ≥ 46 Mức độ hại của hạn đối với cây trồng phụ thuộc vào thời gian kéo dài của hạn. Theo Subebinler thì cây trồng có thể không bị hại sau 5 ngày hạn nhẹ và 1 – 2 ngày hạn rất nặng. - Chỉ số hạn không khí tính theo nhiệt độ và lượng mưa: S = ∆T ∆R − σ T −σ R Ở đây : S là chỉ số hạn, ∆ T và ∆ R là chuẩn sai nhiệt độ và lượng mưa so với chuẩn trong thời kỳ nghiên cứu, δ T và δ R là độ lệch chuẩn tương ứng. Khi S ≥ 2,0 xuất hiện hạn không khí S ≥ 3,0 hạn nặng Chỉ số hạn S còn được xác định theo diện, nếu ∆ R, ∆ T và S tính theo diện tích đạt tỷ số: 1 – 10%: Hạn cục bộ 11 – 20%: Hạn rộng 21 – 30%: Hạn rất rộng 31 – 50%: Hạn nghiêm trọng > 50%: Hạn thiên tai 3.2. Phân bố hạn và biện pháp phòng chống. Ở Miền Bắc, do tính thất thường của chế độ mưa nên hạn là hiện tượng khá thường xuyên. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hạn hay xảy ra vào vụ Đông Xuân trùng với mùa ít mưa, lượng mưa trung bình tháng chỉ khoảng 20 – 30 mm, có những giai đoạn liên tục nhiều ngày không có mưa. Trong vụ mùa, vẫn có khả năng xảy ra hạn mặc dù là mùa mưa. Hạn ở thời điểm này gây thiệt hại nghiêm trọng vì nhiệt độ cao, bốc hơi nước mạnh làm cho cây bị tàn lụi nhanh chóng. Qua nghiên cứu cho thấy hạn vào thời kỳ lúa làm đòng năng suất có thể giảm 30%, hạn vào lúc lúa trổ bông phơi màu, năng suất có thể giảm tới 40 – 50%, còn hạn vào lúc lúa đang ngậm sữa năng suất giảm 10 – 15%. Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, hạn xảy ra vào cuối mùa xuân và trong suốt mùa hè, hạn nặng vào tháng VI, VII. Thời kỳ bị ảnh hưởng của gió Lào khô, nóng gây ra cả hạn đất và hạn không khí, làm thất thu nghiêm trọng lúa vụ đông xuân và vụ hè thu. Nhiều tỉnh không trồng được các loại rau màu, các chân đất màu mỡ, thích hợp với cây trồng cạn cũng bị bỏ hóa do không có nước tưới. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường gặp hạn hán vụ đông xuân trong mùa khô, từ tháng XI đến tháng IV. Vụ đông xuân năm 1992 – 1993, lượng mưa ở hầu hết các tháng đều thấp hơn Bảng 7.5. Tần suất hạn hán trong mùa khô ở Quảng Ngãi (%) 126
- Địa điểm Tháng IV Tháng V Tháng VI Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Châu Ô 92 100 92 92 77 62 67 67 58 Trà Khúc 88 94 94 88 69 8 56 69 63 Quảng Ngãi 88 82 88 88 71 77 77 82 81 An Chỉ 88 88 94 88 71 65 65 77 53 M ộ Đ ức 88 94 88 77 71 88 77 88 71 Đức Phổ 100 88 100 100 77 100 88 82 82 Ghi chú: Tuần hạn có lượng mưa nhỏ hơn 30 mm Nguồn: Võ Thị Kiều, Trạm khí tượng Quảng Ngãi trung bình nhiều năm từ 75 – 90%. Hạn hán và sâu bệnh đã làm năng suất lúa giảm 6,2 tạ/ha, tổng sản lượng thấp hơn 559.000 tấn so với vụ đông xuân 1991 – 1992. Ở các tỉnh Tây Nguyên hạn hán cũng thường xảy ra trong mùa khô, ngay từ tháng III, tháng IV nhiều vườn cà phê, cây ăn quả đã bị hạn làm cháy khô. Các ao, hồ, sông, suối và các mạch nước ngầm đều cạn kiệt, không còn nguồn nước phục vụ sản xuất. Hạn hán còn có nguyên nhân từ hoạt động của El Ninô (xem chương IX). Nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam cho thấy, trong 50 năm hạn trên diện rộng vào vụ đông xuân chiếm 22%, vụ hè thu chiếm 12%. Trong đó trên 60% hạn đông xuân và trên 80% hạn hè thu có liên quan đến El Ninô. Các vụ đông xuân 1962 – 1963, 1976 – 1977, 1982 – 1983, 1997 – 1998 và các vụ hè thu 1963, 1977, 1983, 1993 và 1998 là các năm có El Ninô đặc biệt bị hạn nặng. Để phòng chống hạn hán, biện pháp chủ yếu là bảo vệ nguồn nước và giữ ẩm cho đất ngay từ đầu mùa khô. Vào đầu mùa khô cần triển khai một số biện pháp chống hạn như xới xáo đất để hạn chế bốc hơi, che phủ cho đất bằng rơm rạ, cỏ mục, bèo hoặc nilon... để giữ ẩm.. Ở những nơi hạn thường xuyên xảy ra trên diện rộng, nên trồng các đai rừng để cải thiện điều kiện khí hậu. Các đai rừng có tác dụng cản gió, giảm bốc hơi của đất, hạ thấp nhiệt độ và tăng thêm độ ẩm. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Quang Vĩnh (2000), phía sau dải rừng ứng với khoảng cách bằng 30 – 40 lần chiều cao của dải rừng, tốc độ gió giảm từ 20 – 60%, độ bốc hơi giảm 40%, nhiệt độ hạ thấp hơn 0,5 – 1,5oC và độ ẩm không khí cao hơn 0,5 – 1,5 mb so với không có rừng chắn. Bởi vậy, rừng có tác dụng rất tốt trong việc chống hạn. Ở các vùng đồi núi nên xây dựng các hồ tích chứa nước để chủ động trong việc tưới tiêu cho các loại cây trồng. Những vùng hạn hán khá gay gắt như Tây Nguyên, ven biển Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ... cần áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngay từ đầu mùa khô như đắp đập giữ nước, đóng cống tiêu nước kịp thời, che phủ nilon trên mặt hồ nước, sử dụng tiết kiệm các nguồn nước... Vùng đồng bằng nên có hệ thống kênh mương hợp lý để có thể dẫn nhập được các nguồn nước một cách thuận lợi, nhất là vào mùa khô hạn. 4. LŨ LỤT Lũ lụt là chỉ hiện tượng nước sông dâng lên do mưa lớn đầu nguồn, nước lũ đổ về mạnh hoặc do vỡ đê, tràn đê làm ngập hết cả các vùng thấp. Lũ lụt gây ra hiện tượng úng đối với cây trồng. Úng cũng thường xảy ra trong mùa mưa, khi mưa quá nhiều hoặc mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, nước không kịp tiêu thoát, khi đó đất đã no nước, không hút thêm 127
- được nữa, làm rễ cây thiếu không khí. Nói chung úng, lụt thường có liên quan với những hệ thống thời tiết gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, front.... 4.1. Tác hại của Lũ lụt Thiên tai lũ lụt đã được loài người ghi chép trong nhiều sử sách. Ở lưu vực sông Misisipi (Mỹ) lũ lụt tháng IV năm 1927 đã làm ngập lụt 10 triệu hecta, làm chết 500 000 người. Gần đây, trận đại hồng thủy trên sông Trường Giang (Trung Quốc) năm 1998 đã gây thiệt hại hàng chục tỷ Đôla Mỹ. làm chết 4150 người, hàng trăm triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp. Ở Việt Nam năm 1945, lũ lụt đã làm ngập úng 312 000 ha đất nông nghiệp, dẫn đến thiếu lương thực, làm chết đói 2 triệu người. Năm 1971, do vỡ đê sông Đuống vùng đồng bằng Bắc Bộ bị ngập lụt 250 000 ha lúa và hoa màu. Bảng 7.6. Thiệt hại do lũ lụt gây ra ở miền Trung (Quảng Bình - Bình Thuận) Năm Số người Diện tích lúa (ha) Nhà bị hư hại Tổng giá trị bị chết Bị ngập Mất trắng (1000 cái) hại (1000 USD) 1994 445 241 904 29 144 784 405 259,8 1995 259 58 972 4 974 359 551 106,2 1996 624 293 326 97 463 1 227 107 720,0 1997 64 243 961 23 759 15 115 600,0 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu KTTV (2000) Tại miền Trung, năm 1999 do mưa lớn trên diện rộng đã gây ngập lụt các tỉnh từ Huế đến Bình Định, làm nhiều người chết, nhiều người mất nhà cửa. Đồng bằng sông Cửu Long cứ 3 -4 năm lại xảy ra lụt lớn, điển hình lụt lớn như các năm 1961, 1966, 1978, 1996, 2000... Úng gây thiệt hại cho mùa màng chủ yếu là do đất bão hoà nước, đất thiếu oxy, hạn chế các quá trình hấp thụ của rễ, làm cho rễ cây bị ủng thối rồi chết. Nếu trong đất thiếu oxy, thì quá trình oxy hoá bị ngừng trệ, quá trình yếm khí chiếm ưu thế có thể tạo ra những chất độc đối với rễ. Lá và thân cây bị ngập nước cũng làm tê liệt các chức năng quang hợp, hô hấp. Nước ngập lâu ngày, tuỳ loại cây có thể bị chết hoặc giảm thu hoạch. 4.2. Đặc điểm lũ lụt ở nước ta và các biện pháp phòng chống lụt và úng. Hàng năm mùa lũ diễn ra khác nhau ở các vùng. Tùy theo điều kiện địa lý tự nhiên và thời tiết mà lũ đến sớm hay đến muộn. Mùa lũ ở các vùng thường xảy ra như sau: • Vùng Bắc Bộ và Bắc Thanh Hóa: từ tháng VI đến tháng X. • Vùng ven biển từ Nam Thanh Hóa đến Hà Tĩnh: từ tháng VII đến tháng XI. • Vùng ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận: từ tháng IX đến tháng XI. • Vùng Nam Bộ và Tây nguyên: từ tháng VII đến tháng XI. Biện pháp căn bản để chống úng là điều tiết nước, làm thuỷ lợi tốt để chủ động được nước tưới, rút nước kịp thời khi úng sẽ khắc phục được tình trạng thất thường của chế độ mưa. Xây dựng công trình thuỷ lợi trên các sông lớn, xây hồ chứa nước, nạo vét lòng sông, củng cố bờ đê, đắp thêm một số đê phụ. 128
- Ðối với kỹ thuật trồng trọt, phải chú ý đến độ cao luống đất, gieo hạt giống trên khu đất cao thích hợp, bố trí giống cây ngắn ngày, gieo trồng đúng thời vụ để thu hoạch trước khi có úng lụt, hoặc khi bị úng cây đã sinh trưởng tốt, có khả năng chịu ngập úng. Sau khi bị úng phải rửa đất bùn, hoặc phù sa bám vào thân lá, tăng cường chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. 5. MƯA ĐÁ Mưa đá là loại giáng thủy rắn dưới dạng những hạt nước đá có hình dạng, kích thước khác nhau. Mưa đá thường xảy ra khi có dông phát triển mạnh, dòng không khí trong mây bị cuốn lên rất cao tới 9-10 km hoặc hơn nữa. Do được hình thành ở điều kiện nhiệt độ thấp, những hạt băng và hạt nước rất lạnh tồn tại đồng thời với nhau. Trong cơn dông những dòng không khí thăng mạnh, các hạt băng lớn lên, lúc đầu do hơi nước từ những hạt nước khác chuyển tới, về sau do sự va chạm, chập lại với những giọt nước lạnh rồi đông đặc lại. Kết quả là hình thành những nhân băng, các hạt nhân bị cuốn theo những dòng không khí bốc lên mãnh liệt, đưa lên đưa xuống nhiều lần, nhân băng lớn lên mau chóng. Có thể đường kính hạt băng lên tới 5-10cm và nặng trên 0,5kg. Thông thường hạt mưa đá có kích thước chừng 1cm và nặng vài gam. Ðiều kiện để mưa đá xảy ra là không khí phải thăng mạnh và đỉnh mây đạt tới nhiệt độ giá lạnh. Mưa đá thường xảy ra vào các tháng chuyển tiếp từ đông sang hạ (khoảng tháng IV, tháng V), đôi khi xảy ra vào tháng X, XI. Vào mùa hạ, lớp không khí trên cao ít lạnh nên mưa đá ít xảy ra. Mưa đá cũng không mấy khi quan sát thấy ở những vùng nhiều rừng, vì rừng rậm không là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dông. Diện mưa đá thường chỉ giới hạn trong phạm vi một vài trăm km2, có khi thành một dải hẹp, hoặc lác đác từng chỗ. Mưa đá có sức phá hoại rất mạnh, nhất là đối với lúa chiêm xuân. Mưa đá còn gây tác hại nhiều đối với cây ăn quả, hoa màu. Hiện nay chưa có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn mưa đá. Một vài nơi người ta đã thí nghiệm dùng tên lửa mang theo những chất hoá học bắn lên đám mây dông có khả năng sinh ra mưa đá, phá tan mây trước khi hình thành hạt băng. Tuy nhiên, kết quả chưa được xác nhận một cách đầy đủ. Sau khi mưa đá xảy ra, để cho cây trồng hồi phục cần tích cực chăm sóc, dựng lại cây đổ, bón thêm phân và vun gốc. 6. DÔNG NHIỆT Bắt đầu từ tháng III, tháng IV chiều tối thường có dông xảy ra. Thời tiết trong dông thường thấy có sấm chớp kèm theo gió mạnh, mưa rào, đôi khi có mưa đá. Sấm sét trong dông chính là sự phóng điện của những đám mây dày đặc, phát triển rất cao gọi là mây dông. Loại mây này có thể hình thành do các nguyên nhân sau: - Do không khí nóng, ẩm bốc lên cao vì bị không khí lạnh, nặng hơn tràn tới ở bên dưới. - Do không khí nóng, ẩm trượt lên theo sườn dốc đồi, núi. Trường hợp này gọi là dông địa hình - Do mặt đất bị nóng lên vì nhận nhiều bức xạ mặt trời, không khí gần mặt đất nóng, ẩm giãn nở thể tích bốc lên cao. Loại này gọi là dông nhiệt, đây là loại dông thường thấy nhiều hơn cả, xảy ra vào các buổi chiều mùa hè là lúc mặt đất bị đốt nóng nhiều nhất. 129
- Ở nước ta, hàng năm có từ 50 đến 100 ngày có dông, có vùng có nhiều ngày xảy ra 2-3 cơn dông. Mùa dông bắt đầu từ tháng IV đến tháng X và tập trung vào khoảng từ tháng V đến tháng VIII. Dông ít xảy ra vào mùa lạnh vì nhiệt độ và độ ẩm đều thấp. Dông có thể gây tác hại đối với sản xuất nông nghiệp do gió mạnh và mưa lớn kèm theo. Ðôi khi gió trong cơn dông rất mạnh có thể làm gãy cành hoặc đổ cây lớn. Bên cạnh tác hại, dông cũng có tác dụng cung cấp cho cây một lượng đạm đáng kể trong nước mưa. 7. BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI 7.1. Điều kiện hình thành bão và áp thấp nhiệt đới Bão là một nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa mùa hè. Đó là một vùng khí áp thấp gần tròn, bán kính vào khoảng 200 – 300 km, các đường đẳng áp gần đồng tâm và dày xít nhau, gây ra gió rất mạnh có thể lên tới trên 35 m/s, tức là trên 120 km/h. Trừ phần trung tâm của bão gọi là mắt bão lặng gió, còn toàn bộ hệ thống có chuyển động xoáy đi lên rất mãnh liệt. Bão có trữ lượng ẩm rất lớn, có năng lượng nội tại khổng lồ. Mây hình thành trong bão là những lớp mây rất dày, cho mưa dữ dội trên một vùng rộng lớn. Riêng vùng trung tâm bão là một vùng gió yếu, thậm chí lặng gió và thường rất ít mây, có khi quang mây. Bão được hình thành như thế nào cho đến nay khoa học còn chưa khám phá hết những nguyên nhân của nó. Tuy nhiên, qua nghiên cứu lý thuyết và thực tế người ta đã rút ra một số quy luật sau: - Bão chỉ hình thành trên những vùng biển nhiệt đới, nhiều nhất trong đới vĩ độ 10 – 20 0 của cả hai bán cầu. Về mùa hè khi nhiệt độ mặt nước biển đạt 27 – 28oC, bộ phận không khí nóng và ẩm trên mặt biển bốc lên cao hình thành một trung tâm khí áp thấp. Gradient khí áp có hướng từ rìa vào trung tâm. Dòng không khí nóng, ẩm chuyển động chịu tác dụng của lực Coriôlit sẽ hình thành xoáy thuận. Trong đới vĩ độ 5 0 Bắc đến 50 Nam hầu như không có bão do lực Côriôlit quá nhỏ hoặc bằng không mặc dù không khí rất nóng và ẩm. Ở các vĩ độ cao, lực Côriôlit lớn nhưng không khí trên mặt biển thường có nhiệt độ thấp và khô nên dòng thăng yếu, cũng không hình thành bão. - Bão thường hình thành trong dải hội tụ nhiệt đới, mùa bão là thời kỳ nhiễu động mạnh của dải hội tụ nhiệt đới. Về mùa hè ở bán cầu Bắc, vị trí dải hội tụ nhiệt đới thường dịch lên phía Bắc so với vị trí trung bình của chúng và nằm trong đới vĩ độ từ 10 – 20 o Bắc. Đường đi của bão phụ thuộc vào các điêù kiện nội lực và ngoại lực. Điều kiện ngoại lực tác động đến bão là hệ thống khí áp, chủ yếu là lưỡi áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương và lưỡi áp cao cực đới Bắc bán cầu. 130
- Hình 7.1. Ảnh vệ tinh chụp cơn bão Andriu đổ bộ vào Florida (Mỹ) năm 1992 Tốc độ di chuyển của mắt bão không giống nhau, có cơn bão trong suốt quá trình tồn tại hầu như không di chuyển, có cơn bão di chuyển rất nhanh đến 40 km/giờ. Đặc biệt khi đi vào vùng ôn đới, do ảnh hưởng của đới gió Tây Nam, bão có thể di chuyển với tốc độ 60 –70 km một giờ. Gió bão gần như đối xứng qua tâm. Ở xa giới hạn ngoài của bão có tốc độ gió từ cấp 6 trở lên, càng tới gần tâm bão, gió càng mạnh, mạnh nhất ở vùng cách tâm bão khoảng vài chục km (tốc độ gió có thể lên tới 300 km/h). Phạm vi đường kính của khu vực tâm bão lặng gió rất khác nhau, thường từ 15 – 30 km, ở đó áp suất không khí khá thấp. Đa số các cơn bão có giá trị khí áp ở vùng trung tâm là 930 – 990 milibar. Mây trong bão được hình thành do không khí nóng, ẩm bốc lên mạnh mẽ, ở độ cao nhất định chúng bị lạnh đi quá nhiều, hơi nước ngưng kết hình thành mây. Tiềm nhiệt ngưng kết được giải phóng làm cho không khí xung quanh nóng thêm. Tốc độ dòng thăng của không khí trong cơn bão tương đối lớn, có khi tới 2,5 – 3,5 m/s. Trên cao, có khi đến 8 –10 km hình thành những khối mây lớn, dày đặc phát triển liên tục, gây mưa như trút nước. Đến một độ cao nào đó, dòng thăng của không khí yếu đi, tỏa sang ngang tạo thành dòng thổi ra phía ngoài. Đỉnh các khối mây cũng tỏa ra thành những màn mây mỏng vươn ra xa. Ở trung tâm bão một dòng không khí từ trên cao giáng xuống làm cho mây tan đi, vì vậy thời tiết ở vùng trung tâm bão là lặng gió hoặc gió nhẹ, mưa lác đác hoặc không mưa, ban ngày đôi khi hửng nắng còn ban đêm có thể thấy trăng sao. 131
- Hình 7.2. Sơ đồ các dòng không khí và sự phát triển của mây trong vùng bão Bão phát sinh ở Thái Bình Dương thường đi theo quỹ đạo parabol, nhưng cũng có nhiều trường hợp đường đi rất phức tạp. Nhìn chung, khi đi vào vùng biển nước ta thường các cơn bão theo hướng Đông, Đông - Nam. Bão ảnh hưởng vào Việt Nam là những cơn bão được hình thành ở vùng biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương hoặc biển Đông. Trên biển Đông, hàng năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hoạt động (theo số liệu 60 năm). Năm nhiều bão nhất lên tới 18 cơn (1964), năm ít bão nhất là 3 cơn (1925). Số bão từ biển Tây thái Bình Dương đi vào biển Đông chiếm 60%, hình thành trên biển Đông chiếm 40%. Trung bình mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của trên 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó, bị ảnh hưởng trực tiếp của 3,15 cơn bão, 2,95 áp thấp nhiệt đới và bị ảnh hưởng gián tiếp của 0,83 cơn bão và 0,42 áp thấp nhiệt đới (bảng 7.7). Nếu tác động trực tiếp của các cơn bão thường gây ra những thiệt hại rất lớn, thì ảnh hưởng gián tiếp cũng không phải là nhỏ, bão xa thường gây ra mưa trên diện rộng và kéo dài dễ gây ra úng lụt. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bão và áp thấp nhiệt đới là hoạt động của El Ninô. El Ninô ảnh hưởng đến hoạt động của gió mùa mùa hè ở Đông Nam Á. Qua phân tích số liệu về số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến các khu vực vào các năm xuất hiện El Ninô và La Nina cho thấy, các năm có El Ninô trung bình có 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, năm ít chỉ có 2 cơn (1957), năm nhiều có tới 8 cơn (1965, 1983, 1993) ảnh hưởng đến nước ta. 132
- Hình 7.3. Đường đi của các cơn bão vào Việt Nam qua các tháng Vào các năm La Nina, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến thời tiết nước ta nhiều hơn, năm nhiều nhất 8,3 cơn, nhìn chung nhiều hơn so với trung bình khoảng 1 cơn. Đặc biệt, các năm này thường xảy ra các đợt mưa lớn, diện phân bố rộng, kéo dài nhiều ngày gây ngập lụt nghiêm trọng. Bảng 7.7. Tần số bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp (*) hoặc gián tiếp (**) Đơn vị: Cơn bão Loại Tháng Cả năm 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bão (*) 0 0 0,05 0,25 0,40 0,50 0,70 0,80 0,40 0,05 3,15 ATNĐ (*) 0,05 0,03 0,03 0,38 0,30 0,63 0,65 0,53 0,25 0,10 2,95 Bão (**) 0 0 0,03 0,08 0,10 0,12 0,10 0,15 0,15 0,10 0,83 ATNĐ (**) 0,03 0 0 0,08 0 0,10 0,08 0,05 0,08 0 0,42 Cộng 0,08 0,03 0,11 0,79 0,80 1,35 1,53 1,53 0,88 0,25 7,35 Nguồn: Số liệu khí tượng 1956 – 1995. 7.2. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam và biện pháp phòng tránh Mùa mưa bão ở Việt Nam kéo dài từ tháng VI đến tháng XI, tùy từng khu vực bão hoạt động sớm hay muộn: - Khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa: mùa bão từ tháng VI dến tháng IX, nhiều nhất là tháng VIII. - Khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình: mùa bão từ tháng VII đến tháng VIII, đến chậm hơn so với khu vực trên, nhiều nhất là tháng X. 133
- - Khu vực từ Quảng Trị đến Ninh Thuận: bão diễn ra phức tạp, từ tháng III đến tháng VI thỉnh thoảng có bão, tháng VII, VIII rất ít bão nhưng từ tháng IX đến tháng XII bão và áp thấp nhiều hơn. - Khu vực từ Bình Thuận trở vào: bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu xảy ra vào tháng X và XI. Đặc điểm của gió bão là giật mạnh và hướng thay đổi rất nhanh. Trước và sau trung tâm bão, gió gần như trái chiều nhau nên sức phá hoại rất lớn, có thể làm đổ cây to, nhà cửa… Khi có bão thường kèm theo mưa lớn. Khu vực trong vùng bão, lượng mưa ngày đêm 150 - 300 mm. Một đợt mưa bão kéo dài từ 2 – 4 ngày, mưa tập trung 1 – 2 ngày, lượng mưa đạt từ 200 – 400 mm, có trường hợp tới 500 – 600 mm. Bão gây ra rất nhiều thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp. Khi có bão cây trồng vừa chịu gió bão. vừa chịu úng lụt nên mùa màng gần như mất trắng. Ở những vùng ven biển, bão còn gây ra nạn nước biển dâng do gió dồn nước vào bờ, có thể cao tới 6 –7 m và tràn sâu vào trong đất liền hàng chục kilômet. Nước biển dâng không những cuốn trôi cả hoa màu, nhà c ửa mà còn khiến ruộng đồng bị nhiễm mặn. Phòng chống gió bão đối với cây trồng chủ yếu là phòng gió mạnh, gió giật và gió đổi hướng. Các loại cây lâu năm thường có tán rộng nên chặt bớt cành, tỉa bớt lá cho khỏi đổ, nếu cần, phải cắm cọc chống. Đối với cây hoa màu nên vun gốc cho chắc và làm giàn chống đỡ. Một số cây như mía, lúa có thể buộc lại thành cụm để giảm tác hại của gió bão. Đi đôi với phòng chống gió, phải đề phòng úng lụt. Các loại cây trồng cạn nên vun luống cao, khơi thêm rãnh cho dễ thoát nước. Ở các vùng ven biển, cần củng cố hệ thồng đê ngăn nước mặn, tránh hiện tượng vỡ đê làm nước mặn tràn vào đồng ruộng. Sau khi bão tan cần phải xới xáo phá váng, khơi tháo nước đọng mặt đất đồng thời xúc tiến việc chăm sóc, bón phân để cây nhanh hồi phục. 8. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy phân tích điều kiện hình thành, tác hại và biện pháp phòng chống sương muối ? 2. Thế nào là hạn đất, hạn không khí ? Các chỉ tiêu đánh giá hạn hán ? Nguyên nhân hình thành, tác hại và biện pháp phòng tránh? Tình hình hạn hán ở nước ta ? 3. Hãy phân tích điều kiện hình thành gió fohn khô nóng, Nêu quy luật hoạt động của gió fohn khô, nóng ở nước ta ? Phân tích tác hại và biện pháp phòng chống ? 4. Hãy phân tích điều kiện hình thành lũ, lụt, Nêu quy luật hoạt động của lũ lụt ở nước ta ? Phân tích tác hại và biện pháp phòng chống ? 5. Hãy phân tích điều kiện hình thành bão và áp thấp nhiệt đới ? Nêu quy luật hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta ? Phân tích tác hại và biện pháp phòng chống ? 134
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn - ĐH Bách Khoa
222 p | 884 | 285
-
Giáo trình: Khí tượng nông nghiệp - ĐH Nông Nghiệp 1
225 p | 642 | 211
-
Giáo trình Địa thống kê - ĐH Mỏ - Địa chất
39 p | 805 | 174
-
Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp - Chương I
18 p | 381 | 161
-
Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp - Chương V
19 p | 302 | 145
-
Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp - Chương II
14 p | 328 | 139
-
Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp - Chương III
20 p | 376 | 135
-
Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp - Chương IV
26 p | 264 | 127
-
Thủy lực 1 ( Nxb Nông nghiệp ) - Chương 3
72 p | 236 | 77
-
Khí tượng nông nghiệp
151 p | 268 | 71
-
Giáo trình đo đạc và chỉnh lý số liệu thủy văn - Chương mở đầu
9 p | 167 | 35
-
Thủy lực 2 ( Nxb Nông nghiệp ) - Chương 12
18 p | 101 | 26
-
Thủy lực 2 ( Nxb Nông nghiệp ) - Chương 13
31 p | 93 | 19
-
Giáo trình phân tích hệ thống môi trường phần 9
10 p | 65 | 8
-
Giáo trình Khí tượng nông nghiệp: Phần 2
56 p | 30 | 5
-
Giáo trình Khí tượng nông nghiệp: Phần 1
68 p | 30 | 4
-
Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ
3 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn