intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Khóa luận tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Khóa luận tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên cập nhật, học tập kiến thức, kinh nghiệm về phần cứng máy tính, cách cài đặt, lắp ráp, bảo trì, xử lý sự cố và thiết lập mạng mạng máy tính trong thực tế tại doanh nghiệp; cập nhật, học tập kiến thức, kinh nghiệm về thiết kế đồ họa trong thực tế tại doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Khóa luận tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ỨNG DỤNG PHẦN MỀM) TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 374ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 16 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Mô đun thực tập tốt nghiệp là mô đun cuối cùng trong chương trình đào ngành Công nghệ thông tin. Đây là mô đun có vai trò quan trọng giúp sinh viên tổng hợp lại các kiến thức chuyên môn, hỗ trợ công việc sau khi tốt nghiệp. Giáo trình Khóa luận tốt nghiệp được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Cao đẳng (hệ liên thông) ngành Công nghệ thông tin của trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Giáo trình Khóa luận tốt nghiệp do bộ môn Tin học cơ sở biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Khóa luận tốt nghiệp, tuân thủ theo đúng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành CNTT. Sinh viên được hướng dẫn thực tập theo hệ thống, tổng hợp kiến thức, làm quen với môi trường làm việc thực tế. Nội dung mô đun thực tập được trình bày trong giáo trình gồm 5 chuyên đề: Chuyên đề 1: Sửa chữa, lắp ráp, cài đặt, bảo trì hệ thống máy tính Chuyên đề 2: Quản trị hệ thống Chuyên đề 3: Thiết kế đồ họa Chuyên đề 4: Thiết kế và quản trị Website Chuyên đề 5: Lập trình ứng dụng, game Để cuốn giáo trình này được hoàn thiện, phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên và nghiên cứu, tài liệu học tập của học sinh, nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tác giả của các tài liệu đã được dùng để biên soạn giáo trình này. Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn ThS. Trần Thị Mơ - Chủ biên 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 3 Chuyên đề 1: Sửa chữa, lắp ráp, cài đặt, bảo trì hệ thống máy tính ........................... 7 1.1. Xác định cấu hình, tiến hành lắp ráp, cài đặt, sao lưu và bảo trì hệ thống ......... 7 1.2. Thiết lập hệ thống mạng LAN ........................................................................... 11 Chuyên đề 2: Quản trị hệ thống ................................................................................ 14 2.1. Tìm hiểu về hệ cơ sở dữ liệu trong thực tế ........................................................ 14 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống ................................................................................. 14 2.2.1. Phân tích hệ thống .................................................................................................. 14 2.2.2. Thiết kế hệ thống .................................................................................................... 16 2.3. Quản trị một hệ thống phần mềm....................................................................... 16 2.4. Kết quả đạt được ................................................................................................ 16 Chuyên đề 3: Thiết kế đồ họa ................................................................................... 18 3.1. Xác định nhiệm vụ, các kiến thức, công nghệ liên quan ................................... 18 3.2. Thiết kế các sản phẩm đồ họa thực tế ................................................................ 18 3.3. Kết quả đạt được ................................................................................................ 19 Chuyên đề 4: Thiết kế và quản trị Website ............................................................... 21 4.1. Phân tích thiết kế hệ thống Website ................................................................... 21 4.3. Quản trị Website ................................................................................................ 25 4.4. Kết quả đạt được ................................................................................................ 26 Chuyên đề 5: Lập trình ứng dụng, game ................................................................... 27 5.1. Tìm hiểu về công nghệ thiết kế các ứng dụng phần mềm, game 2D ................. 27 5.2. Tìm hiểu về các sản phẩm đồ họa ...................................................................... 27 5.3. Phân tích yêu cầu và thiết kế các ứng dụng phần mềm, game 2D ..................... 27 5.3.1. Phân tích yêu cầu .................................................................................................... 27 5.3.2. Thiết kế các ứng dụng ............................................................................................ 27 5.4. Kết quả đạt được ................................................................................................ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 29 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên môn học: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Mã môn học: MH18 Thời gian thực hiện môn học: 180 giờ (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 180 giờ; Kiểm tra: 0 giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành. II. Mục tiêu môn học 1. Về kiến thức: - Cập nhật, học tập kiến thức, kinh nghiệm về phần cứng máy tính, cách cài đặt, lắp ráp, bảo trì, xử lý sự cố và thiết lập mạng mạng máy tính trong thực tế tại doanh nghiệp; - Cập nhật, học tập kiến thức, kinh nghiệm về hệ cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và quản trị hệ thống phần mềm tại doanh nghiệp; - Cập nhật, học tập kiến thức, kinh nghiệm về lập trình để thiết kế các ứng dụng phần mềm, thiết kế web, game 2D tại doanh nghiệp; - Cập nhật, học tập kiến thức, kinh nghiệm về thiết kế đồ họa trong thực tế tại doanh nghiệp. 2. Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về lắp ráp, cài đặt, bảo trì, kiếm soát lỗi và thiết kế mạng cơ bản vào thực tế theo chuyên đề đã lựa chọn; - Vận dụng kiến thức về hệ cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và quản trị hệ thống phần mềm trong thực tế theo chuyên đề đã lựa chọn; - Thiết kế được các ứng dụng phần mềm, game 2D theo yêu cầu thực tế của chuyên đề đã lựa chọn; - Thiết kế và quản trị được website thương mại theo yêu cầu thực tế của chuyên đề đã lựa chọn; - Thiết kế được các sản phẩm đồ họa (ảnh, banner quảng cáo, poster, tờ rơi...) trong thực tế theo chuyên đề đã lựa chọn; 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tự chủ trong công việc; - Chủ động học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp; - Tuân thủ nghiêm túc quy định nội bộ của đơn vị thực tập, quy định của nhà trường; - Phát huy khả năng làm việc nhóm, chủ động báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
  6. vụ; - Linh hoạt vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. 6
  7. Chuyên đề 1: Sửa chữa, lắp ráp, cài đặt, bảo trì hệ thống máy tính Mục tiêu: - Tìm hiểu các công nghệ mới về phần cứng máy tính và mạng máy tính. - Nghiên cứu quá trình lắp ráp, cài đặt, bảo trì, kiếm soát lỗi và thiết kế mạng tại doanh nghiệp - Lắp ráp, cài đặt, bảo trì, đưa ra giải pháp kiếm soát lỗi và thiết kế, thiết lập mạng phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp Nội dung chính: 1.1. Xác định cấu hình, tiến hành lắp ráp, cài đặt, sao lưu và bảo trì hệ thống  Lựa chọn cấu hình phù hợp với mục đích sử dụng và quy trình thực hiện lắp ráp máy tính - Yêu cầu: + Phân biệt được các loại thiết bị khác nhau của máy tính + Trình bày được chức năng của từng loại thiết bị; + Phân biệt được các thiết bị tương thích với nhau + Trình bày được quy trình thực hiện lắp ráp máy tính - Cách thức thực hiện: - Bài tập thực tập: Dựa trên yêu cầu của đơn vị thực tập: Ví dụ doanh nghiệp có 2 phòng chức năng: 1 phòng hành chính yêu cầu cấu hình máy tính chức năng văn phòng, 1 phòng thiết kế yêu cầu máy tính phục vụ cho chức năng đồ họa. + Lên cấu hình cần có cho 1 bộ máy tính phục vụ chức năng văn phòng, và đưa ra hướng lựa chọn cấu hình các linh kiện máy tính tương đương chức năng văn phòng của phòng hành chính. + Lên cấu hình cần có cho 1 bộ máy tính phục vụ chức năng đồ họa, và đưa ra hướng lựa chọn cấu hình các linh kiện máy tính tương đương chức năng của phòng thiết kế. + Kiểm tra, tháo lắp các máy tính hiện có trong các phòng ban, lên kế hoạch nâng cấp (nếu cần thiết), cài đặt lại máy tính nếu có lỗi, cài đặt các phần mềm ứng dụng, máy in, máy quét… Ví dụ: * Cấu hình bộ máy tính văn phòng: 7
  8. • Cấu hình bộ máy tính đồ họa: Ngân sách tầm >=15 triệu đồng ta lựa chọn cấu hình:  Lắp ráp máy tính - Yêu cầu: + Trình bày được quy trình chuẩn bị dụng cụ, linh kiện + Trình bày được quy trình lắp ráp một bộ máy tính PC hoàn chỉnh. + Trình bày được cách khắc phục một số lỗi thường gặp khi lắp đặt máy tính; + Tháo, lắp hoàn thiện được một hệ thống máy tính; + Giải quyết được các sự cố khi lắp ráp gặp phải; - Cách thức thực hiện: 8
  9. + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Lắp đặt CPU và quạt làm mát CPU; lắp đặt bộ nhớ RAM; lắp Mainboard vào vỏ máy; lắp đặt bộ nguồn; lắp đặt ổ đĩa; lắp các dây cáp tín hiệu; kết nối màn hình, bàn phím, chuột; kết nối nguồn điện và khởi động máy. + Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính - Nhiệm vụ thực tập: Phân biệt thiết bị, lắp ráp bộ máy tính hoàn chỉnh theo đúng quy trình lắp ráp.  Thiết lập thông số trong Bios - Yêu cầu: + Mô tả được các thông tin chính của BIOS; + Thiết lập được các thông số theo đúng yêu cầu. - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Thiết lập các thành phần căn bản như: ngày giờ hệ thống, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD/DVD ROM, Card màn hình…; thiết lập các thành phần nâng cao như: thông số về virus, chọn Cache, thứ tự khởi động máy, tùy chọn bảo mật…; thiết lập các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống Chipset: khai báo thông số làm việc cho Bus và Ram; thiết lập thông số tiết kiệm năng lượng cho máy tính; thực hiện thiết lập Bios Setup và thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.  Cài đặt hệ điều hành - Yêu cầu: + Trình bày được kiến thức về cài đặt hệ điều hành; + Phân vùng được ổ cứng; + Cài đặt được hệ điều hành. - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: So sánh bảng cấu hình máy tính và lựa chọn hệ điều hành phù hợp; Ghi nhớ quy trình cài đặt hệ điều hành trên máy tính; Thực hiện phân chia ổ đĩa trước khi tiến hành cài đặt hệ điều hành; Giải quyết các sự cố phân chia ổ đĩa; Thực hiện cài đặt hệ điều hành vào máy tính đã được lắp ráp xong; Giải quyết các sự cố trong quá trình cài đặt hệ điều hành.  Cài đặt Driver - Yêu cầu: + Trình bày được kiến thức về cài đặt trình điều khiển trên máy tính; + Cài đặt được Driver trên máy tính - Cách thức thực hiện: 9
  10. + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Xác định đúng thông số phần cứng để tìm được driver tương thích; Cài đặt Driver; Giải quyết các sự cố khi cài đặt Driver.  Cài đặt máy in và một số thiết bị văn phòng thông dụng - Yêu cầu: + Trình bày được kiến thức về cài đặt máy in và một số thiết bị văn phòng thông dụng; + Cài đặt được driver cho một số máy in thông dụng và một số thiết bị văn phòng thông dụng; - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Xác định máy in và một số thiết bị văn phòng thông dụng; Tìm kiếm file cài đặt; Thực hiện cài đặt máy in và một số thiết bị văn phòng thông dụng; Giải quyết một số sự cố thường gặp khi cài đặt driver cho máy in và một số thiết bị văn phòng thông dụng; Tiến hành kiểm tra và gỡ bỏ bộ cài máy in không sử dụng nữa trên máy tính.  Sao lưu và phục hồi hệ thống - Yêu cầu: + Trình bày được kiến thức về sao lưu và phục hồi hệ thống trong máy tính; + Sao lưu được file ghost; + Phục hồi được hệ thống với file ghost đã sao lưu. - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Sao lưu file ghost; Phục hồi hệ thống với file ghost đã sao lưu; Giải quyết một số sự cố thường gặp khi sao lưu file ghost và khi phục hồi hệ thống với file ghost đã sao lưu.  Phòng chống Virus - Yêu cầu: + Trình bày được kiến thức chung về virus và các phần mềm độc hại trong máy tính, một số lưu ý về cách phòng tránh virus trên máy tính hiệu quả; + Cài đặt được 1 số phần mềm diệt virus hiện nay trên thị trường + Quét và kiểm tra được quá trình diệt virus với phần mềm - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Lựa chọn các phần mềm diệt virus phù hợp; Cài đặt các phần mềm diệt virus thông dụng; Thực hiện quét và kiểm tra hệ thống máy tính.  Chuẩn đoán và khắc phục một số lỗi thường gặp trên máy tính - Yêu cầu: 10
  11. + Trình bày được kiến thức về chuẩn đoán một số lỗi thường gặp trên máy tính; + Khắc phục được một số lỗi thường gặp trên máy tính. - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Quan sát, lắng nghe, tìm hiểu, kiểm tra, chuẩn đoán một số lỗi trên máy tính; Khắc phục một số lỗi thường gặp trên máy tính mà chuẩn đoán được; Kiểm tra và giải quyết một số sự cố trong quá trình kiểm tra và khắc phục lỗi trên máy tính. 1.2. Thiết lập hệ thống mạng LAN Thiết lập mạng LAN nhằm hoàn thiện kiến thức về thiết lập mô hình mạng LAN, chia sẻ tài nguyên trong hệ thống mạng LAN cho mô hình một công ty hoặc trường học cụ thể. HS dựa trên tình hình thực tế tại doanh nghiệp để thực hiện việc thiết lập Mạng Lan cho 1 phòng làm việc cụ thể: Ví dụ phòng hành chính, phòng thiết kế… Nội dung chính: . Thu thập và phân tích thông tin - Yêu cầu: + Thu tập thông tin yêu cầu về hệ thống mạng LAN của trường học hoặc công ty. + Phân tích yêu cầu của thiết kế hệ thống mạng LAN của trường học hoặc công ty. - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Thu thập thông tin yêu cầu thiết kế mạng của từng đơn vị trong trường học hoặc công ty; Phân tích yêu cầu của từng đơn vị trong công ty cần thiết kế hệ thống mạng LAN của trường học hoặc công ty; Tổng hợp số liệu trang thiết bị cần trong khi thiết kế mô hình mạng LAN của trường học hoặc công ty.  Thiết kế hệ thống mạng LAN - Yêu cầu: + Lựa chọn các thiết bị mạng có trong mô hình + Thiết kế mô hình mạng LAN - Cách thức thực hiện: + Phân tích các thiết bị cần có trong hệ thống mạng của từng đơn vị + Sử dung phần mềm giả định mạng ảo để thiết kế trước sơ đô trên máy tính:  Lựa chọn máy tính  Lựa chọn thiết bị mạng  Lựa chọn dây kết nối 11
  12.  Lựa chọn các công cụ hỗ trợ để vẽ thiết kế mô hình mạng LAN + Lựa chọn các công cụ hỗ trợ để vẽ hoàn thiện thiết kế mô hình mạng LAN Ví dụ: Sơ đồ bố trí hệ thống máy tính và lắp đặt mạng LAN: 12
  13.  Triển khai lắp đặt mạng LAN - Yêu cầu: + Thực hiện bấm cáp; + Kết nối giữa các máy tính tới máy tính + Kết nối giữa các máy tính tạo mạng LAN - Cách thức thực hiện: + Thực hiện nhiệm vụ được được giao: Thực hiện bấm dây cáp đôi dây xoắn (bấm cáp thẳng, bấm cáp chéo); Kết nối giữa các máy tính tới máy tính (sử dụng dây cáp nối từ các máy tính tới máy tính, sử dụng dòng lệnh để kiểm tra kết nối giữa 2 máy tính); Kết nối giữa các máy tính tạo mạng LAN (sử dụng dây cáp nối từ các máy tính tới Hub/Switch, sử dụng dòng lệnh để kiểm tra kết nối).  Thiết lập Group trong mạng LAN - Yêu cầu: + Thiết lập được Adapter cho các đơn vị trong trường học hoặc công ty + Thiết lập Workgroup cho các đơn vị trong trường học hoặc công ty - Cách thức thực hiện: + Thiết lập adapter cho các đơn vị trong trường học hoặc công ty  Cấu hình adapter  Bật hoặc tắt adapter  Lập danh sách địa chỉ của các adapter + Thiết lập workgroup cho các đơn vị trong trường học hoặc công ty  Kết nối vào workgroup  Quản lý workgroup  Chia sẻ tài nguyên - Yêu cầu: + Thiết lập chia sẻ tài nguyên mạng LAN + Thiết lập chia sẻ và sử dụng máy in kgroup cho các đơn vị trong trường học hoặc công ty - Cách thức thực hiện: + Chia sẻ tài nguyên mạng LAN  Chia sẻ dữ liệu dùng chung  Truy cập dữ liệu đã chia sẻ + Chia sẻ và sử dụng máy in  Chia sẻ máy in  Sử dụng máy in mạng  Thiết lập hệ thống mạng LAN hướng dẫn chia sẻ và sử dụng máy in. 13
  14. Chuyên đề 2: Quản trị hệ thống 2.1. Tìm hiểu về hệ cơ sở dữ liệu trong thực tế - Tìm hiểu hệ hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong thực tế. Ví dụ: Công ty A cần một hệ thống quản lý nhân sự do công ty còn lưu trữ theo hướng thủ công (lưu hồ sơ giấy) do vậy công tác tìm kiếm, kiểm tra, hiệu quả còn chưa cao. Khi có hệ thống quản lý nhân sự sẽ: + Nâng cao hiệu suất quản lí nhân sự trong công ty mà không tốn nhiều công sức. + Giải quyết vấn đề : Giúp người quản lí cập nhật, tìm kiếm, thống kê thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất + Cung cấp đầy đủ thông tin về quân số, thống kê, tra cứu thông tin, tính lương, thưởng phạt của nhân viên trong công ty một cách chính xác và nhanh chóng. Giải pháp đặt ra là xây dựng một hệ thống quản lý nhân sự, đáp ứng các yêu cầu: + Quản lý hồ sơ nhân sự theo quy chế quản lý lao động. + Cho phép tìm kiếm, truy vấn và báo cáo một cách nhanh chóng tại mọi thời điểm. + Tính bảo mật: Hệ thống truy cập theo mật khẩu. + Tính tiện dụng : Giao diện đẹp mắt, thao tác đơn giản, dễ sử dụng. Tính chính xác: Thống kê số liệu một cách chính xác theo yêu cầu. + Hiệu quả: Giảm thiểu thời gian và công sức quản lý tra cứu hồ sơ, hỗ trợ cấp lãnh đạo ra quyết định. 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống 2.2.1. Phân tích hệ thống Hệ thống cần đảm bảo các yếu tố: - Quản lý sơ yếu lí lịch với đầy đủ thông tin như: Họ tên, bí danh, ngày sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo, số thẻ công ty, số CMND, quê quán, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, điện thoại liên hệ... - Quản lý thành viên và trình độ cán bộ với các thông tin như: Thành phần bản thân và thành phần gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng con cái...) của mỗi cán bộ, trình độ văn hoá, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ nhận thức chính trị... - Quản lý kinh nghiệm, uy tín công tác với các thông tin như: Phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác, uy tín công tác, nghề nghiệp trước khi được tuyển dụng vào công ty … 14
  15. - Quản lý các thông tin về quá trình là đoàn viên Thanh niên CSHCM, Đảng viên ĐCSVN hoặc đoàn viên công đoàn, quá trình phục vụ trong quân đội, quá trình phục vụ trong ngành công an, tình trạng sức khoẻ, là thương binh, quá trình bị tai nạn lao động... - Quản lý diễn biến quá trình đào tạo, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, trình độ lí luận chính trị và quản lý các học hàm, học vị được phong tặng... - Quản lý các diễn biến công tác : Quá trình trước khi tuyển dụng, quá trình điều động, bổ nhiệm hoặc thuyên chuyển giữa các đơn vị, bộ phận, theo dõi quá trình thực hiện kí kết hợp đồng lao động, quá trình nghỉ phép (tai nạn, nghỉ thai sản,...), quá trình được cử đi đào tạo, quá trình đi công tác trong và ngoài nước, quá trình khen thưởng và kỉ luật... - Quản lý chấm công quản lý ngày công làm việc Mô hình quản lý nhân sự: 15
  16. 2.2.2. Thiết kế hệ thống Thực hiện thiết kế và triển khai hệ thống quản lý nhân sự: - Chức năng cài đặt lại thông số hệ thống nhân sự (ví dụ như thông số về lương cơ bản có thể thay đổi theo từng thời điểm,...). - Hệ thống bảo mật cao, được phân quyền theo từng chức năng công việc, truy cập theo mật khẩu. - Hệ thống sao lưu, bảo trì và phục hồi Cơ sở dữ liệu được áp dụng trên công nghệ mạnh nhất hiện nay. - Dựa trên nhu cầu quản lý nhân sự của doanh nghiệp, chức năng của hệ thống quản lý nhân sự bao gồm: Quản lý hồ sơ nhân sự, Quản lý diễn biến quá trình tăng giảm lương nhân viên và Hệ thống báo cáo, biểu mẫu. - Yêu cầu về hệ thống - Xác định hệ thống hoạt động trên nền Hệ điều hành nào. - Hệ thống CSDL được thiết kế trên nền MS SQL Server - Ngôn ngữ xây dựng hệ thống: Ví dụ C#, Java… 2.3. Quản trị một hệ thống phần mềm - Hệ thống cần có chức năng đăng nhập, thực hiện sửa/ xóa thay đổi các thông tin - Thêm/ sửa thay đổi tài khoản quản trị 2.4. Kết quả đạt được - Kiểm tra và đánh giá: + SV cần đạt được yêu cầu sau: + Có đầy đủ bảng tổng hợp thông tin về công việc thực tập; + Đưa ra được phương thức thực hiện và quy trình thực hiện nhiệm vụ thực tập. 16
  17. + Có sản phẩm hoàn thiện đi kèm + Giáo viên: Kiểm tra đánh giá khối lượng công việc SV đã thực hiện được; Phân tích, sửa lỗi còn vướng mắc. 17
  18. Chuyên đề 3: Thiết kế đồ họa 3.1. Xác định nhiệm vụ, các kiến thức, công nghệ liên quan - Khảo sát thực tế: Doanh nghiệp cần các ấn phẩm đồ họa như thế nào: logo, banner, áp phích quảng cáo, tờ rơi, ảnh sản phẩm, ảnh thương hiệu, ảnh quảng cáo các chương trình khuyến mãi... để đăng tải lên website, các trang bán hàng trực tuyến, trang thương mại điện tử... - Tìm hiểu về công nghệ thiết kế các sản phẩm đồ họa thực tế tại doanh nghiệp - Tiếp nhận yêu cầu, thông tin từ đơn vị thực tập: + Chỉnh sửa, xử lý cắt ghép ảnh: Yêu cầu về cắt ghép, chỉnh sửa ảnh trước khi đưa lên Website hoặc các trang thương mại điện tử như thế nào? Để chỉnh sửa, xử lý cắt ghép ảnh đạt hiệu quả cao thì cần đảm bảo phần cắt ghép phải có sự tương đồng về tỉ lệ, màu sắc, ánh sáng… + Thiết kế quảng cáo: băng rôn, ảnh bìa (Banner), tờ rơi (Brochure): Các ấn phẩm quảng cáo đơn vị thực tập cần để quảng bá hình ảnh, website, shop thương mại điện tử, fanpage… => HS thực hiện xác định các nhu cầu thiết kế các ấn phẩm quảng cáo. + Tạo các mẫu thiết kế (logo, biểu tượng, thiệp, phong bì…): Mục đích sử dụng những mẫu thiết kế này như thế nào? Có những lưu ý gì khii tạo các mẫu thiết kế. - Xác định các kiến thức, công nghệ liên quan: Kiến thức về thiết kế đồ họa trên các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp như: Photoshop, Illustrator, Corel Draw,… 3.2. Thiết kế các sản phẩm đồ họa thực tế - Chỉnh sửa ảnh: Thực hiện chỉnh sửa các ảnh theo nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ: Cắt ghép ảnh > Cân bằng màu sắc > Điều chỉnh ánh sáng và độ tương phản thông qua: tổ chức layer, vùng chọn, Tạo và quản lý kênh, công cụ hiệu chỉnh màu, làm việc với ánh sáng và hiệu ứng, xử lý độ tương phản, sử dụng bộ lọc, công cụ tô vẽ, tẩy xóa, mặt nạ.. - Thiết kế quảng cáo: băng rôn, ảnh bìa (Banner), tờ rơi (Brochure): Hiệu chỉnh hình ảnh, đối tượng, xử lý màu sắc, làm việc với chữ, bố cục… Một số hình ảnh ví dụ: 18
  19. Ảnh logo Ảnh tờ rơi quảng cáo, Poster - Về kết quả sau khi thực hiện: + Chỉnh sửa, cắt ghép được ảnh một cách hợp lý, đúng mục đích từ phía yêu cầu của doanh nghiệp + Phục chế ảnh chân thực + Tạo được thiết kế quảng cáo bố cục hợp lý, màu sắc hài hòa + Kết hợp văn bản và hình ảnh chặt chẽ, hợp lý 3.3. Kết quả đạt được - Kiểm tra và đánh giá: + SV cần đạt được yêu cầu sau: 19
  20. + Có đầy đủ bảng tổng hợp thông tin về công việc thực tập; + Đưa ra được phương thức thực hiện và quy trình thực hiện nhiệm vụ thực tập. + Có sản phẩm hoàn thiện đi kèm + Giáo viên: Kiểm tra đánh giá khối lượng công việc SV đã thực hiện được; Phân tích, sửa lỗi còn vướng mắc. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2