Giáo trình Khuyến nông - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
lượt xem 6
download
Giáo trình Khuyến nông cung cấp cho người học những kiến thức như: Một số vấn đề chung về công tác khuyến nông; Hệ thống tổ chức khuyến nông; Các phương pháp khuyến nông; Bảo vệ môi trường trong công tác khuyến nông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Khuyến nông - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
- LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một nước có 76% dân số sống ở nông thôn. Trong quá trình phát triển kinh tế trong nhiều thế kỷ qua, nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế quốc dân. Trong cơ chế quản lý và tập trung trước đây, công tác khuyến nông là việc chỉ đạo sản xuất thông qua hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Kể từ khi có nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5 tháng 4 năm 1988 nông nghiệp Việt Nam có bước tăng trưởng khá, người nông dân có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Việc đầu tư vào nông nghiệp từng bước tăng thêm những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phong phú được chuyển giao cho nông dân thực hiện. Từ một nước thiếu lương thực, đến nay Việt Nam không những có đủ lương thực để ăn và dự trữ và còn có số lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Bên cạnh sản xuất lương thực, chăn nuôi cũng tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh của việc chuyển đổi cơ câú quản lý và kinh tế thị trường, người nông dân đang thiếu những thông tin cần thiết để xử lý trong sản xuất của họ. Mặt khác, họ cũng cần được đào tạo, rèn luyện tay nghề để nâng cao kiến thức và kỹ năng phát triển sản xuất. Những tiến bộ kỹ thuật cần được chuyển tải cho nông dân để giúp họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, ngày 2/3/1993, chính phủ đã ban hành nghị định số 13CP về công tác khuyến nông và tổ chức hệ thống khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư ra đời có nhiệm vụ giúp nông dân giải quyết những yêu cầu bức xúc trên đây. 1
- Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG 1.1. Khái niệm khuyến nông Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa chính xác vì khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, nhưng từ những sự hiểu biết khác nhau đó, chúng ta cũng có thể thống nhất được những điểm chung của khuyến nông. Theo nghĩa chữ Hán, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức trong công việc, còn “Khuyến nông” là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp. Thuật ngữ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866- có nghĩa là “mở rộng - triển khai”. Khi ghép với từ “Agriculture” thành “Agricultural extension” có nghĩa là “mở rộng nông nghiệp - triển khai nông nghiệp” và dịch gọn là “ khuyến nông”. “Khuyến nông là phương pháp hoạt động, nhận thông tin có lợi tới người dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và nhưũng quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (B.E Swanson và J.B. Claar). “Khuyến nông là một quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản xuất nông lâm nghiệp cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng”. 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông Trong những năm gần đây, dân số trên thế giới không ngừng tăng lên theo cấp số nhân. Theo số liệu thống kê năm 1990 kà 5 tỷ người, năm 1996 là 5.7 tỷ người và đến năm 1999 là 6 tỷ người. Như vậy việc tất yếu sẽ diễn ra nhu cầu về lương thực, gỗ xây dựng, củi đun… sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng Có nhiều lý do giải thích tại sao việc phát triển nông lâm nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng: - Áp lực của việc gia tăng dân số, đặc biệt là gia tăng dân số ở các vùng thành thị. - Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và môi trường (khí hậu thay đổi theo chiều hướng bất lợi). - Gia tăng khoảng cách giữa người dân thành thị và nông thôn về mức thu nhập, giáo dục, đời sống và phúc lợi. - Tiếp cận kiến thức và kỹ thuật mới là rất khó khăn tại nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. - Tiếp cận các nguồn thông tin và chính sách, luật pháp, thị trường cũng như điều kiện giao thông đi lại là rất hạn chế đối với người nông thôn. 1.2.1. Vai trò của khuyến nông 1.2.1.1. Trong sự nghiệp phát triển nông thôn Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông dân luôn gắn liền với nông lâm nghiệp, là bộ phận cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình phát triển nông thôn. Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nông thôn., trong đó khuyến nông là một tác nhân, một bộ phận quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn. Thông qua hoạt động khuyến nông học hỏi kiến thức và kinh 2
- nghiệp lẫn nhauđể phát triển sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt khuyến nông, còn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ nhau cùng phát triển cộng đồng địa phương. Khuyến Giao Giá nông thông o dục Phát Tài Chín triển chính h nông sách thôn Nghiên cứu Tín công nghệ Thị dụng trườn g Hình 1.1: Khuyến nông là một bộ phận trong quá trình phát triển nông thôn Ngày nay công tác khuyến nông trở nên không thể thiếu được ở mỗi quốc gia, mỗi Khuyến địa phương, thôn bản và đối với từng hộ nôngGiao Giá cần phải dân. Vì vậy, công tác khuyến nông được tăng cường nông củng cố và phát triển. thông o Như vậy giữa khuyến nông với phát triển nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ. dụcTrong mối quan hệ này khuyến nông thực sự là phương cách hữu hiệu để thực hiện phát triển nông thôn. 1.2.1.2. Vai trò của khuyến nông trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông lâm nghiệp Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thường là kết quả của các cơ quan nghiên cứu khoa học như viện, trường, trạm… Những tiến bộ này cần được nông dân chọn Tài lựa, áp dụng vào sản xuất để nâng cao năngPhát suất lao động. Trên thực tế giữa nghiên cứu và áp dụngthường triển tải hoặc cải tiến cho phù hợpchính Chín có một khâu trung gian để chuyển để nông dân h Ngược lại những kinh nghiệm áp dụng được. nôngcủa nông dân, những đòi hỏi cũng như nhận xét, đánhsách giá về kỹ thuật mới của nông dânthôn cũng cần được phản hồi đến các nhà khoa học để họ giải quyết cho sát thực tế. Trong những trường hợp này, vai trò của khuyến nông chính là chiếc cầu nối giữa khoa học với nông dân. Nghiên cứu Tín công nghệ Thị dụng trườn 3
- Các giải pháp - Các nhà hoạch định Khuyến - Nông dân chính sách nông - Cộng đồng - Nhà nghiên cứu Các vấn đề Hình 1.2: Khuyến nông là chiếc cầu nối giữa khoa học với nông dân. 1.2.1.3. Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước - Khuyến nông là một trong những tổ chức gúp nhà nước thực hiện các chính sách, chiến lược về phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn và nông dân. - Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông lâm nghiệp. - Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cải tiến để có được chính sách phù hợp. 1.2.2. Nhiệm vụ của khuyến nông Nhiệm vụ cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thông tin và huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá, những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống. Điều này cho thấy khuyến nông cần có quan hệ chặt chẽ với điều kiện vật chất của nông hộ cũng như nguồn lực thực tế của địa phương. Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất, mục tiêu của khuyến nông, có thể phân chia niệm vụ của khuyến nông làm hai nhóm chính. 1.2.2.1 Nhóm nhiệm vụ phải thực hiện - Thúc đẩy nông dân: Kích thích người dân nông thôn (bao gồm cả nam và nữ) hành động theo sáng kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn. - Trao đổi và truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin cần thiêt, phù hợp từ các nguồn khác nhau để trao đổi học hỏi, truyền bá và phổ biến cho nông dân. 4
- - Đào tạo, huấn luyện nông dân: Tổ chức các khoá tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, hôi thảo đầu bờ cho nông dân. - Gúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh: Phát hiện, nhận biết, phân tích được các vấn đề khó khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết. Phát triển chương trình khuyến nông với các phương pháp và cách tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân cộng đồng phân tích thực trạng địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình khuyến nông phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nhiều đối tượng người dân trong cộng đồng. - Giám sát và đáng giá hoạt động khuyến nông: Bao gồm việc kiểm tra, theo dõi các hoạt động khuyến nông, tổ chức đánh giá các hoạt động khuyến nông theo từng chủ đề và thời gian nhất định. Đây là một nội dung rất quan trọng, nếu làm tốt được công việc giám sát đánh giá, có nghĩa là chúng ta đã cụ thể hoá được quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân chủ ở cơ sở: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng thụ”. 1.2.2.2 Nhóm nhiệm vụ thực hiện - Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng. - Tìm kiếm các yếu tố, điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho sản xuất của người dân như vốn tín dụng, vật tư đầu vào… - Trợ giúp nông dân cách thức bảo quản, chế biến nông lâm sản quy mô hộ gia đình. - Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại. - Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc chia ra nhóm chức năng thực hiện không có nghĩa là việc này không quan trọng mà do có các tổ chức khác cũng đảm nhận chức năng này nên khuyến nông tham gia góp phần thực hiện. 1.3. Nội dung của công tác khuyến nông Theo nghị định 56CP của Chính phủ ra đời ngày 26 tháng 4 năm 2005, khuyến nông Việt Nam hiện nay có các nội dung hoạt động sau: 1.3.1. Thông tin, tuyên truyền - Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản. - Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác. 1.3.2. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo - Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản. - Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. - Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước. 5
- 1.3.3. Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ - Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất. - Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. - Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng. 1.3.4. Tư vấn và dịch vụ - Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản. - Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định của pháp luật. - Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương. - Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản, nghề muối. - Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn. - Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 1.3.5. Hợp tác quốc tế về khuyến nông - Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế. - Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế. 1.4. Các nguyên tắc cơ bản của khuyến nông Hiện nay, hoạt động khuyến nông đang mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Nhà nước đã và đang dành những khoản kinh phí lớn để đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho mạng lưới khuyến nông và đầu tư cho nhiều chương trình và dự án khuyến nông khác nhau. Muốn hoạt động khuyến nông có hiệu quả, không những cần có nội dung sát thực với nhu cầu cộng đồng mà cần thiết phải vận dụng các cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông linh hoạt, phù hợp năng lực, đặc điểm của cộng đồng địa phương. Trên thực tế với các cách tiếp cận khác nhau thì nguyên tắc hoạt động khuyến nông cũng có những điểm khác nhau nhất định. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, góp phần tích cực tạo nên sự phát triển bền vững ở nông thôn, hoạt động khuyến nông khi triển khai thực hiện tuân theo nguyên tắc sau: 1.4.1. Khuyến nông làm cùng dân không làm thay cho dân Khuyến nông cùng làm với nông dân. Chỉ có bản thân người nông dân mới có thể quyết định được phương pháp canh tác trên mảnh đất của gia đình họ. Cán bộ khuyến nông không thể quyết định thay nông dân. Nông dân hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định 6
- đúng đắn để giải quyết những khó khăn của họ nếu như họ được cung cấp đầy đủ thông tin và những giải pháp khác nhau. Khi tự mình đưa ra quyết định, người nông dân sẽ tin vào bản thân hơn so với khi bị áp đặt. Cán bộ khuyến nông chỉ cần cung cấp thông tin và khuyến khích họ tự vạch ra quyết định. Khuyến nông không áp đặt mệnh lệnh. Cán bố khuyến nông giúp đỡ nông dân thông qua trình diễn kết quả (tạo mô hình), trình diễn phương pháp (hướng dẫn kỹ năng thao tác) để người nông dân “mắt thấy – tai nghe”. Họ sẽ tự làm và giúp đỡ người khác cùng làm. 1.4.2. Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm Một mặt, khuyến nông chịu trách nhiệm trước nhà nước là cơ quan quyết định những chính sách phát triển nông thôn cho nên phải tuân theo đường lối và chính sách của Nhà nước trong khi thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, khuyến nông là đầy tớ của nông dân, có trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu của nông dân trong vùng. Điều đó có nghĩa là người nông dân có quyền đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến nông. Tính hiệu quả của hoạt động khuyến nông, trước hết được đánh giá trên cơ sở đường lối chính sách phát triển nông thôn hoặc chương trình khuyến nông của nhà nước có thực hiện tốt hay không. Ngoài ra, nó còn được đánh giá trên cơ sở thu nhập và cuộc sống của nông dân, có phải do khuyến nông mà được cải thiện hay không. Do đó, các chương trình khuyến nông phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông dân nói riêng và nhu cầu phát triển nền kinh tế nông thôn nói chung. Nhiệm vụ của người cán bộ khuyến nông là thoả mãn một cách hài hoà hai nhu cầu đó. VD: Mục tiêu của nhà nước là tăng sản lượng lương thực hàng năm. khi khuyến khích, giúp đỡ nông dân sử dụng giống mới và áp dụng những biện pháp canh tác mới để nâng cao năng suốt, khuyến nông sẽ đồng thời thoả mãn được cả mục tiêu của nhà nước lẫn nhu cầu của nông dân. 1.4.3. Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều Khuyến nông là một nhịp cầu vừa chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật của các cơ quan nghiên cứu đến cho nông dân, vừa tiếp nhận thông tin của nông dân chuyển đến các cơ quan nghiên cứu. Khuyến nông không chỉ trao mà còn phải sẵn sàng tiếp nhận những sáng kiến, những đề xuất hay những vấn đề của nông dân. Sự thông tin hai chiều như vậy sẽ xảy ra trong những trường hợp sau: Khi xác định những vấn đề của nông dân: Do tiếp xúc thường xuyên với nông dân, cán bộ khuyến nông có thể giúp những người làm nghiên cứu hiểu rõ hơn những vấn đề canh tác và những khó khăn của nông dân. Cán bộ khuyến nông có thể giúp những người làm nghiên cứu tiếp xúc trực tiếp với nông dân để đảm bảo chắc chắn đề xuất của những người nghiên cứu luôn phù hợp với nhu cầu của nông dân. Khi thực nghiệm những đề xuất tại hiện trường: Một khuyến cáo mới có thể tốt trong khu vực thí nghiệm nhưng chưa chắc đã có hiệu quả trên đất đai của nông dân. Vì vậy mọi nghiên cứu khi được làm trên đết đai của nông dân luôn tạo cơ hội tốt để đánh giá đúng hiệu quả của nó và cung cấp thông tin phải hồi cho người làm nghiên cứu. Vì vậy, khuyến nông cần giúp những người làm nghiên cứu tiến hành các thực nghiệm trên đất đai của nông dân. 7
- Khi nông dân áp dụng những đề xuất nghiên cứu: Đôi khi, người nông dân có thể phát hiện ra những vấn đề bị bỏ sót trong quá trình nghiên cứu. Những phát hiện này rất có ích nếu như nó được khuyến nông phản ánh kịp thời cho người làm nghiên cứu để điều chỉnh hoặc bổ sung. Vì vậy, khuyến nông phải là nhịp cầu truyền đạt thông tin hai chiều giữa nông dân và những người làm nghiên cứu. Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động khuyến nông. 1.4.4. Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác Khuyến nông phải hợp tác chặt chẽ với những tổ chức đang cung cấp những dịch vụ cơ bản khác cho nông dân. Khuyến nông chỉ là một trong nhiều hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị của sự nghiệp phát triển nông thôn. Vì cùng chung mục đích hỗ trợ nông dân, khuyến nông phải sẵn sàng phối hợp với các tổ chức khác có mặt trong địa bàn hoạt động của mình. Những tổ chức đó bao gồm: Chính quyền địa phương: Thông thường, chính quyền và những lãnh đạo địa phương đề rất nhiệt tình với công tác khuyến nông. Nếu biết hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của họ, khuyến nông sẽ dễ dàng tiếp cận nông dân hơn và cũng đạt được hiệu quả cao hơn. Các tổ chức dịch vụ: Những cơ quan cung cấp tín dụng hoặc những loại dịch vụ khác nhau cho sản xuất nông nghiệp. Khuyến nông cần phối hợp với họ để tạo điều kiện cho những dịch vụ đó được cung cấp đầy đủ, đúng lúc, đúng chỗ theo nhu cầu của nông dân. Các cơ quan y tế: Khi phối hợp với các cơ quan y tế, cán bộ khuyến nông sẽ nắm được các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của nông dân, tình hình kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là tình trạng dinh dưỡng của các bà mẹ và trẻ em. Phát triển nông thôn và dinh dưỡng và hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần liên hệ thường xuyên với các cơ quan y tế để có thể làm cho các chương trình khuyến nông luôn phù hợp với nhu cầu y tế tại địa phương. Trường phổ thông các cấp: Phần đông các trường học ở nông thôn sẽ trở thành những nông dân trong tương lai. Cán bộ khuyến nông cần phối hợp với nhà trường để sớm trang bị cho học sinh những kiến thức va những kỹ năng canh tác cần thiết. Các tổ chức quần chúng và phi chính phủ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… là những tổ chức có cùng mục tiêu giáo dục với khuyến nông. Khi phối hợp với họ, khuyến nông có thể giúp đỡ họ phát triển được những chương trình hành động mang tính cộng đồng. Điều quan trọng là người cán bộ khuyến nông phải biết được những đồng nghiệp của mình trong các cơ quan dịch vụ va các tổ chức phi chính phủ đang làm gì trong vùng. Và họ cũng phải biết được khuyến nông đang làm gì. Hợp tác chặt chẽ giữa khuyến nông với các cơ quan đó sẽ tránh được hiện tượng lặp lại những việc người khác đã hoặc đang làm, tạo ra những cơ hội để phối hợp hài hoà các chương trình phát triển nông thôn khác nhau. 1.4.5 Khuyến nông làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau Ở nông thôn không phải mọi hộ nông dân có những vấn đề như nhau. Những hộ có nhiều đất đai thường ham muốn áp dụng những cách làm ăn mới. Những hộ có it nguồn lực thường thận trọng hoặc dè dặt hơn. Vì vậy, không thể chỉ có duy nhất một chương trình khuyến nông cho tất cả mọi người. Cần xác định những nhóm nông dân có tiềm năng và lợi ích khác nhau để phát triển những chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của từng nhóm. 8
- Sẽ là sai lầm nếu khuyến nông chỉ tập trung đầu tư cho những nông dân tiên tiến và hy vọng họ phổ biến thông tin hoặc kiến thức cho những nông dân khác. Thực tế không phải bao giờ cũng như vậy bởi vì những nông dân tiên tiến cũng có những vấn đề của họ. Khi đã có nhiều đất đai và kinh nghiệm, họ sẽ đầu tư thời gian làm nhiều hơn để có thêm sản phẩm bán và làm giàu cho gia đình. Những hộ nghèo nhất là nhóm đối tượng cần được đặc biệt quan tâm vì họ thiếu những nguồn lực cần thiết để có thể tham gia các chương trình khuyến nông chung. Vì vậy khuyến nông cần nhận thức được một thực tế rằng ở nông thôn cộng đồng nào cũng có những nhóm nông dân có những nguồn lực và kỹ năng khác nhau và những nhu cầu khác nhau. Với từng nhóm đối tượng, khuyến nông cần có một chương trình riêng phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ. 9
- Chương 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG 2.1. Lịch sử phát triển khuyến nông trên thế giới Khuyến nông bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 14) khi mà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Khởi đầu là thầy thuốc và nhà giáo người Pháp Rabelais (1493 - 1553), ông chủ trương nguyên tắc gắn liền nhà trường với thực tiễn. Năm 1661 giáo sư người Anh là Hartlib đã viết một cuốn sách về “Sự tiến bộ của nghề nông”, được coi như là tài liệu đầu tiên vê khuyến nông. Năm 1723 tổ chức hiệp hội “Tăng cường hiểu biết về nông nghiệp”đầu tiên được thành lập ở Pháp năm 1761, ở Đức năm 1764, ở Nga năm 1765…Những hiệp hội này đã đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển Khuyến nông sau này. Năm 1777, giáo sư Thuỵ Sỹ là Heinrich Pastalozzi thấy rằng muốn mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp người nông dân nghèo cải thiện được cuộc sống trở nên giàu có thì phải đào tạo được chính con em họ có trình độ học vấn và nắm được tiến bộ kỹ thuật, biến một số công việc thành thạo như quay bông, dệt vải, cày bừa… Trường Đại học Nông nghiệp được thành lập sớm nhất ở Châu Âu là Zarvas năm 1779 và Georgicon năm 1797 thuộc Hungari. Sau này những trường này đều là những trường nông nghiệp kiểu mẫu của Châu Âu. Năm 1806, ông Philip Emanel người Thuỵ Sĩ đã tự bỏ tiền ra xây dựng hai trường nông nghiệp thực hành tại Hofwyl. Sau này nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo cán bộ nông nghiệp và các nước Châu Âu và cả Bắc Mỹ. Biểu hiện rõ nét nhất của hoạt động mang tính chất khuyến nông trong thời kỳ này phải kể đến hoạt động của Uỷ ban Nông nghiệp của Hội đồng thành phố New York (Mỹ) năm 1843 Uỷ ban này đã đền nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường Đại học Nông nghiệp và các Viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn, phổ biến khoa học kỹ thuật mới giúp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Năm 1853, Edward Hitchcock của trường Đại học Amherst, là một thành viên của Uỷ ban Nông nghiệp bang Massachusetts đã đền nghị thành lập “Học viện nông dân”. Ông được coi là nhà tiên phong về giáo dục khuyến nông ở Mỹ, có nhiều đóng góp tích cự thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ở Mỹ. Danh từ “Extension” có nghĩa là mở rộng, triển khai được sử dụng đầu tiên ở Anh năm 1866 cùng với một hệ thống giáo trình giảng dạy về nông nghiệp được các trường Đại học Cambridge và Oxford biên soạn theo hướng “mở rộng” đầu tiên. Việc chính thức thành lập hoạt động khuyến nông ở Mỹ là kết hợp tổng hợp của dạng “Extension + Education” (triển khai+giáo dục) này. Bộ nông nghiệp Mỹ, các Ty và Chính quyền nông nghiệp các địa phương rất ủng hộ những cố gắng hoạt động theo dạng “Extension + Education”. Đến năm 1907, 42 trường Đại học ở 39 bang của Mỹ đã tham gia vào hoạt động theo dạng “Extension” này và có nhiều trường Đại học thành lập bộ môn khuyến nông. Năm 1914 là thời điểm hoạt động nông nghiệp cố gắng cao nhất theo dạng này. Chính phủ Mỹ đã quyết định thông qua đạo luật về khuyến nông (Smith - Lever) cho phép sử dụng các nguồn tài trợ liên bang - tiểu bang và của địa phương vào các hoạt động khuyến nông. Các nhà khoa học nông nghiệp Mỹ đều ủng hộ đạo luật này. Số người Mỹ theo học khuyến nông và hoạt động khuyến nông đến thời điểm này ở Mỹ đã lên tới trên 3 triệu người. 10
- 2.2. Giới thiệu hệ thống khuyến nông của một số nước trong khu vực Khuyến nông Ấn Độ: Được hình thành từ năm 1960, được tổ chức đào tạo theo 5 cấp. Nhờ làm tốt công tác khuyến nông, Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc “cách mạng xanh” giải quyết được cơ bản về lương thực. Sau đó đã làm “cách mạng trắng” là sản xuất sữa thành công và đang làm “cách mạng nâu” là phát triển chăn nuôi chủ yếu là trâu bò (thịt có màu nâu). Khuyến nông ở Thái Lan: Mãi đến năm 1967 Thái Lan mới có khuyến nông nhưng được Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư cán bộ và kinh phí. Số cán bộ khuyến nông Thái Lan (1992) có khoảng 15.196 người (trong đó có 11.933 người là cán bộ biên chế va 3.263 người là cán bộ hợp đồng). Hoạt động khuyến nông Thái Lan rất mạnh mẽ có màng lưới khuyến nông tới tận làng xã. Khuyến nông Trung Quốc: thực ra hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu. Năm 1933 ở trường Đại học nông nghiệp Kim Lăng đã thành lập phân khoa khuyến nông. Tại nghị quyết của BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá VIII (Tháng 11/1991) về “Tăng cường công tác nông nghiệp và nông thôn” trong đó có mục thứ 4 nêu rõ “Phải nắm vững chiến lược khoa học công nghệ và khuyến nông”. Cần đưa ngay các sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở. Chú trọng đào tạo các nông dân giỏi làm khuyến nông viên. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 7 về phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã tập huấn được 1,2 triệu lượt người về công tác khuyến nông và bồi dưỡng được 150 triệu nông dân về kiến thức khuyến nông. Cả nước Trung Quốc có 10/33 lãnh đạo tỉnh là Trưởng ban khuyến nông. Đến nay, Trung Quốc thừa nhận mới đạt trình độ của thập kỷ 80 của nông nghiệp thế giới. Nhưng Trung Quốc rất tự hào là đang dẫn đầy thế giới về 3 lĩnh vực:Lúa lai, chuẩn đoán thú y và nuôi trồng thuỷ sản. Khuyến nông ở Nhật Bản: Được hình thành từ năm 1948. Ở trung ương có Ban khuyến nông và đào tạo. Ở tỉnh là cơ quan khuyến nông tỉnh (Nhật có 47 tỉnh) cấp huyện là trạm khuyến nông huyện. Tổ chức khuyến nông ở Hoa Kỳ: Ở Hoa Kỳ, theo luật Smit-Lever năm 1994, toàn liên bang có một cơ quan Khuyến nông quản lý đạo luật của liên bang và làm việc với các cơ quan khuyến nông các bang. Quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước (chính quyền) với các cơ quan nghiên cứu và với các chuyên gia chủ đề dưới sự kiểm tra của dịch vụ khuyến nông tại cơ sở. Các chủ đề được quan tâm và chỉ đạo rất phong phú, đa dạng như: làm vườn gia đình, thị trường, phát triển kinh tế gia đình, chương trình thanh niên…. Trong dịch vụ khuyến nông các chuyên gia chuyên ngành khuyến nông thường là thành viên của các sở, viện, các chuyên gia này vừa nghiên cứu vừa giảng dạy ở các trường vừa có thể làm khuyến nông. 2.3. Hệ thống khuyến nông của Việt Nam hiện nay Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Việt nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước phát triển tương đối sớm, trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại nhà nước Việt Nam đều có những chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Những chủ trương, chính sách và biện pháp đó chính là hoạt động công tác Khuyến nông. Khuyến nông thực chất là đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân và các hệ thống chủ trương chính sách về phát triển nông – lâm nghiệp nhằm giúp cho nông dân nắm được 11
- chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý kinh tế, thông tin về thị trường để nông dân có đủ khả năng giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng để thúc đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. 2.3.1. Lịch sử phát triển khuyến nông Việt Nam Cùng với sự phát triển khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam hình thành, phát triển tương đối sớm. Ở thời kỳ nhà tiền Lê, Nhà nước Việt Nam lúc bấy giờ đã có những chính sách phát triển nông nghiệp để động viên nông dân tích cực tham gia sản xuất, hàng năm Lê Hoàn đã tự mình cày những luống cày đầu tiên của mỗi vụ sản xuất. Ở thời kỳ nhà Trần (1226), lập ra các chức quan để trông coi việc phát triển nông nghiệp như: Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nông sứ… Dưới chế độ Sài Gòn cũ (1960) thành nha khuyến nông chuyên lo phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn. Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp: cải cách ruộng đất, chia đất cho nông dân “người cày có ruộng”, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, nông trường quốc doanh và hàng loạt các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học ra đời nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển lên một bước mới. Sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1975), cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới với cách tổ chức hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ trong thời gian dài chậm đổi mới và đời sống nông dân chậm được cải thiện, không phù hợp với tình hình mới. Bộ Chính trị (Khoá V) đã ra Nghị quyết 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, giao đất cho nông dân tự sản xuất và kinh doanh. Trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam phải có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc biệt một số địa phương hình thành tổ chức khuyến nông như các tỉnh: An Giang, Bắc Kạn… Đến tháng 7/1992, Bộ Nông nghiệp thành lập Ban điều phối khuyến nông và đến tháng 3/1993 tổ chức khuyến nông nhà nước Việt Nam được thành lập sau khi có Nghị định 13/CP. 2.3.2 Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Việt Nam Từ sau khi có Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ và Thông tư 02 ngày 28/3/1993, tổ chức khuyến nông ở Việt Nam được thành lập. 2.3.2.1 Đặc điểm khuyến nông Việt Nam - Là tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, lực lượng khuyến nông cơ sở ngày càng tăng cường và củng cố. - Công tác khuyến nông được xã hội hoá: ngoài lực lượng khuyến nông nhà nước còn có tổ chức khuyến nông tự nguyện, khuyến nông các viện, trường, các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia công tác khuyến nông. - Công tác khuyến nông được các cấp Đảng, Chính quyền quan tâm ủng hộ, đây là nhân tố tích cực góp phần thắng lợi cho hoạt động công tác khuyến nông ở Việt Nam. 2.3.2.2 Hệ thống tổ chức khuyến nông 12
- Hệ thống khuyến nông Việt Nam có 4 cấp: Khuyến nông Trung ương, khuyến nông tỉnh, khuyến nông huyện, khuyến nông cơ sở. a) Khuyến nông Trung ương Cục Khuyến nông và gồm có 9 phòng và 1 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh. Cục Khuyến nông và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nhiệm vụ của Cục Khuyến nông: - Xây dựng và chỉ đạo các chương trình, dự án khuyến nông về trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, bảo quản, chế biến nông sản. - Tham gia thẩm định các chương trình, dự án khuyến nông theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, những kinh nghiệm về điển hình sản xuất giỏi, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức và quản lý kinh tế, thông tin thị trường cho nông dân. - Quan hệ với các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông. - Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. - Theo dõi đánh giá việc thực hiện các chương trình khuyến nông. b) Cấp tỉnh, thành phố Trung tâm khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Mỗi Trung tâm khuyến nông có từ 4 - 5 phòng với số biến chế từ - 20 người. Nhiệm vụ khuyến nông cấp tỉnh: - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình khuyến nông của Trung ương và tỉnh. - Phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp và những kinh nghiệm, điển hình sản xuất cho nông dân. - Bồi dưỡng kiến thức, quản lý kinh tế và rèn luyện tay nghề cho cán bộ khuyến nông cơ sở, cho nông dân, cung cấp cho nông dân thông tin thị trường, giá cả nông sản. - Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông địa phương. c) Cấp huyện Trạm khuyến nông trực thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc Uỷ ban Nhân dân huyện, mỗi trạm có từ 3 – 5 biên chế. Nhiệm vụ khuyến nông cấp huyện: - Đưa những tiến bộ kỹ thuật theo các chương trình, dự án khuyến nông - vào sản xuất trên địa bàn phụ trách. - Xây dựng các mô hình trình diễn. - Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. - Tổ chức tham quan, học tập các điển hình tiên tiến. - Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho cán bộ khuyến nông cơ sở. - Xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích. d) Khuyến nông cơ sở 13
- Có từ 1 – 3 cán bộ khuyến nông cơ sở, có nhiệm vụ tổ chức xây dựng mô hình trình diễn, phản ảnh tâm tư nguyện vọng của nông dân và giải quyết những vướng mắc của nông dân về kỹ thuật, về chủ trương, chính sách trong phạm vi cho phép. Hình 2.1: Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở 2.4.1 Những tiêu chuẩn cần có đối với cán bộ khuyến nông cơ sở 2.4.1.1 Kiến thức Một cán bộ khuyến nông cơ sở thực thụ cần có kiến thức về 4 lĩnh vực sau: Kiến thức về mặt kỹ thuật: Cán bộ khuyến nông phải được đào tạo đầy đủ về các lĩnh vực kỹ thuật nông lâm nghiệp trong phạm vi trách nhiệm công tác của mình như: kỹ thuật lâm sinh, nông học, nông lâm kết hợp, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá dự án, chế biến và tiếp thị các sản phẩm nông lâm… Phải biết làm tốt một số công việc chủ yếu như gieo ươm, trồng cây, làm giàu rừng…. 14
- Kiến thức xã hội và đời sống nông thôn: Cán bộ khuyến nông phải hiểu được những vấn đề liên quan đến xã hội nhân văn của đời sống nông thôn, vai trò của giới nơi mình đang công tác, chú trọng đến những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá và những giá trị tinh thần của cộng đồng người dân. Đặc biệt là kiến thức truyền thống của cộng đồng. Ngày nay, người ta người ta thừa nhận rằng những kiến thức của nông dân là cực kỳ quan trọng để phát triển một nền nông lâm nghiệp bền vững. Phát triển tri thức của nông dân để họ tự đưa ra quyết định đúng đắn là một nhiệm vụ quan trọng của cán bộ khuyến nông vì tri thức của những người nông dân là nguồn lực chính của sự phát triển. Kiến thức về đường lối và chính sách của nhà nước: Cán bộ khuyến nông phải nắm được đường lối và những chính sách cơ bản của nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn. Đồng thời, cũng phải biết được những vấn đề khác có liên quan và ảnh hưởng đến đời sống nông thôn như các chương trình phát triển, chương trình tín dụng và các thủ tục về pháp lý và hành chính nông thôn. Kiến thức về giáo dục: Do khuyến nông là một tiến trình giáo dục mà đối tượng là nông dân nên cán bộ khuyến nông phải biết được các kiến thức về giáo dục, các phương pháp dạy học để thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn. 2.4.1.2 Năng lực cá nhân Năng lực cá nhân phản ánh những kỹ năng tổng hợp mà một cán bộ khuyến nông cần phải có. Năng lực cá nhân cần thiết đối với một cán bộ khuyến nông là: Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: Cán bộ khuyến nông phải có khả năng lập kế hoạch các hoạt động khuyến nông và tổ chức thực hiện những kế hoạch đó. Cán bộ khuyến nông phải có khả năng quản lý một cách có hiệu quả công việc của bản thân cũng như các hoạt động có liên quan. Năng lực truyền đạt thông tin: Cán bộ khuyến nông phải có khả năng diễn đạt và viết các báo cáo vì họ sẽ phải sử dụng thường xuyên những kỹ năng này để giao tiếp với dân khi làm khuyến nông . Năng lực phân tích và đánh giá: Cán bộ khuyến nông phải có khả năng phân tích và đánh giá các tình huống nẩy sianh hàng ngày, có khả năng thương lượng và giải quyết các mâu thuẫn. Nhận thức và hiểu rõ được các vấn đề trong công việc để có thể đề xuất được những giải pháp kịp thời và hợp lý. Năng lực lãnh đạo: Cán bộ khuyến nông phải tự tin và biết tin tưởng vào những nông dân mà mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện các chương trình khuyến nông . Năng lực sáng tạo: Cán bộ khuyến nông thường làm việc trong những điều kiện độc lập, ít chịu sự giám sát của cấp trên. Vì vậy, phải có khả năng sáng tạo và tin tưởng vào việc làm của mình chứ không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên. 2.4.1.3 Phẩm chất cá nhân Phẩm chất cá nhân là những đức tính tốt mà mỗi người làm khuyến nông đều phải có. Đó cũng là những điều người ta cần phải đánh giá khi tuyển lựa cán bộ khuyến nông . Những phẩm chất đó bao gồm: - Sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh với tinh thần vì dân. - Luôn tin tưởng vào người nông dân. Cán bộ khuyến nông phải là người mà cấp trên tín nhiệm mỗi khi giao việc và cũng được nông dân tin tưởng khi họ đưa ra những lời khuyên. 15
- - Lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào người dân tộc tiểu số. Có tính hài hước nhẹ nhàng trong công việc. Cán bộ khuyến nông phải biết thông cảm với những ước muốn và những tình cảm của bà con nông dân. Khi làm việc với nông dân, cán bộ khuyến nông phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của họ. - Tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm hoàn thành công việc để góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn. Vì làm việc trong điều kiện độc lập và có ít sự giám sát của cấp trên, nếu không tin tưởng vào chính bản thân mình và không có lòng quyết tâm, họ sẽ khó có thể làm tốt vai trò của một cán bộ khuyến nông . Những yêu cầu về kiến thức, năng lực và phẩm chất của cá nhân nêu trên không phải nhằm mục đích tạo ra cơ sở để đánh giá tư cách bất kỳ một cán bộ khuyến nông nào. Tất cả để cho chúng ta thấy khuyến nông là một công việc khó khăn và đòi hỏi rất cao. Đó cũng là một hướng dẫn cần thiết khi tuyển lựa và đào tạo cán bộ khuyến nông để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn. 2.4.2 Vai trò và công việc cụ thể của cán bộ khuyến nông cơ sở 2.4.2.1 Vai trò Cán bộ khuyến nông có trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu được và giám quyết định về một vấn đề cụ thể (áp dụng một cách làm ăn mới, gieo trồng một loại giống mới…). Khi nông dân quyết định, cán bộ khuyến nông phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách làm ăn mới đó. Như vậy, vai trò của cán bộ khuyến nông là đem kiến thức đến cho nông dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó. Cán bộ khuyến nông được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này và được trang bị đầy đủ các thông tin và kiến thức kỹ thuật để giúp đỡ nông dân. Mặt khác, khi làm công tác khuyến nông, cán bộ khuyến nông phải dựa vào chính sách hiện hành của nhà nước và phương hướng phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn. Theo quan điểm khuyến nông mới, cán bộ khuyến nông ít bị ràng buộc vào những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của chương trình khuyến nông. VD: Trồng được bao nhiêu ha lúa lai, bảo vệ được bao nhiêu ha rừng, khai thác được bao nhiêu sản lượng gỗ… Điều quan trọng hơn là phải làm sao cho nông dân ngày càng tin tưởng vào năng lực của chính họ, tự tổ chức lấy các hoạt động kinh tế của gia đình và tham gia ngày càng tích cực vào các chương trình khuyến nông. Muốn thế, cán bộ khuyến nông phải thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để chủ động giải quyết lấy những vấn đề trong cuộc sống. Cán bộ khuyến nông phải phân tích tình huống cho nông dân trước khi quyết định cách tốt nhất để giúp đỡ họ. Một cán bộ khuyến nông thực thụ sẽ có 12 vai trò như sau đối với nông dân: 1. Người đào tạo 5. Người tạo điều kiện 9. Người tổ chức 2. Người lãnh đạo 6. Người quản lý 10. Người tư vấn 3. Người môi giới 7. Người cung cấp 11. Người trọng tài 4. Người hành động 8. Người thông tin 12. Người bạn Điều đó cho chúng ta thấy vai trò, nhiệm vụ rất đa dạng của người cán bộ khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Là người phải hiểu được tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng thu thập thông tin, phân tích tình huống và đánh giá vấn đề để nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt. 16
- 2.4.2.2 Công việc cụ thể của cán bộ khuyến nông cơ sở - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân thông qua việc hướng dẫn làm ô mẫu, ô trình diễn. - Tổ chức tham quan chéo, hội thảo đầu bờ cho nông dân. - Tổ chức và tham gia thực hiện các lớp tập huấn khuyến nông - Hướng dẫn nhân rộng mô hình. - Xây dựng và phát triển tổ chức tự nguyện của nông dân (nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông,…) - Tìm hiểu và nắm bắt kinh nghiệm sản xuất giỏi của nông dân trên địa bàn xã - Tiếp nhận các chính sách về khuyến nông và phát triển nông thôn để phổ biến cho nông dân - Kiểm tra, đánh giá các hoạt động khuyến nông và báo cáo cho cấp trên. - Xác định nhu cầu của nông dân, phối hợp tìm kiếm thị trường và nguồn tín dụng cho nông dân. 17
- Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG 3.1. Đặc điểm của nông dân và những chú ý khi tiến hành hoạt động khuyến nông - Nhiều người không biết chữ vì vậy khả năng tiếp nhận thông tin rất khó khăn, nhưng kinh nghiệm sống rất phong phú. - Phong tục tập quán lạc hậu, ma chay, cưới xin kéo dài. - Tính bảo thủ cao hay hoài nghi với cái mới, với người lạ ngại thay đổi cách sống cũ và thiếu tự tin với chính bản thân mình. - Đặc điểm tư duy máy móc, rập khuân, tư duy cụ thể bằng hình tượng, khó quen với các khái niệm trừu tượng. 3.2. Đặc điểm của nông thôn và những chú ý khi tiến hành hoạt động khuyến nông - Mọi thông tin đến với bà con khó khăn, hạn chế. - Cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều nơi không có điện vì vậy mọi phương tiện truyền tin bằng phát thanh và truyền hình không thực hiện được. - Một số người có ý ỷ lại cao, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Chú ý khi tiến hành hoạt động khuyến nông: - Tiến bộ kỹ thuật muốn chuyển giao trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của nông dân. - Lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật đơn giản phù hợp với trình độ sản xuất, với tập quán và điều kiện canh tác của người dân địa phương, những kỹ thuật đó đòi hỏi đầu tư ít mang lại hiệu quả nhanh. - Không làm thay cho dân mà làm cùng họ. 3.3. Các phương pháp khuyến nông Sau gần 10 năm hoạt động khuyến nông ngày càng phát triển cả về tổ chức và nội dung, khuyến nông đã đóng góp đáng kể vào thành tựu sản xuất nông – lâm nghiệp, nhiếu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đã được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất vật nuôi, cây trồng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Khuyến nông thật sự đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nông dân. Có rất nhiều phương pháp khuyến nông đã được áp dụng trong công tác khuyến nông sau: 3.3.1 Phương pháp tiếp xúc cá nhân Phương pháp tiếp xúc cá nhân (tiếp xúc trực tiếp với nông dân) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông. Người cán bộ khuyến nông đến thăm nhà nông dân, hoặc gặp gỡ họ ngoài đồng, trên nương để thảo luận những chủ đề hai bên cùng quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hoặc những lời khuyên. Những cuộc gặp gỡ này thường rất thoải mái và ít khi phải câu nệ điều gì. Nó biểu lộ sự quan tâm của cán bộ khuyến nông đối với từng người dân cho nên nó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc củng cố lòng tin và tình cảm giữa người dân và khuyến nông. Có thể dùng nhiều hình thức khác nhau trong phương pháp cá nhân như: Thăm nông dân trên hiện trường, nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông, gọi điện thoại, gửi thư riêng,… 18
- 3.3.1.1 Thăm nông dân trên hiện trường Những cuộc đến thăm nông dân thường chiếm khá nhiều thời gian làm việc của một cán bộ khuyến nông. Vì vậy, muốn những cuộc viếng thăm thực sự có hiệu quả, cần xác định rõ mục đích của chuyến viếng thăm để chuẩn bị chu đáo tất cả những gì cần thiết. a) Mục đích và ý nghĩa một cuộc viếng thăm nông dân - Giúp làm quen với nông dân và gia đình họ - Tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thông tin và lời khuyên về một vấn đề cụ thể. - Tạo điều kiện nói rõ hơn về một chủ đề khuyến nông nào đó, giải đáp những thắc mắc riêng mà người nông dân không có cơ hội hỏi cặn kẽ trong những cuộc tiếp xúc nhóm. - Giúp hiểu thêm về tình hình ở địa phương và những vấn đề người nông dân đang đối mặt hàng ngày. - Tạo điều kiện theo dõi kết quả của công việc khuyến nông đang làm. - Làm tăng sự quan tâm của nông dân đối với khuyến nông và điều đó sẽ khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào các chương trình khuyến nông. Những lúc tiện đường, cán bộ khuyến nông cũng có thể ghé thăm một gia đình nông dân nào đó. Những cuộc viếng thăm không hẹn trước như vậy thường không có mục đích rõ ràng nhưng lại có tác dụng rất quan trọng nhằm làm tăng tình cảm của khuyến nông với gia đình nông dân, kể cả khi ghé qua thăm hỏi, trò chuyện dăm ba câu rồi lại đi. b) Các bước thực hiện một chuyến viếng thăm hộ nông dân Bước 1: Vạch kế hoạch cho chuyến viếng thăm Trong chương trình công tác hàng tháng, cần vạch kế hoạch cụ thể cho những cuộc viếng thăm nông dân. Trước hết cần phải xác định mục đích rõ ràng cho cuộc viếng thăm. Ví dụ: nếu dự định đến thăm nông dân A cần thu thập trước một số thông tin về hoàn cảnh kinh tế, những thành công hay thất bại của họ. Sau đó, hãy tóm tắt những thông tin này thành một vài dòng trong sổ tay. Tuyệt đối không được làm nông dân hiểu lầm rằng người đến thăm chẳng biết gì về gia đình cũng như công việc làm ăn của anh ta. Ngoài ra, các cuộc viếng thăm cũng cần được lập kế hoạch sao cho nó khớp với những công việc khuyến nông khác. Ví dụ: nếu có dự định tổ chức cuộc họp hay cuộc trình diễn ở thôn B vào buổi sáng, hãy vạch kế hoạch đến thăm một số hộ nông dân trong thôn này vào buổi chiều. Nếu có thể, cần hẹn trước cuộc viếng thăm vào thời điểm nào đó thuận tiện với hộ nông dân để đảm bảo chắc chắn chủ nhà có mặt ở nhà. Hơn nữa, chủ nhà cũng cần có thời gian để chuẩn bị sẵn sàng những vấn đề sẽ thảo luận với khuyến nông. Tóm lại, những công việc cần chuẩn bị trước cho mỗi cuộc viếng thăm nông dân sẽ bao gồm: - Hẹn trước với chủ nhà nếu có thể - Xác định rõ ràng mục đích của cuộc viếng thăm - Xem xét lại những ghi chép của các lần đến thăm trước đó hoặc những thông tin khác về gia đình đến thăm. - Chuẩn bị trước những thông tin kỹ thuậthời gian, những tài liệu chuyên môn có thể sẽ phải dùng đến. 19
- - Đưa cuộc viến thăm vào chương trình công tác hàng tuần. Bước 2: Thực hiện cuộc viếng thăm Phải luôn luôn xác định được mục tiêu giáo dục của khuyến nông và nhớ rằng vai trò của người cán bộ khuyến nông khi đến thăm không phải chỉ giao cho nông dân kiến thức khoa học kỹ thuật hoặc những lời khuyên. Phải dành thời gian để trò chuyện nhằm làm tăng thiện cảm và lòng tin của nông dân vào những chương trình khuyến nông. Phải bắt đầu cuộc trò chuyện như thế nào? Mấy phút ban đầu gây ấn tượng rất quan trọng, nhất là đối với những nông dân đến thăm lần đầu. Hãy bắt đầu bằng những lời viếng thăm chân tình. Tất nhiên, người cán bộ khuyến nông phải “nhập gia tuỳ tục”. Phải tỏ sự lễ độ với người trên, tôn trọng phụ nữ và yêu mến trẻ em. Nếu chủ nhà có mời uống nước thì cũng đừng vì thấy ấm chén cáu bẩn mà tỏ ra ngại ngùng. Khi cả hai bên đều đã cảm thấy thoải mái và tin tưởng, có thể tiến hành trao đổi công việc với người dân. Chọn chủ đề nào để bắt đầu cũng là vấn đề rất quan trọng. Một cán bộ khuyến nông nhạy cảm và tế nhị thường phải bắt đầu bằng những chủ đề liên quan nhất đến nhu cầu của người nông dân. Trong khi trao đổi, phải biết cách lắng nghe và khuyến khích người nông dân giãi bày tâm sự của họ. Ngoài ra, cần có những lời khen đúng lúc đối với người nông dân để động viên anh ta và làm cho anh ta cảm tin rằng anh ta đã biết cách làm ăn. Cuộc trao đổi có thể bao trùm nhiều công việc khác nhau. Người nông dân có thể cần đến khuyến nông giúp thêm thông tin về một loài cây, con hay về một biện pháp kỹ thuật nào đó. Trong khả năng của mình hãy cố gắng đáp ứng những nhu cầu đó của nông dân. Cũng cần thông tin cho anh ta những chủ trương phát triển nông nghiệp của chính phủ, những vấn đề liên quan đến đường lối chính sách; hoặc giới thiệu những chương trình khuyến nông khác đang được áp dụng trong vùng. Nếu có thể, hãy trao đổi cả những chủ đề khác mà người nông dân cũng rất quan tâm như chuyện học hành của trẻ em, chuyện giá cả thị trường, chuyện làm nhà làm cửa, cưới xin… Nên có một quyển sổ tay ghi chép lại những chi tiết trong mỗi cuộc viếng thăm. Việc ghi chép nên theo một hệ thống nhất định (ngày tháng, mục đích cuộc viếng thăm, những vấn đề, những yêu cầu của người nông dân, những quyết định của khuyến nông …). Duy trì một chế độ ghi chép cẩn thận như vậy rất có ích vì nó giúp theo dõi được tình hình sản xuất của các hộ nông dân. Hơn nữa nếu có cán bộ khuyến nông khác đến thay phụ trách địa bàn đó, sẽ có đủ tài liệu để bàn giao cho đồng nghiệp. Những điều cần lưu ý khi đến thăm nông dân: - Đến đúng giờ đã hẹn - Chào hỏi lễ phép và thân mật “nhập gia tuỳ tục” - Biết khen đúng lúc (khi người nông dân làm tốt công việc nào đó) - Khuyến khích người nông dân giãi bày những khó khăn, những vấn đề của họ - Cung cấp những kiến thức kỹ thuật hay bất cứ thông tin gì người nông dân có nhu cầu . - Ghi chép đầy đủ các chi tiết của cuộc viếng thăm - Thống nhất với họ thời gian, mục đích của lần đến thăm thiếp theo. Bước 3: Ghi chép và theo dõi Lợi ích mỗi chuyến viếng thăm nông dân sẽ bị hạn chế nếu những điều đã thảo luận ,đã đồng ý với người nông dân và những gì người ta yêu cầu khuyến nông giúp đỡ không được ghi chép lại đầy đủ. Ngay sau khi trở lại văn phòng, cần ghi những thông tin đó 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng khuyến nông - khuyến lâm
142 p | 517 | 139
-
Giáo trình Thực hiện các hoạt động trình diễn trong khuyến nông lâm - MĐ04: Khuyến nông lâm
61 p | 542 | 134
-
Bài giảng " Tổ chức quản lý các hoạt động khuyến nông "
1 p | 279 | 93
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 2
15 p | 311 | 86
-
Giáo trình Tổ chức hội thảo, tập huấn hoạt động khuyến nông lâm - MĐ03: Khuyến nông lâm
100 p | 335 | 84
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 1
15 p | 265 | 80
-
Giáo trình Xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm - MĐ02: Khuyến nông lâm
70 p | 239 | 69
-
Giáo trình Truyền thông trong khuyến nông lâm - MĐ05: Khuyến nông lâm
23 p | 282 | 69
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 3
15 p | 267 | 63
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 4
15 p | 213 | 59
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 9
15 p | 185 | 58
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 10
7 p | 225 | 54
-
Giáo trình Kiến thức cơ bản về khuyến nông lâm - MĐ01: Khuyến nông lâm
68 p | 181 | 51
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 8
15 p | 160 | 37
-
Sổ tay Khuyến nông: Phần 2
104 p | 120 | 29
-
Giáo trình Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm - MĐ06: Khuyến nông lâm
27 p | 122 | 28
-
Giáo trình Khuyến nông (giảng dạy cho sinh viên khối các ngành kỹ thuật nông lâm nghiệp): Phần 1
117 p | 14 | 8
-
Giáo trình Khuyến nông (giảng dạy cho sinh viên khối các ngành kỹ thuật nông lâm nghiệp): Phần 2
63 p | 7 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn