intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kiểm nghiệm thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" là môn học nghiệp vụ nhằm giúp sinh viên hiểu và biết được việc thực hiện công tác kiểm tra chất lượng thuốc để đảm bảo có thuốc tốt từ khâu sản xuất đến khâu lưu trữ và phân khối trước khi tới tay người tiêu dùng, phục vụ có hiệu quả và an toàn cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh, đồng thời giúp cho sinh viên Dược nhận thức được trách nhiệm của người dược sĩ về mặt pháp lý cũng như về mặt tinh thần đối với chất lượng thuốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : KIỂM NGHIỆM THUỐC NGÀNH/ NGHỀ : DƯỢC TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG CHÍNH QUY (Ban hành theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT, ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc được biên soạn dựa trên chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Giáo trình được các nhà giáo giàu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo biên soạn theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống, nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam. Giáo trình được cấu trúc gồm 12 bài lý thuyết và 10 bài thực hành, bám sát chương trình đào tạo của nhà trường. Mục tiêu của giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất về Kiểm nghiệm thuốc, giúp cho sinh viên sau khi học có thể thực hiện kiểm nghiệm được một số nguyên liệu và dạng thuốc thông dụng theo tiêu chuẩn cơ sở và Dược điển Việt Nam, đồng thời qua đó rèn luyện được tác phong làm việc khoa học, thận trọng, chính xác, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp khi ra trường. Để tạo thuận lợi cho việc dạy và học, trong mỗi bài đều trình bày mục tiêu, nội dung kiến thức. Đồng thời, giáo trình có những ví dụ cụ thể về phương pháp cũng như kiểm nghiệm một số chế phẩm thuốc đang lưu hành trên thị trường, trên cơ sở đó có thể triển khai thành các bài thực hành. Thanh Hóa, ngày 01 tháng 7 năm 2021 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: ThS. BS Mai Văn Bảy 2. Ths. DSCK1 Hoàng Linh 3. DS. Nguyễn Thị Huế 4. DS. Trần Thị Hằng 5. DS. Lê Thị Phương Liên
  4. 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 Phần lý thuyết Bài 1: Đại cương về công tác kiểm tra chất lượng thuốc 5 Bài 2: Phương pháp xử lý số liệu, tính toán và trả lời kết quả kiểm nghiệm 27 Bài 3: Kiểm nghiệm thuốc bằng các phương pháp hoá học 39 Bài 4: Các phương pháp hoá lý trong kiểm nghiệm thuốc 54 Bài 5: Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp sinh học 69 Bài 6: Kiểm nghiệm thuốc bột , cốm 87 Bài 7: Kiểm nghiệm thuốc viên nén, thuốc viên nang 98 Bài 8: Kiểm nghiệm thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền 109 Bài 9: Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt 116 Bài 10: Kiểm nghiệm thuốc uống dạng lỏng 120 Bài 11: Kiểm nghiệm thuốc mềm dùng trên da và niêm mạc 128 Bài 12: Kiểm nghiệm thuốc có nguồn gốc dược liệu 135 Phần thực hành Bài 1: Pha dung dịch mẫu, dung dịch chuẩn, thuốc thử 148 Bài 2: Xác định giới hạn tạp chất trong thuốc 151 Bài 3: Kiểm nghiệm thuốc bột Natri hydrocarbonat 155 Bài 4: Kiểm nghiệm thuốc viên nén vitamin C 158 Bài 5: Kiểm nghiệm thuốc viên nang Paracetamol 161 Bài 6: Kiểm nghiệm thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 164 Bài 7: Kiểm nghiệm thuốc viên tròn nghệ - mật ong 167 Bài 8: Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt Natri clorid 0,9% 169 Bài 9: Kiểm nghiệm thuốc tiêm vitamin B12 172 Bài 10: Ôn tập và kiểm tra 174 Tài liệu tham khảo 175
  5. 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KIỂM NGHIỆM THUỐC Mã môn học: MH 29 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Kiểm nghiệm thuốc thuộc khối kiến thức chuyên ngành, thực hiện sau môn Bào chế. - Tính chất: Kiểm nghiệm thuốc là môn học nghiệp vụ nhằm giúp sinh viên hiểu và biết được việc thực hiện công tác kiểm tra chất lượng thuốc để đảm bảo có thuốc tốt từ khâu sản xuất đến khâu lưu trữ và phân khối trước khi tới tay người tiêu dùng, phục vụ có hiệu quả và an toàn cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh, đồng thời giúp cho sinh viên Dược nhận thức được trách nhiệm của người dược sĩ về mặt pháp lý cũng như về mặt tinh thần đối với chất lượng thuốc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương cơ bản về kiểm nghiệm thuốc, các phương pháp phân tích, những kỹ năng cơ bản trong thực hành kiểm nghiệm được ứng dụng nhiều trong học tập chuyên ngành và hoạt động nghề nghiệp. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nguyên tắc chung và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc được quy định trong Dược điển Việt Nam. + Trình bày được yêu cầu chất lượng và phương pháp thử tiêu chuẩn các dạng thuốc theo Dược điển Việt Nam. - Về kỹ năng: + Thao tác đúng, thành thạo và an toàn các kỹ thuật kiểm nghiệm + Kiểm nghiệm được một số nguyên liệu và dạng thuốc thông dụng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm; Chịu trách nhiệm quá trình kiểm nghiệm và kết quả kiểm nghiệm thuốc Nội dung của môn học:
  6. 4 PHẦN 1: LÝ THUYẾT
  7. 5 BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC GIỚI THIỆU: Bài 1 là bài giới thiệu về hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng của việt Nam để người học có được kiến thức nền tảng về hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc Việt nam từ trung ương đến địa phương. Giới thiệu về công tác kiểm nghiệm để người học có kiến thức về các quy trình thao tác trong kiểm nghiệm. MỤC TIÊU: - Nêu được khái niệm về thuốc, chất lượng thuốc và các yêu cầu cơ bản của thuốc để đảm bảo chất lượng thuốc - Nêu được khái niệm về kiểm tra chất lượng thuốc, thuốc đạt chất lượng, thuốc kém chất lượng, thuốc giả. - Trình bày được khái niệm, nội dung và yêu cầu kỹ thuật của công tác tiêu chuẩn hóa về thuốc. - Nêu được quy trình lấy mẫu để kiểm nghiệm. NỘI DUNG: 1. Chất lượng thuốc và đảm bảo chất lượng thuốc 1.1. Thuốc và yêu cầu chất lượng 1.1.1. Khái niệm về thuốc Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 của Việt Nam: - Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm. - Ngoài định nghĩa về thuốc, cũng cần chú ý một số thuật ngữ liên quan tới thuốc: - Nguyên liệu làm thuốc là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc. - Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người. - Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc. - Thuốc hóa dược là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả. - Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền.
  8. 6 - Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại. - Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh - Sinh phẩm (còn gọi là thuốc sinh học) là thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người. Sinh phẩm không bao gồm kháng sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân tử lượng thấp có thể phân lập thành những chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn đoán in vitro. 1.1.2. Chất lượng thuốc và yêu cầu chất lượng Chất lượng của một thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc đó (có chứa đúng các thành phần theo tỷ lệ qui định, có độ tinh khiết theo yêu cầu, đóng gói có nhãn qui định …) được thể hiện ở một mức độ phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đã định trước tuỳ theo điều kiện xác định về kinh tế , kỹ thuật, xã hội… nhằm đảm bảo cho thuốc đó đạt các mục tiêu sau: Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh - Không có hoặc ít có tác dụng không mong muốn - Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định - Tiện dụng và dễ bảo quản. Thuốc là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, có quan hệ trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đến chất lượng và hiệu quả của việc phòng bệnh, chữa bệnh. Vì thế thuốc phải được đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu cho đến thành phẩm, trong quá trình bảo quản, lưu thông, phân phối đến người sử dụng. Mục tiêu của đảm bảo chất lượng trên chỉ được coi là đạt khi nào thuốc đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Thuốc có chứa đúng các thành phần theo tỷ lệ qui định của công thức đã được đăng ký và được cấp phép (định tính, định lượng ). - Thuốc được phép sản xuất và sản xuất theo đúng các qui trình đã đăng ký và được cấp phép. - Có độ tinh khiết đạt yêu cầu qui định. - Thuốc được đóng gói trong các đồ đựng và đồ bao gói với nhãn thích hợp và đúng qui cách đã đăng ký . - Thuốc được bảo quản, phân phối, quản lý theo qui định để chất lượng của thuốc được duy trì trong suốt tuổi thọ đã đăng ký hay thời hạn bảo hành. Để đạt các mục tiêu trên, cần phải có nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản phải có là: - Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) - Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP) - Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) 1.2. Kiểm tra chất lượng thuốc 1.2.1. Khái niệm
  9. 7 Kiểm tra chất lượng thuốc hay kiểm nghiệm thuốc là việc sử dụng các phương pháp phân tích: hoá học, lý học, hoá lý, sinh học … đã được qui định để xem thuốc hay một nguyên liệu làm thuốc có đạt hay không đạt tiêu chuẩn quy định. Nói một cách cụ thể là kiểm tra chất lượng thuốc nhằm trả lời các câu hỏi: - Đây có phải là thuốc cần kiểm tra không? - Có đảm bảo hoạt lực hay hàm lượng đã đăng ký và được duyệt ? - Có đạt độ tinh khiết theo yêu cầu hay không? - Có bị phân huỷ hay biến chất hay không? - Đồ bao gói, nhãn có đúng qui cách không? Như vậy, mục tiêu cơ bản của công tác kiểm tra chất lượng thuốc là: - Để người sử dụng dùng được thuốc đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả sử dụng cao. - Phát hiện thuốc không đạt tiêu chuẩn, thuốc giả, thuốc kém phẩm chất … để xử lý và không cho phép lưu hành trên thị trường. - Trong ngành y tế đã quy định: Tất cả các thuốc và nguyên liệu làm thuốc đều phải được kiểm nghiệm và xác định chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn qui định mới được đưa vào sử dụng. Bởi vậy thuốc phải được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ, bảo đảm cho thuốc đạt chất lượng trong mọi hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu, quản lý và sử dụng thuốc. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc Có nhiều yếu tố, trong đó có thể là: - Những rủi ro hoặc nhầm lẫn trong sản xuất, do không chấp hành những qui định của GMP. - Những sản phẩm do vô tình hay cố ý trong sản xuất để tạo ra sản phẩm có hàm lượng thấp hơn qui định. - Do lựa chọn công thức bào chế cũng như kỹ thuật bào chế chưa đúng nên thuốc bị phân huỷ biến chất. - Quá trình bảo quản chưa tốt. - Do lợi ích cá nhân bất chính làm hàng giả để lừa người tiêu dùng gây ra tác hại nghiêm trọng… 1.2.3. Khái niệm về thuốc đạt chất lượng, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng chất lượng, thuốc giả - Thuốc đạt chất lượng (thuốc bảo đảm chất lượng ) : Là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất. - Thuốc không đạt tiêu chẩn chất lượng: Là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. - Thuốc giả: là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không có dược chất, dược liệu; b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
  10. 8 d) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ. 1.3. Hệ thống tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc Nhà nước giao cho Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý toàn diện chất lượng thuốc. Hệ thống tổ chức, quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc của ngành y tế được chia làm 3 phần: Hệ thống quản lý chất lượng thuốc; Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc; Hệ thống thanh tra Dược. 1.3.1. Hệ thống quản lý chất lượng thuốc - Cục quản lý Dược Việt Nam: Là cơ quan được Bộ Y tế uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng thuốc trên cả nước. - Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc ở địa phương: Sở Y tế chỉ đạo quản lý toàn diện về chất lượng của thuốc ở địa phương (thường uỷ quyền cho phòng nghiệp vụ Dược) 1.3.2. Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc 1.3.2.1.Cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của nhà nước về thuốc - Trung ương: Bao gồm 2 đơn vị: + Viện Kiểm nghiệm thuốc Quốc gia (ở Hà Nội) + Phân viện Kiểm nghiệm (ở TP. Hồ Chí Minh) . Giúp Bộ Y tế quản lý chỉ đạo công tác kiểm tra chất lượng thuốc trong toàn quốc về mặt kỹ thuật. Có nhiệm vụ: + Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thuốc. + Kiểm tra xác định chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường. + Thẩm tra kỹ thuật, giúp Bộ xét duyệt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm để xét cấp đăng ký sản xuất và lưu hành thuốc ở Việt Nam. + Phát hành các chất chuẩn và chất đối chiếu dùng trong kiểm nghiệm. + Làm trọng tài về chất lượng khi có tranh chấp khiếu nại về chất lượng thuốc. +Tham gia đào tạo cán bộ làm công tác kiểm nghiệm . + Tư vấn về chính sách chất lượng thuốc quốc gia. + Xây dựng tiêu chuẩn phòng kiểm nghiệm thuốc đạt tiêu chuẩn và giúp đỡ, kiểm tra công nhận các phòng kiểm nghiệm thuốc trong cả nước . + Kiểm tra việc kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn trong phạm vi toàn quốc. - Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm. Là cơ quan trực thuộc Sở y tế, có nhiệm vụ như Viện Kiểm nghiệm nhưng giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố. 1.3.2.1. Hệ thống tự kiểm tra chất lượng ở các cơ sở (phòng kiểm nghiệm ): Công tác kiểm tra chất lượng thuốc được thực hiện ở tất cả các cơ sở có liên quan tới thuốc. Tuỳ theo qui mô của cơ sở sản xuất (xí nghiệp, công ty trung ương hoặc địa phương, các cơ sở nhỏ…), kinh doanh (công ty, cửa hàng …) bệnh viện (trung ương, địa phương ) mà lập phòng kiểm nghiệm hay tổ kiểm nghiệm để tự kiểm tra chất lượng thuốc. Với các cơ sở sản xuất, bắt buộc phải có bộ phận tự kiểm tra chất lượng. Bộ phận này phải có khả năng kiểm nghiệm xác định chất lượng thuốc được sản xuất ở cơ sở mình theo tiêu chuẩn đã phê duyệt. Phải kiểm nghiệm, theo dõi được chất
  11. 9 lượng của thuốc trong suốt quá trình sản xuất từ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Phải lập hồ sơ theo dõi từng lô sản phẩm. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về thuốc do cơ sở sản xuất ra. Các cơ sở bảo quản, phân phối thuốc phải có bộ phận tự kiểm nghiệm (với các công ty lớn) hoặc kiểm tra, kiểm soát để quản lý, đánh gái chất lượng thuốc, theo dõi chất lượng trong quá trình bảo quản, cung cấp hồ sơ chất lượng cho đơn vị sử dụng thuốc. Các bệnh viện, tùy theo quy mô lớn, nhỏ cũng phải có bộ phận kiểm nghiệm các thuốc tự pha chế, kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc trước khi phân phối đến người sử dụng. 1.3.2. Hệ thống thanh tra dược Cùng các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc, thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượng thuốc được tổ chức từ trung ương đến địa phương. 2. Công tác tiêu chuẩn hóa 2.1. Định nghĩa và một số khái niệm - Tiêu chuẩn hoá là một lĩnh vực hoạt động bao gồm hai nội dung: Xây dựng ra các tiêu chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn đó trong thực tế nhằm đưa các hoạt động của xã hội (đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh) đi vào nề nếp để đạt được hiệu quả chung có lợi nhất cho mọi người và cho xã hội. - Tiêu chuẩn là những qui định thống nhất và hợp lý được trình bày dưới dạng một văn bản hoặc một thể thức nhất định do một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc áp dụng cho những nơi có liên quan. Nói một cách khác tiêu chuẩn là một văn bản mang tính pháp chế trong đó đề ra những qui định thống nhất và hợp lý bắt buộc áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng cho một sản phẩm nào đó . - Đối với thuốc, Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc là văn bản quy định về đặc tính kỹ thuật, bao gồm chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và yêu cầu quản lý khác có liên quan đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Đây là cơ sở để các các cơ quan kiểm nghiệm (hoặc người kiểm nghiệm) tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả, công bố kết quả (bằng phiếu kiểm nghiệm) đánh giá chất lượng thuốc là đạt hay không đạt và có được phép lưu hành (hoặc sử dụng) hay không . 2.2. Nội dung chính của một tiêu chuẩn cơ sở Mẫu TCCS gồm các mục sau đây: Bìa, Tiêu đề; Yêu cầu chất lượng, Phương pháp thử, Đóng gói, Bảo quản, Hạn dùng. 2.2.1. Bìa Bìa chi tiết gồm: - Tên có quan quản lý - Tên cơ sở - Tiêu chuẩn cơ sơ - Tên sản phẩm - Số tiêu chuẩn 2.2.2. Tiêu đề Tên cơ quan quản lý Tên sản phẩm Số tiêu chuẩn:
  12. 10 Tên cơ sở Dạng thuốc Có hiệu lực từ: Hàm lượng, nồng độ Ban hành theo Quyết định số……ngày……..tháng……..năm…. 2.2.3. Yêu cầu chất lượng 2.2.1.1.Công thức điều chế Ghi rõ tên nguyên liệu, phụ liệu, số lượng sử dụng trong công thức 2.2.1.2. Nguyên liệu, phụ liệu Ghi rõ tài liệu tiêu chuẩn chất lượng từng nguyên liệu, phụ liệu. 2.2.1.3. Yêu cầu chất lượng Ghi rõ từng chỉ tiêu chất lượng, các yêu cầu đối với từng chỉ tiêu. 2.2.4. Phương pháp thử Nêu rõ phương pháp thử cho từng chỉ tiêu chất lượng, bao gồm: mục thuốc thử, thiết bị và cách tiến hành chi tiết. Trong trường hợp là phương pháp thử chung trong Dược điển, phải ghi rõ tên Dược điển, phương pháp sử dụng. 2.2.5. Đóng gói – Bảo quản – Hạn dùng Ngày………tháng……..năm…….. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) 2.3. Các cấp tiêu chuẩn về thuốc - Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc: do Bộ Y tế xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Dược điển Việt Nam trên cơ sở Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc và quy định việc áp dụng Dược điển nước ngoài tại Việt Nam. - Tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc xây dựng để áp dụng trong phạm vi hoạt động của cơ sở mình nhưng không được thấp hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được quy định tại Dược điển Việt Nam. Trường hợp Dược điển Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc tương ứng, cơ sở xây dựng tiêu chuẩn trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học hoặc theo quy định của Dược điển nước ngoài và được Bộ Y tế phê duyệt. 2.4. Công tác xây dựng tiêu chuẩn 2.4.1. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật Khi xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cần chú ý tới việc kết hợp giữa các loại chỉ tiêu để phản ánh hết được chất lượng của thuốc phù hợp với điều kiện kỹ thuật, kinh tế và thực tế: các chỉ tiêu phản ánh về công dụng của thuốc (thể hiện ở độ tinh khiết và hàm lượng); chỉ tiêu phản ánh mức độ tin cậy và an toàn (độ độc, độ bền, hạn dùng…); tiêu chuẩn về tâm sinh lý (dạng thuốc qua các đường vào cơ thể); chỉ tiêu về thẩm mỹ (hình thức đóng gói, trình bày đẹp, bảo quản…) Các nội dung chính của yêu cầu kỹ thuật Thông thường các nội dung chính của yêu cầu kỹ thuật của một tiêu chuẩn về thuốc bao gồm: - Công thức pha chế: phải trình bày công thức pha chế của thuốc, ghi rõ tên nguyên liệu, phụ liệu với số lượng ghi bằng số và chữ, cùng tiêu chuẩn của chúng (ví dụ: tá dược đạt tiêu chuẩn Dược dụng…)
  13. 11 - Chất lượng thành phẩm: phải nêu rõ về hình thức cũng như tính chất cảm quan, mức độ tinh khiết như: hình dạng, thể chất, màu sắc, mùi vị, các đặc điểm đặc biệt, độ bền cơ học (với thuốc viên), độ tan rã, sai số khối lượng, sai số thể tích. - Yêu cầu về định tính, thử độ tinh khiết. - Yêu cầu về hàm lượng. 2.4.2. Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu Dựa trên các nội dung chính của yêu cầu kỹ thuật, căn cứ vào thực tế, điều kiện kỹ thuật, lựa chọn ra các chỉ tiêu thích hợp, không quá nhiều hoặc quá ít nhưng nói lên đủ đặc trưng chất lượng thuốc, phù hợp với điều kiện cụ thể. Sau đó phải xây dựng được mức cho các chỉ tiêu trên. Mức chỉ tiêu là giá trị cụ thể hay là khoảng giá trị mà thuốc phải đạt được. 2.4.3. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn về phương pháp thử Mục đích chính của việc tiêu chuẩn hóa một phương pháp thử là chọn được một quy trình thử hay quy trình phân tích sao cho khi áp dụng sẽ cho một kết quả gần với giá trị thực nhất. Trong kiểm nghiệm thuốc, các loại quy trình thử thường được chia thành 3 loại: - Các phép thử định tính: là các phép thử nhằm chứng minh rằng chất cần phân tích có mặt trong mẫu đem thử. Phép thử được thực hiện bằng cách tiến hành các phản ứng định tính, đo các thông số đặc trưng các chất cần thử (tính chất phổ UV-VIS, IR, sắc ký…) hoặc so sánh với chất chuẩn đối chiếu. - Các phép thử về độ tinh khiết: Là các phép thử nhằm chứng minh rằng mẫu đem thử đạt (hay không đạt) về mức độ tinh khiết. Phép thử được thực hiện bằng cách sử dụng một tính chất đặc hiệu (màu sắc, độ đục…) để so sánh định lượng tạp chất có trong mẫu thử và mẫu chuẩn để từ đó xác định được giới hạn tạp chất có trong mẫu đem phân tích. - Các phép thử định lượng: Là những phép thử nhằm xác định hàm lượng của mẫu thử (hoặc thành phần chính của mẫu) hay hàm lượng của các hoạt chất có trong mẫu đem thử. Các phép thử này được tiến hành bằng các phương pháp định lượng hoá học, hoá lý, vật lý, sinh học 2.4.4. Sửa đổi, xét duyệt lại tiêu chuẩn Trong quá trình thực hiện, cần định kỳ soát lại tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đề ra và sửa đổi cho phù hợp. 2.5. Dược điện Việt Nam 2.5.1. Một số nét chung về Dược điển Việt Nam Dược điển Việt Nam là một tài liệu bao gồm: - Tập hợp các tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) về thuốc (hóa dược và các chế phẩm, huyết thanh và vaccine, dược liệu, chế phẩm đông dược). Mỗi tiêu chuẩn còn được gọi là một chuyên luận. - Những quy định chung trong công tác kiểm nghiệm, giới thiệu các phương pháp kiểm nghiệm chung, các hóa chất, thuốc thử, thuốc chuẩn, chỉ thị…dùng để phân tích và đánh giá chất lượng thuốc. - Một số phụ lục, bảng tra cứu… 2.5.2. Một số qui định chung khi sử dụng Dược điển Việt Nam (trong công tác kiểm nghiệm thuốc) Có nhiều qui định, dưới đây nêu tóm tắt nội dung chính của 10 qui định:
  14. 12 - Tên các chuyên luận: lấy tên chính là tên Việt Nam, sau tên Việt Nam là tên Latin và tên thông dụng khác nếu có. - Đơn vị đo lường: sử dụng theo đúng yêu cầu của cơ quan đo lường nhà nước Việt Nam. - Khái niệm “cân chính xác” nghĩa là cân trên cân phân tích có độ nhạy đến 0,1 mg (0,0001 g). Khái niệm “lấy khoảng” có ý nghĩa là lấy một lượng với độ chênh không quá  10% so với yêu cầu. Khái niệm “Đến khối lượng không đổi” nghĩa là xử lí chế phẩm đến khi nào sai giữa 2 lần kế tiếp nhau < 0,5 mg. - Nồng độ phần trăm không có chỉ dẫn gì coi là cách biểu diễn theo % kk/tt. Còn các trường hợp khác sẽ ghi cụ thể. - Khái niệm “alcol” không có chỉ dẫn gì có nghĩa là alcol chứa khoảng 96% (tt/tt) ethanol (C2H6O). Ethanol không có chỉ dẫn gì khác nghĩa là ethanol tuyệt đối. - Về nhiệt độ: dùng thang độ bách phân ký hiệu oC. Khi không ghi cụ thể, quy ước: + Nhiệt độ chuẩn: 20oC + Nhiệt độ thường: 20 - 30oC + Nước ấm: 40 - 50oC + Nước nóng: 70 - 80oC + Nước cách thủy: 98 - 100oC + Rất lạnh: < - 10oC + Lạnh: 2 - 10oC + Mát: 10 - 20 oC + Nhiệt độ phòng : 20 - 35oC + Nóng: 35 - 40oC + Rất nóng: > 40 oC + Nung đỏ: khoảng 400oC + Đỏ thẫm: khoảng 6000C + Đỏ trắng: khoảng 9000C 3. Kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn Như trên đã nêu, kiểm nghiệm thuốc là việc tiến hành phân tích một mẫu thuốc đại diện cho lô thuốc đó bằng các phương pháp hoá học, lý học, hoá lý, sinh học … đã được qui định để xem thuốc đó đạt hay không đạt tiêu chuẩn từ đó quyết định xem có được phép lưu hành hoặc sử dụng hay không. Để sự đánh giá này chính xác, đòi hỏi phải làm tốt 3 việc sau: lấy mẫu kiểm nghiệm, thực hành phân tích, đánh giá kết quả và viết phiếu trả lời (phiếu kiểm nghiệm, phiếu phân tích). 3.1. Lấy mẫu kiểm nghiệm 3.1.1. Một số khái niệm - Lô sản xuất: Là một lượng xác định thuốc (thành phẩm, nguyên liệu và bao bì làm thuốc) được chế biến trong một quy trình đơn lẻ hoặc một loạt các quy trình và có tính đồng nhất. - Đơn vị lấy mẫu: Là một phần riêng biệt của lô sản xuất như mỗi gói, hộp hay thùng nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn được chọn ra để lấy mẫu - Mẫu ban đầu: Là một lượng thuốc được lấy ra trực tiếp từ một phần một vị trí trong đơn vị lấy mẫu. Tùy theo mục đích lấy mẫu,yêu cầu kiểm tra chất lượng mà lượng thuốc của mẫu ban đầu phải đủ để tạo mẫuphân tích và mẫu lưu.
  15. 13 - Mẫu riêng: Là mẫu thuốc được tạo thành bằng cách trộn đều các mẫu ban đầu lấy ra từ một đơn vị lấy mẫu. - Mẫu chung (Mẫu cuối cùng): Là mẫu thuốc được tạo thành bằng cách trộn lẫn một số hoặc tất cả các mẫu riêng với nhau, dùng để tạomẫu phân tích và mẫu lưu. (Có thể nghiền trộn với nhau nếu là chất bột rắn,trộn lẫn với nhau nếu là chất lỏng, hoặc có thể đặt cạnh nhau nếu là các đơn vịthuốc đã phân liều). - Mẫu phân tích: Là một phần của mẫu chung dùng để phân tích ở phòng kiểm nghiệm. Lượng thuốc trong mẫu phân tích phải đủ để thực hiện tất cả các phép thử theo yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng. - Mẫu lưu: Là một phần của mẫu chung được lưu để kiểm nghiệm lại khi cần thiết. Lượng thuốc trong mẫu lưu tối thiểu phải bằngmẫu phân tích. 3.1.2. Trình tự lấy mẫu và các thao tác lấy mẫu Lấy mẫu là tập hợp các thao tác kỹ thuật nhằm thu thập một lượng thuốc (thành phẩm thuốc, nguyên liệu và bao bì làm thuốc) nhất định đại diện cho thực chất tình trạng chất lượng của lô thuốc dùng cho việc xác định chất lượng thuốc. Do vậy để kết luận về mẫu thuốc mang tính pháp lý, cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các qui định về thủ tục lấy mẫu như sau 3.1.2.1. Dụng cụ lấy mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc Dụng cụ lấy mẫu, đồ đựng mẫu phải được làm bằng vật liệu trơ, sạch thích hợp với đặc điểm của từng loại mẫu, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu, không đưa tạp chất vào mẫu gây ô nhiễm, nhiễm chéo đối với mẫu cũng như phải đảm bảo an toàn cho người lấy mẫu . 3.1.2.2. Lượng mẫu cần lấy Lượng mẫu cần lấy để phân tích và để lưu được tính toán tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc áp dụng, phương pháp thử của mẫu nhưng ít nhất phải đủ cho ba lần phân tích hoặc phải đủ để thực hiện các phép thử đảm bảo thu được kết quả chính xác và tin cậy. Thông thường, mỗi lô sản xuất được lấy hai mẫu (một mẫu phân tích và một mẫu lưu tại cơ quan kiểm nghiệm). Trường hợp cần thiết, số mẫu phân tích và mẫu lưu có thể nhiều hơn hai để đủ gửi kiểm nghiệm và lưu ở các cơ quan, tổ chức có liên quan. 3.1.2.3. Thao tác lấy mẫu a. Nguyên tắc lấy mẫu: - Tùy theo mục đích kiểm tra và theo từng loại sản phẩm, người lấy mẫu quyết định lựa chọn phương pháp lấy mẫu thích hợp. - Quá trình lấy mẫu phải được giám sát và được ghi chép lại đầy đủ. Tất cả các dấu hiệu không đồng nhất, hư hỏng của thuốc và bao bì bảo quản đều phải được ghi chép lại. - Quy trình lấy mẫu phải đảm bảo sao cho có thể kịp thời phát hiện tính không đồng nhất của thuốc trong từng đơn vị lấy mẫu và của cả lô thuốc. Các dấu hiệu không đồng nhất bao gồm sự khác nhau về hình dạng, kích thước, hoặc màu sắc của các tiểu phân chất rắn ở dạng kết tinh, dạng hạt hoặc dạng bột; lớp vỏ ẩm của các chất hút có tính hút ẩm; sự lắng đọng các dược chất ở dạng rắn trong thuốc dạng chất lỏng hoặc bán rắn; sự tách lớp của thuốc dạng chất lỏng.
  16. 14 - Không trộn lẫn, phối hợp các mẫu được lấy từ các phần có dấu hiệu khác nhau, từ các bao bì có nghi ngờ chất lượng của lô thuốc, vì sự trộn lẫn này làm che khuất các dấu hiệu tạp nhiễm, hàm lượng thấp hoặc các vấn đề chất lượng khác. Phải tạo thành mẫu riêng biệt từ các phần, các bao bì này. - Đối với thành phẩm thuốc, quy trình lấy mẫu cần tính đến các phép thử chính thức và phép thử bổ sung đối với từng dạng thuốc (ví dụ: thuốc viên nén, hoặc thuốc tiêm truyền...). Các phép thử bổ sung bao gồm các phép thử để xác định thuốc giả mạo, thuốc bị pha trộn, thuốc thêm các chất không được phép. - Không nên trộn lại thuốc đã lấy ra khỏi bao bì trực tiếp với thuốc còn trong bao bì. b. Sơ đồ lấy mẫu: Việc lấy mẫu phải bảo đảm cho được tính khách quan, đại diện cho được chất lượng của thuốc cần lấy kiểm tra. Vì vậy, phải lấy theo hướng dẫn của qui trình (hình 1.1). Hình 1.1. Sơ đồ qui trình lấy mẫu, lưu mẫu - Kiểm tra tình trạng vật lý của lô hàng: phân tách theo từng loại sản phẩm và từng lô sản xuất, mỗi lô lại tách riêng các thùng hàng có dấu hiệu bị hư hại, không đảm bảo vệ sinh để kiểm tra, lấy mẫu riêng. Loại bỏ các đơn vị bao gói không có nhãn. - Từ lô sản phẩm lấy ra các đơn vị lấy mẫu, mở các bao gói để lấy các mẫu ban đầu và làm kín ngay lại các bao gói đã được lấy mẫu. Số lượng nguyên liệu trong mẫu ban đầu được tính toán đủ để chuẩn bị mẫu tiếp sau. - Trộn đều các mẫu ban đầu thành những mẫu riêng của từng đơn vị lấy mẫu - Trộn đều các mẫu riêng thành mẫu chung.
  17. 15 - Tạo mẫu cuối cùng: Từ mẫu chung lấy ra các phần bằng nhau tạo thành mẫu cuối cùng gồm mẫu phân tích và mẫu lưu. Các mẫu phân tích và mẫu lưu phải được cho vào đồ đựng, hàn kín và dán nhãn. Nhãn của đồ đựng mẫu phải ghi rõ tên thuốc, tên nhà sản xuất, ký hiệu lô sản xuất, hạn dùng, số thùng đã lấy mẫu, nơi lấy mẫu, số lượng mẫu đã lấy (nếu mẫu lấy là nguyên liệu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và nguyên liệu thuốc phóng xạ số lượng cần phải ghi bằng chữ), ngày lấy mẫu, các điều kiện bảo quản phù hợp với biên bản lấy mẫu. Sau khi lấy mẫu xong, các thành viên tham gia lấy mẫu phải niêm phong mẫu để đảm bảo mẫu được an toàn trong quá trình vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến nơi giao mẫu. Trên niêm phong của mẫu phải ghi rõ ngày tháng lấy mẫu và có ít nhất chữ ký của người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trong trường hợp cần thiết, phần còn lại sau khi lấy mẫu cũng phải niêm phong để đề phòng sự tráo thuốc. 3.1.2.4. Lấy mẫu nguyên liệu làm thuốc a. Trường hợp nguyên liệu chỉ có một bao gói: - Lấy mẫu nguyên liệu dạng rắn: Lấy mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của thùng hàng (phía trên, giữa và đáy). Nếu các mẫu ban đầu không có các dấu hiệu cảm quan khác nhau thì trộn đều các mẫu ban đầu thành mẫu riêng. - Lấy mẫu nguyên liệu dạng lỏng hoặc bán rắn: Nấu không đồng đều thì phải trộn đều trước khi lấy mẫu. Ví dụ nếu chế phẩm lỏng phân lớp phải khuấy đều trước khi lấy mẫu, hoặc nếu có cặn lắng trong chất lỏng phải làm tan cặn lắng hoặc phân tán đều trước khi lấy mẫu bằng cách có thể làm ấm hoặc khuấy trộn đều. b. Trường hợp lô nguyên liệu có nhiều bao gói: - Tùy theo mục đích của lấy mẫu kiểm tra, mức độ đồng nhất và chất lượng của lô thuốc mà chọn phương án lấy mẫu thích hợp theo quy định theo 1 trong 3 sơ đồ lấy mẫu sau: Bảng 1: Các giá trị n, p hoặc r cho N đơn vị bao gói Giá trị n, Giá trị N p, r Sơ đồ n Sơ đồ p Sơ đồ r 2 Tới 3 Tới 25 Tới 2 3 4-6 25 - 56 3-4 4 7 - 13 57 - 100 5-7 5 14 - 20 101 - 156 8 - 11 6 21 - 30 157 - 225 12 - 16 7 31 - 42 17 - 22 8 43 - 56 23 - 28 9 57 - 72 29 - 36 10 73 - 90 37 - 44 • Sơ đồ n Áp dụng: lô nguyên liệu cần lấy mẫu được coi là đồng nhất và được cung cấp từ một nguồn xác định. Có thể lấy mẫu từ bất kỳ phần nào trong thùng nguyên liệu (thường từ lớp trên cùng). Số bao gói trong lô lấy ra để tạo mẫu ban đầu tính theo công thức :
  18. 16 Trong đó: n: số bao gói lấy ra (được làm tròn) N: số đơn vị bao gói cuối cùng trong lô • Sơ đồ p Áp dụng: lô nguyên liệu được xem là đồng nhất, từ một nguồn xác định và mục đích chính là để kiểm tra định tính. Lấy mẫu ban đầu theo công thức: Giá trị p thu được bằng cách làm tròn tới số nguyên lớn nhất tiếp theo. • Sơ đồ r Áp dụng: lô nguyên liệu bị nghi ngờ là không đồng nhất và/hoặc tiếp nhận từ nguồn không xác định, dược liệu hay các nguyên liệu ban đầu là dược liệu đã được chế biến một phần. Lấy mẫu ban đầu theo công thức: Giá trị r thu được bằng cách làm tròn tới số nguyên lớn nhất tiếp theo. Lưu ý: Lấy mẫu nguyên liệu ban đầu để định tính đối với các cơ sở sản xuất không áp dụng các sơ đồ trên mà theo nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO). 3.1.2.5. Lấy mẫu bán thành phẩm chưa đóng gói Các sản phẩm loại này là thuốc bột, thuốc nước, siro thuốc, thuốc mỡ, thuốc cốm, thuốc viên, thuốc tiêm... chứa trong các bao gói lớn để chuyển đến cơ sở đóng gói lẻ. Mỗi lô sản xuất được lấy mẫu theo cách sau: - Nếu lô sản phẩm chỉ có 1 - 2 bao gói, thì mở cả hai bao gói. Nếu lô sản phẩm có từ 3 bao gói trở lên thì mở ba bao gói. Lấy ít nhất 3 mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của mỗi bao gói. - Trộn các mẫu ban đầu lại thành mẫu chung rồi tạo mẫu cuối cùng gồm mẫu phân tích và mẫu lưu. 3.1.2.6. Lấy mẫu thuốc thành phẩm Lấy mẫu thuốc thành phẩm để kiểm tra hoặc giám sát chất lượng: Việc lấy mẫu theo nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên và phải lấy mẫu ở những vị trí khác nhau của lô hàng. Căn cứ tiêu chuẩn chất lượng thuốc, số lượng thuốc được lấy sao cho đủ để thử nghiệm và lưu mẫu. Trường hợp không có đủ thông tin để tính toán chính xác số lượng thuốc cần lấy, tham khảo số lượng thuốc thành phẩm tối thiểu cần lấy theo quy định sau: STT Dạng bào chế Chủng loại, quy cách Số lượng 1 Thuốc viên nén, viên 1 hoạt chất 80 viên nang, viên bao ≥ 2 hoạt chất 120 viên 2 Thuốc nước ≥ 100 ml 20 chai (lọ) 10 - 100 ml 30 chai (lọ) 5ml - 10ml 50 chai (lọ) < 5ml 100 chai (lọ) 3 Cốm, bột Đóng gói theo đơn vị ~ 100 gam
  19. 17 đơn liều hoặc đa liều Hoàn cứng, hoàn mềm > 0,5 g/viên 120 viên 0,1 - 0,5 g/viên 200 viên < 0,1 g/viên 500 viên 4 Rượu thuốc ≤ 650 ml 7 chai > 650 ml 5 chai 5 Dịch truyền ≥ 250 ml 20 chai 100 ml - 250 ml 25 chai < 100 ml 50 chai Ống tiêm 1ml 150 ống ≥ 2 ml 120 ống Nước cất tiêm 2 ml 250 ống 5 ml 100 ống 10 ml 80 ống 6 Thuốc nhỏ mắt ≤ 2ml/100mg 100 lọ (tuýp) > 2ml/100mg 80 lọ (tuýp) 7 Thuốc mỡ, kem, ≤ 100mg 30 lọ (tuýp) gel dùng ngoài > 100mg 40 lọ (tuýp) 8 Thuốc bột tiêm < 100 mg 150 lọ 100 - 450 mg 120 lọ > 450 mg 100 lọ 9 Dầu xoa 1 - 2 ml 30 lọ ≥ 5 ml 20 lọ 10 Cao thuốc Các loại ~100g 11 Dược liệu Chứa tinh dầu 250 g Không chứa tinh dầu 100 g 12 Tinh dầu Các loại 150 ml 13 Vắc xin, sinh phẩm Các loại Theo quy định của nhà sản xuất 14 Nguyên liệu Nguyên liệu quý 20 g Nguyên liệu kháng sinh 50 g Nguyên liệu thuốc gây 10 g nghiện, hướng thần, tiền chất Nguyên liệu thường 100 g Nhựa hạt 200 g Khi lấy mẫu thành phẩm cần cân nhắc các bước sau: - Xác định số pa-lét cho mỗi lô trong đợt hàng. - Tính toán số pa-lét dựa theo số đơn vị lấy mẫu để kiểm tra mẫu bằng cảm quan quy định: + Kiểm tra điều kiện của pa-lét và bao bì về tính toàn vẹn của nguyên liệu đóng gói bên ngoài.
  20. 18 + Kiểm tra phía ngoài của hàng hóa trên các pa-lét xem có sạch không. + Kiểm tra xem ghi nhãn trên các pa-lét có phù hợp với danh mục hàng hóa đóng gói không. + Đếm, phân loại và ghi chép các sai sót. - Tính tổng số gói (hộp) đựng hàng vận chuyển trên số pa-lét hiện có và xác minh tổng số căn cứ vào danh mục đóng gói hàng. - Kiểm tra các gói (hộp) hàng vận chuyển (đơn vị đóng gói trung gian) từ số pa-lét đã chọn: + Kiểm tra xem nguyên liệu đóng gói của các hộp đựng hàng có còn nguyên vẹn không. + Kiểm tra xem các hộp có sạch không. + Kiểm tra xem nhãn trên các hộp có bị hư hỏng không. + Kiểm tra các hộp xem có hư hỏng gì không. + Kiểm tra các nhãn xem có lỗi chính tả không. + Kiểm tra ngày sản xuất và hạn dùng trên các nhãn. + Đếm, phân loại và ghi chép các sai sót. - Kiểm tra bằng cảm quan các đơn vị đóng gói cuối cùng từ các đơn vị đóng gói trung gian: + Kiểm tra xem vật liệu đóng gói của các đơn vị đóng gói cuối cùng có còn nguyên vẹn không. + Kiểm tra xem các gói hàng có sạch không. + Kiểm tra hình dạng và màu sắc của các gói hàng. + Kiểm tra xem nhãn trên các gói hàng có bị hư hỏng không. + Kiểm tra các gói xem có hư hỏng gì không. + Kiểm tra các nhãn xem có lỗi chính tả không. + Kiểm tra ngày sản xuất và hạn dùng trên các nhãn. + Đếm, phân loại và ghi chép số lỗi. - Từ số gói hàng được chọn, dựa theo tiêu chuẩn chất lượng, bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, tính số gói hàng cần kiểm tra lý học, hóa học và số lượng cần cho mẫu lưu. - Kiểm tra giấy xác nhận phân tích của nhà cung cấp so với các tiêu chuẩn, nếu có. 3.1.2.7. Lấy mẫu dược liệu Dược liệu hoặc dược liệu đã được chế biến một phần, kể cả động vật, thực vật (cây thuốc đã làm khô và các phần của cây) và khoáng chất, được coi như nguyên liệu không đồng đều, lấy mẫu sơ đồ r . 3.2. Tiến hành kiểm nghiệm 3.2.1. Nhận mẫu Bộ phận nhận mẫu của cơ quan kiểm nghiệm phải kiểm tra xem mẫu có đáp ứng đủ các yêu cầu sau không: - Mẫu phải được lấy theo đúng các thủ tục đã qui định trên. - Mẫu phải được đóng gói niêm phong và có nhãn ghi đủ các thông tin cần thiết (nhãn gốc, tên thuốc, số lô sản xuất, tên tiêu chuẩn yêu cầu kiểm tra …). - Các mẫu do thanh tra lấy về phải có kèm biên bản lấy mẫu. - Các mẫu gửi phải kèm công văn hoặc giấy giới thiệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2