Giáo trình Kiến trúc công trình dân dụng (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 3
download
Giáo trình "Kiến trúc công trình dân dụng (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Kiến trúc nhà ở; hướng dẫn triển khai mặt bằng nhà ở; kiến trúc công trình công cộng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kiến trúc công trình dân dụng (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG NGÀNH: HỌA VIÊN KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy và học tập dành cho hệ Trung Cấp chuyên ngành Họa Viên Kiến Trúc. KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG là môn học chuyên ngành nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên lý thiết kế các công trình kiến trúc dân dụng Giáo trình KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG do các giảng viên thuộc Bộ môn Kiến trúc cơ sở - Khoa Xây dựng - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Kiến Trúc Công Trình Dân Dụng cập nhật mới và tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) Nội dung cuốn giáo trình gồm hai chương sau: Chương 1: KIẾN TRÚC NHÀ Ở: Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở. Chương 2: KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG: Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên lý thiết kế kiến trúc công trình công cộng. Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp, để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả 3
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC NHÀ Ở ............................................................................ 5 1.1. Đặc điểm và phân loại ............................................................................................. 5 1.1.1. Đặc điểm ......................................................................................................... 5 1.1.2. Phân loại ......................................................................................................... 5 1.2. Các bộ phận hợp thành nhà ở .................................................................................. 6 1.2.1. Bộ phận ở ....................................................................................................... 6 1.2.2. Bộ phận phục vụ ............................................................................................. 9 1.2.3. Bộ phận giao thông và những bộ phận phụ khác. ........................................ 12 1.3. Nguyên lý thiết kế kiến trúc một số loại nhà ở...................................................... 13 1.3.1. Nhà ở kiểu biệt thự ....................................................................................... 13 1.3.2. Nhà ở liên kề (TCVN 9411 : 2012) .............................................................. 21 1.4. Nhà ở kiểu căn hộ .................................................................................................. 24 1.4.1. Đặc điểm: ..................................................................................................... 24 1.4.2. Phân loại: ( TCVN 4450 : 1987) .................................................................. 26 1.4.3. Các không gian trong căn hộ: ....................................................................... 26 1.4.4. Giới thiệu một số mẫu thiết kế: .................................................................... 35 HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI MẶT BẰNG NHÀ Ở ............................................... 39 CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG .............................................................. 42 2.1. Đặc điểm và phân loại ........................................................................................... 42 2.1.1. Đặc điểm ....................................................................................................... 42 2.1.2. Phân loại ....................................................................................................... 42 2.2. Các bộ phận tạo thành kiến trúc công cộng........................................................... 42 2.2.1. Khu trung tâm cửa vào ................................................................................. 43 2.2.2. Bộ phận chính ............................................................................................... 43 2.2.3. Bộ phận phụ.................................................................................................. 44 2.2.4. Bộ phận giao thông....................................................................................... 44 2.3. Các hình thức thiết kế mặt bằng kiến trúc công cộng ........................................... 45 2.3.1. Thiết kế mặt bằng tổng thể ........................................................................... 45 2.3.2. Thiết kế mặt bằng công trình........................................................................ 46 2.4. Nguyên lý thiết kế trường học ............................................................................... 47 2.4.1. Đặc điểm ....................................................................................................... 47 2.4.2. Thiết kế mặt bằng toàn thể: .......................................................................... 47 2.4.3. Thiết kế mặt bằng nhà học chính. ................................................................ 48 2.4.4. Một số chú ý khi thiết kế trường trung học .................................................. 52 2.5. Nguyên lý thiết kế trụ sở cơ quan (TCVN 4601:1988) ......................................... 52 2.5.1. Đặc điểm ....................................................................................................... 52 2.5.2. Thiết kế mặt bằng toàn thể ........................................................................... 53 2.5.3. Thiết kế mặt bằng công trình........................................................................ 54 2.5.4. Một số chú ý khi thiết kế trụ sở cơ quan ...................................................... 58 4
- CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC NHÀ Ở Mục tiêu: Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở. 1.1. Đặc điểm và phân loại 1.1.1. Đặc điểm Nhà ở là loại kiến trúc xây dựng hàng loạt, chiếm tỷ lệ khá lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi - ăn - ngủ - sinh hoạt của con người với khoảng thời gian nhiều nhất trong ngày, đó là nhu cầu cần thiết hàng ngày không thể thiếu và chính đáng, quan trọng của tất cả mọi người. Tại nhà ở, con người cần có những không gian để thỏa mãn mọi nhu cầu ngày càng cao của con người về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Kiến trúc nhà ở có mối quan hệ mật thiết đến sở thích, lối sống của từng con người và từng gia đình. Một xã hội tiến bộ là một xã hội phải biết chăm lo và tạo điều kiện để mỗi con người được mưu cầu một chỗ ở ổn định để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng “ An cư lạc nghiệp”. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân - đó cũng là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước và cũng là nhiệm vụ quan trọng của những người làm công tác xây dựng. Nhà ở trong thời gian tới cần mang đặc điểm văn hóa đặc trưng, chú ý đến các vấn đề về môi trường sinh thái, địa chất thủy văn, tập quán dân tộc của từng vùng miền nhưng vẫn kết hợp với việc tiếp cận những kinh nghiệm hiện đại trên thế giới. 1.1.2. Phân loại Có nhiều quan điểm để phân nhà ở, tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau mà nhà ở được phân ra thành các loại khác nhau. 1.1.2.1. Dựa vào tính chất công năng: + Nhà ở nông thôn + Nhà ở biệt thự thành phố. + Nhà ở liên kế ( liền kề, ghép khối) + Nhà ở chung cư. 1.1.2.2. Theo phương pháp xây dựng và vật liệu: + Nhà ở xây dựng toàn khối: nhà gạch đá, nhà khung bêtông cốt thép toàn khối… + Nhà ở xây dựng lắp ghép: nhà được xây dựng bằng những cấu kiện được đúc sẵn trong nhà máy, sau đó tiến hành lắp ghép và hoàn thiện mối nối tại công trường. Loại nhà nàythường được dùng cho các công trình quy mô lớn như các chung cư cao tầng,… 1.1.2.3. Dựa trên độ cao ( số tầng nhà ) + Nhà thấp tầng: thường từ 3 tầng trở xuống - dành cho các gia đình điều kiện sống độc lập ( nhà nông thôn, biết thự ) 5
- + Nhà nhiều tầng: thường từ 4 đến 6 tầng không có thang máy như chung cư, ký túc xá, nhà ở kiểu khách sạn - dành phục vụ chủ yếu cho tầng lớp người nghèo, các cán bộ công nhân viên. + Nhà ở cao tầng: thường từ 7 tầng trở lên, có thang máy để lên xuống. Loại nhà này được chia làm 3 loại: - Từ 7 đến 12 tầng ( cao tầng loại thấp ) - Từ 16 đến 24 tầng ( cao tầng loại trung bình ) - Từ 26 tầng trở lên ( cao ốc, siêu cao hay nhà chọc trời) 1.1.2.4. Dựa trên các đối tượng phục vụ và ý nghĩa xã hội. + Nhà ở cho những người có thu nhập cao + Nhà ở cho người thu nhập khá và trên trung bình + Nhà ở ( căn hộ ) dành cho đối tượng có thu nhập trung bình và nghèo. + Nhà ở tạm thời. 1.2. Các bộ phận hợp thành nhà ở Gồm 3 bộ phận chính: + Bộ phận ở + Bộ phận phục vụ + Bộ phận giao thông 1.2.1. Bộ phận ở Chiếm vị trí chủ yếu của nhà ở gồm: phòng ngủ, phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc Yêu cầu của bộ phận ở: Hướng nhà tốt, cần đầy đủ ánh sáng tự nhiên, ấm áp về mùa đông thoáng mát mùa hè , tránh ồn ào, ảnh hưởng lẫn nhau. 1.2.1.1. Phòng khách Phòng khách là phòng lớn và đẹp nhất trong bộ phận ở, thường thể hiện rõ tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Đây là nơi gặp gỡ, giao tiếp trò chuyện của gia đình và tiếp khách. Phòng khách thường liên hệ trực tiếp với hiên, sảnh, gần bếp và phòng ăn. Vị trí cần phải thuận tiện với cổng ngõ, sân vườn. Không gian phòng khách thường được kết hợp với không gian phòng ăn để tạo nên những phòng lớn có không gian phong phú và tiện việc tổ chức tụ hội dông người khi cần thiết. Diện tích thường lớn hơn các phòng khác trong nhà ở. Hình thức và kích thước phòng do điều kiện các trang thiết bị cần thiết có trong phòng quyết định. Đồ đạc trong phòng có thể có: bộ sofa, tủ đa năng, tivi, thiết bị âm thanh, đàn duong cầm... Yêu cầu phòng khách cần đầy đủ ánh sáng tự nhiên, mùa đông ấm, mùa hè mát, tránh ồn ào ảnh hưởng lẫn nhau, đồ đạc bố trí không quá dầy đặc. Các cửa vào của phòng khách có thể làm rộng từ 90 cm ( cửa 1 cánh ) đến 1.4 m ( 2 cánh ) và từ 1.5 đến 1.8 ( cửa 4 cánh ). Bậu cửa sổ phòng khách tại vị trí nhìn ra bên ngoài chỉ cần làm cao hơn mặt sàn 40 – 60 cm 6
- Diện tích thường từ 16-20 m2. Chiều cao thông thủy có thể cao 2.8 – 4m. Trong một số trường hợp có thể làm không gian thông tầng bằng cách tổ chức gác lửng, gác xép hoặc tạo khác biệt cốt nền để tạo ra không gian phong phú. Hệ số chiếu sáng tự nhiên: K = 1/4 - 1/6 1.2.1.2. Phòng sinh hoạt chung Đây là phòng dành cho hoạt động tập thể nội bộ gia đình để toàn bộ các thành viên họp mặt cùng sinh hoạt, thưởng thức văn nghệ hay trò chuyện thư giãn vào các chiều tối và các ngày nghỉ. Phòng có diện tích và hình thức tương tự như phòng khách nhưng là vì đối nội nên không nhất thiết phải gần cửa chính hay cạnh phòng ăn. Phòng sinh hoạt chung nên bố trí gần các phòng ngủ. Đồ đạc trong phòng này ngoài salon, các tủ đa năng ... có thể bố trí không gian thờ cúng ở vị trí trang trọng. Thông thường phòng này được trang bị và bài trí gần với phong cách và lối sống truyền thống. Ví dụ: Người Nhật sử dụng phòng không có bàn gheheesmaf có thảm để ngồi bệt; người Việt dùng đồ gỗ cổ.... 1.2.1.3. Phòng ngủ 7
- Phòng ngủ là loại phòng cần ưu tiên nhất trong nhà ở. Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi chủ yếu của các thành viên trong gia đình vì vậy cần phải đảm bảo vệ sinh, yên tĩnh, thông gió, thoáng mát và tránh nắng mùa hè, chống lạnh mùa đông, thuận tiện đi lại. Phòng ngủ nên bố trí sao cho tiếp xúc được với thiên nhiên tuy nhiên phải kín đáo, tạo không gian riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Diện tích phòng ngủ phụ thuộc vào số người, lứa tuổi của đối tượng sử dụng, cách sắp xếp đồ đạc nội thất trong phòng và cách sắp xếp diện tích giao thông cần thiết. Phòng ngủ nên bố trí sao cho tiếp xúc được với thiên nhiên, song phải kín đáo. Trong gia đình khi con cái lớn cần có phòng ngủ riêng. Theo xu hướng cuộc sống ngày nay, cố tạo cho mỗi thành viên có không gian ngủ riêng với diện tích tối thiểu: - Phòng ngủ cha mẹ (hay còn gọi là phòng ngủ master): 12 - 15m2. - Phòng ngủ cá nhân 8 - 10 m2. Bề rộng phòng không hẹp hơn 2.4m - Phòng ngủ tập thể (dành cho 2 người con cùng giới) 12 – 18 m2. Bề rộng phòng không hẹp hơn 2.6m Phòng ngủ có thể liên hệ trực tiếp với tiền phòng hoặc phòng sinh hoạt chung, không qua phòng ngủ để sang phòng khác. Đồ đạc trong phòng ngủ chủ yếu gồm giường, tab, tủ quần áo, 1 - 2 ghế, bàn nhỏ làm việc. Vị trí giữa cửa sổ và giường nằm cần chú ý tránh ánh sáng rọi vào mắt. Đầu giường tránh kê sát tường ở hướng nắng nóng. Hệ số chiếu sáng K = 1/8 - 1/9 1.2.1.4. Phòng làm việc Ở những căn nhà hoàn chỉnh trong tương lai khi sản xuất xã hội đã phát triển hoặc do yêu cầu nghề nghiệp của một số cán bộ chuyên ngành cần có điều kiện làm việc ở nhà. Tuỳ theo điều kiện làm việc mà kích thước phòng và yêu cầu cụ thể có khác nhau. Phòng làm việc thường quan hệ trực tiếp với phòng khách, phòng sinh hoạt chung hoặc bố trí cạnh phòng ngủ vợ chồng, phục vụ chủ yếu cho gia chủ. 8
- Phòng làm việc nên được bố trí ở nơi yên tĩnh, tận dụng ánh sáng tự nhiên, có thể thông với ban công, logia. Diện tích: cũng như trang thiết bị trong phòng phụ thuộc vào đặc thù công việc của người sử dụng. Nói chung thiết bị trong phòng thường gồm: bàn ghế làm việc, giá sách, máy tính... Phòng làm việc có thể được tổ chức dưới dạng thư viện gia đình hoặc phòng nghiên cứu hoặc góc học tập gắn liền với chỗ ngủ ( 10 – 12 m2) Hệ số chiếu sáng K = 1/6 - 1/7. 1.2.2. Bộ phận phục vụ 1.2.2.1 Bếp Bếp trong nhà ở phải đáp ứng được yêu cầu của công việc nội trợ, thuận tiện tốn ít thời gian đi lại, đảm bảo điều kiện vệ sinh ( ánh sáng, thoát gió, thoát khói, thoát rác bẩn...) dễ lau chùi, thiết bị bố trí gọn gàng, phù hợp với trình tự công việc. Bếp thường được bố trí thuận tiện gần khu cửa ra vào của ngôi nhà, đảm bảo hạn chế việc phải đi qua các bộ phận khác để vào bếp. Bếp cần được liên hệ thuận tiện với phòng ăn, đảm bảo từ bếp nấu đến phòng ăn không quá 4m. Bếp cũng nên được bố trí gần phòng khách để thuận tiện trong trường hợp tụ hôi đông người phòng khách sẽ được kết hợp với phòng ăn. Bếp luôn cần có ánh sáng tự nhiên, có thể bố trí ở vị trí bất lợi như về hướng Tây để che bớt nắng cho nhà, về hướng lạnh để đóng cửa sổ phòng ấm. Bếp thường ở gần khu vệ sinh để tiện cung cấp nước sạch và thải nước bẩn. Bếp là bộ phận sử dụng nhiều nước do đó tường bếp thường phải ốp gặc men kính với độ cao tối thiểu 1.6m Diện tích bếp tùy thuộc vào số người trong gia đình, các thiết bị và dây chuyền bố trí công năng. Đối với các phòng bếp có diện tích từ 9m2 trở lên thì có thể bố trí từ 2 -3 chỗ ngồi đê phục vụ ăn sáng, ăn trưa cho các thành viên có giờ làm việc khác nhau. Bếp trong cuộc sống hiện đại đang trở thành trung tâm thư giãn của gia đình vì có trang thiết bị hiện đại và tính thẩm mỹ trong trang trí cao. Không gian 9
- bếp thường được trang trí cây xanh tạo cho môi trường bếp tươi mát, sinh động, hấp dẫn tạo sự thoải mái cho người nội trợ. Nếu tổ chức bếp tách riêng với phòng ăn thì cần đảm bảo hệ số chiếu sáng K = 1/7-1/8 Bếp có 4 kiểu: bếp 1 phía, bếp 2 phía, bếp hình chữ L, bếp hình chữ U 1.2.2.2 Phòng ăn: Thông thường phòng ăn được bố trí gần bếp và phòng khách, có thể kết hợp thành 1 không gian liên hoàn không có vách ngăn hoặc vách ngăn di động. Phòng ăn thường gắn liền với khu vực bếp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ khi dọn cơm không phải đi khoảng cách xa quá 4m. Ngoài ra phòng ăn cũng cần liên hệ với phòng khách để khi cần tụ hội đông người có thể kết hợp không gian phòng khách và phòng ăn làm một. ( khi có bếp riêng ). Diện tích phòng ăn phụ thuộc vào số người trong gia đình. Diện tích 9 - 12 m2 ( gia đình không quá 6 người ) 10
- Phòng ăn thường được bố trí bàn ăn với số lượng ghế phù hợp với số người trong gia đình. Hệ số chiếu sáng K = 1/6 – 1/8 1.2.2.3 Khối WC ( vệ sinh) Là bộ phận phụ quan trọng trong nhà ở. Một căn nhà hiện đại không thể thiếu khối vệ sinh, thậm chí còn phải tổ chức nhiều khối vệ sinh để đáp ứng nhu cầu riêng tư của các thành viên trong gia đình cũng như khách đến nhà. Với những gia đình có từ 4 khẩu trở lên thường bố trí 1 khối vệ sinh riêng dành cho vợ chồng chủ nhà gắn liền với phòng ngủ vợ chồng và 1 khối vệ sinh khác phục vụ cho khách và các thành viên còn lại trong gia đình thường được bố trí gần khu sinh hoạt tập thể ( phòng khách, phòng sinh hoạt chung ), ngay cạnh khu bếp. Khối vệ sinh trong nhà ở gồm: tắm, giặt, rửa, xí, tiểu. Khối vệ sinh thường được đặt cuối hướng gió – hướng xấu của nhà, phải có biện pháp tránh ẩm ướt, sàn dễ cọ rửa, độ dốc sàn hợp lý, có biện pháp chống thấm... Các tường phòng vệ sinh phải được ốp gạch men kính đến độ cao tối thiểu là 1.6m. Khối vệ sinh phải đảm bảo sự yên tĩnh cho các phòng và có biện pháp xử lý thấm dột hợp lý. Khối vệ sinh thường được bố trí gần bếp để tiện bố trí đường ống. Kích thước khu vệ sinh tùy thuộc vào kích thước và số lượng, kiểu thiết bị vệ sinh. Diện tích và số lượng khu vệ sinh tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Hệ số ánh sáng K = 1/9 - 1/12 11
- 1.2.3. Bộ phận giao thông và những bộ phận phụ khác. 1.2.3.1 Tiền phòng: Là đầu mối giao thông trong căn nhà, là bộ phận liên hệ giữa trong và ngoài nhà. Trong nhà ở không phải 1 tầng thì tiền phòng thường kết hợp với lồng cầu thang hoặc đặt thang ở tiền phòng. Tiền phòng là nơi để xe đạp, có giá treo mũ áo, không gian bên trên thường kết hợp làm nơi để đồ đạc. Không gian này có bê rộng không dưới 1.3m.Diện tích 4 -9 m2. Tiền phòng làm các nhiệm vụ sau: + Điều hòa không khí trong và ngoài nhà. Không gian sảnh này sẽ làm bước đệm cho việc ra vào ngôi nhà tránh những thay đổi đột ngột về nhiệt độ quá lớn. + Làm nhiệm vụ đầu nút giao thông để vào các không gian khác, tạo sự yên tĩnh và biệt lập cho từng khu vực công năng, tạo sự kín đáo cho các phòng ngủ. Có hai hình thức tổ chức tiền phòng: + Tiền phòng kín: có cửa ngăn cách rõ ràng với các không gian khác + Tiền phòng hở: dưới dạng những hiên đón thoáng, những phòng đệm khu cửa vào được ngăn che bằng những vách lửng, vách thủng, bình phong di động. 1.2.3.2 Hành lang: Là bộ phận giao thông nằm ngang, yêu cầu thoáng, sáng sủa, bảo đảm vận chuyển được đồ đạc. Hành lang thường rộng 80 – 90 cm để liên hệ vào các vùng biệt lập hoặc các không gian phụ khác. 12
- 1.2.3.3. Cầu thang: Là bộ phận giao thông thẳng đứng trong công trình. Đặt gần cửa ra vào hoặc tiền phòng. - Bề dài bậc 1 = 0,9 - 1,1m cho các loại nhà ít hộ. - Cầu thang nội bộ gia đình 0,7 - 0,9m. - Thang máy dùng cho nhà từ 6 tầng trở lên. 1.2.3.4. Ban công - Lô gia: Là các không gian để tiếp cận với thiên nhiên phục vụ cho các không gian ở nằm trên các tầng lầu, đồng thời là nơi dùng để phơi phóng. Thường bố trí gần bếp, gần phòng ngủ, phòng sinh hoạt. Ban công thường có diện tích dưới 4m2 và vượt ra khỏi mặt đứng của ngôi nhà không quá 1.2m, dùng làm nơi ngắm cảnh. Logia hay hiên có diện tích từ 4.5 – 6 m2, thường được tính vào diện tích ở. Logia thường tổ chức như một nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi nửa ngoài trời, nơi tạo không gian xanh của gia đình và có thể kết hợp che nắng, chống nóng. 1.2.3.5. Kho tạp và tủ tường: Là nơi để đồ đạc của gia đình. Bố trí ở những vị trí khuất, cuối hành lang, góc phòng. Cần lưu ý kích thước phù hợp với đồ vật. Diện tích kho tối thiểu bằng 2% diện tích nhà. Cửa có thể mở ra để tiết kiệm diện tích. Vị trí của kho trong nhà ở có thể ở gầm cầu thang, gầm mái chỗ thấp hơn 1,5m, trên nóc nhà vệ sinh,… Tủ tường là những diện tích không gian nằm ẩn bên trong bề dày của vách ngăn của tường để trông bên ngoài tường vách tạo nên những mặt phẳng, phục vụ trang trí. Tủ tường thường không nông dưới 0,6m 1.2.3.6. Phòng giặt - là Nên bố trí phòng giặt và là ở gần khu vực phơi ví dụ như sân thương hoặc ban công hay lô gia. Nếu không có điều kiện về diện tích có thể bố trí kết hợp với khu vệ sinh 1.3. Nguyên lý thiết kế kiến trúc một số loại nhà ở 1.3.1. Nhà ở kiểu biệt thự 1.3.1.1. Đặc điểm và phân loại a. Đặc điểm: Đây là loại nhà tiện nghi cao, thường cao từ 1 - 3 tầng, có sân vườn bao quanh. 13
- Mặt tiền tối thiểu 12m, chiều sâu tối thiểu 15-20m. Diện tích trung bình 300 - 800 m2 chủ yếu dựng bằng những vật liệu sang trọng và kiên cố. Mật độ xây dựng trên lô đất khoảng 25% đến 40% là tối đa. Không gian, diện tích sử dụng cũng như điều kiện tiện nghi trang thiết bị nội ngoại thất, vật liệu hoàn thiện đều ở tiêu chuẩn cao. Thường chỉ có những đô thị mới có loại nhà này vì nó thường xuyên cần có những kỹ thuật hạ tầng hiện đại, chất lượng thẩm mỹ cao, kết cấu bền vững. Thường tiếp xúc với thiên nhiên từ 2 - 4 phía, đảm bảo tốt về mặt cách ly, yên tĩnh. Giải pháp kết cấu và thi công tương đối đơn giản Diện tích chiếm đất lớn, hệ thống kỹ thuật tốn kém. Giá thành xây dựng cao. b. Phân loại: * Theo số tầng cao: - Biệt thự 1 tầng: Lấy sảnh làm đầu mối giao thông - Biệt thự 2-3 tầng: + Lấy tiền phòng, sảnh làm đầu mối giao thông + Lấy phòng khách làm đầu mối giao thông * Theo kiểu tổ hợp mặt bằng: - Biệt thự đơn lập ( là loại 4 mặt thoáng ) - Biệt thự song lập ( là loại 3 mặt thoáng ) 1.3.1.2. Các yêu cầu tổ chức không gian trong nhà ở biệt thự Nhà biệt thự thường có hai cổng ra vào. Cổng vào phía trước dùng cho người nhà và khách khứa. Một cổng sau dùng cho nội trợ và vệ sinh. Mặt bằng nhà biệt thự thường có các giải pháp: + Các phòng tập trung quanh tiền phòng, lấy tiền phòng làm đầu mối giao thông. + Các phòng liên hệ theo không gian liên tục, thường lấy phòng chung làm đầu mối giao thông. 14
- + Dùng hành lang giải quyết liên hệ giữa các phòng. Khi bố trí các phòng chính, phụ cần phải chú ý đến hướng gió và hướng nắng. Các phòng phụ như: gara, cầu thang, bếp, vệ sinh, hành lang, logia.... nên đặt ở hướng Tây hay Tây Bắc của ngôi nhà nhằm tạo nên một khu vực đệm để tránh nắng nóng. Các phòng ở chính phải được bố trí đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông. Các phòng ngủ cần phải có khả năng thông gió xuyên phòng trực tiếp. Ưu nhược điểm: * Điều kiện ăn ở tốt, yên tĩnh, ánh sáng, thông gió tốt. * Kết cấu đơn giản - tận dụng được vật liệu địa phương. * Thích hợp cho mọi lứa tuổi. * Phòng hỏa và quản lý tốt. Nhược điểm * Chiếm nhiều đất xây dựng. * Giá thành cao - Không thể xây dựng hàng loạt. * Chiếm nhiều đất xây dựng, tốn kém đường ống và thiết bị. 15
- - Yêu cầu quy hoạch sân vườn: + Nhà chính lùi sâu vào trong để chống ồn, bụi và kín đáo + Nhà phụ đặt ở phía trước hoặc phía sau Phạm vi sử dụng: Trong các thành phố nhỏ - đất đai rộng, địa hình phức tạp không thể xây nhà cao tầng. Điều kiện thi công đơn giản. Các khu nghỉ mát và an dưỡng tiêu chuẩn cao. a. Không gian ở • Phòng khách: 20 - 25 m2 cho biệt thự nhỏ 25 - 30 m2 cho biệt thự trung bình 30 - 40 m2 cho dinh thự Liên hệ trực tiếp với hiên, sảnh, cửa ra vào Đôi khi được tổ chức như là 1trung tâm bố cục của ngôi nhà làm đầu mối giao thông liên hệ với các không gian khác. Màu sắc tươi sáng Đầy đủ ánh sáng tự nhiên, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, Có thể kết hợp , liên hoàn với phòng ăn • Phòng sinh hoạt chung: 20- 25 m2 Diện tích, trang trí nội thất phụ thuộc lối sống, sở thich, kinh tế của chủ nhà 16
- Có thể bố trí riêng hoặc kết hợp với phòng khách, phòng ăn • Phòng ngủ: Phòng ngủ là loại phòng cần ưu tiên nhất trong nhà ở. Đây là nơi nghỉ ngơi chủ yếu của con người nên cần bảo đảm vệ sinh, yên tĩnh, thoáng mát có biện pháp cách âm thích đáng, giao thông thuận tiện. Phòng ngủ nên bố trí sao cho tiếp xúc được với thiên nhiên, song phải kín đáo Đồ đạc trong phòng ngủ chủ yếu gồm giường, tab, tủ quần áo, 1 - 2 ghế, bàn nhỏ làm việc. Diện tích phòng ngủ cha mẹ là 20 - 30m2. Diện tích phòng ngủ cho con là 14 18m2 Phong ngủ dự phòng :9 - 12m2 • Phòng làm việc: Bố trí nơi yên tĩnh, tận dụng ánh sáng tự nhiên Diện tích phụ thuộc trang thiết bị và công việc. Phòng làm việc có thể kết hợp với phòng ngủ hoặc thiết kế riêng nếu diện tích rộng. • Phòng thờ Bố trí nơi yên tĩnh, tận dụng ánh sáng tự nhiên Có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng riêng. Diện tích phụ thuộc điều kiện kinh tế và điều kiện diện tích của nhà b. Không gian phục vụ • Bếp: Khi thiết kế phải chú ý đến vị trí và kích thước để thuận tiện cho việc sử dụng Nên đặt gần bếp, vệ sinh Bếp có 4 kiểu: bếp 1 phía, bếp 2 phía, bếp hình chữ L, bếp hình chữ U • Phòng ăn Diện tích phụ thuộc số lượng người trong gia đình và trang thiết bị nội thất. Thường bố trí gần bếp và phòng khách, có thể kết hợp thành 1 không gian liên tục được ngăn cách bằng vách ngăn nhẹ. • Vệ sinh Diện tích phụ thuộc trang thiết bị nội thất. Thường bố trí gần bếp Trần cao 2,2 - 2,4m Ốp gạch cao trên 1,8m • Phòng giặt là: Nên bố trí gần sân phơi hay ban công, lô gia Có thể kết hợp với khu vệ sinh. • Kho: Mỗi nhà nên có tối thiểu 1 kho, diện tích tối thiểu 1 m2, chiều rộng tối thiểu 750. 17
- Cửa mở ra để tiết kiệm diện tích. Vị trí: có thể gầm cầu thang, nóc nhà vệ sinh., gác mái… c. Không gian giao thông và các không gian khác: • Sảnh, tiền sảnh Không gian đón khách Để các đồ dùng sử dụng thường nhật • Sảnh tầng: Diện tích phụ thuộc diện tích sàn và số phòng mỗi tầng • Hành lang: • Cầu thang: • Không gian trang trí, bảo vệ • Ban công, lô gia , sân thượng • Giếng trời • Bể bơi • Cổng, tường, hàng rào bao quanh 1.3.1.2. Giới thiệu một số mẫu thiết kế biệt thự 18
- 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: Kiến trúc công nghiệp - Ths. Trương Hoài Chính
162 p | 1691 | 506
-
Giáo trình Kiến trúc công nghiệp - ThS. Trương Hoài Chính
163 p | 446 | 131
-
Tính hệ siêu tĩnh bằng phương pháp lực
25 p | 1455 | 126
-
Chương 13: Tính chuyển vị của hệ thanh
14 p | 3146 | 114
-
Tính độ bền kết cấu theo trạng thái giới hạn
16 p | 666 | 84
-
Tính độ bền khi ứng suất thay đổi theo thời gian
19 p | 374 | 43
-
Ống dày
12 p | 180 | 36
-
Ổn định
28 p | 108 | 29
-
Bài toán tiếp xúc
20 p | 148 | 16
-
The Geological Structures and Maps
0 p | 81 | 6
-
Giáo trình Kiến trúc (Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Xây dựng cơ bản và Cao đẳng Kiến trúc): Phần 2
179 p | 8 | 5
-
Giáo trình Kiến trúc (Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Xây dựng cơ bản và Cao đẳng Kiến trúc): Phần 1
103 p | 10 | 5
-
Giáo trình Kết cấu công trình (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
57 p | 9 | 4
-
Giáo trình Thi công công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
163 p | 2 | 1
-
Giáo trình Kiến trúc nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
54 p | 2 | 1
-
Giáo trình Kiến trúc nhà công nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
77 p | 4 | 1
-
Giáo trình Kiến trúc công trình dân dụng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
72 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn