intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình kiến trúc dân dụng 7

Chia sẻ: Cindy Cindy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

325
lượt xem
195
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bếp, WC bố trí dọc tường ngang nhưng đối diện với nhau qua tiền phòng: - Ưu điểm: Giống như cách bố trí dọc tường ngang gần tiền phòng.. - Nhược điểm: + Vì bếp và vệ sinh đặt tách rời nhau nên tốn đường ống kỹ thuật làm tăng giá thành xây dựng. +Khối phụ này chiếm một phần mặt nhà có hướng gió tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình kiến trúc dân dụng 7

  1. * Bếp, WC bố trí dọc tường ngang gần tiền phòng: - Ưu điểm: + Chiều dày của nh à lớn, rút ngắn được tường ngoài nên hiệu quả kinh tế cao. + Các phòng quan hệ với nhau chặt chẽ. + Thoát rác dễ dàng. + Khó tổ chức thông gió xuyên phòng cho các tất cả các phòng. * Bếp, WC bố trí dọc tường ngang nhưng đối diện với nhau qua tiền phòng: - Ưu điểm: Giống như cách bố trí dọc tường ngang gần tiền phòng.. - Nhược điểm: + Vì bếp và vệ sinh đặt tách rời nhau n ên tốn đường ống kỹ thuật làm tăng giá thành xây dựng. +Khối phụ n ày chiếm một phần mặt nhà có hướng gió tốt. * Bếp, WC bố trí dọc tường ngang nhưng lùi sâu vào căn hộ : - Ưu điểm : + Chiều dày của nhà lớn. + Tiết kiệm đường ống và thiết bị . + Tiết kiệm diện tích giao thông. - Nhược điểm: + Một trong 2 phòng không đ ược chiếu sáng tự nhiên. + Các phòng ảnh hưởng lẫn nhau. + Thoát rác khó khăn. 31
  2. d . Các kiểu phân đoạn chính: Một đơn nguyên có thể gồm 2, 3, 4 hoặc trên 4 căn hộ . Sau đây là một vài ví dụ các kiểu phân đoạn thường gặp: * Đơn nguyên 2 căn hộ: loại nh à này thường thiết kế trong trường hợp muốn đ ạt mục tiêu về tiện nghi cao và số phòng của mỗi hộ lớn ( 3, 4 hoặc 5 phòng) * Đơn nguyên 3 căn hộ: lo ại n ày kinh tế h ơn loại đơn nguyên 2 căn hộ . * Đơn nguyên 4 căn hộ: Loại n ày đạt hiệu quả kinh tế cao. 2 . Nhà ở kiểu hành lang Đây là loại nh à gồm nhiều căn hộ đ ược bố trí ở một bên ho ặc 2 bên của hành lang. Các hành lang là lối đi chung nên trên cùng một tầng của ngôi nh à và liên h ệ với nhau bằng những cầu thang chung. Hai cầu thang không được cách nhau quá 50m để bảo đảm yêu cầu thoát hiểm. 32
  3. Nhà ở kiểu hành lang có 2 lo ại hành lang giữa và hành lang bên. a. Nhà ở kiểu hành lang giữa: - Ưu điểm: + Kết cấu đơn giản, dễ thi công. + Cầu thang phục vụ được nhiều hộ, có thể tăng chiều dày nhà, diện tích giao thông nhỏ n ên giá thành xây dựng thấp. - Nhược điểm: + Điều kiện cách ly, chống ồn kém. + Một trong 2 d ãy nhà có hướng không tốt về nắng gió, khó tổ chức thông gió xuyên phòng, hành lang d ễ bị tối. * Các dạng mặt bằng: - Mặt bằng hình chữ nhật - Mặt bằng là 2 hình ch ữ nhật xếp lệch nhau: -Mặt bằng có hình dáng tự do: * Cách tổ chức căn hộ: Chỉ nên bố trí các loại căn hộ ít phòng, thông dụng nhất là căn 1 phòng và 2 phòng . Bếp và khối vệ sinh bố trí chủ yếu là dọc tường ngang. Các căn hộ 3 phòng trở lên rất khó bố trí đối với nhà hành lang giữa vì ph ải kéo dài hành lang của nh à. Trong trường hợp h ành lang nhà quá dài, cứ một khoảng cách 20m  30m ngư ời ta tổ chức những phòng trống để lấy ánh sáng. 33
  4. b . Nhà ở kiểu hành lang bên: - Ưu điểm: + Kết cấu đơn giản + Vì h ầu hết các phong trong nhà đều có 2 mặt tiếp xúc với thiên nhiên nên nhà có ch ất lượng vệ sinh cao, thông gió xuyên phòng và chiếu sáng tốt. + Hành lang không b ị tối + Thích hợp với khí hậu nước ta - Nhược điểm: + Chiều dày của nhà mỏng ( thường không quá 10m) + Không kinh tế vì diện tích giao thông lớn, tốn tư ờng ngoài. + Các căn hộ dễ ảnh hưởng lẫn nhau, không kín đáo yên tĩnh * Các dạng mặt bằng: - Nhà có cầu thang ngo ài: Cầu thang đặt ngoài khối nh à ở, có thể ghép vào h ay giữa nhà đầu hồi nhà. -Nhà có cầu thang trong: Cầu thang đặt trong khối nhà ở, ở giữa nhà hoặc hai đ ầu hối nhà. - Nhà có m ặt bằng h ình dáng tự do 34
  5. * Cách tổ ch ức căn hộ: - Trong nhà hành lang bên, các căn hộ n ên bố trí ở hướng gió tốt, hành lang quay về h ướng gió lạnh. Các căn hộ có thể là căn 1 phòng, 2 phòng ho ặc 3 phòng. - Cách tổ chức căn hộ còn phụ thuộc vào vị trí của bếp và khối vệ sinh, thường bố trí theo 2 cách: +Bếp và khu vệ sinh đặt dọc h ành lang: Cả 2 khu phụ đều có ánh sáng tự nhiên, sử dụng tiện lợi, có tác dụng cách ly giữa phòng ở và hành lang bảo đảm mùa đông ấm, mùa hè mát, giảm sự ồn ào, tạo kín đáo cho phòng ở, tuy nhiên dễ gây ô nhiễm cho phòng ở. + Bếp và khu vệ sinh đặt dọc tường ngang: Cách này kinh tế vì làm tăng chiều dày nhà, đường ống tập trung. Tuy nhiên, một trong 2 khu phụ thiếu ánh sáng tự nhiên, phòng ở thiếu kín đáo và yên tĩnh do b ị ảnh h ưởng trực tiếp từ hành lang. Bài tập kết thúc chương: Sưu tầm các bản vẽ thiết kế nhà phố và Thiết kế nhà phố 35
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2