Giáo trình Kinh tế chính trị - Bài 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
lượt xem 54
download
Giáo trình Kinh tế chính trị - Bài 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam với các vấn đề chính hướng đến trình bày: Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức, bối cảnh mới và sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế chính trị - Bài 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
- CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH Giáo trình môn: Kinh tế chính trị Bài 5 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM Người biên soạn: PGS, TS An Như Hải Số tiết giảng trên lớp: 10 Mục tiêu của bài: Kiến thức: Trang bị những cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự cần thiết, nội dung và điều kiện, tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh mới của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức trên và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, người học có thể phát triển việc nghiên cứu, đề xuất việc vận dụng chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vào thực tiễn ngành, địa phương mà mình công tác. Tư tưởng: Nhận thức đúng tầm quan trọng của đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong các nhiệm vụ kinh tế xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta để chủ động sáng tạo trong hoạch định chính sách và tổ chức thực tiễn. 1
- Nội dung chi tiết: 1. QUAN NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ KINH TẾ TRI THỨC 1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, cuộc Cách mạng công nghiệp được diễn ra ở nước Anh với sự xuất hiện “chiếc thoi bay” trong lĩnh vực se sợi. Nước Anh trở thành quê hương của Cách mạng công nghiệp, là nước tiến CNH đầu tiên. Manchester là thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Kể từ đây, nhân loại bước vào một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn CNH. Sau Anh là lần lượt các nước: Pháp vào đầu thế kỷ XIX, Mỹ và Đức vào giữa thế kỷ XIX, Nhật, Nga và nhiều nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiến hành CNH và đã lần lượt trở thành nước công nghiệp. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (giữa thế kỷ XX), nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba1 tiến hành quá trình này với Chiến lược CNH riêng của mình. Một số dựa theo mô hình CNH của Liên xô (cũ), một số dựa theo mô hình của Mỹ. Đến nay, một số nước đã thực hiện CNH rút ngắn thành công, đã trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, còn không ít nước trong đó có Việt Nam vẫn trong tình trạng nền kinh tế nông nghiệp, đang trong giai đoạn tiến hành CNH. Do thời điểm lịch sử tiến hành CNH ở các nước không giống nhau nên đã có những quan niệm khác nhau về CNH. Việc nhận thức đúng phạm trù CNH trong một giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước là rất cần 1 "Thế giới thứ ba" được sử dụng lần đầu tiên năm 1952 bởi nhà nhân khẩu học Pháp Alfred Sauvy đặt ra khi liên tưởng đến Đẳng cấp thứ ba trong Cách mạng Pháp. Về sau, nó trở thành từ ngữ chỉ các nước không thuộc thế giới phương Tây, cũng không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh lạnh. Những nước này tham gia Phong trào không liên kết thành lập năm 1955 sau Hội nghị Bandung (Indonesia). Ngày nay, từ ngữ này để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao. 2
- thiết, nó không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có tính thiết thực trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển. Thực tế lịch sử cho thấy, những nước đi đầu về CNH như Anh, Pháp và một số nước Tây Âu khác vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với công nghệ chủ đạo là máy hơi nước. Trong điều kiện đó, CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, quá trình chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu lên công nghiệp, biến một nước nông nghiệp truyền thống thành nước công nghiệp. Những biểu hiện đầu tiên của CNH được gắn với nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Đó là: (i) Chuyển chỗ làm việc từ gia đình vào các công xưởng trên quy mô lớn; (ii) Tập trung dân cư ở các khu đô thị; (iii) Thay thế hệ thống kỹ thuật thủ công dựa vào gỗ, sức cơ bắp, sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật cơ khí với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng mới là sắt và than đá, tạo ra sự đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát triển vượt bậc của công nghiệp; (iv) Tạo ra những công việc kinh doanh mới nhờ có được những mạng lưới giao thông, vận tải và thông tin liên lạc mới; (v) Tăng mạnh quy mô của thị trường và việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính có liên quan; và (vi) Áp dụng rộng rãi các phát minh mới. Với những biểu hiện đó, CNH còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng hay một nền kinh tế, quá trình chuyển nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp lên nền kinh tế dựa chủ yếu vào công nghiệp. Đây không chỉ là quá trình chuyển biến về kinh tế mà còn chuyển biến cả về văn hóa và xã hội để đạt tới một xã hội mới xã hội công nghiệp. 3
- Đến nửa cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được diễn ra với quy mô và thành quả lớn hơn rất nhiều so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nhiều công nghệ mới được sản xuất ra và đưa vào sử dụng. Điển hình là con người đã sản xuất ra động cơ điện vào năm 1872, sản xuất ra động cơ đốt trong (động cơ diesel) vào năm 1883, sản xuất ra kim loại màu và các hóa phẩm tổng hợp. Trong điều kiện đó, quan niệm về CNH có sự thay đổi. Nó không còn đơn thuần là cơ khí hóa, mà còn được gắn với quá trình điện khí hóa, hóa học hóa và cơ giới hóa. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (khoảng giữa thế kỷ XX), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được diễn ra trên thế giới với sự phát triển vượt bậc và có tính đột phá của khoa học và công nghệ. Trong giai đoạn này, tuy những quốc gia đã hoàn thành CNH đang tiến rất mạnh vào nền kinh tế hiện đại, nhưng còn không ít quốc gia vẫn trong tình trạng nền kinh tế lạc hậu, đang hoặc thậm chí có nước còn chưa bước vào giai đoạn CNH. Trong bối cảnh đó, việc nhận thức phạm trù CNH còn được hiểu đó là quá trình tự động hóa sản xuất và phát triển các công nghệ chất lượng cao… Ngoài những quan niệm trên, trong kho tàng tri thức của nhân loại còn có những quan niệm khác về CNH dựa trên một số mục tiêu nhất định về trình độ phát triển của tư liệu lao động, phương thức tổ chức sản xuất, thu nhập quốc dân, cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ phát triển công nghiệp chế tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ bản, phương thức sản xuất... Tuy có những quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các quan niệm trên vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa: 4
- Theo nghĩa hẹp, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn. Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn. 1.2. Quan niệm về hiện đại hóa Theo cách hiểu thông thường, hiện đại hóa (HĐH) là quá trình “làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay”2, Đó là quá trình biến đổi từ tính chất truyền thống cũ lên trình độ tiên tiến của thời đại hiện nay. Theo ý nghĩa về kinh tế xã hội, HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay. HĐH về kinh tế vừa có sự thay đổi về tính chất, vừa có tính xác định về thời gian. Giai đoạn đầu của hiện đại hóa được xác định trùng với thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (còn gọi là thời kỳ CNH). Trong giai đoạn này, CNH là nội dung cốt lõi của HĐH. Tuy một số nước đi trước đã hoàn thành CNH và đã trở thành nước công nghiệp phát triển, nhưng quá trình HĐH ở các nước đó vẫn tiếp tục diễn ra ở trình độ cao hơn. Thực tế cho thấy, ở mỗi trình độ phát triển khác nhau, HĐH mang những đặc trưng khác nhau. Viện Ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng, tr 422. 2 5
- Đối với các nước phát triển, HĐH là quá trình chuyển dịch từ xã hội dựa trên nền kinh tế công nghiệp lên xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức. Đối với các nước đang phát triển, HĐH là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn. Do tiến hành CNH trong bối cảnh mới của thế giới nên bên cạnh việc dựa vào các nguồn lực trong nước, các nước đang phát triển còn tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài thông qua thu hút đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn và công nghệ mới. Đây chính là kiểu CNH rút ngắn hiện đại. Nó khác với kiểu CNH rút ngắn cổ điển đã từng tiến hành ở các nước như Liên Xô (cũ) và Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trước đây. CNH rút ngắn hiện đại là cách thức mà nước đi sau tiến hành CNH khi trên thế giới đã có những quốc gia hoàn thành CNH, những nội dung của CNH đã được triển khai ổn định ở các nước đi trước (gọi là nước công nghiệp phát triển). Do sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là từ khi diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên những công nghệ hiện có của các nước này dễ bị lạc hậu. Do cạnh tranh trên thị trường, các nước này phải “chiếm lĩnh đỉnh cao công nghệ”, nên họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ hiện có của họ cho nước đi sau để bước vào thế hệ công nghệ mới. Bởi vậy, nước đi sau có rất nhiều phương án lựa chọn trong phát triển công nghệ mà không nhất thiết phải dựa vào phát minh. Đây chính là “lợi thế của nước đi sau”. Dựa vào lợi thế này, nước đi sau có thể rút ngắn đáng kể thời gian để sớm trở thành nền kinh tế hiện đại. Tại các nước này, quá trình tiến hành CNH được gắn kết với quá trình HĐH. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về CNH và căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam là một 6
- nước đi sau đang trong quá trình phát triển, Đảng cộng sản Việt Nam tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII (năm 1994), nêu chủ trương tiến hành xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới bằng con đường CNH, HĐH và nêu quan niệm: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”3. Theo quan niệm này, quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung CNH và HĐH. Nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng hiện đại. Nó không chỉ là một quá trình phát triển tuần tự từ cơ giới hóa lên tự động hóa, tin học hóa mà còn kết hợp giữa thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. Quan niệm trên không bó hẹp CNH trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khi như cách hiểu trước đây, mà còn là một sự kết hợp với những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ của nhân loại. 1.3. Quan niệm về kinh tế tri thức Bên cạnh cách giải thích truyền thống về lịch sử phát triển nhân loại tiếp cận từ phương thức sản xuất xã hội, vào đầu những năm 90 thế kỷ 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, tr 65. 7
- XX nhiều nhà khoa học còn phân chia giai đoạn lịch sử văn minh nhân loại căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Theo cách này, nhân loại đã trải qua nền văn minh nông nghiệp (từ khi xuất hiện xã hội loài người đến những năm 70 của thế kỷ XVIII) lên nền văn minh công nghiệp (từ những năm 70 thế kỷ XVIII đến nay) và đang trong giai đoạn quá độ chuyển lên một nền văn minh cao hơn gọi là nền văn minh trí tuệ. Trong đó, nền kinh tế được chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và đang quá độ chuyển lên kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là gì? Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, do nhận thức về vai trò quan trọng hàng đầu của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế, các nhà khoa học và tổ chức thực tiễn đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức”. Thuật ngữ này nhanh chóng được thừa nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi. Tuy đã có nhiều quan niệm và giải thích khác nhau về thuật ngữ này4, song các nhà khoa học đều có sự thống nhất trong nhận thức về bản chất của nền kinh tế tri thức khác với hai nền kinh tế trước nó. Nếu trong quá trình sản xuất của cải của nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, còn trong nền kinh tế công nghiệp tuy đã có sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. 4 Xem: Ngân hàng Thế giới: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới: Tri thức cho phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; OECD, The Knowledgebased Economy, A Set of Facts and Figures, Paris 1999; Nền kinh tế tri thức – nhận thức và hành động, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000; Báo Nhân Dân ngày 11/7/2001: Kinh tế tri thức; GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Tạp chí Cộng sản, ngày 7/5/2012: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ quá độ, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/ … 8
- Trên thực tế, không có một nền kinh tế nông nghiệp hay nền kinh tế công nghiệp thuần túy. Tức là trong nền kinh tế nông nghiệp cũng đã chứa đựng một số yếu tố của nền kinh tế công nghiệp và trong nền kinh tế công nghiệp cũng vẫn còn một số yếu tố của nền kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tri thức chủ yếu là những kinh nghiệm được tích lũy từ các hoạt động thực tế, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất đều hết sức thấp kém. So với nền kinh tế nông nghiệp, trong nền kinh tế công nghiệp, tri thức đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn. Nó không chỉ là kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế, mà còn khám phá ra những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để đưa ra những sáng chế, phát minh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là bộ phận nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại đóng vai trò quyết định sự phát triển xã hội. Nền kinh tế tri thức có các đặc điểm chủ yếu như sau: Tri thức là nguồn vốn vô hình to lớn, quan trọng trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yêu vào tri thức. Sáng tạo là động lực của sự phát triển. Nền kinh tế có tính chất toàn cầu hóa, trong đó mạng thông tin trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng nhất của xã hội. Sự di chuyển cơ cấu lao động theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra của cải, tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm và làm văn phòng. Học suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên để không ngừng phát triển tri thức, sáng tạo công nghệ mới, làm chủ công nghệ cao, 9
- hoàn thiện các kỹ năng, thích nghi nhanh với sự phát triển là một yêu cầu nghiêm ngặt; xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức. Tri thức hóa các quyết sách kinh tế. Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân với các công cụ cơ khí, cho năng suất lao động cao; còn nền kinh tế tri thức, chủ thể là công nhân trí thức với công cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức. Như vậy, nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế tiếp nối nền kinh tế công nghiệp, phát triển ở trình độ cao hơn nền kinh tế công nghiệp, là nền kinh tế mà nhân loại đang hướng tới. Có thể hiểu kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. BỐI CẢNH MỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 2.1. Bối cảnh mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước. 2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới được phát triển theo hai xu hướng bao trùm là sự phát triển của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế. 2.1.1.1. Sự phát triển của kinh tế tri thức 10
- Phát triển kinh tế tri thức là xu hướng dựa trên trình độ rất cao của lực lượng sản xuất hơn hẳn so với kinh tế công nghiệp. Theo xu hướng này, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ công nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người là những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. Những yếu tố đó trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới với những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và nguồn năng lượng mới với những ưu thế vượt trội so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống do nền kinh tế công nghiệp tạo ra. Với xu hướng này, tuy vai trò của con người trong lực lượng sản xuất không thay đổi, họ vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo và áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nhưng tính chất hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với họ đã có sự thay đổi căn bản so với người lao động trong nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp. Trong nền kinh tế công nghiệp, cường độ lao động của con người đã được giảm nhẹ đáng kể nhờ sự trợ giúp của máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại, để sử dụng chúng có hiệu quả, người lao động phải có sự hiểu biết về tính năng, tác dụng của máy móc đó và về quá trình sản xuất nói chung. Trong nền kinh tế tri thức, người lao động là người lao động trí óc, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu hàng đầu đối với người lao động. 11
- Trên thực tế, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã được khởi động cách đây hàng chục năm, nhất là từ cuối những năm 70 thế kỷ XX khi trên thế giới bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Theo xu hướng này, đến nay bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã đi rất xa trong việc sáng tạo ra các công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot..), những năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…), vật liệu mới (pôlyme, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp như siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn…), công nghệ sinh học (có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh), nông nghiệp (tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa .. lai tạo giống mới, không sâu bệnh, nhờ đó con người đã khắc phục được nạn đói), giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn,… truyền hình trực tiếp, điện thoại di động, công nghệ chinh phục vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…), công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ mạnh trên toàn cầu, mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại chính là bước quá độ chuyển nền kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri thức. Xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã và đang được diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển. Do sức hấp dẫn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của xu hướng này mà nó đã và đang cuốn hút ngày càng nhiều nước đang phát triển. Đã có một số nước đang phát triển thành công nhờ phát triển theo xu hướng này5. 5 Ví dụ: Cách đây 40 năm, Gana và Hàn Quốc có cùng mức thu nhập quốc dân theo đầu người. Nhưng vào đầu những năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người của Hàn Quốc cao hơn thu nhập theo đầu người của Gana 6 lần. Một số người cho rằng một nửa của sự khác nhau đó là do Hàn Quốc có sự thành công lớn hơn trong việc thu nhập và sử dụng tri thức (Nguồn: WB, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới: Tri thức cho phát triển, NXB CTQG, Hà Nội, 1998, tr. 37). 12
- 2.1.1.2. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng trong đó sự gia tăng manh mẽ ̣ ́ ́ ̣ cac môi quan hê kinh t ế vượt ra biên giơi quôc gia, v ́ ́ ươn tơi quy mô toan ́ ̀ ̀ ̣ câu, tao nên sự găn kêt cac nên kinh tê thanh môt nên kinh tê thê gi ́ ́ ́ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ới thông ́ nhât. Theo xu h ́ ướng này, nhân loại đang đẩy nhanh việc đi đến một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học, công nghệ giữa các nước, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu. Với xu hướng này, thương mại quốc tế phát triển rất nhanh, đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, thị trường tài chính quốc tế được mở rộng và các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn6. Hiện nay, bên cạnh Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một hình thức toàn cầu hóa kinh tế lớn nhất, trên thế giới còn có các tổ chức khác mang tính toàn cầu hóa và nhiều tổ chức kinh tế khu vực như NAFTA, EU, ASEAN, AFEC, MERCOSUR… và các tổ chức tiểu vùng như Hiệp hội thương mai tự do châu Âu, Tam giác tăng trưởng Singapore – Malaixia – Inđônêxia, Hành lang kinh tế Đông – Tây… Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ, tăng cường hợp tác của các nước theo hướng ngày càng toàn diện và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Nó không chỉ tạo ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế của các nước mà còn đặt các nước, nhất là các nước đang phát triển trước những thách thức cạnh tranh gay gắt. Trong xu hướng này, có sự chuyển dịch căn bản lợi thế lợi thế phát triển: từ đất 6 Theo thông tin thì trong vòng ba chục năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thương mại quốc tế cao gấp khoảng 1,51,6 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Nếu tốc độ tăng trưởng mậu dịch hàng năm của thế giới từ năm 1980 lại đây khoảng 5,55,6% thì tốc độ chu chuyển vốn quốc tế đạt 20%. Chỉ riêng từ năm 1979 đến năm 2006, kim ngạch mậu dịch hai chiếu Mỹ Trung Quốc tăng 144 lần. 13
- đai, tài nguyên (lợi thế trong nền kinh tế nông nghiệp) và vốn tài chính (lợi thế quyết định của nền kinh tế công nghiệp) chuyển sang trí tuệ của con người (lợi thế của nền kinh tế tri thức). Việc sản xuất của mỗi quốc gia sẽ ngày càng chuyển mạnh theo hướng trở thành một bộ phận trong cấu trúc mạng toàn cầu. Bối cảnh của kinh tế thế giới đã và đang làm xuất hiện những cơ hội mới và thời cơ mới cho sự phát triển nhảy vọt của nước đi sau, tiến hành CNH muộn như Việt Nam. 2.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước Quá trình CNH ở nước ta được thực hiện từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Hơn 50 năm qua, đường lối CNH đất nước đã có những điều chỉnh khá cơ bản theo sự phát triển của tư duy và điều kiện cụ thể. Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1985 là thời kỳ CNH được thực hiện nhằm phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Quá trình CNH được thực hiện có kết quả ở miền Bắc vào những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (19601965). Sau khi đất nước được thống nhất, đường lối, chính sách CNH đó được thực hiện trên phạm vi cả nước với những điều chỉnh và bổ sung nhất định. Song, do việc duy trì khá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong khi bối cảnh kinh tế trong nước và trên thế giới đã thay đổi, nên nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội trong những năm 80. Từ năm 1986 đến nay là thời kỳ thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ cả về tư duy, quan điểm đường lối và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đường lối CNH đã có những điều chỉnh và bổ sung quan trọng. Năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã đề ra đường lối đẩy tới một bước CNH, HĐH. Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đất 14
- nước. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đến nay, đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH được gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nổi bật là trình độ công nghệ của một số lĩnh vực được nâng cao theo kịp trình độ của của các nước trong cùng khu vực. Đã phát triển một số ngành công nghiệp chất lượng cao (công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử..). Trình độ công nghệ trong các ngành công nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc, điển hình như trong cơ khí chế tạo máy, đã làm chủ được các công nghệ CAD, CAM, CNC trong thiết kế chế tạo các loại máy công cụ như máy phay CNC, máy tiện… đa chức năng tiêu thụ trong nước và bước đầu xuất khẩu; ngành đóng tàu sau 15 năm đã rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với thế giới từ 70 – 80 năm còn 20 – 30 năm, hiện được đánh giá xếp thứ 5 thế giới về năng lực đóng mới. Cả nước đã có 286 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập đóng vai trò quan trọng và có tác động lan tỏa trong phát triển công nghiệp của các vùng, miền, địa phương. Trong nông nghiệp, nhờ đưa vào áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi đã tăng lên. Đã hình thành các vùng chuyên canh lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, thủy sản, rừng nguyên liệu. Từ một nước phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, đến nay Việt Nam đã có một số hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới (xuất khẩu hạt điều xếp thứ nhất thế giới; xuất khẩu gạo, cà phê xếp thứ hai; hạt tiêu, chè xếp thứ năm; thủy sản xếp thứ mười). Ngành dịch vụ được phát triển đa dạng, tăng khá nhanh về quy mô, ngành nghề và thị trường với 15
- sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Nhờ đó, từ khi chuyển sang thực hiện CNH, HĐH đến nay, nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các giai đoạn trước đó và được xếp vào nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất thế giới. Theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, năm 2009 Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nghèo để tham gia vào nhóm các nước thu nhập trung bình; thành tựu xóa đói, giảm nghèo được thế giới thừa nhận là ấn tượng…7. Tuy nhiên, trước yêu cầu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đó là, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp và chưa bền vững. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động, ít kỹ năng, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ. Chỉ số kinh tế tri thức còn rất thấp, chưa đạt được điểm trung bình. Theo phương pháp đánh giá do Viện nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra, thì Chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2008 là 3,02, xếp thứ 102 trong số 133 quốc gia được phân tích. Chỉ số này của Việt Nam tuy cao hơn của nhóm thu nhập thấp nhưng thấp hơn nhiều so với chỉ số của nhóm nước thu nhập trung bình thấp (4,1). So với các nước trong cùng khu vực, chỉ số kinh tế tri thức của nước ta chưa bằng 1/2 chỉ số đạt được của nhóm nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông), thấp hơn khá nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philippines. Năng suất lao động của Việt Nam tuy đã có chiều hướng tăng (tốc độ tăng năng suất bình quân giai đoạn 2001 7 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=20282&print=true, 22/2/2013. 16
- 2010 đạt khoảng 4,8%/năm), nhưng vẫn còn thấp hơn so với năng suất lao động của Trung Quốc khoảng 2,6 lần và Thái Lan 4,3 lần 8. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế còn thấp do chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm còn ở mức cao. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu vững chắc; tính hiện đại còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa thiếu, vừa yếu và kém hiệu quả. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn mang nặng tính tự phát, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả. Việc sử dụng nguồn lực của nền kinh tế chưa có hiệu quả, còn nhiều lãng phí. Mức sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn. 2.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam CNH là con đường thiết yếu mà mọi quốc gia đều phải trải qua để đi tới một xã hội hiện đại. CNH, HĐH của Việt Nam được tiến hành bối cảnh xu hướng trên thế giới đang chuyển mạnh lên nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã và đang tác động sâu sắc với tốc độ cao đến đời sống kinh tế xã hội của mọi quốc gia, trong khi đó Việt Nam vẫn trong tình trạng của một nước có điểm xuất phát thấp, nhiều yếu tố lạc hậu, phát triển thiếu bền vững. Trong bối cảnh nhiều cơ hội và thách thức đan xen, để đi tới một nền kinh tế hiện đại, Việt Nam phải có những giải pháp bứt phá. Sự lựa chọn giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là cấp thiết. 2.2.1. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức để đất nước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu 8 Ngọc Tuyên, Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn nhiều trở ngại, http://laodong.com.vn/Kinh doanh/ .. /32621, Thứ năm 24/02/2011. 17
- Trong những năm qua, tuy đã có những bước phát triển tích cực, nhưng về cơ bản, nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Chúng ta vẫn phải đương đầu với những thách thức gay gắt và những nhiệm vụ nan giải: một mặt, tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế trong quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên trình độ của nền kinh tế công nghiệp, như bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu cầu nước sạch, trường học, đi lại cho người dân; mặt khác, phải nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại không những chỉ để chống tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ chung của thế giới, mà còn phải thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển khi bản thân họ đã∙có trình độ phát triển cao hơn. Khi các yếu tố cho phát triển không chỉ đơn thuần là vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, mà còn có thêm yếu tố tri thức với ý nghĩa là yếu tố quan trọng và trực tiếp đối với quá trình phát triển, thì việc không nhanh chóng nắm bắt và vận dụng được tri thức mới sẽ không thể tránh khỏi sự tụt hậu tuyệt đối so với các nước khác. Tri thức đã trở thành yếu tố của lực lượng sản xuất trực tiếp và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện đó, nước ta không thể bỏ lỡ cơ hội, mà phải tìm giải pháp bứt phá, tức là phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Là một nước đang phát triển vừa mới nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình (nhưng mới chỉ là mức trung bình thấp) lại đặt trong xu thế mở cửa, hội nhập, việc gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình chuyển nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp là một thách thức rất lớn đối với nước ta. Điều này xuất phát từ thực tiễn của một nước đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trình độ phát triển chung của thế giới. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc phải giải quyết đồng thời 18
- hai nhiệm vụ: phát triển để vượt khỏi sự lạc hậu và chuyển sang phát triển kinh tế tri thức. 2.2.2. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là yêu cầu bắt buộc để tạo ra cơ sở vật chấtkỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Lịch sử đã chứng minh, mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng dựa trên một cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định để tồn tại và phát triển. Nó bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất tương ứng với trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định; dựa vào đó lực lượng lao động của xã hội tiến hành sản xuất của cải. Một trình độ nhất định của cơ sở vật chất – kỹ thuật là nội dung kinh tế, là “cốt vật chất” có ý nghĩa xác định một thời đại kinh tế, phân biệt với phương thức sản xuất chứa đựng nó thuộc loại hình kinh tế xã hội lịch sử nào. Thực tế đã chứng minh, các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản đều đã dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật với công cụ lao động thủ công, lạc hậu, năng suất thấp. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sở dĩ chiến thắng phương thức sản xuất phong kiến vì nó tạo ra nền đại công nghiệp để có năng suất lao động cao “chưa từng có dưới chế độ nông nô”. Do vậy, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa tất yếu phải phát triển dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại với cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ kế thừa những thành quả văn minh mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, mà còn được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những thành tựu mới nhất của khoa học 19
- và công nghệ, tham gia tích cực và có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đối với các nước đã qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xác lập cở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tiến hành thống qua kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản theo yêu cầu của chế độ mới và phát triển nó lên trình độ cao hơn. Đối với các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, ở giai đoạn đầu hoặc không qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội càng trở nên cấp thiết hơn. Theo V.I. Lênin, “Cơ sở vật chất duy nhất và thực sự để làm tăng của cải của chúng ta, để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có thể là đại công nghiệp... Không có một nền đại công nghiệp tổ chức cao thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà lại càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp được”9. Tạo lập cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực là đòi hỏi có tính bắt buộc đối với tất cả các nước muốn quá độ lên chủ nghĩa xã hội10. Điều này càng trở nên cấp thiết đối với một nước có điểm xuất phát thấp như Việt Nam. Con đường cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong bối cảnh hiện nay tất yếu phải là đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Cần nhấn mạnh rằng, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã và đang là thách thức và cơ hội lớn đối với nước ta trên con đường xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Nếu không kịp thời nắm bắt thời cơ, dựa vào kinh tế tri thức để đẩy nhanh CNH, HĐH thì nước ta sẽ tụt V.I.Lênin: Toàn tập, Tập 32, NXB Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 528529. 9 10 Xem: V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 41, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, tr. 218. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
198 p | 4030 | 850
-
Giáo trình Kinh tế chính trị - GS.TS. Phạm Quang Phan (chủ biên)
209 p | 1161 | 496
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối kinh tế) phần 1
25 p | 1232 | 468
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
257 p | 1162 | 422
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - GS.TS. Chu Văn Cập, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Trân Bình Trọng
257 p | 355 | 78
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho cáckhối kỹ thuật) phần 1
19 p | 302 | 65
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin: Phần 1
50 p | 137 | 34
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin: Phần 2
48 p | 97 | 28
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin Phần 2 - GS,TS. Trần Trung Hậu
73 p | 238 | 27
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 1
167 p | 56 | 23
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 2
125 p | 39 | 22
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 2 (năm 2021)
170 p | 40 | 21
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 1 (năm 2021)
123 p | 45 | 20
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin (Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị): Phần 1
240 p | 28 | 17
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Phần 2 (Dùng cho bậc đại học, không chuyên lý luận chính trị)
103 p | 57 | 14
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Phần 1 (Dùng cho bậc đại học, không chuyên lý luận chính trị)
77 p | 49 | 9
-
Một số đề xuất hoàn thiện giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin hệ không chuyên Lý luận chính trị theo chương trình mới
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn