Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 2: Kinh tế công cộng ở Hoa Kỳ
lượt xem 55
download
Tiếp theo chương 1 của Giáo trình kinh tế học công cộng thì Chương 2: Kinh tế công cộng ở Hoa Kỳ sẽ giới thiệu với bạn đọc về sự phát triển của nền kinh tế công cộng Hoa Kỳ mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 2: Kinh tế công cộng ở Hoa Kỳ
- Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz Chương 2: Kinh tế công cộng ở Hoa Kỳ
- Các loại hoạt động của chính phủ Vai trò chủ yếu của chính phủ là bảo đảm một khuôn khổ luật pháp để tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra. Chúng ta có thể chia hoạt động của chính phủ ra làm ba loại: a) sản xuất hàng hóa và dịch vụ; điều tiết và trợ giúp các nhà sản xuất tư nhân; b)mua hàng hóa dịch vụ, từ tên lửa cho đến hoạt động vệ sinh đường phố; c) phân phối lại thu nhập, nghĩa là cấp tiền cho những nhóm người nhất định nhằm giúp họ chi tiêu khá hơn là nếu không có sự trợ giúp đó; những khoản chi này gọi là thanh toán chuyển giao (transfer payment), bao gồm phúc lợi và bảo hiểm xã hội. Ba loại hoạt động này – sản xuất, mua và phân phối lại – là cách tiện lợi để phân loại các khoản chi tiêu và hoạt động rộng lớn của chính phủ. Song nó lại không phù hợp với cách thức chính phủ tổ chức ngân sách hay phân bổ trách nhiệm giữa các bộ của mình, như thương mại, dịch vụ y tế, nội vụ, v.v. Hơn nữa, hầu hết các hoạt động của chính phủ do các cấp bang và địa phương cũng như cấp bang thực hiện, cùng với tầm quan trọng tương đối của các khoản chi tiêu đủ các loại của cấp bang, đều được thay đổi theo thời gian. Sự phức tạp cuối cùng là bản chất của một số khoản chi tiêu của chính phủ không rõ ràng. Ví dụ, các khoản trợ cấp của chính phủ cho dù nông trại quy mô nhỏ có
- thể coi là trợ cấp sản xuất hoặc trợ cấp mang tính phân phối lại. Tiền hưu trí trả cho quân nhân, nghỉ hưu thường được coi là thanh toán chuyển giao, nhưng nếu khoản này được xem là một phần chi phí quốc phòng thì sẽ hợp lý hơn, cũng giống như việc trả tiền hưu trí của một hang tư nhân được tính vào chi phí lao động. Do đó, việc miêu tả mang tính định lượng những hoạt động của chính phủ là một việc vô cùng to lớn. Bảo đảm hệ thống pháp luật Một hoạt động quan trọng của chính phủ nhưng lại chiếm phần chi phí rất nhỏ, là hình thành khuôn khổ luật pháp cho các hãng và các cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các nhà kinh tế và các triết học thường cố tưởng tượng xem cuộc sống sẽ ra sao nếu hoàn toàn không còn chính phủ nữa. Thiếu luật pháp quy định quyền tài sản thì chỉ có thể dung sức mạnh mới làm cho người ta không ăn cắp lẫn của nhau. Thiếu khả năng bảo vệ tài sản thì các cá nhân ít có động cơ tích lũy tài sản. Và nhất định các hoạt động kinh tế sẽ bị hạn chế rất nhiều. Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ làm được nhiều việc hơn là chỉ có bảo vệ quyền tài sản. Nó làm cho hợp đồng giữa các cá nhân có hiệu lực. Nó cũng đã áp đặt những hạn chế đối với các loại hợp đồng đã có hiệu lực về mặt pháp lý. Luật phá sản của
- chúng ta hạn chế được vấn đề mắc nợ của các nhà đầu tư. Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm đã có tác động quan trọng đến chất lượng sản phẩm . Luật chống độc quyền đã khuyến khích cạnh tranh giữa các hãng với nhau: luật này hạn chế được việc sát nhập, thôn tính và những thông lệ bất công khác trong kinh doanh. Hiệu lực của hệ thống luật pháp của chúng ta rất sâu rộng, nhưng những chi tiêu cho việc vận hành một hệ thống tòa án và duy trì kỷ cương, trật tự lại khá nhỏ bé: nếu cộng cả chi phí cho cảnh sát và nhà tù thì tổng chi tiêu chỉ cao hơn 4% một chút tổng số chi tiêu của chính phủ là cho quản lý hành chính chung, các hoạt động lập pháp và hành pháp (1). – (1) Năm 1985, năm cuối cùng của các con số so sánh về chi tiêu của liên bang, bang , địa phương, chi tiêu đó như sau: cho hoạt động hành chính lập pháp và tư pháp là 23 tỷ đô la; cho cảnh sát và các nhà tù là 39 tỷ đô la. Xem: Điều tra về kinh doanh hiện hành năm 7-1987. Chính phủ và sản xuất Ngoài việc đảm bảo khuôn khổ luật pháp cho các cá nhân và các hãng hoạt động, chính phủ ngày càng có vai trò tích cực trong các quyết định sản xuất. Chính phủ
- chỉ tự sản xuất ra một khối lượng nhỏ hàng hóa và dịch vụ, song lại có tác động lớn đối với các quyết định sản xuất thông qua sự điều tiết, thông qua thuế và trợ cấp để có thể làm thay đổi hành vi của các hãng tư nhân. Chính phủ có nhiều hoạt động đa dạng. Chính phủ có thể không thỏa mãn với hành vi cụ thể của các hãng, chẳng hạn như làm ô nhiễm môi trường. Có thể phải quan tâm đến sự độc quyền của một số hãng. Các nhóm lợi ích cụ thể có thể thuyết phục quốc hội rằng họ xứng đáng được giúp đỡ. Khu vực tư nhân có thể không cung cấp nổi một số hàng hóa và dịch vụ nào đó được cho là rất quan trọng. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ Một trong những điểm khác nhau chủ yếu giữa Hoa Kỳ và nhiều nước Tây Âu là chính phủ Hoa Kỳ có vai trò hạn chế với danh nghĩa là người sản xuất hàng hóa dịch vụ. Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho chính phủ liên bang trọng trách quản lý dịch vụ bưu điện và in tiền. Dịch vụ bưu điện của Hoa Kỳ độc quyền trong việc cung cấp thư tín loại một, nhưng trên 50% bưu kiện và thậm chí với tỷ lệ cao hơn nữa về thư tín tốc hành là do hãng tư nhân đảm nhiệm. Ở Hoa Kỳ, chính quyền địa phương có trách nhiệm chủ yếu đối với giáo dục: gồm 90% học sinh cấp 1 và cấp 2, và 80% học sinh trung cấp, cao đẳng được tuyển vào các trường công lập.
- Nhiều hoạt động sản xuất của chính phủ cũng tương tự như chính các hoạt động do hãng tư nhân thực hiện. Điện vừa do các doanh nghiệp của chính phủ (mà nổi tiếng nhất vẫn là hãng Tennessee Valley Authority) vừa do các hãng tư nhân cung cấp. Chính phủ cũng bán điện như các hãng tư nhân vậy. Điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp của chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đôi khi không rõ ràng. Chính phủ có thể làm chủ trên 50% của một hãng, nhưng lại cho nó hoạt động hoàn toàn như một hãng tư nhân. Ở Hoa Kỳ, chính phủ đã thành lập một số doanh nghiệp. Đó là Amtrak điều hành hệ thống đường sắt chở hành khách; là Comstat về sử dụng hệ thống vệ tinh trong thương mại. Những hãng này cũng hoạt động như những hãng tư nhân. So sánh khu vực công cộng và tư nhân ở nhiều nước khác nhau, chúng tôi thấy rằng một số ngành thường rơi vào khu vực công, còn các ngành khác thì ít khi. Nông nghiệp là một ngành tỏ ra khó thuộc khu vực công. Mặt khác, ở hầu hết các nước, ngành điện thoại, đường sắt, ít nhất một phần của phát thanh và truyền hình thuộc khu vực công. Ở một số nước như nước Anh, chính phủ sản xuất thép và than. Ở nhiều nước khác, hệ thống ngân hàng do chính phủ làm chủ và vận hành; còn ở Hoa Kỳ, chính phủ điều tiết sát sao, song do tư nhân làm chủ (1). Quá trình chuyển các doanh nghiệp tư nhân thành các doanh nghiệp của chính phủ gọi là quốc hữu hóa; quá trình chuyển doanh nghiệp chính phủ thành doanh nghiệp
- tư nhân gọi là quá trình tư nhân hóa . Từ năm 1982 đến năm 1986, chính phủ Anh đã thực hiện làn sóng tư nhân hóa: chính phủ đã chuyển các hãng điện thoại, khí đốt tự nhiên và dầu thành các hãng tư nhân mới thành lập (trong đó, chính phủ nắm một số cổ phần). Năm 1986, nước Pháp bắt đầu việc bán, được coi là lớn nhất từ lúc trước đến lúc đó, các xí nghiệp công cộng cho tư nhân, trong đó bao gồm nhiều xí nghiệp được quốc hữu hóa (khi đảng xã hội cầm quyền) năm năm trước đó. Sản xuất của chính phủ (giống như của mọi hãng) được đo bằng chênh lệch giữa giá trị sản lượng và giá trị vật liệu mua vào, được gọi là giá trị gia tăng. Nhưng giá trị sản lượng ở các hãng tư nhân được đo bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ thực hiện, còn hầu hết các hàng hóa do khu vực công làm ra không được bán, mà sử dụng trực tiếp trong khu vực này hoặc cho không. Do không có giá thị trường để đánh giá những mặt hàng này, chúng phải đánh giá theo chi phí đầu vào để làm ra chúng . Như vậy, khi giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân bằng tiền công , tiền trả lãi và lợi nhuận, thì giá trị sản phẩm do chính phủ làm ra bằng tiền công cộng với tiền lãi sẽ. Hãng nào quyết định trả cho công nhân của mình cao hơn 5% tiền công (mà không tăng năng suất tương ứng) thì sẽ thấy giá trị gia tăng của mình không thay đổi: tiền công sẽ tăng 5%, nhưng tiền lãi sẽ giảm đi một khoản tương ứng. Nếu chính phủ cũng quyết định trả tiền công cho công nhân của mình thêm 5%, nhưng giá trị đầu ra được đo bằng giá trị đầu vào, nên khoản tăng tiền công sẽ là 5% tăng sản lương.
- Vì những vấn đề đó, nhiều nhà kinh tế cho rằng có thể có được bức tranh khá hơn về quy mô của chính phủ với tư cách là người sản xuất bằng cách nhìn vào việc sử dụng nhân công của chính phủ. Năm 1986, có 17 triệu người làm việc trong khu vực công cộng (kể cả lĩnh vực giáo dục và quốc phòng) (2), chiếm 15,3% số việc làm . Con số này lớn gấp hai lần so với năm 1930, nhưng từ năm 1980 giảm xuống chút ít. Việc mở rộng khu vực công cộng đã diễn ra liên tục với nhịp độ liên tục cho đến năm 1970. Con số này tăng lên nhanh chóng dưới chính quyền Hoover (1929 – 1933) cũng như khi thi hành chính sách kinh tế xã hội mới dưới thời chính quyền Roosevelt (1933 – 1945). Mặc dù nhịp độ có giảm xuống đôi chút trong những năm tháng của Eisenhower, song quy mô của nó không hề giảm cho đến chính quyền Nixon và Ford, và tiếp tục giảm dưới chính quyền Carter và Reagan. Trợ cấp sản xuất Trong các ngành nghề mà chính phủ không phải là người sản xuất cũng như người tiêu dùng, chính phủ vẫn có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định của các nhà sản xuất tư nhân. Sự ảnh hưởng này thông qua các khoản trợ cấp và thuế (cả hai khoản này đều trực tiếp hoặc gián tiếp) và thông qua các điều tiết. Các chương trình nông nghiệp
- ở Hoa Kỳ, những khoản trợ cấp trực tiếp quan trọng nhất là trợ cấp dành cho nông nghiệp. Năm 1986 tăng lên 26 tỷ, so với 7 tỷ năm 1980. Hầu hết khoản này chính phủ dùng để mua nông phẩm nhằm giữ giá nông phẩm ở mức cao. Trong những năm 1980, trợ cấp cho nông nghiệp tiếp tục tăng. Năm 1986, chi của chính phủ cho sản xuất ngô, mì và gạo đạt 57% giá trị nông phẩm, so với 7% năm 1980. Nhưng chi tiêu của chính phủ cho nông nghiệp chỉ là một phần trong tổng chi phí của các chương trình nông nghiệp mà thôi. Hầu hết những chi phí này đều phát sinh dưới dạng giá cao mà người tiêu dùng phải trả. Khi đánh giá một chương trình nào đó của chính phủ, điều hữu hiệu là phải phân biệt được hai loại chi phí. Thứ nhất là chi phí đối với xã hội do việc không sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả. Ví dụ có những người ở lại khu vực nông nghiệp vì có những khoản trợ cấp của chính phủ, mặc dù họ có thể làm việc với năng suất cao hơn ở những nơi khác. Chi phí thứ hai là sự chuyển giao một khoản phân phối lại thu nhập từ một nhóm người này sang một nhóm người kia trong xã hội. Phần lớn các khoản chi phí của chương trình nông nghiệp là khoản chuyển giao từ những người ngoài ngành nông nghiệp cho nông dân. Các chương trình nông nghiệp của chúng ta minh họa một nguyên lý chung khác mà chúng ta sẽ quay lại sau: chính phủ có thể trợ cấp cho các ngành công nghiệp
- và các cá nhân theo nhiều cách, và chỉ có một số khoản trợ cấp (giá của trợ cấp) là chi tiêu của chính phủ mà thôi Chi tiêu bằng thuế Một số khoản trợ cấp quan trọng nhất của chính phủ được mở rộng thông qua hệ thống thuế. Nếu chính phủ trao trợ cấp giáo dục cho sinh viên thì những khoản này là chi tiêu; nhưng nếu như chính phủ miễn giảm thuế cho chi phí giáo dục (tức là chính phủ cho phép ai đó giảm phần đóng thuế bằng khoản chi phí cho giáo dục). thì khoản đó không phải là chi tiêu của chính phủ. Chính phủ cũng có thể đánh thuế người đó rồi lại trợ cấp cho anh ta; cả hai cách này đều tương đương. Song, trong thống kê chúng lại là hai khoản hoàn toàn khác nhau. Tương tự như vậy, nếu chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất để anh ta mua máy móc, thì đó là khoản chi tiêu của chính phủ; nhưng nếu chính phủ cho phép người đó giảm thuế đối với khoản tiền mua máy (tức là nếu anh ta mua một cái máy 100 đôla và giảm 7% thuế, anh ta sẽ được hưởng 7% tiền miễn thuế) thì khoản này không phải là chi tiêu của chính phủ. Song, một lần nữa hai khoản này trên thực tế đều tương đương. Chúng ta gọi những khoản trợ cấp ngầm này là chi bằng thuế. Chính phủ liên bang phải dự tính những khoản thất thoát thu thuế gắn với mỗi khoản chi bằng thuế này.
- Trong những năm qua, những khoản này rất lớn. Để tính được giá trị của chúng , đầu tiên chúng ta phải tính xem mỗi cá nhân hay mỗi hãng sẽ nộp bao nhiêu tiền thuế nếu không có những điều khoản đặc biệt cho phép họ miễn hoặc giảm thuế đối với mỗi loại chi tiêu khác nhau. Sau đó chúng ta tính phần chênh lệch giữa con số này và thuế thực tế. Khoản chênh lệch này là khoản không thu được từ chi tiêu bằng thuế. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến việc chính phủ đánh thuế cá nhân, rồi sau đó lại trợ cấp cho người đó (để mua máy móc, để đi học, để mua dịch vụ y tế, vv…) Điều hành kinh doanh Chính phủ điều hành hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ người lao động, người tiêu dùng và môi trường, và ngăn ngừa những thực tế chống lại cạnh tranh, ngăn ngừa sự phân biệt đối xử. Cục bảo vệ sức khỏe và An toàn nghề nghiệp cố gắng đảm bảo để nơi làm việc của công nhân được đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Cục Quan hệ lao động quốc gia cố gắng đảm bảo để các nghiệp đoàn và bộ máy quản lý đối xử với nhau một cách công bằng. Ủy ban thương mại liên bang, ngoài những nhiệm vụ khác ra, đã cố gắng bảo vệ người tiêu dùng khỏi những tiết mục quảng cáo không chính xác. Cơ quan bảo vệ môi trường đã cố gắng bảo vệ những bộ phận quan trọng sống còn của môi trường, ví dụ điều chỉnh việc thải khí độc của ô tô.
- Ngoài những cơ quan này ra, còn có những quy định áp dụng đối với những ngành cụ thể. Ngành ngân hàng thuộc phạm vi điều hành của cả Cục dự trữ liên bang lẫn Cục giám sát tiền tệ. Buôn bán hàng hóa và đường xe lửa chịu sự điều hành của Cục hàng không liên bang. Ngành bưu chính viễn thông chịu sự điều hành của Ủy ban liên lạc liên bang. Ngành chứng khoán chịu sự điều hành của Ủy ban chứng khoán hối đoái. Trong những năm vừa qua đã có những nỗ lực được phối hợp nhằm giảm mức độ điều hành của liên bang. Qúa trình giảm này còn được gọi là quá trình giải quy chế (hay giảm điều tiết). Đã có sự giải quy chế trong ngành hàng không (đó là việc bỏ Cục Hàng không dân dụng năm 1984), trong ngành khí tự nhiên (giá khí đốt được phép tăng dần theo mức giá chung của thị trường), trong ngành thương mại và ngân hàng (các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp bây giờ được phép tăng dần lên). Những khoản chi tiêu cấp liên bang cho các cơ quan điều hành chỉ chiếm dưới 1% ngân sách liên bang mà thôi. Nhưng những khoản chi đó không cho được những cái nhìn đúng đắn về tác động của các cơ quan điều hành này. Mức độ ảnh hưởng của các cơ quan này đối với mọi mật của hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài thước đo thông thường bằng chỉ tiêu của chính phủ. Nhiều quy chế đã có những tác động tương tự như của các biện pháp thuế và trợ cấp. Ví dụ như những quy định về thuế và trợ cấp. Ví dụ những quy định về giá cả dịch vụ dân dụng có thể giảm giá
- cho một số đối tượng xuống dưới mức giá thị trường, trong khi đó lại nâng giá một số đối tượng khác. Có thể có được một thước đo rất gián tiếp quy mô các quy định cấp liên bang qua việc nhìn vào chi phí báo cáo gồm cả việc điền vào mẫu, chi phí của hãng. Dưới chính quyền Carter đã có nỗ lực giảm chi phí bàn giấy, và Ủy ban bàn giấy đã được thành lập cho mục tiêu này. Trong báo cáo chi tiết của mình năm 1979, Ủy ban này đã dự tính khoảng 768 triệu giờ của các nhân viên không thuộc cơ quan chính phủ làm công việc của chính phủ. Số lượng thời gian này tương đương 400.000 công nhân làm việc đủ giờ trong cả năm. Những nhân viên gián tiếp này bằng 14% nhân viên trực tiếp cấp liên bang năm 1979. Hoạt động của chính phủ trong thị trường tài chính Hoạt động của chính phủ trong thị trường tài chính là đặc biệt sâu rộng. Thị trường tài chính cung cấp một số dịch vụ rất quan trọng, đó là phân bổ vốn; đảm bảo các thể chế để những khoản tiết kiệm của cá nhân chuyển thành đầu tư thông qua các hãng. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho những người có đầu óc kinh doanh chuyển rủi ro kinh doanh cho công chúng nói chung; còn các hãng bảo hiểm thì tạo điều kiện cho các cá nhân thoát khỏi một số rủi ro mà họ gặp phải.
- Chính phủ gây ảnh hưởng đối với khu vực tài chính thông qua rất nhiều các cơ quan điều hành. Như chúng tôi đã nêu, Cục dự trữ liên bang và Cục kiểm soát tiền tệ điều hành hệ thống ngân hàng, còn Ủy ban chứng khoán và chứng khoán thì điều hành ngành chứng khoán. Những cơ quan tiết kiệm và vay mượn thì do Cục ngân hàng cho vay nội địa liên bang điều hành. Mỗi bang trong số 50 bang đều có Ban bảo hiểm để bảo quản lý ngành bảo hiểm. Ngoài những hoạt động điều hành này ra, chính phủ còn trợ cấp một số hoạt động nhất định về cho vay của tư nhân, và thành lập cơ quan chính phủ để thực hiện các hoạt động bảo hiểm và tín dụng. Cung cấp tín dụng Khi cấp tín dụng lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, trên thực tế chính phủ đã trợ cấp cho tín dụng, với giả định rằng áp dụng tín dụng lãi suất thị trường cao đối với một số nhóm người phản ánh sự đánh giá của thị trường về rủi ro khi cho họ vay. Khoản trợ cấp thực tế chỉ được ghi trong sổ sách của chính phủ khi và nếu người vay không trả được nợ. Trong một số trường hợp, chính phủ không cấp tín dụng mà chỉ bảo lãnh cho vay; việc đó cho phép người vay nhận được tiền vay với lãi suất thấp hơn nhiều. Vì
- không có chi phí ngân sách vãng lai, những khoản đảm bảo vay này là phương pháp trợ cấp ít khó khăn để trợ cấp cho một ngành. Khi tập đoàn Chrysler đang trên bờ phá sản năm 1979, chính phủ đã bảo lãnh cho công ty đó vay. Mặc dù cuối cùng Chrysler đã trả được nợ, khoản bảo lãnh đó vẫn là một khoản trợ cấp lớn cho Chrysler trong ngân sách. Vì Chryster đã thanh toán xong khoản nợ của mình, nên trợ cấp đó không nằm trong chi tiêu của chính phủ. Thay vào đó, chi phí thực của nó chỉ là phần giảm đi trong số các tín dụng cấp cho các hãng khác mà thôi. Phần lớn hoạt động cấp tín dụng của chính phủ tăng lên theo mức độ thất bại của thị trường tư nhân trong việc cung cấp tín dụng trong điều khoản thông thường. Chương trình cho vay của chính phủ (dù đó là các khoản vay trực tiếp hay có bảo lãnh) luôn sẵn sàng để nông dân, chủ sở hữu nhà, doanh nghiệp nhỏ, những nhà xuất khẩu, ngành dịch vụ công cộng, các công ty đóng tàu và các chính phủ nước ngoài được vay. Để định hướng vai trò của chính phủ liên bang trong việc tác động đến việc luân chuyển vốn giữa người tiết kiệm và người vay, điều quan trọng là phải so sánh số tiền cho vay dưới sự bảo trợ của chính quyền liên bang với tổng lượng tiền cho vay của Hoa Kỳ. Lương tiền cho vay hàng năm dưới sự bảo trợ của liên bang là phần chênh lệch giữa lượng tiền cho vay trực tiếp và lượng tiền bảo lãnh ở cấp liên bang
- tại thời điểm đầu năm và cuối năm. Năm 1986 khoản đó là 129 tỷ đô la. Cung tín dụng trong nước là tổng số tiền cổ phần tăng lên của tất cả các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Năm 1986 khoản đó là 889 tỷ đô la. Tỷ lệ cho vay và trợ cấp liên bang là 14,5% năm 1986. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ cao điểm nhất 22,6% năm 1980. Khi sử dụng những tỷ lệ này cần phải thận trọng, bởi vì nó không phân biệt được giữa một đô la cho vay với, hoặc sát với, lãi suất thị trường tư nhân, và các khoản vay cấp liên bang là khoản trợ cấp ngầm lớn . Chính phủ liên bang mới chỉ bắt đầu đưa ra hệ thống hạch toán có biện pháp tính được lượng trợ cấp ngầm thông qua tín dụng cấp liên bang. Cung cấp bảo hiểm Trong thời kỳ từ cuộc Đại khủng hoảng, chính phủ ngày càng có vai trò to lớn hơn trong việc cung cấp bảo hiểm. Có hai nhóm bảo hiểm của chính phủ. Thứ nhất là bảo hiểm xã hội, bao gồm trợ cấp xã hội (cho người nghỉ hưu và bảo hiểm sinh mạng), bảo hiểm y tế (cho người già), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm cho những người mất khả năng lao động (trong trường hợp bị tai nạn lao động). Bảo hiểm xã hội tăng tới 18% tổng chi tiêu ngân sách của chính phủ và 28% chi tiêu ngân sách chính phủ liên bang. Như chúng ta sẽ thấy sau này, cái gọi là chương trình bảo hiểm không hẳn là chương trình bảo đảm lợi ích cho con người
- để giá trị thực mà họ sẽ bằng với phần đóng của họ. Chương trình bảo hiểm cũng đảm bảo các phương tiện để phân phối lại thu nhập cho một số nhóm dân cư có nhu cầu đặc biệt. Vì lý do đó, chúng ta hay chia thành các chương trình chuyển giao, tức là chương trình thuần túy để thu nhập cho các nhóm dân cư cụ thể. Loại chương trình bảo hiểm thứ hai của chính phủ tập trung vào rủi ro kinh doanh. Mặc dù loại chương trình bảo hiểm này là tự lực, song trong những năm vừa qua một số cơ quan quản lý chúng đã bị lỗ. Trong khi công ty liên bang bảo hiểm tiền gửi (công ty này bảo hiểm tiền gửi trong các ngân hàng thương mại) đã tích được 18 tỷ đô la dự trữ, thì các chương trình khác đã sử dụng hết số dự trữ đó. Đây là trường hợp của các công ty đảm bảo lợi ích hưu trí, công ty này bảo hiểm cho công nhân ở những hãng tư nhân, có tham gia bảo hiểm, tránh được khả năng quỹ hưu trí của họ không thể đáp ứng được nhiệm vụ chi trả. Điều này cũng đúng với công ty bảo hiểm tiết kiệm và cho vay (khi tiền đóng bảo hiểm vượt các khoản lỗ, số dư đó chuyển vào dự trữ; khi lỗ vượt thì chệnh lệch đó được lấy ra từ dự trữ). Nhiều nhà kinh tế cho rằng khoản lỗ của các công ty này rất lớn. Những chương trình bảo hiểm khác của liên bang do cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của liên bang phụ trách. —
- (1) Các ngân hàng dự trữ liên bang là sở hữu công cộng và chịu trách nhiệm về quản lý hệ thống ngân hàng . (2) Đây là số lương nhân viên quy đổi làm việc cả ngày. Hai người làm việc nửa ngày tính bằng một người làm việc cả ngày.
- Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ Ngoài việc đảm bảo khuôn khổ luật pháp cho các cá nhân và các hãng hoạt động, chính phủ ngày càng có vai trò tích cực trong các quyết định sản xuất. Chính phủ chỉ tự sản xuất ra một khối lượng nhỏ hàng hóa và dịch vụ, song lại có tác động lớn đối với các quyết định sản xuất thông qua sự điều tiết, thông qua thuế và trợ cấp để có thể làm thay đổi hành vi của các hãng tư nhân. Chính phủ có nhiều hoạt động đa dạng. Chính phủ có thể không thỏa mãn với hành vi cụ thể của các hãng, chẳng hạn như làm ô nhiễm môi trường. Có thể phải quan tâm đến sự độc quyền của một số hãng. Các nhóm lợi ích cụ thể có thể thuyết phục quốc hội rằng họ xứng đáng được giúp đỡ. Khu vực tư nhân có thể không cung cấp nổi một số hàng hóa và dịch vụ nào đó được cho là rất quan trọng. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ Một trong những điểm khác nhau chủ yếu giữa Hoa Kỳ và nhiều nước Tây Âu là chính phủ Hoa Kỳ có vai trò hạn chế với danh nghĩa là người sản xuất hàng hóa dịch vụ. Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho chính phủ liên bang trọng trách quản lý dịch vụ bưu điện và in tiền. Dịch vụ bưu điện của Hoa Kỳ độc quyền trong việc cung
- cấp thư tín loại một, nhưng trên 50% bưu kiện và thậm chí với tỷ lệ cao hơn nữa về thư tín tốc hành là do hãng tư nhân đảm nhiệm. Ở Hoa Kỳ, chính quyền địa phương có trách nhiệm chủ yếu đối với giáo dục: gồm 90% học sinh cấp 1 và cấp 2, và 80% học sinh trung cấp, cao đẳng được tuyển vào các trường công lập. Nhiều hoạt động sản xuất của chính phủ cũng tương tự như chính các hoạt động do hãng tư nhân thực hiện. Điện vừa do các doanh nghiệp của chính phủ (mà nổi tiếng nhất vẫn là hãng Tennessee Valley Authority) vừa do các hãng tư nhân cung cấp. Chính phủ cũng bán điện như các hãng tư nhân vậy. Điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp của chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đôi khi không rõ ràng. Chính phủ có thể làm chủ trên 50% của một hãng, nhưng lại cho nó hoạt động hoàn toàn như một hãng tư nhân. Ở Hoa Kỳ, chính phủ đã thành lập một số doanh nghiệp. Đó là Amtrak điều hành hệ thống đường sắt chở hành khách; là Comstat về sử dụng hệ thống vệ tinh trong thương mại. Những hãng này cũng hoạt động như những hãng tư nhân. So sánh khu vực công cộng và tư nhân ở nhiều nước khác nhau, chúng tôi thấy rằng một số ngành thường rơi vào khu vực công, còn các ngành khác thì ít khi. Nông nghiệp là một ngành tỏ ra khó thuộc khu vực công. Mặt khác, ở hầu hết các nước, ngành điện thoại, đường sắt, ít nhất một phần của phát thanh và truyền hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz): Chương 1 Kinh tế công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp
46 p | 953 | 96
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 4: Kinh tế học phúc lợi - Hiệu quả và công bằng
51 p | 502 | 76
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 5: Hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân do công cộng cung cấp
36 p | 474 | 68
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 3: Cơ sở kinh tế đối với chính phủ Chương 3 của
58 p | 334 | 56
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 6: Lựa chọn công cộng
34 p | 284 | 46
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 14: Chương trình phúc lợi và phân phối lại thu nhập
28 p | 275 | 46
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 11: Chăm sóc sức khỏe
32 p | 252 | 45
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 7: Sản xuất công cộng và bộ máy hành chính
41 p | 253 | 42
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 8: Những yếu tố ngoại lai
25 p | 252 | 41
-
Giáo trình kinh tế học công cộng (Joseph E. Stiglitz) Chương 15: Giáo dục
17 p | 202 | 32
-
Kinh tế học công cộng : Chương 2. Chính phủ và vai trò phân bố nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - ThS. Hoàng Trung Dũng
39 p | 285 | 21
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên)
148 p | 66 | 14
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 2 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên)
208 p | 49 | 13
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
44 p | 64 | 10
-
Giáo trình Kinh tế học quản lý: Phần 2
198 p | 35 | 10
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công
148 p | 43 | 7
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 2 - PGS. TS. Phan Thế Công
208 p | 41 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn