Chương 19<br />
THI HÀNH ÁN PHÁ SẢN<br />
<br />
I.<br />
MỘT SÔ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH CÁC<br />
QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÁ SẢN<br />
1. Đặc thù của việc thi hành án phá sản<br />
Khác với việc th i hành các bản án, quyết định khác, Chấp<br />
hành viên tham gia vào quá trìn h giải quyết việc phá sản với tư<br />
cách là Tổ trưởng Tổ quản lý và thanh lý tà i sản. K hi thực hiện các<br />
tác nghiệp, Chấp hành viên không thực hiện các công việc theo<br />
trìn h tự, thủ tục quy định tạ i Luật Thi hành án dân sự mà thực<br />
hiện các trìn h tự, thủ tục quy định tạ i Luật Phá sản. Cụ thể, khoản<br />
1 Điều 138 Luật T hi hành án dân sự quy định:<br />
<br />
“Thủ trưởng Cơ quan th i hành án dân sự không ra quyết định<br />
th i hành án đôi với các quyết định của Thẩm phán tiến hành thủ<br />
tục phá sản, kể cả quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm<br />
thời, trừ trường hợp quy định tạ i Điều 139 của Luật này.<br />
<br />
Chấp hành viên và Tổ quản lý, thanh lý tài sản căn cứ các<br />
quyết đ ịn h của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để tổ chức<br />
th i hành”.<br />
Như vậy, đổi vói các quyết định về phá sản, các Cơ quan th i<br />
hành án không ra quyết định th i hành án rồi phân công cho Chấp<br />
hành viên thực hiện quyết định như các loại bản án, quyết định<br />
khác, mà Chấp hành viên với tư cách là Tổ trưởng Tổ quản lý,<br />
thanh lý tà i sản sẽ chủ động căn cứ các quyết định của Thẩm phán<br />
tiến hành thủ tục phá sản để tổ chức th i hành.<br />
Tuy nhiên, trong quá trình th i hành án, nếu Cơ quan th i hành<br />
<br />
554<br />
<br />
Chương 19. Thi hành án phá sản<br />
<br />
án đang giải quyết việc thi hành án mà người phải th i hành án là<br />
doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản thì Cơ quan<br />
th i hành án phải ra các quyết định theo quy định của pháp luật về<br />
th i hành án như quyết định tạm đình chỉ th i hành án, quyết định<br />
đình chỉ th i hành án. Thời điểm, điều kiện, thủ tục để ra các quyết<br />
định này được quy định rõ tại các điều 49, 50 Luật Thi hành án dân<br />
sự. Vì vậy, mặc dù Cơ quan th i hành án có ra các quyết định và có<br />
liên quan đến việc phá sản nhưng không phải là để th i hành các<br />
quyết định về phá sản mà để th i hành một bản án, quyết định khác.<br />
2.Các loại công việc phải thực hiện khi tham gia việc phá sản<br />
Theo quy định tạ i Điều 9 Luật Phá sản, đồng thời với việc ra<br />
quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành<br />
lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh<br />
lý tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá<br />
sản. Theo quy định của Điều lu ật này, thành phần Tổ quản lý,<br />
thanh lý tà i sản gồm có:<br />
- Một Chấp hành viên của Cơ quan th i hành án cùng cấp làm<br />
Tổ trưởng;<br />
- Một cán bộ của Toà án;<br />
- Một<br />
chủ nỢ;<br />
* đại<br />
• diện<br />
•<br />
•'<br />
- Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ<br />
tục phá sản;<br />
- Trường hợp cần thiế t có đại diện công đoàn, đại diện người<br />
lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý,<br />
thanh lý tà i sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.<br />
Như vậy, khi tham gia vào việc phá sản, Chấp hành viên tham<br />
gia vổi tư cách là Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản. Vì vậy,<br />
Chấp hành viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tô<br />
trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản. Theo quy định tạ i Điều 11 Luật<br />
Phá sản, Tổ trưởng Tô quản lý, thanh lý tà i sản có các nhiệm vụ,<br />
quyền hạn sau:<br />
<br />
555<br />
<br />
Giáo trình Kỷ năng thi hành án dân sự - Phần Nghiệp vụ<br />
<br />
- Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện nhiệm vụ,<br />
quyền hạn quy định tạ i Điều 10 của Luật này;<br />
- Mở tà i khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ<br />
những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tà i sản của doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý trong trường hợp<br />
cần thiết;<br />
- Tổ chức th i hành các quyết định của Thẩm phán.<br />
Ngoài ra, theo quy định tạ i khoản 2 Điều 21 Nghị định số<br />
67/2Ọ06/NĐ-CP, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tà i sản có nhiệm<br />
vụ và quyền hạn sau:<br />
- Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tà i sản thực hiện nhiệm vụ,<br />
quyền hạn quy định tạ i Điều 10 Luật Phá sản;<br />
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Tổ quản lý, thanh<br />
lý tà i sản trưốc Thẩm phán. Trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý,<br />
thanh lý tà i sản vắng mặt thì phải uỷ quyền cho một thành viên<br />
trong tổ điều hành công việc của Tổ quản lý, thanh lý tà i sản;<br />
- Đề nghị Thẩm phán ra quyết định tuyên bô" giao dịch mà doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã thực hiện vô hiệu và thu hồi tà i sản mà doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã đã giao dịch vi phạm Điều 31 Luật Phá sản;<br />
- Đề nghị Thẩm phán ra quyết định buộc doanh nghiệp, hợp<br />
tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc không được<br />
thực hiện một số hành vi nhằm bảo toàn tà i sản hoặc phục vụ cho<br />
việc thanh lý tà i sản hoặc làm tăng thêm khối tà i sản của doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã;<br />
- Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình<br />
trạng phá sản cho người khác vay tà i sản có bảo đảm nhưng chưa<br />
được đăng ký theo quy định của pháp lu ậ t thì Tổ trưởng Tổ quản<br />
lý, thanh lý tà i sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo<br />
đảm đốì với tà i sản đó tạ i các cờ quan theo quy định của pháp luật;<br />
- Để nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi tà i sản hay phần<br />
chênh lệch giá tr ị tà i sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng<br />
<br />
556<br />
<br />
Chương 19. Thi hành án phá sản<br />
<br />
thủ tục thanh lý tà i sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp đối<br />
với các trường hợp quy định tạ i khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản;<br />
- Mở tà i khoản ช ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ<br />
những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tà i sản của doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tà i sản trong trường<br />
hợp cần thiết; làm chủ tà i khoản mở tại ngân hàng;<br />
- Trong trường hợp cần th iế t có quyển huy động kê toán th i<br />
hành án giúp Tổ quản lý, thanh lý tà i sản hỗ trợ trong công tác<br />
nghiệp vụ kiểm tra sổ sách kê toán;<br />
- Quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế th i hành án<br />
theo các quy định pháp luật về th i hành án dân sự;<br />
- Đóng tài khoản khi có quyết định giải thể Tổ quản lý, thanh<br />
lý tà i sản;<br />
- Đề nghị các cơ quan nhà nưóc có liên quan hỗ trợ trong quá<br />
trìn h thực hiện nhiệm vụ;<br />
- Tổ chức th i hành các quyết định của Thẩm phán.<br />
Theo quy định tạ i Điều 10 Luật Phá sản, Tổ quản lý, thanh lý<br />
tà i sản có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:<br />
- Lập bảng kê toàn bộ tà i sản hiện có của doanh nghiệp, hợp<br />
tác xã;<br />
- Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tà i sản của doanh nghiệp,<br />
hợp tác xã;<br />
- Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn<br />
cấp tạm thòi để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã<br />
trong trường hợp cần thiết;<br />
- Lập danh sách các chủ nợ và sô' nợ phải trả cho từng chủ nỢ;<br />
những người mắc nợ và sô' nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã;<br />
- Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kê toán và con dấu của<br />
doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý;<br />
- Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của<br />
Thẩm phán;<br />
<br />
557<br />
<br />
Giáo trình Kỷ nảng thỉ hành án dàn sự - Phần Nghiệp vụ<br />
<br />
- Phát hiện và đê nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lạ i tài<br />
sản, giá tr ị tài sản hay phần chênh lệch giá tr ị tà i sản của doanh<br />
nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển<br />
giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tạ i khoản 1<br />
Điều 43 Luật Phá sản;<br />
- T hi hành quyết định của Thẩm phán vê việc bán đấu giá tà i<br />
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý theo<br />
đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá;<br />
- Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ<br />
việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vào tà i<br />
khoản mở tạ i ngân hàng;<br />
- Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá<br />
trình tiến hành thủ tục phá sản.<br />
Như vậy, trong quá trình tham gia việc phá sản, Chấp hành viên<br />
cần phải thực hiện hoặc điều hành các thành viên trong Tô quản lý,<br />
thanh lý tài sản thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên.<br />
3.Thẩm quyền thi hành quyết định về phá sản<br />
Theo quy định tạ i Điều 7 Luật Phá sản, Tòa án có thẩm quyền<br />
tiến hành thủ tục phá sản không chỉ là Tòa án nhân dân câ'p tỉnh,<br />
mà còn là Tòa án nhân dân cấp huyện. Cụ thể:<br />
<br />
“1. Toà án nhân dân huyện, quận, th ị xã, thành phố thuộc tỉn h<br />
(sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền<br />
tiến hành thủ tục phá sản đôi với hợp tác xã đã đăng ký kin h<br />
doanh tạ i cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.<br />
2.<br />
Toà án nhân dân tỉnh, thành p h ố trực thuộc trung ương (sau<br />
đày gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉn h ) có thẩm quyền tiến<br />
hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký<br />
kinh doanh tạ i cơ quan đăng ký kin h doanh cấp tỉnh đó.<br />
Trong trường hợp cần thiết Toà án nhăn dân cấp tỉnh lấy lên<br />
để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền<br />
của Toà án nhân dân cấp huyện.<br />
<br />
558<br />
<br />