intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Ký sinh trùng thú y: Phần 1 - TS. Võ Thị Hải Lê

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Ký sinh trùng thú y" Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như hiện tượng ký sinh và định nghĩa về ký sinh trùng; cơ sở sinh học của ký sinh trùng; đại cương về bệnh ký sinh trùng; đại cương về giun sán ký sinh;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Ký sinh trùng thú y: Phần 1 - TS. Võ Thị Hải Lê

  1. Đồng chủ biên: TS. VÕ THỊ HẢI LÊ, TGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ, ThS. NGUYỄN ĐÌNH TƯỜNG GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG THÚ Y (Dùng cho hệ đại học - Chuyên ngành Thú y)
  2. 2
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 11 Phần thứ nhất. KÝ SINH TRÙNG ĐẠI CƯƠNG 13 Chương 1. HIỆN TƯỢNG KÝ SINH VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ KÝ SINH TRÙNG 14 1. HIỆN TƯỢNG KÝ SINH 14 2. ĐỊNH NGHĨA VỀ KÝ SINH TRÙNG VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 14 3. NỘI DUNG KÝ SINH TRÙNG HỌC THÚ Y 15 3.1. Ký sinh trùng thực vật (Phytoparasite) 15 3.2. Ký sinh trùng động vật (Zooparasite) 15 4. QUAN HỆ GIỮA MÔN KÝ SINH TRÙNG VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC 15 4.1. Môn động vật học 15 4.2. Môn bệnh lý, môn chẩn đoán 15 4.3. Dược lý học thú y 16 4.4. Bệnh truyền nhiễm thú y 16 4.5. Ký sinh trùng y học 16 5. NHỮNG THIỆT HẠI DO KÝ SINH TRÙNG GÂY RA 16 Chương 2. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA KÝ SINH TRÙNG 18 1. QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ THỂ SỐNG TRONG TỰ NHIÊN 18 1.1. Sống tự do 18 1.2. Sống chung 18 1.3. Chung sống nhà trọ (sự cộng cư) 18 1.4. Chung sống ăn thừa 18 1.5. Chung sống thù địch 19 2. NGUỒN GỐC CỦA ĐỜI SỐNG KÝ SINH 19 2.1. Nguồn gốc của ngoại ký sinh (sinh vật sống ở trên bề mặt vật chủ) 19 2.2. Nguồn gốc của nội ký sinh (sinh vật sống bên trong vật chủ) 20 2.3. Nguồn gốc của ký sinh trùng trong máu 20 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỜI SỐNG KÝ SINH 20 3.1. Các phương thức ký sinh 20 3.2. Sự thích nghi của ký sinh trùng với đời sống ký sinh 21 3
  4. 4. VẬT CHỦ VÀ NƠI Ở CỦA KÝ SINH TRÙNG 25 4.1. Vật chủ của ký sinh trùng 25 4.2. Nơi ở của ký sinh trùng 26 5. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGOẠI CẢNH ĐẾN KÝ SINH TRÙNG 26 5.1. Sự phân bố địa lý của ký sinh trùng 26 5.2. Sự phân tán và xâm nhập của ký sinh trùng 27 5.3. Sức đề kháng của ký sinh trùng 28 6. NHỮNG TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA KÝ SINH TRÙNG VÀ VẬT CHỦ 28 6.1. Tác động của ký sinh trùng đến vật chủ 28 6.2. Những tác động của vật chủ lên ký sinh trùng 29 Chương 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 31 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁCH GỌI TÊN KÝ SINH TRÙNG, BỆNH KÝ SINH TRÙNG 31 1.1. Định nghĩa 31 1.2. Cách gọi tên bệnh ký sinh trùng 31 1.3. Cách gọi tên ký sinh trùng 31 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH KÝ SINH TRÙNG 31 2.1. Mầm bệnh ký sinh trùng 32 2.2. Vật chủ của ký sinh trùng 32 2.3. Điều kiện, môi trường ngoại cảnh thích hợp 32 3. MIỄN DỊCH KÝ SINH TRÙNG 32 3.1. Đặc điểm chung của miễn dịch 32 3.2. Kháng nguyên và kháng thể 33 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sức miễn dịch 34 3.4. Ứng dụng của miễn dịch ký sinh trùng 35 4. DỊCH TỄ HỌC BỆNH KÝ SINH TRÙNG VÀ HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN DỊCH TỰ NHIÊN 35 4.1. Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng 35 4.2. Học thuyết về nguồn dịch tự nhiên của E.N. Pavlovsky 37 5. NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG 40 5.1. Diệt ký sinh trùng ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng 40 5.2. Tránh không cho ký sinh trùng cảm nhiễm vào gia súc 40 6. CHỮA BỆNH KÝ SINH TRÙNG 41 6.1. Diệt ký sinh trùng ở cơ thể gia súc 41 6.2. Không để con vật tái nhiễm bệnh 41 6.3. Bồi dưỡng cho con vật lại sức 41 4
  5. Phần thứ hai. GIUN SÁN HỌC 43 Chương 4. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIUN SÁN KÝ SINH 44 1. ĐỊNH NGHĨA, NỘI DUNG VÀ PHÂN LOẠI GIUN SÁN 44 1.1. Định nghĩa 44 1.2. Nội dung của giun sán học 44 1.3. Phân loại giun sán 44 2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BỆNH GIUN, SÁN 45 2.1. Khái niệm 45 2.2. Phân loại bệnh giun sán 45 3. HỌC THUYẾT VỀ DIỆT TRỪ BỆNH GIUN SÁN 46 3.1. Cơ sở lý luận và nội dung của học thuyết 46 3.2. Nguyên tắc chung về phòng trị nguyên nhân gây bệnh giun sán 47 4. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN SÁN 50 4.1. Chẩn đoán bệnh giun sán ở động vật 50 4.2. Chẩn đoán miễn dịch học 53 4.3. Chẩn đoán bệnh giun, sán sau khi động vật chết 54 Chương 5. SÁN LÁ VÀ MỘT SỐ BỆNH SÁN LÁ Ở VẬT NUÔI 58 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LỚP SÁN LÁ 58 1.1. Hình thái, cấu tạo 58 1.2. Nơi ký sinh của sán lá 60 1.3. Dinh dưỡng của sán lá 60 1.4. Vòng đời của sán lá 60 1.5. Phân loại sán lá 61 1.6. Tác hại gây bệnh 62 2. MỘT SỐ BỆNH SÁN LÁ Ở VẬT NUÔI 62 2.1. Bệnh sán lá gan ở gia súc nhai lại (Fasciolosis) 62 2.2. Bệnh sán lá dạ cỏ ở động vật nhai lại (Paramphistomuosis) 69 2.3. Bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsiosis) 73 2.4. Bệnh sán lá tuyến tụy (Eurytremosis) 78 2.5. Bệnh sán lá ruột ở gia cầm (Echinostomatidosis) 80 2.6. Bệnh sán lá sinh sản ở gia cầm (Prosthogonimosis) 83 2.7. Bệnh sán lá gan ở động vật ăn thịt (Clonorchiosis và Opistorchiosis) 87 2.8. Bệnh sán lá phổi (Paragonimosis) 89 5
  6. Chương 6. SÁN DÂY VÀ MỘT SỐ BỆNH SÁN DÂY Ở VẬT NUÔI 94 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ SÁN DÂY 94 1.1. Hình thái cấu tạo 94 1.2. Vòng đời phát triển chung của sán dây 97 1.3. Phân loại sán dây 98 2. NHỮNG BỆNH DO ẤU TRÙNG SÁN DÂY 99 2.1. Bệnh gạo lợn (Cysticercosis suum) 99 2.2. Bệnh gạo bò (Cysticercosis bovis) 102 2.3. Bệnh Ấu sán cổ nhỏ 105 2.4. Bệnh Ấu trùng sán dây nhiều đầu (Coenurosis) 108 2.5. Bệnh kén nước (Echinococcosis) 110 3. NHỮNG BỆNH DO SÁN DÂY TRƯỞNG THÀNH GÂY RA 114 3.1. Bệnh sán dây ở động vật ăn thịt (Cestodiosis canis) 114 3.2. Bệnh sán dây ở loài nhai lại (Monieziosis) 120 3.3. Bệnh sán dây ở gà (Raillietinosis) 125 Chương 7. GIUN TRÒN VÀ MỘT SỐ BỆNH DO GIUN TRÒN GÂY RA 129 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIUN TRÒN 129 1.1. Hình thái 129 1.2. Cấu tạo bên trong 130 1.3. Vòng đời 131 1.4. Phân loại giun tròn 132 2. BỆNH DO GIUN TRÒN GÂY RA Ở VẬT NUÔI 133 2.1. Các bệnh giun đũa 133 2.2. Các bệnh giun kim 152 2.3. Những bệnh giun xoăn (Strongylata) 161 2.5. Bệnh giun kết hạt 183 2.6. Các bệnh giun móc 189 2.7. Bệnh giun thận lợn (Stephanurosis) 197 2.8. Các bệnh giun tròn thuộc bộ phụ Trichocephalata 201 2.9. Bệnh giun dạ dày ở lợn do Ascarops, Physocephalus 209 2.10. Bệnh giun dạ dày do Gnathostoma ở lợn 213 2.11. Bệnh giun thực quản ở chó 216 2.12. Bệnh giun chỉ ở vịt (Avioserpenosis) 219 6
  7. Chương 8. GIUN ĐẦU GAI VÀ BỆNH GIUN ĐẦU GAI 222 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CẤU TẠO VÀ VÒNG ĐỜI 222 1.1. Hình thái, cấu tạo 222 1.2. Vòng đời 223 2. NHỮNG BỆNH GIUN ĐẦU GAI 223 2.1. Bệnh giun đầu gai lợn (Macracanthorhynchosis) 223 2.2. Bệnh giun đầu gai vịt (Polymorphosis) 225 Phần 3. CHÂN ĐỐT (ARTHROPODA) VÀ BỆNH DO CHÂN ĐỐT Error! Bookmark not defined. Chương 9. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT 228 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI 228 2. PHÂN LOẠI 229 3. SINH THÁI SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 230 3.1. Đặc điểm sinh học 230 3.2. Sinh thái 231 3.3. Đặc điểm dinh dưỡng, khả năng phát tán và tuổi thọ của chân đốt 232 3.4. Vai trò và cơ chế truyền bệnh của động vật chân đốt 232 3.5. Biện pháp cơ bản để phòng diệt chân đốt ký sinh 234 Chương 10. VE, BÉT KÝ SINH VÀ GÂY BỆNH 236 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ VE BÉT (ACARINA) 236 1.1. Phân bộ ve Ixodoidea (Ixoidides) 236 1.2. Phân bộ mạt (gamasoidae) 246 1.3. Phân bộ mò (trombidiformes) 248 1.4. Phân bộ ghẻ (Sarcoptiformes) 252 Chương 11. CÔN TRÙNG KÝ SINH 257 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 257 1.1. Hình thái, cấu tạo 257 1.2. Sự biến thái của côn trùng 259 2. CÔN TRÙNG GÂY BỆNH VÀ TRUYỀN BỆNH 259 2.1. Bộ hai cánh (Diptera) 260 2.2. Bộ rận hút máu (Anoplura) 261 2.3. Bộ rận ăn lông (Mallophaga) 261 7
  8. 2.4. Bộ bọ chét (Siphonaptera): ký sinh ở chó, mèo, người, gà, vịt,... 261 3. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CÔN TRÙNG GÂY BỆNH 261 3.1. Họ Mòng (Tabanidae) 261 3.2. Bệnh dòi dạ dày ngựa do Gasterophilus 263 3.3. Giống Oestrus và bệnh dòi mũi cừu 264 3.4. Bệnh giòi da bò do Hypoderma 267 3.5. Giống ruồi trâu (Stomoxys) 269 3.6. Bộ rận hút máu (Anoplura) 271 3.7. Bộ rận ăn lông (Mallophaga) 274 3.8. Bộ bọ chét (Siphonaptera) 276 4. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ DIỆT CHÂN ĐỐT KÝ SINH 278 Phần thứ tư. ĐƠN BÀO KÝ SINH VÀ BỆNH ĐƠN BÀO 279 Chương 12. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƠN BÀO KÝ SINH 280 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC 280 1.1. Hình thái, cấu tạo 280 1.2. Đặc điểm sinh học 281 2. PHÂN LOẠI ĐƠN BÀO KÝ SINH 282 2.1. Lớp Mao trùng (Ciliata) 282 2.2. Lớp Bào tử trùng (Sporozoa) 282 2.3. Lớp giả túc (Rhizopoda) 283 2.4. Lớp Roi trùng (Flagellata) 283 3. ĐẶC ĐIỂM BỆNH ĐƠN BÀO KÝ SINH 283 3.1. Đường xâm nhiễm của đơn bào ký sinh 283 3.2. Tác động của đơn bào lên vật chủ 283 3.3. Phản ứng của cơ thể vật chủ khi bị đơn bào ký sinh 284 4. CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐƠN BÀO KÝ SINH 284 4.1. Nguyên tắc 284 4.2. Các phương pháp chẩn đoán 284 5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ĐƠN BÀO 285 5.1. Điều trị 285 5.2. Phòng bệnh đơn bào 285 Chương 13. MỘT SỐ BỆNH TRÙNG ROI Ở GIA SÚC (Zoomastigophora) 286 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP TRÙNG ROI 286 8
  9. 2. BỆNH TIÊN MAO TRÙNG (Trypanosomiosis) 286 2.1. Căn bệnh 286 2.2. Dịch tễ học 287 2.3. Cơ chế sinh bệnh 288 2.4. Triệu chứng 288 2.5. Bệnh tích 289 2.6. Chẩn đoán 289 2.7. Chữa bệnh 290 2.8. Phòng bệnh 291 3. BỆNH SẢY THAI DO TRICHOMONAS Ở BÒ 291 3.1. Căn bệnh 291 3.2. Hình thái căn bệnh 291 3.3. Dịch tễ học 291 3.4. Triệu chứng 292 3.5. Chẩn đoán 292 3.6. Điều trị 292 3.7. Phòng bệnh 292 4. BỆNH TIÊM LA Ở NGỰA 292 4.1. Căn bệnh 292 4.2. Dịch tễ học 293 4.3. Triệu chứng 293 4.4. Bệnh tích 293 4.5. Chẩn đoán 294 4.6. Điều trị và phòng bệnh 294 Chương 14. BÀO TỬ TRÙNG VÀ MỘT SỐ BỆNH DO BÀO TỬ TRÙNG GÂY RA 295 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LỚP BÀO TỬ TRÙNG 295 1.1. Đặc điểm chung 295 1.2. Vòng đời 295 1.3. Phân loại 295 1.4. Các bệnh huyết bào tử trùng 296 2. BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG CỦA BÒ (Piroplasmosis) 296 2.1. Căn bệnh 296 2.2. Vòng đời 296 2.3. Dịch tễ học 297 2.4. Cơ chế sinh bệnh 298 9
  10. 2.5. Triệu chứng 298 2.6. Bệnh tích 299 2.7. Chẩn đoán 300 2.8. Điều trị 301 2.9. Phòng bệnh 302 3. BỆNH BIÊN TRÙNG Ở BÒ (Anaplasmosis) 302 3.1. Đặc điểm ký sinh trùng 302 3.2. Vòng đời 302 3.3. Dịch tễ học 303 3.4. Triệu chứng 304 3.5. Bệnh tích 304 3.6. Chẩn đoán 304 3.7. Điều trị 305 3.8. Phòng bệnh 305 4. BỆNH THELERIOSIS Ở BÒ 305 4.1. Căn bệnh 305 4.2. Vòng đời 306 4.3. Dịch tễ học 306 4.4. Triệu chứng 307 4.5. Bệnh tích 307 4.5. Chẩn đoán 307 4.6. Điều trị 307 4.8. Phòng bệnh 308 5. BỆNH CẦU TRÙNG (Coccidiosis) 308 5.1. Đại cương về bệnh cầu trùng 308 5.2. Các giống cầu trùng ký sinh 308 5.3. Vòng đời của cầu trùng 309 5.4. Bệnh cầu trùng gà (Coccidiosis avium) 310 5.5. Bệnh cầu trùng bê, nghé (Coccidiosis) 314 5.6. Bệnh cầu trùng lợn (Coccodiosis) 319 TÀI LIỆU THAM KHẢO 325 10
  11. LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói “Ký sinh trùng thú y” là môn học thuộc kiến thức chuyên ngành dành cho sinh viên ngành Thú y, là môn học mang tính cốt lõi, trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ký sinh trùng, về các bệnh do chúng gây ra ở vật nuôi, đồng thời cung cấp kiến thức cơ bản nhất về phòng, chống và chữa các bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi. Để thực hiện yêu cầu đào tạo cán bộ chuyên ngành Thú y, Bác sĩ Thú y ở các trường Đại học và Cao đẳng đồng thời cung cấp tài liệu giảng dạy cho giảng viên, tài liệu tham khảo cho sinh viên hệ Cao đẳng Chăn nuôi - Thú y và sinh viên hệ Đại học ngành Thú y, chúng tôi đã biên soạn cuốn Giáo trình Ký sinh trùng thú y. Giáo trình được cấu trúc gồm 4 phần, 14 chương. Nội dung của giáo trình trình bày những kiến thức cơ bản về ký sinh trùng và những bệnh do chúng gây ra, phương pháp phòng và chống bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất, tham khảo các giáo trình, tài liệu trong và ngoài nước để thể hiện tính thực tiễn, tính hiện đại và tính khoa học. Chúng tôi hy vọng giáo trình là tài liệu hữu ích cho giảng viên và sinh viên cũng như các nhà chuyên môn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên đây là lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và các phòng chức năng, khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cuốn giáo trình đến tay bạn đọc được sớm nhất. Trân trọng cảm ơn! Thay mặt nhóm tác giả TS. Võ Thị Hải Lê 11
  12. 12
  13. Phần thứ nhất KÝ SINH TRÙNG ĐẠI CƯƠNG 13
  14. Chương 1 HIỆN TƯỢNG KÝ SINH VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ KÝ SINH TRÙNG 1. HIỆN TƯỢNG KÝ SINH Hiện tượng ký sinh là một trong những hình thức tồn tại của sinh vật, là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, với đặc điểm: cơ thể sinh vật (vật ký sinh) này sống trên hoặc trong cơ thể sinh vật khác và sử dụng cơ thể ấy (vật chủ) như là môi trường sống và nguồn thức ăn, thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua vật chủ của mình. Theo V. R. Echov thì: “Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ phức tạp qua lại giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật (ký sinh trùng) cư trú tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sinh vật khác (ký chủ) để lấy dịch thể, tổ chức của ký chủ làm thức ăn, đồng thời làm tổn hại cho ký chủ đến một mức độ nào đó về mặt sinh vật học”. 2. ĐỊNH NGHĨA VỀ KÝ SINH TRÙNG VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ký sinh trùng là môn khoa học không chỉ nghiên cứu về vật ký sinh và vật chủ của chúng, mà còn nghiên cứu mối quan hệ thích nghi của một cơ thể này sống trong một cơ thể khác, nói cách khác đây là môn khoa học nghiên cứu hiện tượng ký sinh, những bệnh do ký sinh trùng gây ra, từ đó rút ra quy luật cơ bản trong quá trình thích nghi của cơ thể vật ký sinh và vật chủ, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phòng trừ chúng. Bệnh do ký sinh trùng thuộc giới động vật gây ra được gọi là bệnh ký sinh trùng. Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà ký sinh trùng học động vật được chia thành ký sinh trùng học thú y, ký sinh trùng học y học, ký sinh trùng học thuỷ sản. Ký sinh trùng học thú y chuyên nghiên cứu các ký sinh trùng thuộc giới động vật ký sinh ở vật nuôi, những bệnh do chúng gây ra và biện pháp phòng, trừ chúng. Nghiên cứu ký sinh trùng thú y bao gồm nghiên cứu về hình thái, vị trí ký sinh trùng trong hệ thống phân loại động vật, nghiên cứu về sinh lý, hình thái, lịch sử phát dục và phân bố địa lý của ký sinh trùng. Nghiên cứu bệnhký sinh trùng ở vật nuôi là nghiên cứu cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và phòng trừ bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ cho gia súc, gia cầm, phát triển ngành chăn nuôi, bảo vệ con người tránh được các bệnh ký sinh trùng từ vật nuôi truyền sang người. 14
  15. 3. NỘI DUNG KÝ SINH TRÙNG HỌC THÚ Y 3.1. Ký sinh trùng thực vật (Phytoparasite) Ký sinh trùng thực vật là môn học nghiên cứu những ký sinh trùng thuộc giới thực vật và những bệnh do chúng gây ra cho động vật và thực vật như vi khuẩn, virus, nấm (được gọi là vi sinh vật). Bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh truyền nhiễm. 3.2. Ký sinh trùng động vật (Zooparasite) Ký sinh trùng động vật là môn học nghiên cứu những sinh vật thuộc giới động vật, sống gửi vào sinh vật khác (ký sinh trên động vật và thực vật) gây nên bệnh ký sinh trùng cho động vật và thực vật. Ký sinh trùng động vật được chia làm 3 ngành: - Ngành giun sán học: + Lớp sán lá (Trematoda) + Lớp sán dây (Cestoda) + Lớp giun tròn (Nematoda) + Lớp giun đầu gai (Acanthocephales) - Ngành động vật chân đốt (Arthropoda): có 3 lớp liên quan đến thú y + Lớp giáp xác (Crustacea) + Lớp Côn trùng (Insecta) + Lớp hình nhện (Arachnida) - Ngành động vật đơn bào: + Lớp mao trùng (Ciliata) + Lớp bào tử trùng (Sporozoa) + Lớp roi trùng (Flagellata) + Lớp chân giả (Rhizopoda) 4. QUAN HỆ GIỮA MÔN KÝ SINH TRÙNG VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC 4.1. Môn động vật học Môn động vật học là cơ sở phục vụ cho môn ký sinh trùng, cung cấp kiến thức để nghiên cứu hình thái, sự tiến hoá và phân loại ký sinh trùng, tìm hiểu lịch sử và sự phát dục của ký sinh trùng để chẩn đoán và phòng trị bệnh. 4.2. Môn bệnh lý, môn chẩn đoán Môn bệnh lý phục vụ cho việc hiểu biết về cơ chế sinh bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh ký sinh trùng. 15
  16. 4.3. Dược lý học thú y Dùng kiến thức của môn học để phòng, trị bệnh ký sinh trùng bằng các hoá dược, ở Việt Nam, ngoài hoá dược ra còn có nhiều thuốc thảo mộc (thuốc nam) được dùng để điều trị bệnh ký sinh trùng vừa dễ kiếm, rẻ tiền và có hiệu quả tốt. 4.4. Bệnh truyền nhiễm thú y Bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng có những vấn đề giống nhau cần nghiên cứu như: dịch tễ học, miễn dịch học. Hai loại bệnh này thường là tiền đề của nhau, lại thường ghép chung với nhau trên cùng một cơ thể động vật trong cùng một thời gian. 4.5. Ký sinh trùng y học Một số bệnh ký sinh trùng có thể lây truyền từ động vật sang người và ngược lại. 5. NHỮNG THIỆT HẠI DO KÝ SINH TRÙNG GÂY RA Một số bệnh ký sinh trùng thường ở thể cấp tính có khả năng lây lan mạnh, lưu hành ở từng vùng làm vật nuôi cảm nhiễm nhiều, tỷ lệ chết cao. Ví dụ: Bệnh Lê dạng trùng ở bò sữa nhập nội, bệnh cầu trùng ở gà. Phần lớn bệnh ký sinh trùng thường ở thể mạn tính: âm thầm, dai dẳng, làm vật nuôi chậm sinh trưởng phát triển, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác, gây tâm lý chủ quan cho người chăn nuôi. Những thiệt hại mà ký sinh trùng gây ra cho vật nuôi thường biểu hiện ở những khía cạnh sau: Làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi: Ví dụ: Lợn con bị nhiễm giun đũa (Ascaris suum) thì còi cọc, giảm tăng trọng đến 30%. Lợn nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsis buski), giảm 5,8kg trong 35 ngày so với lợn không nhiễm sán. Gà bị bệnh sán lá hay bệnh cầu trùng thì chậm lớn, giảm sản lượng trứng. Trâu bò bị bệnh Tiên mao trùng thì kiệt sức nhanh chóng, thậm chí bị chết. Giảm phẩm chất da, lông của vật nuôi: Cừu khi nhiễm ghẻ Psoroptes spp. gây rụng lông, làm giảm sản lượng lông, ảnh hưởng tới ngành công nghiệp dệt len. Hypoderma bovis thường làm rách, thủng da bò gây thiệt hại cho ngành thuộc da. Bệnh ký sinh trùng làm giảm sản lượng sữa: Bò bị nhiễm dòi da Hypodema bovis sản lượng sữa giảm từ 10 - 20%, nhiễm sán lá gan (Fasciola spp.) có thể làm giảm sản lượng sữa tới 40%. 16
  17. Bệnh ký sinh trùng mạn tính thường làm giảm chất lượng của thịt: Trâu bò bị nhiễm Trypanosoma evansi (Tiên mao trùng), thì gầy đi rõ rệt, chậm sinh trưởng và phát triển, sức cày kéo giảm. Thời kỳ ấu trùng ký sinh trùng di hành, thời kỳ ký sinh trùng trưởng thành gây tổn thương cho nhiều khí quan trong cơ thể, mở đường cho các bệnh khác phát sinh. Khi gia súc mắc bệnh ký sinh trùng, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và virus có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Nhiều bệnh ký sinh trùng có thể truyền từ gia súc sang người: Bệnh sán lá gan ở trâu bò do Fasciola gigantica, Fasciola hepatica, bệnh sán lá gan nhỏ ở chó, mèo do Chlonorchis sinensis, bệnh sán phổi ở lợn, bệnh giun đầu gai ở lợn do Macracanthorhyncus hyrudinaceus, bệnh gạo lợn, gạo bò là nguyên nhân gây bệnh sán dây ở người; bệnh giun bao, hoặc một số bệnh giun tròn như giun móc (Ancylostoma caninum), giun đũa (Toxocara canis) ở chó... Do đó, phòng chống bệnh ký sinh trùng ở gia súc cũng là bảo vệ sức khoẻ cho người. 17
  18. Chương 2 CƠ SỞ SINH HỌC CỦA KÝ SINH TRÙNG 1. QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ THỂ SỐNG TRONG TỰ NHIÊN Trong tự nhiên, các sinh vật luôn có quan hệ mật thiết với nhau; hiện nay khoa học sinh học đã xác nhận các mối quan hệ của sinh vật trong tự nhiên là rất phức tạp, bao gồm các hình thức sau: 1.1. Sống tự do Hiện tượng sống tự do có đặc điểm là mỗi cá thể đều có khả năng lấy thức ăn cho mình từ môi trường bên ngoài. 1.2. Sống chung 1.2.1. Chung sống lưỡng lợi hiện tượng mà hai cơ thể sinh vật khác loài chung sống với nhau và cả hai bên đều cùng có lợi. Ví dụ: Mối (Tesmit) và roi trùng (Hypermastigina) cộng sinh với nhau, roi trùng sống trong ruột của mối có men tiêu hóa chất xơ, nhờ đó mà mối hấp thu được dinh dưỡng. Mặt khác, mối còn thường xuyên lấy chất xơ vào cơ thể giúp roi trùng luôn có thức ăn. Như vậy, trong mối quan hệ này mối và roi trùng đều có lợi. 1.2.2. Chung sống phiếm lợi Chung sống phiếm lợi còn được gọi là hội sinh, là hiện tượng chung sống giữa hai sinh vật, ở đó một bên được lợi còn một bên không bị tổn hại gì. Ví dụ: Mao trùng (Ciliata) bắt buộc phải sống và lấy thức ăn trong ruột già của ngựa, nhưng không làm hại gì cho ngựa, nếu mao trùng ra khỏi ruột ngựa sẽ bị chết. Ngược lại, ngựa mang mao trùng nhưng không bị ảnh hưởng gì. 1.3. Chung sống nhà trọ (sự cộng cư) Mối quan hệ giữa hai sinh vật trong đó sinh vật này lợi dụng sinh vật kia làm nơi ẩn nấp. Ví dụ: Cá chép đẻ trứng trong vỏ hến, vỏ hến bảo vệ cá con khi nở ra. 1.4. Chung sống ăn thừa Hiện tượng cơ thể sinh vật này lợi dụng thức ăn thừa và chất cặn bã của sinh vật kia để nuôi sống bản thân. Ví dụ: Trích trùng thường bám xung quanh hậu môn cá để ăn phân. 18
  19. 1.5. Chung sống thù địch 1.5.1. Hiện tượng ăn thịt Mối quan hệ được hình thành giữa một sinh vật là vật ăn mồi và sinh vật kia là con mồi. Trong mối quan hệ này, vật ăn mồi thường to khỏe hơn con mồi. 1.5.2. Hiện tượng ký sinh Mối quan hệ giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật sống ký sinh ở một sinh vật khác là vật chủ lấy thể dịch, tổ chức của sinh vật kia để nuôi sống bản thân, đồng thời gây hại cho sinh vật đó. Trong mối quan hệ này, sinh vật sống ký sinh rất nhỏ bé và yếu hơn nhiều so với sinh vật bị ký sinh. Ví dụ: giun, sán ký sinh gây bệnh ở động vật và người. 2. NGUỒN GỐC CỦA ĐỜI SỐNG KÝ SINH Những dẫn liệu hiện đại về hình thái học, phôi sinh học đã cho thấy: tất cả các nhóm, các lớp nguyên vẹn của động vật ký sinh có họ hàng rõ ràng với các động vật sống tự do. Điều đó có nghĩa là các cơ thể sống tự do là tổ tiên của động vật ký sinh. Sự chuyển tiếp từ động vật sống tự do sang sống ký sinh có nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào từng hình thức ký sinh và từng nhóm động vật khác nhau. 2.1. Nguồn gốc của ngoại ký sinh (sinh vật sống ở trên bề mặt vật chủ) Phần lớn ngoại ký sinh được bắt nguồn từ các con đường sau: - Tăng cường dần mối quan hệ về thức ăn của động vật này với bề mặt của động vật khác. Ví dụ: những sán lá ký sinh ở cá bắt nguồn từ hiện tượng hội sinh. - Do chuyển tiếp từ đời sống cố định sang đời sống ký sinh. Trong trường hợp này sinh vật sống trên cơ thể sinh vật khác, sử dụng nó như một địa điểm thuận lợi để lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài. Như vậy, bước đầu sinh vật sống cố định đã có liên hệ chặt chẽ với vật chủ. Sinh vật đó chui sâu vào lớp da của vật chủ để được che chở và bảo vệ. Nhưng càng chui sâu, mối liên hệ với môi trường ngoài càng lỏng lẻo, qua thời gian dài, phần da bao bọc ngoài của sinh vật càng tiêu giảm, chất dịch mô của vật chủ bắt đầu thấm vào sinh vật này và lâu dần nó trở thành nguồn dinh dưỡng cho sinh vật đó và sinh vật đó trở thành vật ký sinh. - Ngoại ký sinh còn có thể bắt nguồn từ sự bám của ấu trùng động vật này vào động vật khác. Các ấu trùng thường phát triển cơ quan bám như răng, móc để tăng cường mối liên hệ với vật chủ rồi sử dụng dịch mô vật chủ làm nguồn dinh dưỡng và trở thành ngoại ký sinh. Ví dụ: một số loài hai vỏ giống Bivalvia, họ trai nước ngọt Unionnidae phát tán và trở thành vật ký sinh theo cách này. 19
  20. 2.2. Nguồn gốc của nội ký sinh (sinh vật sống bên trong vật chủ) Nội ký sinh có nguồn gốc từ ngoại ký sinh bằng cách chuyển dần từ bên ngoài vào bên trong vật chủ qua nhiều cách khác nhau. - Do ngoại ký sinh tiếp tục chui sâu vào bên trong của vật chủ. Ví dụ: Mò Demodex spp. ký sinh ở tuyến nhờn và bao chân lông của chó, lợn, trâu, bò. - Do ngoại ký sinh có sẵn ở vật chủ, qua quá trình biến thái của vật chủ, ngoại ký sinh sống trong các nội quan và trở thành nội ký sinh. Ví dụ: Sán lá đơn chủ (Polystoma integerrimum) sống ở mang của ấu trùng ếch, khi ấu trùng biến thái thành ếch trưởng thành, chúng chuyển vào sống trong túi niệu của ếch và trở thành nội ký sinh. - Do ấu trùng của một số loại động vật ngẫu nhiên vào đường tiêu hóa của động vật khác, qua nhiều lần ấu trùng thích nghi dần với đời sống trong đường tiêu hóa của vật chủ và trở thành nội ký sinh. Ví dụ: Giun tròn họ Rhabditidae. - Một số động vật có thói quen đẻ trứng hoặc ấu trùng vào chất hữu cơ mục nát, thối rữa rồi thay đổi đặc điểm sinh học, chúng đẻ trứng hoặc ấu trùng vào các lỗ tự nhiên và vết thương của động vật từ đó ấu trùng chui sâu vào các mô, xoang và trở thành nội ký sinh. Ví dụ: Họ ruồi Sarcophaginae. 2.3. Nguồn gốc của ký sinh trùng trong máu Ký sinh trùng ký sinh trong máu động vật được hình thành bởi 2 con đường: - Bắt nguồn từ động vật ký sinh trong ruột động vật không xương sống. Ví dụ: trùng roi Trypanosoma sp ở trâu, bò bắt nguồn từ trùng roi Trypanosoma sp. có ở ruột của Tabanus sp. (mòng) và Stomoxyst sp. (ruồi trâu). - Bắt nguồn từ động vật ký sinh ở đường tiêu hóa của chính động vật có xương sống đó. Ví dụ: Cầu trùng Schellaskia sống trong biểu bì ruột của động vật có xương sống, trải qua quá trình sinh sản phức tạp tạo ra các bào tử, các bào tử này xâm nhập và sống ký sinh trong hồng cầu của các động vật này. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỜI SỐNG KÝ SINH 3.1. Các phương thức ký sinh Theo Dogel, phương thức ký sinh của ký sinh trùng bao gồm: 3.1.1. Ký sinh trùng tùy ý Những động vật sống tự do nhưng ngẫu nhiên gặp ký chủ thích hợp thì chuyển sang đời sống ký sinh và giai đoạn sống ký sinh không phải là bắt buộc. Ví dụ: các loài đỉa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2