intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

55
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y: Phần 2 trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về động vật chân đốt ký sinh, đơn bào ký sinh, bệnh do động vật chân đốt và đơn bào gây ra. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y: Phần 2

  1. Phần thứ ba ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT KÝ SINH VÀ BỆNH DO ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT GÂY RA Chương 7 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT KÝ SINH Động vật chân đốt ký sinh thuộc ngành Arthropoda (Arthros: chia đoạn, poda: chân). Có đặc điểm: cơ thể và chân phân thành nhiều đốt, các đốt chân khớp động với nhau, có vỏ kitin bọc ngoài. Ngành Arthropoda hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu loài, thuộc 5 lớp: - Lớp Crustacea: bao gồm tôm, cua, mối và một số loài khác. - Lớp Onychaphora: bao gồm một số loài thuộc giống Peripatus, sống tự do. - Lớp Myriapoda: bao gồm các loài rết và những động vật nhiều chân khác. - Lớp Insecta: bao gồm tất cả các loại côn trùng. - Lớp Arachnida: bao gồm nhện, ve, ghẻ và các loài khác. Trong 5 lớp trên, có 3 lớp liên quan đến Chăn nuôi thú y là lớp Insecta, Arachnida và Crustacea. 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI 1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo - Động vật chân đốt có cơ thể đối xứng 2 bên, phân đ ốt dị hình (các đốt có xu hướng tập trung thành những nhóm đốt khác nhau). Cơ thể chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng. + Đầu: gồm các đốt trên cùng, chứa bộ não, giác quan và các phần phụ miệng. + Ngực: do 3 đốt giữa dính lại (đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau). + Bụng: do các đốt còn lại tạo nên. Ở ve, bét, các đốt bụng dính lại thành một khối. - Động vật chân đốt thường có chân, cánh (là những phần phụ gắn vào cơ thể), luôn khớp động với cơ thể. Chân gồm nhiều đốt, cũng có khớp động với nhau để hoạt động dễ dàng. - Vỏ kitin là những lớp cuticun bọc ngoài cơ thể, do các tế bào hạ bì tiết ra. Vỏ kitin rất có ý nghĩa với động vật chân đốt. Vỏ kitin của động vật chân đốt có chất muối vôi (cacbonat hay photphat), hoặc các protein keo hoá, nên rất bền vững với các nhân tố hoá học v à lý học. Ở các khớp động, do chất kitin nguyên chất hơn nên dễ dàng hoạt động. Vỏ kitin thường có màu sắc khác nhau. Vỏ kitin là bộ xương ngoài của động vật chân đốt , có tác dụng chống lại các tác động của ngoại cảnh. Do vỏ kitin cản trở sự tăng trưởng của cơ thể nên khi lớn lên, động vật chân đốt phải lột xác. Hiện tượng này có tính chu kỳ, nhưng cũng có khi không đi đôi với sự lớn lên. - Hệ thần kinh: gồm hạch não, vòng thần kinh hầu và chuỗi thần kinh bụng. Hạch não tập trung thành khối, có cấu tạo phức tạp như một bộ não, gồm: não 210
  2. trước, não giữa và não sau (như ở côn trùng). Não phát triển làm giác quan cũng phát triển và dễ thích nghi với môi trường sống. - Cơ quan vận động: có chân phân đốt khớp động với cơ thể, hoạt độ ng được linh hoạt và phức tạp. Một số loài có hai đôi hoặc một đôi cánh, có loài do sống ký sinh mà cánh đã bị tiêu giảm. - Hệ tiêu hoá: hệ tiêu hoá của động vật chân đốt phát triển, gồm phần phụ miệng, ống tiêu hoá phân thành nhiều phần, có tuyến nước bọt , gan và tụy để tiết dịch tiêu hoá. - Hệ hô hấp: có nhiều dạng. Động vật chân đốt ở nước, sống bằng mang , mang là những tấm mỏng có nhiều lá nhỏ để lấy oxy trong nước và thải khí CO 2 cùng cặn bã khác vào nước. Những loài ở cạn hô hấp bằng phổi hoặc ống khí . Phổi là những túi đặc biệt, trong có nhiều lá kitin. Ống khí là những ống nhỏ, phân nhánh, len lỏi đến các phần của cơ thể, nằm sâu trong cơ thể và có lỗ th ở thông với ngoài. Quá trình trao đổi khí tiến hành được nhờ thân co rút. - Hệ tuần hoàn: gồm tim hình ống dài, có chỗ phình rộng thành túi tim và những lỗ tim để máu trở về tim. Hệ mạch hở. Máu từ tim chảy vào xoang huyết ở giữa các cơ quan. Một số loài ký sinh trùng nhỏ (ghẻ) thì tim và hệ mạch tiêu giảm hoàn toàn. - Hệ bài tiết: thận chỉ là những ốn g thể xoang sắp xếp ở tuyến râu, tuyến hàm (lớp giáp xác), ở tuyến háng (lớp hình nhện). Lớp hình nhện và lớp côn trùng có những ống Malpighi làm nhiệm vụ bài tiết, đổ vào ống tiêu hoá ở ranh giới ruột giữa và ruột sau. - Sinh sản: động vật chân đốt chỉ sinh sản hữu tính. Một số loài có hiện tượng xử nữ sinh (con cái đẻ trứng, không cần thụ tinh vẫn phát triển thành phôi). Đa số loài có phân tính: con đực, con cái riêng. Động vật chân đốt đẻ trứng. Trứng phát triển có biến thái. 1.2. Phân loại Ngành Arthropoda gồm 5 lớp như đã nói ở trên. Số loài ký sinh, hút máu thường tập trung vào 3 lớp: lớp giáp xác ( Crustacea), lớp hình nhện ( Arachnida) và lớp côn trùng ( Insecta). - Lớp giáp xác (Crustacea) gồm 2 phân lớp: Phân lớp giáp xác thấp ( Entomostraca): nhiều loài là ký chủ trung gian của giun sán (ví dụ: thuỷ tao là ký chủ trung gian của sán dây Diphyllobothrium) Phân lớp giáp xác cao ( Matacostraca): nhiều loài sống ở nơi đất ẩm trên cạn như loài Asellus, Gamarus là ký chủ trung gian của một số loài giun tr òn. - Lớp hình nhện ( Arachnida): đầu và ngực dính thành một khối. Ví dụ: ve, mò, mạt.... - Lớp côn trùng ( Insecta): cơ thể chia 3 phần (đầu, ngực, bụng). Sau đây là những đặc điểm chính để phân biệt 3 lớp trên: 211
  3. Đặc điểm Lớp giáp xác Lớp hình nhện Lớp côn trùng - Sự phân đốt - Gồm 2 phần chính: - Gồm 2 phần chính: - Gồm 3 phần cơ thể đầu ngực và bụng , đầu , ngực và bụng chính: đầu, ngực, có phân đốt đa dạng. thành một khối. bụng. - Số râu - 2 đôi râu - Không râu - 1 đôi râu - Số chân - 5 đôi - 4 đôi - 3 đôi - Hô hấp - Bằng mang - Bằng phổi hay ống - Bằng ống khí khí 2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, VAI TRÒ GÂY BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT 2.1. Đặc điểm sinh học 2.1.1. Vòng phát triển của động vật chân đốt Vòng đời của động vật chân đốt ký sinh có thể tiến hành ngay trên ký chủ hoặc ngoài cơ thể ký chủ. Các giai đoạn phát triển có tính chu kỳ. Con đực và con cái giao phối xong, con đực chết, con cái đẻ trứng hoặc đẻ con. Trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển qua các các giai đ oạn khác nhau: - Ấu trùng phát triển thành thiếu trùng, thiếu trùng tiếp tục phát triển thành dạng trưởng thành (thường gặp ở các loài ve, ghẻ). Giai đoạn phát triển thành thiếu trùng cũng có thể qua nhiều thời kỳ khác nhau. Các giai đoạn phát triển cũng t iến hành trên cơ thể ký chủ hoặc ở ngoài thiên nhiên. Ví dụ: ve Boophilus microplus (ve 1 ký chủ). Các giai đoạn từ ấu trùng đến thiếu trùng rồi đến ve trưởng thành đều phát triển, lột xác và hút máu ngay trên cơ thể bò. - Ấu trùng phát triển thành nhộng, rồi tiếp tục phát triển thành dạng trưởng thành (thường gặp ở mòng, ruồi trâu...). Các giai đoạn này thường tiến hành ở ngoài cơ thể ký chủ. 2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng và tuổi thọ của động vật chân đốt * Đặc điểm dinh dưỡng Mỗi loài động vật chân đốt c ó thức ăn, cách ăn và hoạt động sau lúc ăn khác nhau. Những động vật chân đốt chỉ hút máu người thì bệnh chỉ lan truy ền giữa người và người. Những động vật chân đốt hút cả máu người và máu động vật, bệnh sẽ lan truyền giữa người và động vật. Những động vật hút máu như ve, khi hút máu bám rất chắc vào ký chủ. Thời gian hút máu càng lâu thì khả năng truyền bệnh càng tăng. Thời gian tiêu máu tuỳ loài động vật chân đốt. Những loài tiêu hoá nhanh thường nguy hiểm hơn , vì khi đói, chúng lại tiếp tục tìm ký chủ để hút máu. Có những loài có khả năng nhịn đói lâu ( ví dụ: ve Boophilus microplus có thể nhịn 212
  4. đói 4 - 5 tháng trong mùa đông). Nhờ khả năng này mà động vật chân đốt có thể sống lâu ngoài thiên nhiên , trong những điều kiện sống bất lợi. * Tuổi thọ của động vật chân đốt Tuổi thọ của động vật chân đốt khác nhau tuỳ loài. Những loài sống lâu thì nguy hiểm hơn, vì chúng giúp cho các loại mầm bệnh hoàn thành chu kỳ phát triển trong cơ thể chúng. Phương pháp tính tuổi của động vật chân đốt thường dựa vào việc x ác định số lần đẻ của chúng (sau mỗi lần đẻ có một nút xuất hiện trên ống dẫn trứng, đếm số nút trên ống dẫn trứng sẽ xác định được số lần đẻ của động vật chân đốt). 2.2. Vai trò gây bệnh của động vật chân đốt ký sinh Bản thân động vật chân đốt ký sin h có thể gây bệnh trực tiếp, làm hại gia súc, gia cầm. Một số loài là ký sinh trùng vĩnh viễn trên cơ thể động vật (rận, ghẻ ...), một số loài là ký sinh trùng tạm thời (ve, muỗi, ruồi...). Trong quá trình ký sinh, chúng hút máu, làm rách da, phá hoại lông gia súc, làm gia súc chậm lớn, sinh sản kém. Nhiều loài động vật chân đốt làm thủng, rách da ký chủ, tiết độc tố và các chất độc khác, gây ngứa, viêm các tổ chức dưới da và lỗ chân lông. Một số loài gây bệnh nặng cho gia súc ( ví dụ: bệnh dòi, bệnh ghẻ). Nguy hiểm hơn cả là vai trò cơ giới hoặc trung gian truyền các mầm bệnh virut, vi khuẩn, ký sinh trùng đường máu, giun sán... , gây thành những vụ dịch lớn, giết hại nhiều gia súc và người. Động vật chân đốt ký sinh truyền các mầm bệnh bằng 3 cách: * Truyền bệnh cơ giới Khi hút máu, động vật chân đốt hút cả mầm bệnh cùng máu ký chủ vào ống tiêu hoá. Mầm bệnh sống ở đó một thời gian ngắn và không sinh sản, phát triển được. Khi hút máu ký chủ khác, chúng lại truyền mầm bệnh cho ký chủ mới. Như vậy, động vật chân đốt chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển mầm bệnh từ ký chủ này sang ký chủ khác một cách máy móc (cơ giới). Ví dụ: bọ chét hút máu động vật có vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, trong bọ chét sẽ hình thành nút chứa vi khuẩn ở tiền vị dạ dày, làm tắc đường dẫn máu vào dạ dày. Vì vậy, máu của ký chủ không vào dạ dày bọ chét được sẽ bị ứ lại ở thực quản, nên bọ chét luôn có cảm giác đói và tiếp tục hút máu. Khi hút máu ký chủ khác, do tác động co thắt của thực quản, vi khuẩ n dịch hạch bị đẩy ra và xâm nhập vào ký chủ mới. Trường hợp này bọ chét là vật môi giới (truyền bệnh một cách cơ học). * Truyền bệnh sinh học Động vật chân đốt hút máu súc vật ốm, mầm bệnh theo máu vào ống tiêu hoá của động vật chân đốt và phát triển , sinh sản ở đó. Sau một thời gian nhất định, mầm bệnh mới có khả năng gây nhiễm cho động vật khác. Trường hợp này , động vật chân đốt đóng vai trò là ký chủ trung gian truyền bệnh. Như vậy, động vật chân đốt - ký chủ trung gian làm nhiệm vụ vận chuyển mầm bệnh từ ký chủ này sang ký chủ khác một cách sinh học. Mỗi loại mầm bệnh đòi hỏi loài ký chủ trung gian nhất định. 213
  5. Ví dụ: lê dạng trùng phải qua thời gian phát triển trong cơ thể ve rồi mới có thể gây nhiễm cho bò khác được - ve là ký chủ trung gian. Người ta chia phương thức sống của mầm bệnh trong động vật chân đốt - ký chủ trung gian - thành 3 loại: + Phương thức phát triển: có loại mầm bệnh (ví dụ, ấu trùng giun chỉ ) có thể sống trong cơ thể muỗi và phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm , nhưng chúng không sinh sản được trong cơ thể muỗi. + Phương thức sinh sản: mầm bệnh sinh sản trong ký chủ trung gian, đến một số lượng nào đó mới có thể thông qua ký chủ trung gian mà truyền bệnh cho vật khác được (ví dụ : xoắn trùng). + Phương thức phát triển - sinh sản: ví dụ , lê dạng trùng và nhiều bào tử trùng khác, sau khi phát triển và sinh sản trong cơ thể ve mới đủ sức cảm nhiễm và gây bệnh cho ký chủ mới. * Truyền bệnh có tính chất di truyền Có những loại mầm bệnh có thể truyền qua trứng sang đời sau của động vật chân đốt. Trường hợp này , động vật chân đốt là nguồn bệnh trong thiên nhiên. Ví dụ: ve cái sau khi hút máu, mầm bệnh sinh sống trong dạ dày và ruột ve. Sau một thời gian, mầm bệnh đến cơ quan sinh dục của ve, xâm nhập vào tế bào trứng, truyền qua đời sau. Mầm bệnh sinh sản và phát triển trong cơ thể ve con một thời gian , rồi mới có thể gây nhiễm cho gia súc khác ( trong trường hợp này , ve đời I bị cảm nhiễm mầm bệnh, song ve đời II lại có tác dụng truyền bệnh). Trong phương thức này, mầm bệnh có tính ch ọn lọc nhất định đối với ký chủ trung gian. Như vậy, nếu không có động vật chân đốt ký sinh truyền bệnh thì các ổ dịch thiên nhiên không thể lan tràn được. 2.3. Biện pháp cơ bản để phòng và diệt động vật chân đốt ký sinh 2.3.1. Phòng hộ cá nhân đối vớ i động vật chân đốt ký sinh Động vật chân đốt ký sinh hút máu và truyền bệnh cho người. Khi hút máu có thể gây đau, buốt ngay hoặc sau vài ngày mới thấy ngứa, nổi mẩn. Vì vậy, khi vào rừng, đi trên đồng cỏ hoặc các chuồng gia súc, cần phải kiểm tra quần áo và các phần của cơ thể (bẹn, nách...) để bắt sạch động vật chân đốt. Tốt hơn cả là thay quần áo, ngâm vào nước trong nửa ngày để diệt động vật chân đốt. Diệt động vật chân đốt ở trong nhà, không ngồi lâu trên các đồng cỏ, bụi cây, không mang vác thú săn bắt được trên người. Những nơi có dịch (nhất là dịch sốt phát ban) thì không cho chó vào nhà, vì chó đem động vật chân đốt mang mầm bệnh từ bên ngoài vào. Khi phải đi vào vùng có dịch và có chân đốt ký sinh, cần phải mặc quần liền áo và có cổ cao. Cổ tay và gấu quần phải có chun. Chân đi tất dài hoặc xà cạp buộc chặt để động vật chân đốt không chui vào cơ thể được. 214
  6. Trước lúc vào rừng hoặc vào chuồng gia súc, gia cầm , cần bôi thuốc xua động vật chân đốt ký sinh. 2.3.2. Biện pháp diệt động vật chân đốt k ý sinh * Dùng biện pháp tổng hợp: diệt động vật chân đốt trên cơ thể gia súc, gia cầm và cả ở ngoài thiên nhiên bằng các biện pháp hoá học, tiệt sinh, sinh học..., trong đó, biện pháp hoá học là quan trọng nhất . Bởi vì, biện pháp này có thể tiến hành được nhanh và trên quy mô lớn. Muốn có hiệu quả, cần phải điều tra thành phần loài, mối quan hệ của chúng với gia súc, gia cầm và người; nơi sống, phát triển cũng như mùa vụ xuất hiện và hoạt động của chúng. - Diệt động vật chân đốt ở ngoài thiên nhiên và chuồ ng trại: động vật chân đốt ký sinh thường sống trên đồng cỏ, xung quanh hoặc trong chuồng trại. Diệt chúng rất khó khăn và chỉ đạt được kết quả nhất định. Có 3 biện pháp thường dùng: + Phun hoá chất trên đồng cỏ và quanh chuồng trại. + Vệ sinh chuồng trại và phát quang đồng cỏ. + Cách ly cho động vật chân đốt chết đói. - Diệt động vật chân đốt ký sinh trên cơ thể súc vật nuôi: những đàn gia súc có s lượng ít thì có thể xát, bôi hoặc rắc thuốc bột lên cơ thể. Những đàn gia ố súc, gia cầm có số lượng lớn phải phun, tắm các loại thuốc hoá học thích hợp. - Biện pháp tiệt sinh hay vô sinh: từ năm 1955 người ta đã dùng tia phóng xạ để gây vô sinh cho động vật chân đốt. Sau đó, đã tìm ra các thuốc hoá học gây vô sinh cho các côn trùng ký sinh và dùng phương pháp di truyền học để chọn thuốc gây vô sinh có hiệu quả. Thường dùng thuốc gây vô sinh kết hợp với thuốc nhử côn trùng tự động tiếp xúc hoặc ăn thuốc này để trở thành vô sinh. Thuốc gây vô sinh đã được áp dụng rộng rãi cho nhiều loài côn trùng gây h ại. Với ve, bé t thì thuốc còn đang được thử nghiệm. - Biện pháp sinh học: trong thiên nhiên, có nhiều loài là kẻ thù tự nhiên (hay thiên địch) của động vật chân đốt ký sinh. Đó là các loài động vật chân đốt ăn thịt; nhiều loài chim ăn ve, bét, côn trùng có hại; nhiều lo ài nấm, vi khuẩn, virut; nhiều loài cây cỏ cũng có tác dụng xua hoặc diệt động vật chân đốt. - Biện pháp xua đuổi: bôi thuốc xua đuổi động vật chân đốt ký sinh lên cơ thể; phun thuốc lên da, lông của gia súc, gia cầm; phun vào quần áo, lán trại của người ở trong rừng. Biện pháp này có hiệu quả cao với các côn trùng ký sinh như ruồi, muỗi, mòng.... * Dùng thuốc diệt động vật chân đốt ký sinh: đa số các thuốc diệt côn trùng (Insecticido) cũng có tác dụng diệt ve, bét (Acaricido) và được gọi chung là Insecto - Acaricido - thuốc diệt ve, bét và côn trùng. Các thuốc này không chỉ có tác dụng với ve, bét và côn trùng mà thuốc còn có thể tích lũy trong cơ thể ký chủ (ở các mô và sữa). Tuỳ theo độ độc đối với cơ thể động vật mà chia thành các loại sau: Thuốc có độc lực cao (Lindan...) Thuốc có độc lực trung bình (Chlorophos, Trichlometaphos - 3...) Thuốc có độc lực thấp (Metoxichlor, Pentan...) 215
  7. Dựa vào cấu trúc hoá học của thuốc diệt ve, bét và côn trùng, người ta chia thành 3 nhóm: 1. Hợp chất phosphororganic: Gồm các thuốc sau: Chlorophos (Dipterex): là thuốc tốt nhất của nhóm, có phạm vi tác dụng rộng với các loài ve, bét và côn trùng ký sinh. Thuốc có tác dụng khi tiếp xúc, hun, xông (qua cơ quan hô hấp và qua ruột ngay từ lúc côn trùng mới ký sinh). Thời gian tác dụng lên côn trùng hút máu là 10 ngày, tác dụng lên ve , bét sau 7 ngày phun hoặc xát thuốc lên da súc vật. Sau khi đã phun chlorophos, không được mổ thịt gia súc trong thời gian 2 tuần. Trong môi trường kiềm, chlorophos bị khử hydro và clo thành dimetyl dichlor vinulphosphat có tác dụng tốt hơn 6 - 8 lần chlorophos. Tuy nhiên, thuốc này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002. Trichlometaphos - 3: dùng diệt ve, bét và côn trùng. Thường dùng tiêm dưới da cho trâu, bò hoặc phun lên da , để chống ruồi, muỗi, ve, ghẻ. Thuốc còn dùng diệt ve trong nhà ở. Vì thuốc có mùi đặc trưng nên gia súc trước khi giết thịt 60 ngày không được bôi thuốc này. Phosmamid: thuốc có mùi khó chịu, tác dụng với ve, bét trong khoảng 7 - 10 ngày, tác dụng lên ruồi trong 2 tháng. Khi dùng c hế thành nhũ tương để bôi lên da ngựa, trâu, bò để chống ruồi, muỗi, ve (không dùng cho bò sữa). Chế phẩm carbophos: có tác dụng lên ve 7 - 9 ngày. Thường được trộn vào phân, rác để diệt ấu trùng của ruồi; hoà chế phẩm này vào nước để diệt bọ gậy; phun vào chuồng trại để diệt côn trùng có hại; phun lên da súc vật để chống muỗi, đỉa vào mùa hè; phun lên lông gia cầm để chống rận ăn lông, mạt.... 2. Hợp chất chlororganic . Gồm các thuốc sau: - Hexachloral (666): là loại thuốc clo hữu cơ. Trước đây dùng đ ể chống ve, bét và côn trùng ký sinh. Súc vật mẫn cảm với 666. Ngựa, trâu, bò (đặc biệt là bê non dưới 6 tháng tuổi) mẫn cảm nhất, lợn chịu đựng tốt hơn. Có thể dùng dạng nhũ tương ( trong mùa xuân) hoặc dạng bột (trong mùa đông) để bôi, rắc, phun lên cơ thể gia súc. Từ lâu , người ta đã cấm dùng 666 vì thuốc xâm nhập vào các cơ quan, lưu lại trong mỡ và tiết vào sữa, gây độc cho gia súc và người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi. Trong thú y thường dùng chế phẩm creolin hexachloral - dung dịch nâu sẫm, bôi lên da để chống ve, ghẻ. Chú ý: không dùng cho súc vật trước khi giết mổ 1 tháng. Nicochloral: chế từ hexachloral và nicotin, nhựa thông, dầu hoả, trộn thành nhũ tương. Nhũ tương này dùng diệt ve, rận ăn lông của gia cầm, diệt muỗi và ấu trùng ruồi trong các chuồng trại. Không được dùng nicochloral bôi lên da bò sữa và súc vật trước lúc giết mổ 1 tháng. 216
  8. Polychlorpinet: pha với nước ấm thành nhũ tương bền vững dùng để diệt d ĩn, ruồi nhà, ruồi trâu và cả ve, ghẻ. Thuốc còn dùng để diệt bọ gậy trong nước. Không phun, tắm cho bò sữa và súc vật khác trước lúc giết mổ 1 tháng. Ete dicresyl: dễ hoà tan trong các dung môi hữu cơ. Dùng diệt ve mềm, rận ăn lông, ve cứng, ghẻ. Thuốc được dùng khá rộng rãi để diệt động vật chân đốt ký sinh. 3. Hợp chất vô cơ : Gồm các lo ại sau: Arsenic natri: thuốc dễ bị phân huỷ trong không khí nên phải bảo quản trong thùng sắt kín. Dùng dưới dạng dung dịch tắm để diệt ve cho trâu , bò, cừu, xát hoặc phun cho ngựa. V ì đây là thuốc độc (bảng A), ve lại dễ quen thuốc nên ở nhiều nước không dùng loại này. Thuốc xua đuổi (repello): thuốc làm côn trùng , ve, bét ghê sợ và tránh xa. Thuốc không độc cho gia súc. Thuốc gián tiếp làm giảm số lượng, thành phần côn trùng hút máu (do không hút được máu nên mất khả năng sinh sản). Thường dùng các loại thuốc xua đuổi sau: Hexeamid: pha thành nhũ tương 3%, phun lên gia súc. Dietyltoluamid: pha thành nhũ tương 3%, phun lên gia súc. * Hiện nay, thường dùng một số thuốc trị động vật chân đốt sau : - Diệt ve, ghẻ, rận: Ivermectin và các chế phẩm của Ivermectin, Hantox spray, Hantox 200... - Diệt ruồi, muỗi: Permethrin 50 EC, Termosant 10 SC, Fendona, Termido 25 EC, Viper 50 EC, K - Othrine 2 EM... Hình 180a. Một số thuốc diệt ve, ghẻ, rận Hình 180b. Một số thuốc di ệt ruồi, muỗi, dĩn 217
  9. Chương 8 VE, GHẺ, CÔN TRÙNG KÝ SINH VÀ GÂY BỆNH 1. VE VÀ GHẺ Ve, ghẻ thuộc bộ ve, bét, gồm nhiều loài ký sinh ở gia súc, gia cầm. Bộ ve, bét thuộc lớp hình nhện ( Arachnida), ngành chân đốt (Arthropoda). Có đặc điểm: phần phụ miệng tách khỏi phần thân làm thành đầu giả (Capitulum). Sự phân đốt của cơ thể yếu hoặc mờ hẳn. Giai đoạn ấu trùng chỉ có 3 đôi chân, giai đoạn thiếu trùng và trưởng thành có 4 đôi chân. Có thể có một rãnh thắt ngang chia thân làm hai phần: phần trước và phần sau thân. Bộ ve, bét có 5 phân bộ: - Phân bộ 1 - Onychopalpida. Đặc điểm: xúc biện ki ểu đặc biệt, có nhiều đôi lỗ thở trên thân. - Phân bộ 2 - Gamasoidea (mạt). Đặc điểm: chỉ có một đôi lỗ thở ở ngoài gốc háng. Lỗ thở thường liên hệ với bao thở dài. Một số loài chuyên ký sinh ở đường hô hấp của động vật có xương sống. Tấm dưới miệng không thích nghi với chích hút. - Phân bộ 3 - ve Ixodoidea. Đặc điểm: có một đôi lỗ thở ở sau hay ngoài gốc háng. Lỗ thở liên hệ với tấm thở ngắn. Tấm dưới miệng có răng hướng về phía sau, rất thích hợp với kiểu chích đốt. Có cơ quan cảm giác Haller ở bàn chân 1 . Là ve đa ký chủ. - Phân bộ 4 - mò Trombidiformes. Đặc điểm: có một đôi lỗ thở nằm trên vòi hay gần vòi, ít khi thiếu lỗ thở. Xúc biện tự do, khá phát triển. K ìm có cấu tạo thích ứng với chích đốt, không có giác hậu môn. - Phân bộ 5 - ghẻ Sarcoptiformes. Đặc điểm: là những loài không có tấm thở. Hệ thống ống khí thông với những vùng có nhiều lỗ thở trên cơ thể. Phần phụ miệng có kìm với 2 càng khoẻ. Xúc biện đơn giản. Có lỗ thở giả hoặc không có. Có giác hậu môn. 1.1. Phân bộ Ixodoidea Tất cả các loà i ve thuộc phân bộ này đều ký sinh. Gồm 3 họ: 1.1.1. Họ ve cứng (Ixodoidae) * Hình thái, cấu tạo: có mai lưng bằng kitin cứng phủ ở mặt lưng ve trưởng thành, ấu trùng và trĩ trùng. Cơ thể gồm 2 phần chính: đầu giả và thân. Trên đầu giả mang một đôi kìm, tấm dưới miệng có nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện. Đáy đầu giả có 2 hố hình tròn hoặc bầu dục ở mặt lưng với nhiều lỗ nhỏ là cơ quan cảm giác. Mặt lưng có mai lưng phủ kín (như ở ve đực) hoặc chỉ phủ một phần phía trước (như ở ấu trùng, thiếu trùng, ve cái). Trên mai lưng thường có mắt, rãnh cổ, rãnh cạnh, rãnh giữa sau và mấu đuôi. Mặt bụng mang 4 đôi chân. Mỗi chân gồm các đốt: háng, chuyển, đùi, ống, trước bàn, bàn và đệm vuốt, vuốt. Lỗ sinh dục ở phía trước bụng. Lỗ hậu môn ở phía nửa sau bụng ve. Hầu hết ve cứng đều có rãnh hậu môn (trừ ve Boophilus) và các mai cạnh hậu môn, mai phụ, mai dưới hậu môn. Ve đực thường có những tấm mai bụng. Tấm thở hình tròn, bầu dục, hình trứng hoặc hình dấu phẩy, ở dưới đốt háng của đôi chân IV. 218
  10. Hình 181. Ve cứng (Ixodoidae) * Vòng đời: ve đực và cái giao phối trên cơ thể ký chủ , sau khi hút no máu rơi xuống đất. Ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đ ất, có màng nhày bảovệ. Trứng ve nhỏ, hình cầu, màu vàng nâu hay nâu sẫm. Sau một thời gian, trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng bò lên cây cỏ, ẩn dưới lá cây (nhất là những lá cây có lông như sim, mua, cỏ tranh). Khi ký chủ đi qua, ấu trùng nhanh chóng bám vào ký chủ, hút no máu rồi biến thái ngay trên ký chủ đó hoặc rơi xuống đất thành thiếu trùng. Thiếu trùng lại hút no máu và phát triển thành ve trưởng thành. Chu kỳ lại tiếp tục như trên. Mỗi loài ve trong vòng đời cần có số lượng ký chủ khác nhau. Chia 3 nhóm: + Nhóm ve một ký chủ: tất cả các giai đoạn phát triển đều hút máu và biến thái ngay trên cùng một ký chủ (ví dụ: ve Boophilus microplus). + Nhóm ve hai ký chủ: ấu trùng hút no máu và biến thái thành thiếu trùng trên cùng một ký chủ. Sau khi hút no máu, thiếu trùng rơi xuống đất biến thái thành ve trưởng thành. Ve này bò lên loài ký chủ khác (có khi lại vào loài ký chủ cũ) để hút máu. Hầu hết ve hai ký chủ ký sinh ở các loài chân guốc (bò, cừu). + Nhóm ve ba ký chủ: mỗi giai đoạn phát triển từ ấu trùng, thiếu trùng đến trưởng thành , sau khi hút no máu đều rơi xuống đất, biến thái, rồi lại bám vào ký chủ mới (ký chủ này có thể thuộc nhiều loài hay là các cá thể khác nhau của cùng loài). Sự phát triển của ve cứng có thể tóm tắt như sau: Trứng → Ấu trùng → Thiếu trùng → Trưởng thành (3 đôi chân) (4 đôi chân) (4 đôi chân) * Bệnh do ve cứng truyền cho người và gia súc: các bệnh ký sinh trùng đường máu (bệnh lê dạng trùng, biên trùng, bệnh Richketsia...) cho gia súc nhai lại, ngựa, chó.... * Một số giống thuộc họ ve cứng - Giống Boophilus + Ở nước ta chỉ phát hiện được loài Boophilus microplus, có đặc điểm: ve đực nhỏ hơn ve cái, có mấu đuôi nhỏ, nhọn. Háng I và III đều có 2 cựa. Tấm 219
  11. cạnh hậu môn có 2 cựa hẹp. Ve cái: háng I có cựa 2 tròn, rộng, cách xa nhau, ở khoảng giữa lõm thành hình chữ V. Hình 182. Ve giống Boophilus + Ve Boophilus là ve một ký chủ. Ký chủ thích hợp là trâu, bò, dê. Ngoài ra còn thấy ở thú ăn thịt, gặm nhấm, chim, chó.... Các giai đoạn phát triển đều ký sinh trên ký chủ. + Ve B. microplus ở nước ta đẻ 3 - 4 lứa/ năm. Mỗi ve cái đẻ trung bình 2.500 trứng (tối đa là 3.500 trứng). Khi thời tiết hanh khô, trứng bị teo lại. Mưa nhiều thì khả năng đẻ của ve giảm. Ve thích bám chỗ da mỏng (tai, vú, bẹn...) và có thể sống ở khắp cơ thể ký chủ. Ve xuất hiện nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Ấu trùng ve B. microplus hút máu trong 4 - 13 ngày, lột xác thành thiếu trùng sau 6 - 14 ngày. Ấu trùng có thể nhịn đói 4 - 5 tháng, có thể sống tới 7 tháng. Thiếu trùng ve B. microplus hút máu trong 5 - 11 ngày, lột xác thành ve trưởng thành sau 5 - 14 ngày. Ve cái hút máu 6 - 8 ngày, sau khi rơi xuống đất 3 - 15 ngày bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng từ 5 - 30 ngày. Thời gian trứng nở từ 12 - 28 ngày. + Khả năng truyền bệnh: ve B. microplus có thể truyền bệnh Piroplasma bigeminum, Babesiella berbera, Anaplasma marginale cho trâu, bò; B. ovis cho cừu, Nuttallia equi cho ngựa, Theileria mutans cho trâu, bò. Ngoài ra ve còn truyền bệnh sốt phát ban, sốt vàng cho người khi hút máu. Hình 183. Ve Boophilus microplus ký sinh trên bò 220
  12. - Giống Haemaphysalis Ở nước ta có 34 loài thuộc giống n ày, có đặc điểm: không có màu ánh kim, không có mắt. Có rua. Xúc biện thường ngắn, hình nón. Mặt bụng ve đực không có tấm mai. Là môi giới truyền bệnh vi rút, vi khuẩn và là ký chủ trung gian truyền nhiều bệnh ký sinh trùng đường máu cho gia súc và người . - Giống Rhipicephalus Ở nước ta gặp 2 loài, có đặc điểm: thường không có màu sắc . Có mắt và rua. Tấm dưới miệng và xúc biện ngắn. Ve đực có mai bụng. Ý nghĩa dịch tễ của ve Rhipicephalus rất lớn: nhiều loài của giống này là môi giới truyền bệnh dịch hạch của loài gặm nhấm, bệnh viêm não của người, bệnh sốt phát ban, các bệnh nguyên trùng, đặc biệt là bệnh lê dạng trùng của trâu, bò, dê, cừu, ngựa, chó, lợn.... - Giống Ixodes Có xúc biện dài, không màu, rãnh hậu môn vòng trước lỗ hậu môn, đầu giả dài, không có mắt và rua. Ve đực có mai ở mặt bụng. Hầu hết các loài đều là ve ba ký chủ. Ve truyền bệnh lê dạng trùng cho gia súc, bệnh viêm não, bại liệt cho người. * Biện pháp phòng trừ ve cứng: Muốn phòng trừ có hiệu quả, việc điều tra để biết thành phần loài, đặc điểm sinh thái, vòng đời, mùa vụ xuất hiện, ký chủ, nơi sống của ve ở các khu vực chăn nuôi... là rất cần thiết để xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Biện pháp gồm 3 nội dung: - Diệt ve trên cơ thể gia súc: dùng biện pháp cơ học (quấn bông tẩm dầu hoả bôi vào nơi có nhiều ve đang đốt, dầu hoả bịt lỗ thở làm cho ve rời kìm ra, rồi dùng kẹp bắt ve); biện pháp hoá học (dùng thuốc Ivermectin và các chế phẩm của Ivermectin, Hantox spray, Hantox 200...); biện pháp sinh học (cho gà, sáo ăn ve, dùng những l oài nấm gây bệnh cho ve). - Diệt ve ở chuồng trại: phun thuốc diệt ve (Hantox 200...) theo định kỳ. - Diệt ve ở ngoài thiên nhiên: làm thay đổi môi trường (phát quang các bụi cây lúp súp quanh chuồng trại, bãi chăn, đồng cỏ...), chăn dắt luân phiên đồng cỏ để ve chết đói, dùng thuốc hoá học diệt ve trên đồng cỏ (phương pháp này ít dùng vì thuốc sẽ diệt cả sinh vật khác có lợi). Bùi Thị Tho (2007) đã dùng hạt cây củ đậu chế thành dạng thuốc bột và thuốc mỡ ở các nồng độ khác nhau trị ve ký sinh trên bò ở Gia Lâm (Hà Nội), kết quả cho thấy: thuốc bột nồng độ 20% trong bột CaCO3, bôi 2 lần đạt tỷ lệ ve chết là 100%. Thuốc mỡ nồng độ 20% chỉ cần bôi 1 lần đã sạch ve ký sinh trên cơ thể bò. Cù Xuân Đức (2011), đã xác định được loại dung môi chiết xuất tốt nhất đố i với phôi hạt na và hạt củ đậu là dung dịch NaOH 5%, thời gian ngâm chiết để chất chiết có độc tính cao nhất với phôi hạt na là 36 giờ, với hạt củ đậu là 24 giờ. Dùng chất chiết phôi hạt na nồng độ 5,5% và 9% đều có hiệu lực diệt ve trên chó tốt và an toàn sau 2 lần phun. Khi dùng chất chiết hạt củ đậu nồng độ 0,17% và 0,25% cũng cho kết quả tương tự sau 2 lần phun . 221
  13. 1.1.2. Họ ve mềm (Argasidae) Họ ve mềm gồm những loài ve không có mai lưng và mai bụng, đầu giả nằm dưới mặt bụng. Thường không có mắt ho ặc mắt nhỏ, nằm ở hai bên trước gốc háng I. Có một đôi tấm thở ở sau gốc háng III. Ve cái lớn hơn ve đực. Ve mềm ăn đêm, ban ngày nấp trong các khe tường, vách chuồng gia súc, gia cầm. Khi ký sinh, ve mềm hút máu gây tác hại trực tiếp, ngoài ra còn truyền bệnh xoắn trùng cho gà vịt, truyền bệnh sốt hồi quy, bệnh sốt phát ban... cho người. * Giống Argas Ở nước ta có loài Argas respertilionis. Ve hình bầu dục, phía sau phình hơn phía trước. Khi đói ve màu vàng nhạt. Khi no có hình trứng, màu xám hoặc xanh thẫ m. Ve ký sinh ở gia cầm, chim. Argas respertilionis (mặt lưng) Argas respertilionis (mặt bụng) Argas reflexus (mặt lưng) Argas reflexus (mặt bụng) Hình 184. Ve Argas respertilionis và Argas reflexus * Giống Otobinus Trong giống này có loài Otobinus megnini. Ve trưởng thành không ký sinh. Ấu trùng và thiếu trùng ký sinh ở trong tai chó, ngựa, bò.... Hình 185. Ve Otobius megnini trưởng thành và ấu trùng 222
  14. * Giống Orithodoros Dạng thiếu trùng và trưởng thành ký sinh và hút máu người, gia súc, gia cầm, chim... trong một thời gian ngắn. Ve này truyền Borrelia duttoni gây bệnh sốt liên miên cho người. Hình 186. Ve Orithodoros spp. và ve Orithodoros đang ký sinh 1.2. Phân bộ mạt (Gamasoidea) Trong phân bộ này có loài Dermanyssus gallinae ký sinh ở gà. Mạt thường ký sinh ở gà. Cơ thể hình lê, màu trắ ng, khi hút máu no có màu đỏ. Mạt ký sinh tạm thời. Ban ngày ẩn nấp ở chỗ kín, ban đêm mạt bò ra đốt, hút máu ký chủ vài giờ hoặc hơn. Sau khi no máu, mạt đẻ 3 - 20 trứng vào ổ gà, đệm lót.... Trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng phát triển thành thiếu trùng rồi thành mạt trưởng thành. Mạt có thể nhịn đói 4 - 5 tháng, sống được 6 - 7 tháng ở chuồng trại bỏ trống. Mạt gà truyền bệnh xoắn trùng, bệnh bạch cầu, bệnh dịch tả và bệnh viêm não. 1.3. Phân bộ mò (Trombidiformes) Gồm: họ mò đỏ (Trombiculidae) và họ mò bao lông (Demodicidae). - Trong họ mò đỏ có một số loài ký sinh ở gà nước ta. Mò gây viêm da, ngứa ngáy cho ký chủ. Gà bị mò ký sinh nhiều vào cuối mùa hè đến đầu mùa thu. Một số loài mò ký sinh ở chó, mèo, cừu, ngựa, thỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Có thể dùng dầu hoả hoặc dầu thông bôi để diệt mò cho gia súc, gia cầm. - Trong họ mò bao lông có các loài thuộc giống Demodex ký sinh ở tuyến nhờn bao lông của nhiều loại gia súc (chó, lợn, trâu , bò, dê, ngựa, mèo) và người. Mò Demodex vào bao lông và tuyến nhờn gây viêm mạn tính, biểu bì phồng lên nhanh, lông rụng. Vi khuẩn khác xâm nhập, gây thành mụn mủ. Ký chủ bị bệnh nặng thì gầy mòn dần rồi chết. 1.4. Phân bộ ghẻ (Sarcoptiformes) Những loài ghẻ ký sinh ở gia súc, gia cầm phần lớn thuộc 2 họ ghẻ sau: 223
  15. 1.4.1. Họ ghẻ Sarcoptidae Trong họ này có giống Sarcoptes ký sinh trên nhiều loài gia súc. Bệnh ghẻ ngầm gây tác hại lớn cho trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu.... hầu hết đều do các phân loài của loài Sarcoptes scabiei gây ra. BỆNH GHẺ NGẦM (SARCOPTOSIS) * Hình thái ghẻ ngầm Sarcoptes scabiei Con đực dài 0,2 - 0,35 mm, con cái dài 0,35 - 0,5 mm. Màu xám bóng hoặc vàng nhạt. Thân hình bầu dục hay tròn. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, khoảng cách giữa các vân có nhiều tơ, gai và vẩy hình tam giác với mũi nhọn hướng về phía sau. Không có mắt. Lỗ âm môn của con cái ở sau đôi chân III. Lỗ sinh dục của con đực ở giữa đôi chân III. Lỗ hậu môn ở phía sau mặt lưng. Có 4 đôi chân, mỗi đôi chân gồm 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài không phân đốt. Giác bàn chân là một tiêu chuẩn định loại và phân biệt ghẻ đực, cái (con đực có giác bàn chân ở chân I, II, IV; con cái chỉ có ở 2 chân trước). Chân có nhiều tơ rất dài. Đầu giả ngắn, hình bầu dục, có Hình 187. một đôi xúc biện 3 đốt và một đôi kìm. Ghẻ Sarcoptes scabiei Hình 188. Ghẻ Sarcoptes scabiei 1. Mặt lưng 2. Mặt bụng 1 2 * Vòng đời: ghẻ ngầm xâm nhập vào lớp biểu bì, đào rãnh, lấy dịch l âm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Con đực và con cái giao phối ở rãnh. Con cái đẻ 40 - 50 trứng trong 3 - 7 ngày, sau đó trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng gần giống ghẻ trưởng thành , nhưng chỉ có 3 đôi chân, 2 đôi chân trước có giác bàn chân, đôi thứ ba có tơ dài. Ít lâu sau, ấu trùng biến thành thiếu trùng có 4 đôi chân, 2 đôi chân trước có giác bàn chân, 2 đôi chân sau có tơ như ghẻ trưởng thành, nhưng chưa có lỗ sinh dục. Sau đó thiếu trùng phát triển thành ghẻ trưởng thành. Thụ tinh xong, con đực chết, con cái tiếp tục đào rãnh trong biểu bì để đẻ trứng. Ghẻ luôn tiến về phía trước vì gai lưng có mũi nhọn hướng về phía sau nên không lùi được. Trong rãnh ở đằng sau ghẻ cái thấy những điểm đen là phân của ghẻ và cách quãng lại có trứng ở các giai đ oạn phát triển khác nhau. Sau khi 224
  16. nở ra, ấu trùng có thể đào thủng mái của rãnh thành một lỗ để thoát ra ngoài, tiếp tục đào rãnh khác (lúc này ấu trùng có thể nhiễm vào một ký chủ khác do tiếp xúc). Hoàn thành vòng đời cần 15 - 20 ngày (ở điều kiện thích hợp). S. scabiei ký sinh ở da hầu hết gia súc, gây thành bệnh ghẻ ngầm, hay gặp ở bò, trâu, chó, ngựa, lợn, cừu, dê. Bệnh lây truyền bằng tiếp xúc qua dụng cụ, quần áo của người chăn nuôi hoặ c tiếp xúc , cọ sát giữa súc vật với nhau do chuồng nuôi chật chội. Bệnh phát nhiều vào mùa đông và mùa thu, mùa hè ít hơn vì ánh nắng mặt trời dễ làm ghẻ chết. * Triệu chứng: có 3 triệu chứng chính là ngứa, rụng lông và đóng vẩy. Hình 189. Bò, lợn, cừu, dê bị ghẻ - Ngứa: do ghẻ đào rãnh và tiết nước bọt có độc tố, kích thích vào cá c đầu mút thần kinh cảm giác ở tổ chức biểu bì. Con vật ngứa nhiều, gãi bằng chân, cắn những chỗ nó với tới, cọ sát liên tục vào tường, máng ăn, cây cối và cả những con đứng cạnh. - Rụng lông: lông rụng nhiều do viêm bao lông. Lông rụng thành những đám tròn, lúc đầu chỉ 2 - 3 mm, sau đó ngày càng lan rộng ra xung quanh do ghẻ cái sinh sản nhanh (một con ghẻ cái trong 3 tháng sản sinh ra một quần thể 150.000 con), chúng không tập trung ở một số nơi mà di cư khắp cơ thể. Vì vậy, những chỗ rụng lông lan rộng ra. Cần phân biệt hiện tượng rụng lông do các nguyên nhân khác nhau: + Rụng lông do ghẻ ngầm: lông rụng toàn bộ, đều và lan ra chậm. + Rụng lông do rận ăn lông: những chỗ rụng không đều, không rụng hết lông, lông như bị cắt. + Rụng lông do mạt (ở ngựa): những chỗ rụng rộng 5 - 10 mm, lan rộng rất nhanh, chỉ sau 1 - 2 đêm là khắp cơ thể. 225
  17. - Đóng vẩy: những chỗ ngứa đều có mụn nước to bằng đầu đinh ghim. Mụn nước phát triển xung quanh một con ghẻ cái do nước bọt của ghẻ kích thích tạo nên. Con vật gãi, cọ sát l àm mụn vỡ ra, để lại những vết thương, rồi tương dịch chảy ra, cùng với máu và những mảnh thượng bì khô tại chỗ đóng thành vẩy màu nâu nhạt, có khi dày đến 3 - 4 mm ở những chỗ rụng lông. Chỗ rụng lông tiếp tục lan rộng và tăng thêm, nối liền nhau thành nh ững mảng ngày càng rộng. Sau 5 - 6 tháng, da con vật hoàn toàn trơ trụi, đóng vẩy, dày và nhăn nheo, có mùi rất hôi do chất nhờn trong các tuyến da tiết ra quá nhiều rồi lên men. Đó là đặc điểm của bệnh ghẻ ngầm toàn thân. Bệnh ghẻ ngầm làm cho chức năng c ủa da không thực hiện được. Con vật ngứa ngáy liên tục, không ăn, không ngủ được, gầy dần và chết. Như vậy, bệnh tiến triển qua 3 thời kỳ: thời kỳ đầu tạo thành điểm lỗ chỗ, thời kỳ thứ hai tạo thành mảng, th ời kỳ thứ ba lan ra toàn thân. * Bệnh tích: viêm nội bì nặng, trong da có nhiều rãnh, trong rãnh có ghẻ cái, có trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau và có phân ghẻ là những chấm đen trong rãnh. * Chẩn đoán: kết hợp các phương pháp như tìm trứng ghẻ, soi kính tìm ghẻ và căn cứ vào tình hình dịch tễ để chẩn đoán. - Cách lấy bệnh phẩm: dùng nước ấm và xà phòng hoặc thuốc tím 1% rửa s ạch da, cắt lông chỗ có bệnh tích mới (giao điểm giữa chỗ da có bệnh tích và chỗ da lành, vì ghẻthường tập trung ở đây). Dùng dao cạo thẳng vào da đến chảy máu ra là được, cho bệnh phẩm vào ống nghiệm, đậy nút kín. - Phương pháp kiểm tra ghẻ chết trong da: + Dùng dầu hoả: đặt vẩy ghẻ lên phiến kính, cho vài giọt dầu hoả lên, ép một phiến kính khác lên cho nát vẩy. Soi kính hiển vi để phát hiện con ghẻ đã chết. + Phương pháp ngưng cặn: cho vẩy ghẻ vào một ống nghiệm có 5 - 10 ml NaOH 10%, ngâm 2 giờ rồi đun nóng vài phút, ly tâm 5 phút. Lấy cặn soi kính có thể tìm thấy trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ghẻ trưởng thành trong cặn. + Phương pháp phù nổi: lấy cặn theo cách ngưn g cặn trên cho vào ống nghiệm có natri hyposunfit 60% gần đầy ống, để yên 10 phút, vớt lớp váng trên bề mặt dung dịch đưa lên phiến kính, soi kính hiển vi có thể tìm thấy trứng, ghẻ trưởng thành hoặc các dạng ấu trùng, thiếu trùng. - Phương pháp kiểm tra ghẻ sống: có thể làm phương pháp trực tiếp hoặc dùng nước nóng. + Phương pháp trực tiếp: cho bệnh phẩm lên phiến kính, nhỏ lên đó 1 - 2 giọt glyxerin 50%. Soi kính tìm con ghẻ sống. Có thể lấy lưỡi dao sạch có bôi glyxerin 50% cạo vào da, chất bám ở da rồi cho lên phiến kính để soi kính hiển vi tìm con ghẻ sống. + Dùng nước nóng: dùng dao sạch lấy mụn ghẻ cho vào đĩa petri, cho nước nóng 37 - 400C xâm xấp vẩy mụn, giữ nóng trong 1 - 2 giờ. Do tác dụng của nhiệt, ghẻ sẽ bò lên mặt vẩy mụn. Cho lên phiến kính để soi kính tìm con ghẻ. * Điều trị: để điều trị có hiệu quả, cần chú ý những vấn đề sau: - Cắt lông, cạo các mụn ghẻ, tắm xà phòng trước khi bôi thuốc. 226
  18. - Tránh không để con ghẻ vương vãi ra xung quanh. - Phải chữa lần thứ hai, thứ ba thì ghẻ mới chết hết. - Chọn phương pháp chữa thích hợp: tắm, xát, phun với từng loại gia súc. Ví dụ, xát thuốc khi số lượng gia súc bị ghẻ ít và phạm vi nhiễm ghẻ hẹp. - Chữa thí nghiệm trước khi chữa trên diện rộng. - Sau khi chữa, vệ sinh và tiêu độc chuồng trại. - Dùng một trong các thuốc sau để phun, tắm, bôi hoặc xát cho gia súc. Có thể dùng lá cây ba chạc, lá đào đun nước tắm; dùng nhựa cây máu chó bôi tại chỗ ; tắm nước muối cho con vật. Có thể dùng một trong những loại thuốc sau: + D.E.P (dietyl phtalat): là thuốc có tác dụng diệt ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2 - 3 lần. + Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate) là thuốc rất tốt, độ an toàn cao. Bôi hoặc xịt ngày 2 lần, cách nhau 15 phút. Sau 24 giờ, tắm cho gia súc. + Eurax (crotamintan) 10%, thuốc có tác dụng chống ngứa và diệt ghẻ. Cứ 6 - 10 giờ bôi 1 lần. Thuốc an toàn đối với gia súc. + Permethrin cream 5% (Elimite): là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho gia súc non và gia súc có thai. + Lindane (gamma - benzen hexachlorid): xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ đến chân. Sau 8 - 12 giờ, tắm cho gia súc. Xịt thuốc 2 lần/tuần. Thuốc chữa ghẻ nhanh , nhưng độc với thần kinh, nên không dùng cho gia súc non và gia súc có thai. - Xây bể tắm ở chỗ bằng phẳng, có nguồn nước, có bãi chăn ấm, ít lộng gi ó, không bị ô nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm, không ảnh hưởng đến vệ sinh chung. Quy mô bể tắm có thể cho 100 - 10.000 con (nếu nhiều gia súc), nếu ít gia súc và gia súc nhỏ thì có thể dùng thùng gỗ hay thùng tôn để tắm. Cần an toàn cho người và gia súc. 1.4.2. Họ ghẻ Psoroptidae Trong họ này có các loài thuộc hai giống: Psoroptes và Chorioptes. * Trong giống Psoroptes có loài P. communis phổ biến ở gia súc. Loài này lại có những phân loài sau: - P. communis ovis: ký sinh ở da cừu. - P. communis equi: ký sinh ở cổ, lưng, đuôi ngựa. - P. communis caprae và P. cuniculi: ký sinh ở tai dê và thỏ. - P. communis bovis: ký sinh ở đuôi trâu, bò. Hình thái chung: thân hình bầu dục, chân dài hơn giống Sarcoptes, nhất là 2 chân trước. Con đực chân I, II và III đều có giác bàn chân. Con cái chân I, II và IV có giác bàn chân. - Vòng đời: gần giống vòng đời của ghẻ Sarcoptes, song thời gian hoàn thành vòng đời ngắn hơn (9 - 10 ngày). - Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và phòng, trị: giống ghẻ Sarcoptes. * Trong giống Chrioptes có các loài ký sinh ở ngựa (C. equi), ở cừu (C. ovis), ở dê ( C. caprae), ở thỏ (C. cuniculi). Khác với ghẻ Psoroptes là, giác bàn chân có ống cán ngắn không chia đốt. Phòng, trị giống bệnh ghẻ ngầm. 227
  19. 2. CÔN TRÙNG KÝ SINH Lớp côn trùng (Insecta) là lớp có nhiều loài nhất (chiếm 70% tổng số loài động vật). Trong lớp này có một số loài ký sinh và truyền bệnh cho người và vật nuôi, chúng thuộc hai bộ (bộ hai cánh và bộ rận). 2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của côn trùng ký sinh Côn trùng ký sinh chủ yếu sống trên cạn. Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Có 1 đôi râu cảm giác (gọi là ăng ten), có 3 đôi chân và 2 đôi cánh (nhiều loài chỉ có 1 đôi cánh). Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Côn trùng ký sinh dài từ vài mm đến vài cm. Bên ngoài là lớp vỏ cuti n (hợp chất của protein và kitin), tiếp theo là lớp hạ bì, trong cùng là lớp màng gốc mỏng. - Đầu được bọc trong bao kitin , tạo thành "hộp sọ" để bảo vệ bộ não. Trên đầu có 1 đôi mắt kép lớn, có thể có thêm mắt đơn, một đôi râu cảm giác gồm nhiều đốt, phần phụ miệng. Đầu khớp động với ngực. - Ngực do 3 đốt gắn lại, mỗi đốt mang 1 đôi chân. Có 2 đôi cánh dính vào đốt 2 và 3. Một số côn trùng chỉ có 1 đôi cánh (ruồi, muỗi, mòng), có loài không có cánh (rận, bọ chét). - Bụng gồm 9 - 10 đốt, không mang chân. Cuối thân có lỗ hậu môn, lỗ sinh dục, gai giao hợp. - Cơ quan vận động: côn trùng có hệ cơ phát triển, có khả năng co rút đặc biệt, có chân và cánh để vận động. Chân gồm nhiều đốt, tận cùng có 1 - 2 móc để bám. Các đốt khớp động với nhau. - Phần phụ miệng khác nhau theo loài, gồm các kiểu: kiểu nghiền (thường có ở dạng ấu trùng), kiểu nghiền hút (ở mòng Tabanus), kiểu liếm hút (ở ruồi nhà), kiểu chích hút (ở muỗi cái, rận, rệp, bọ chét...), kiểu đốt hút (ở ruồi trâu Stomoxys...). - Hệ tiêu hoá gồm: miệng, thực quản, dạ dày, tuyến nước bọt, ruột, hậu môn. Thức ăn của côn trùng ký sinh là máu động vật, có khi con đực lại ăn thực vật (ví dụ: muỗi). - Hệ hô hấp khá phát triển, gồm: hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể . Hô hấp nhờ hệ thống ống khí phối hợp với sự hoạt động của cơ bụng. - Hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, máu không màu hoặc màu vàng đỏ. - Hệ bài tiết: gồm các ống Malpighi hấp phụ các sản phẩm dị hoá trong máu, rồi thải ra ngoài qua ruột. - Hệ thần kinh: các hạch thần kinh tập trung thàn h bộ não gồm não trước, não giữa và não sau ; có chuỗi hạch thần kinh bụng điều hoà hoạt động của hệ hô hấp và tim; có các hạch ngực điều khiển hoạt động của chân và cánh. - Hệ sinh dục: con đực có 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh đổ vào ống phóng tinh và thông với cơ quan giao cấu, có tuyến sinh dục phụ. Con cái có 2 buồng trứng , 2 ống dẫn trứng, 1 âm đạo, tuyến sinh dục phụ và túi nhận tinh. 228
  20. Côn trùng thường đẻ trứng, có loài đẻ con (ấu trùng), hoặc đẻ trứng nở ngay thành nhộng. 2.2. Các côn trùng ký sinh và truyền bệnh Những côn trùng này có 1 đôi cánh hoặc không có cánh. Phần phụ miệng biến đổi để thích nghi với kiểu đốt, hút. Vòng đời phát triển của côn trùng gây bệnh có 2 kiểu biến thái: - Biến thái không hoàn toàn (biến thái thiếu): trứng nở thành ấu t rùng rất giống dạng trưởng thành, chỉ khác là cơ quan sinh dục chưa đầy đủ ( ví dụ: rận hút máu, rệp hút máu). - Biến thái hoàn toàn (biến thái đủ): trứng nở thành ấu trùng hoàn toàn khác dạng trưởng thành về hình dạng và hoạt động. Sau khi ấu trùng lột xác thì thành dạng trưởng thành ( ví dụ: ruồi, mòng). 2.2.1. Phân loại côn trùng ký sinh Ngành động vật chân đốt (Athropoda) Lớp côn trùng (Insecta) Bộ hai cánh ( Diptera) Bộ phụ râu dài ( Nematocerca) Họ muỗi (Culicidae): trong họ này có các loài truyền bệnh sốt rét. Họ ruồi vàng ( Simulidae): đốt, hút máu, tiết chất độc. Họ dĩn ( Chironomidae): hút máu, truyền bệnh giun chỉ, vi rút. Họ muỗi cát ( Psychodidae): hút máu, truyền bệnh giun chỉ. Bộ phụ râu ngắn (Brachycera) Họ mòng (Tabanidae): hút máu, truyền bệnh ký sinh trùng đường máu. B phụ (Cyclorrhapha) ộ Họ ruồi ( Muscidae) Giống Stomoxys: hút máu và truyền bệnh ký sinh trùng đường máu. Giống Musca (ruồi nhà) Giống Glossina: truyền bệnh tiên mao trùng cho gia súc. Họ Oestridae Giống Oestrus Loài O. ovis: ấu trùng ký sinh ở mũi dê, cừu. Họ Hypodermatidae Giống Hypoderma: ấ u trùng ký sinh dưới da bò ( gây bệnh dòi da). Họ Gasterophilidae: ấu trùng ký sinh ở dạ dày ngựa gây bệnh dòi dạ dày. Họ Tachinidae (nhặng xanh): ấu trùng nở ra ở các vết thương, gây viêm và nhiều tác hại khác. Bộ rận ( Anorplura) Họ Haemotopinidae: Giống Haematopinus: hút máu trâu, bò, lợn, ngựa. Họ Linognathtidae 229
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0