intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Chia sẻ: Dương Hàn Thiên Băng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của giáo trình "Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên" cung cấp cho học viên những nội dung về: những kiến thức chung trong an toàn - vệ sinh lao động; hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về an toàn – vệ sinh lao động; vệ sinh lao động trong ngành khai thác mỏ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH ***-----------------------*** Nguyễn Văn Đức(chủ biên); Nguyễn Trọng Thân; Vũ Đình Trọng GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN MỎ LỘ THIÊN DÙNG CHO BẬC ĐẠI HỌC (LƯU HÀNH NỘI BỘ) QUẢNG NINH - 2014
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, ngành khai khoáng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngoài dầu thô và khí tự nhiên, các khoáng sản rắn là nhu cầu không thể thiếu cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn Lao động - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tình hình tai nạn lao động xảy ra trong những năm trở lại đây không có xu hướng giảm (năm 2005 có 4050 vụ, năm 2006 có 5881 vụ, năm 2007 có 5951 vụ, năm 2008 có khoảng 5700 vụ), trong đó tai nạn lao động trong ngành kỹ thuật - công nghệ chiếm một phần đáng kể. Các nguyên nhân chủ yếu được tập trung vào 2 nhóm chính: yếu tố chủ quan là do người sử dụng lao động và người lao động, còn lại là do các yếu tố khách quan. Chủ yếu do người sử dụng lao động và người lao động vi phạm các quy định pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ), chiếm 65% năm 2007 và 62% năm 2008 tổng số vụ. Điều đó cho thấy nhận thức, kiến thức và ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật về AT-VSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động còn nhiều thiếu sót. Giáo trình Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức về vệ sinh an toàn lao động cho sinh viên ngành khai thác mỏ lộ thiên. Đồng thời sách cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, kỹ sư và cán bộ khoa học có liên quan đến ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Vì quyển sách vừa làm nhiệm vụ giáo trình vừa làm nhiệm vụ tài liệu tham khảo, nên ngoài việc theo sát đề cương chương trình “Kỹ thuật an toàn mỏ lộ thiên” đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh duyệt, cuốn sách còn đề cập thêm một số nội dung ngoài chương trình môn học để sinh viên và bạn đọc tham khảo. Cuốn sách được hoàn thành với sụ giúp đỡ và đóng góp quý báu từ các đồng nghiệp ở Bộ môn Khai thác Lộ thiên- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, đặc biệt xin cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu của TS Hoàng Tuấn Chung để quyển giáo trình được hoàn thành đúng thời hạn. Tuy nhiên, vì trình độ và thời gian có hạn nên cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc. Nhóm tác giả 1
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động BLLĐ Bộ luật lao động BNN Bệnh nghề nghiệp ĐKLĐ Điều kiện lao động KHKT Khoa học kỹ thuật MXTG Máy xúc tay gầu MXTL Máy xúc thủy lực MXTLGT Máy xúc thủy lực gầu thuận MXTLGN Máy xúc thủy lực gầu ngược PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCN Phòng chống cháy nổ TCVN Tiêu chuẩn quốc gia TNLĐ Tai nạn lao động VLNCN Vật liệu nổ công nghiệp VSLĐ Vệ sinh lao động KSCI Khoáng sản có ích QCVN Quy chuẩn quốc gia 2
  4. CHƯƠNG 1 NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động 1.1.1. Khái niệm điều kiện lao động Ðiều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Ðể có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động. 1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao động, bao gồm: 1.1.2.1. Các bộ phận truyền động, chuyển động Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng có nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết. 1.1.2.2. Nguồn nhiệt Ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ. 1.1.2.3. Nguồn điện Theo từng mức điện áp và cường độ, dòng điện có thể tạo ra nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện...; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch. 1.1.2.4. Vật rơi, đổ, sập Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng.... 1.1.2.5. Vật văng bắn Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn.... 1.1.2.6. Nổ - Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh. 3
  5. - Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy các công trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi kết hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng. - Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định. - Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ.... 1.1.3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Ðó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc và các sinh vật có hại. 1.1.3.1. Vi khí hậu xấu Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người. - Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị.... Nhiệt độ quá cao sẽ gây nên bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh... - Ðộ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi. - Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. 1.1.3.2. Tiếng ồn Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm,... Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh, dễ dẫn đến tai nạn lao động. 4
  6. 1.1.3.3. Rung Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết. Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền,... Chấn động làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tuỳ theo đặc tính chấn động tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người. 1.1.3.4. Bức xạ và phóng xạ 1. Nguồn bức xạ: - Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. - Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 2. Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hoá vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ. Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư và tử vong. 1.1.3.5. Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá) Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ gây ra tai nạn lao động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. 1.1.3.6. Bụi Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,55  m; khi hít phải loại bụi này sẽ có 7080% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. - Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật. - Bụi nhân tạo: nhựa, cao su,... - Bụi kim loại: sắt, đồng,... - Bụi vô cơ: silic, amiăng,... Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của bụi. Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp; làm giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch; gây mài mòn thiết bị trước thời hạn; làm 5
  7. tổn thương cơ quan hô hấp, xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi; gây bệnh ngoài da; gây tổn thương mắt. Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm: + Bệnh bụi phổi silíc (Silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ lệ rất cao chiếm khoảng 87% bệnh nghề nghiệp. + Bệnh bụi phổi amiăng (Asbestose) do bụi amiăng. + Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than. + Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt. 1.1.3.7. Các hóa chất độc Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản như: chì, asen, crôm, benzen, rượu, các khí bụi, các dung dịch axít, bazơ, kiềm, muối, các phế liệu, phế thải khó phân hủy. Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi,... tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hóa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính. Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau: - Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như axít đặc, kiềm,... - Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như clo, amoniắc, SO3,... - Nhóm 3: Chất gây ngạt như các oxit cacbon (CO2, CO), mê tan (CH4),... - Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng thối), xăng,... - Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ thể như hyđrôcacbon các loại (gây độc cho nhiều cơ quan), benzen, phênol, chì, asen,.... Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hoá có thể đổi thành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại. Chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa... tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất. 1.1.3.8. Các yếu tố vi sinh vật có hại Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc như các nghề: chăn nuôi, sát sinh, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục vụ tại các bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang... 1.1.3.9. Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động 6
  8. Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu, buồn tẻ hoặc với, phải tập trung chú ý cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý. Ðiều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh, gây bệnh tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, có khi dẫn đến tai nạn lao động. 1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động 1.2.1. Mục đích của công tác an toàn và bảo hộ lao động Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dưỡng, phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Như vậy: Mục đích của công tác AT&BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện, để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế sự suy giảm sức khoẻ và những thiệt hại khác đối với người lao động. Kết quả đó trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản suất, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Ý nghĩa của công tác an toàn và bảo hộ lao động 1.2.2.1. Ý nghĩa Chính trị Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. 7
  9. Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 1.2.2.2. Ý nghĩa xã hội Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. Nếu tai nạn lao động, sự cố xẩy ra sẽ dẫn đến bệnh tật, tàn phế hoặc tử vong, gây tang tóc cho người thân, phá vỡ hạnh phúc gia đình và xã hộ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Vì vậy công tác AT&BHLĐ có một ý nghĩa xã hội rất cụ thể và mang tính chất rất nhân đạo. 1.2.2.3. Ý nghĩa kinh tế Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu... Nếu không làm tốt công tác AT&BHLĐ, sẽ dẫn đến công nhân suy giảm sức khoẻ, đau ốm triền miên, tai nạn, sự cố xẩy ra liên tục ... Hậu quả là tổn phí nhân công, vật tư, tiền của, giảm sút hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công tác AT & BHLĐ có ý nghĩa lớn về kinh tế vì nó đem lại lợi ích kinh tế rất cụ thể. AT&BHLĐ là một chính sách kinh tế, xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược kinh tế xã hội của Đất nước, nó được phát triển trước hiết vì yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất. Chăm lo, bảo vệ sức khoẻ, tính mệnh và đời sống của người lao động là biểu hiện quan điểm quí trọng người lao động “Tôn trọng nhân quyền”. Làm tốt công tác AT&BHLĐ chính là tạo nên uy tín chính trị một cơ sở, một địa phương, một quốc gia. 8
  10. Tóm lại: An toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.3. Tính chất của công tác an toàn và bảo hộ lao động (AT&BHLĐ) Để đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội như đã nêu, công tác AT&BHLĐ phải mang đầy đủ 3 tính chất: - Khoa học kỹ thuật. - Pháp lý. - Quần chúng. Ba tính chất này gắn bó mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. 1.2.3.1. Tính khoa học - Kỹ thuật Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành. Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động... đồng thời với nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước. Công tác AT&BHLĐ mang tính chất khoa học kỹ thuật là mọi hoạt động của nó nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng tránh bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Muốn vậy nó phải xuất phát từ các cơ sở khoa học kỹ thuật và thực hiện bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. 1.2.3.2. Tính pháp luật Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong lao động sản xuất. Công tác AT&BHLĐ mang tính chất pháp lý là nhà nước và các tổ chức xã hội về BHLĐ đã thể chế hoá chúng thành luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định, hướng dẫn, buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, mọi cá nhân phải nghiêm chính thực hiện. Các cơ quan quản lý nhà nước về AT&BHLĐ thường xuyên kiểm tra, thực thi pháp luật về AT&BHLĐ có thưởng, phạt nghiêm minh. Thậm trí còn truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.2.3.3. Tính quần chúng Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt: 9
  11. - Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động. - Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. Công tác AT&BHLĐ mang tính chất quần chúng là vì tất cả mọi người (Lao động và sử dụng lao động) đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Công tác AT&BHLĐ chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, mọi người (Lao động và sử dụng lao động) tự giác tích cực, thực hiện các thể lệ, chế độ, tiêu chuẩn, biện pháp, nội quy ... nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòng tránh bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. 1.3. Nội dung của công tác bảo hộ lao động 1.3.1. Nguyên tắc về việc huấn luyện kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động 1- Công nhân đang tham gia sản xuất phải có những hiểu biết về công tác BHLĐ của Xí nghiệp, phải nắm vững những điều quy định trong những quy phạm, quy trình về kỹ thuật an toàn có liên quan đến công việc mình đang làm và những nội quy, chỉ dẫn của Xí nghiệp ở bộ phận mình đang công tác, để tránh xẩy ra tai nạn lao động trong công việc của mình, đồng thời khi xẩy ra tai nạn lao động thì biết xử lý nhanh, biết cấp cứu người bị nạn để làm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Công nhân mới vào làm việc (không phân biệt công nhân tuyển dụng, chính thức, tạm thời hay hợp đồng của bất kỳ thuộc ngành nghề gì). Trước khi giao việc phải được huấn luyện và sát hạch về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Mỗi khi thay đổi ngành nghề, thay đổi đơn vị công tác hoặc mỗi khi có thay đổi thiết bị và quy trình sản xuất cũng phải được huấn luyện và sát hạch về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Đối với công nhân thuộc ngành nghề mà điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm hoặc có hại nhiều đến sức khoẻ, Xí nghiệp phải tổ chức định kỳ huấn luyện và sát hạch lại. 2- Cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất phải nắm vững quy phạm, quy trình về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động hiện hành có liên quan đến bộ phận mình phụ trách, đồng thời phải biết phương pháp tổ chức thực hiện các điều quy định trong quy phạm, quy trình đó, nhằm đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. 3- Thủ trưởng ngành dọc có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động cho toàn thể công nhân, cán bộ trong ngành. Cũng như Giám đốc Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động cho toàn thể công nhân và cán bộ trong Xí nghiệp. 10
  12. Việc huấn luyện về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động phải được ghi vào kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm của Xí nghiệp, cụ thể là số lượng công nhân mới và cũ cần huấn luyện, kinh phí cho việc mở lớp, in tài liệu huấn luyên . . . trong kế hoạch sản xuất, số giờ dành cho việc huấn luyện phải được ghi vào chỉ tiêu ngày công và kinh phí dành cho việc huấn luyện phải được tính vào mục chi phí về bảo hộ lao động. 1.3.2. Nội dung và hình thức huấn luyện 1.3.2.1. Huấn luyện 3 bước cho công nhân mới Gồm công nhân mới tuyển dụng, mới được đào tạo ở các Trường ra hoặc mới được chuyển từ các ngành nghề khác sang, chế độ này áp dụng chủ yếu đối với công nhân kỹ thuật, còn đối với lao động thủ công thì Xí nghiệp dựa vào nội dung huấn luyện 3 bước mà tổ chức huấn luyện cho hợp lý. * Huấn luyện an toàn bước 1: Huấn luyện khi mới đến nhận việc: Bước này do cán bộ về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động của xí nghiệp phụ trách. Nội dung huấn luyện bao gồm những vấn đề sau: - Mục đích ý nghĩa của công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động: Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với công tác bảo hộ lao động. - Những hiểu biết sơ bộ về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Tác dụng nói chung của các thiết bị an toàn, các dụng cụ phòng hộ cá nhân. - Nội qui chung về an toàn lao động, chỉ rõ những điều nghiêm cấm, những khu vực nguy hiểm không được phép vào ... mà mỗi công nhân làm việc trong Xí nghiệp phải tuân theo để tránh tai nạn lao động. - Phải làm gì khi bị tai nạn lao động hoặc có người bên cạnh bị tai nạn lao động (cắt điện, ngừng máy, sơ cứu, báo cáo với người phụ trách ...). - Trách nhiệm nói chung của công nhân với công tác bảo hộ lao động. - Sau khi được huấn luyện, công nhân phải qua sát hạch, kết quả được ghi vào sổ theo dõi, có chữ ký xác nhận của công nhân được huấn luyện (các phiếu theo dõi cá nhân do cán bộ chuyên trách về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động của xí nghiệp chịu trách nhiệm lưu trữ ...) phòng tổ chức nhân sự chỉ được giới thiệu xuống phân xưởng những công nhân mới đã qua huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu. * Huấn luyện an toàn bước 2: Huấn luyện tại phân xưởng (công trường): Bước này do quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm, có cán bộ của phân xưởng giúp đỡ. Nội dung huấn luyện làm cho công nhân mới hiểu rõ: - Quy trình sản xuất ở bộ phận người công nhân làm việc. - Nội dung kỷ luật ở nơi người công nhân làm việc. - Những đặc điểm của máy móc, thiết bị mà công nhân sẽ sử dụng (nói rõ bộ phận nào nguy hiển cần chú ý phòng tránh như thế nào). - Phương pháp làm việc an toàn. - Cách chuẩn bị trước khi làm việc. - Những yêu cầu về an toàn trong khi làm việc . 11
  13. - Những yêu cầu về an toàn sau khi làm việc. - Những yêu cầu về vệ sinh cá nhân trong khi làm việc. - Nội dung và cách sử dụng những trang bị phòng hộ cá nhân. Khi giảng người cán bộ cần căn cứ vào điều kiện sản xuất cụ thể của xí nghiệp, phân xưởng (thiết bị an toàn, trang bị phòng hộ) mà chuẩn bị những điểm huấn luyện cho sát. Sau khi được huấn luyện công nhân phải qua kiểm tra, sát hạch. Nếu công nhân khi sát hạch mà không đạt yêu cầu thì có trách nhiệm phải học thêm để sau đó được sát hạch lại. Chỉ có công nhân đã qua sát hạch bước hai đạt yêu cầu mới được phân xưởng giao công việc. Riêng các công nhân thuộc các ngành nghề đặc biệt nguy hiểm hoặc có hại nhiều đến sức khoẻ, sau khi sát hạch đạt yêu cầu được xí nghiệp cấp “thẻ kiểm tra về kỹ thuật an toàn”, công nhân phải mang theo thẻ này trong khi làm việc và phải xuất trình khi cán bộ thanh tra kiểm tra về kỹ thuật an toàn hỏi đến. Đối với công nhân làm những ngành nghề ít phức tạp và lao động phổ thông thì chỉ cần ghi kết qủa học tập, sát hạch vào phiếu cá nhân để theo dõi. * Huấn luyện an toàn bước 3: Huấn luyện tại tổ đội sản xuất: Sau khi công nhân đã được huấn luyện tại phân xưởng, tổ trưởng sản xuất có trách nhiệm chỉ định một công nhân cũ có nhiều kinh nghiệm, trong thời gian một tháng, hàng ngày theo dõi nhắc nhở công nhân mới thực hiện đúng các điều đã học. Nếu thấy công nhân mới làm việc không an toàn thì phải hướng dẫn, uốn nắn lại ngay. Trường hợp đã nhắc nhở nhiều lần mà người đó vẫn làm bừa, làm ẩu, thì có thể đề nghị người đó sang làm công việc đơn giản hơn. Bước huấn luyện này rất cần thiết, nhằm cho công nhân mới qua thực tế sản xuất củng cố được nhận thức và nắm thật vững các phương pháp làm việc an toàn, do đó cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất không được bỏ qua và phải khuyến khích, đề cao tình hữu ái giai cấp của công nhân cũ để họ thực hiện tốt nhiệm vụ này. 1.3.2.2. Huấn luyện định kỳ cho công nhân Mỗi năm một lần giám đốc xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động cho công nhân trong Xí nghiệp. Hình thức huấn luyện này làm tập trung cho các công nhân cùng ngành nghề. Nội dung huấn luyện chủ yếu đi sâu vào qui trình kỹ thuật an toàn cụ thể cho mỗi ngành nghề. Trong khi hướng dẫn cho công nhân ôn tập và học qui trình cần thiết kết hợp với tình hình tai nạn lao động và sự cố thiết bị đã xảy ra để phân tích, giúp công nhân dễ nắm bắt và hiểu được. Sau khi đã ôn tập, công nhân đều phải qua sát hạch và kết quả ghi vào sổ theo dõi và phiếu cá nhân. 12
  14. 1.3.2.3. Huấn luyện cho cán bộ - Trong các trường, lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật cán bộ quản lý Xí nghiệp phải có chương trình huấn luyện về kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động (có nghiên cứu các qui định về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động có liên quan đến ngành nghề được đào tạo). - Trường hợp đề bạt cán bộ quản lý Xí nghiệp, trước khi giao việc, phải hướng dẫn và bắt buộc cán bộ nghiên cứu các vấn đề sau: + Các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động, các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp có liên quan (chú trọng điều lệ bảo hộ lao động, chế độ lập và thực hiện cùng một lúc với kế hoạch sản xuất, quy định về tổ chức chuyên trách kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, quy phạm về kỹ thuật an toàn có liên quan đến ngành nghề trong Xí nghiệp). Các vấn đề chủ yếu về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và cách tổ chức thực hiện. + Nhiệm vụ của cán bộ chỉ đạo sản xuất đối với công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Trách nhiệm và phương pháp huấn luyện cho công nhân. - Huấn luyện định kỳ: + Đối với Giám đốc, Phó giám đốc Xí nghiệp, ít nhất 2 năm một lần, các Giám đốc và Phó giám đốc Xí nghiệp phải được tổ chức học tập, nghiên cứu các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động, các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp có liên quan, chế độ trách nhiệm của cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất đối với công tác bảo hộ lao động trong Xí nghiệp mình (có liên hệ, kiểm điểm việc thực hiện công tác bảo hộ lao động trong Xí nghiệp mình và đề ra kế hoạch, chương trình sắp tới của Xí nghiệp để thực hiện). Hội nghị học tập này có thể kết hợp với hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bảo hộ lao động. + Đối với quản đốc phân xưởng, trưởng ngành, đội trưởng sản xuất ít nhất mỗi năm một lần phải được tổ chức hướng dẫn học tập các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn có liên quan, phương pháp tổ chức thực hiện các điều quy định trong các quy trình quy phạm đó, chế độ trách nhiệm của cán bộ trực tiết chỉ đạo sản xuất đối với công tác bảo hộ lao động (học tập có trao đổi, liên hệ và kiểm tra sát hạch). + Đối với tổ trưởng sản xuất sẽ tổ chức học tập và sát hạch chung với công nhân thuộc về nghề nào thì học tập và sát hạch nghề đó, nhưng phải có phần học và sát hạch thêm về nhiệm vụ của tổ trưởng đối với công tác bảo hộ lao động. 1.3.3. Vệ sinh lao động 1.3.3.1. Nhiệm vụ và nội dung cơ bản của vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là một môn khoa học dự phòng, nghiên cứu điều kiện thiên nhiên, điều kiện sản xuất, sức khoẻ con người, ngưỡng sinh lý cho phép và những ảnh hưởng của điều kiện lao động, quá trình lao động, gây nên tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Từ đó tìm ra những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Nội dung cơ bản của vệ sinh lao động: Là đi sâu nghiên cứu các tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng của chúng đến con người, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và 13
  15. khắc phục các tác hại. Tác hại đó bao gồm: Vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, bức xạ ion hoá, ánh sáng, mầu sắc, bụi và hoá chất độc hại. - Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của quá trình sản xuất. - Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong quá trình sản xuất. - Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý. - Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, chế độ bảo hộ lao động. - Tổ chức khám tuyển và bố trí người lao động trong sản xuất. - Quản lý theo dõi tình hình sức khoẻ của công nhân, khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. - Giám định khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và mắc bệnh mãn tính khác. - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động trong sản xuất. 1.3.3.2. Tiêu chuẩn cho phép đối với một số yếu tố vệ sinh lao động * Vi khí hậu: - Vi khí hậu bao gồm 4 yếu tố: + Nhiệt độ không khí; + Độ ẩm tương đối của không khí; + Vận tốc gió; + Bức xạ nhiệt. - Vi khí hậu xấu có tác hại biến đổi sinh lý, ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật. Lao động nơi nhiệt độ cao gây chảy mồ hôi, mất nước, mất muối, rối loại chuyển hoá trong cơ thể con người, làm nặng thêm bệnh tim và thần kinh . . . Biện pháp đề phòng: Tăng cường thông gió, điều hoà không khí, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, khám định kỳ, sớm chữa trị, tổ chức phục hồi chức năng theo nghề nghiệp. - Tiêu chuẩn cho phép: + Nhiệt độ: Nơi sản xuất nóng không quá 400C, nơi sản xuất và ngoài trời nhiệt độ chênh lệch không quá 3  50C. + Độ ẩm tương đối: 75  85 %. + Vận tốc gió: Không vượt quá 3 m/giây. + Bức xạ nhiệt: Không quá 1 calo/cm2-phút. * Tiếng ồn trong sản xuất: - Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không nhịp điệu, gây cho con người cảm giác khó chịu. Cường độ ồn được thể hiện bằng dB (Decibell). Tần số được thể hiện bằng Hz (Hecz). Tai con người có thể nghe được âm có tần số từ 2020.000 Hz. Tai người không nghe được hạ âm (Tần số dưới 20 Hz) và siêu âm (Tần số trên 20.000 Hz). - Các thiết bị ở mỏ lộ thiên thường gây ồn lớn. Các số liệu đo thực tế ở mỏ apatit Lào Cai cho thấy, ôtô tải trọng 18-27 tấn lúc chạy bình thường có độ ồn trong cabin 67-75db, lúc có tải lên dốc đạt tới 94-96db. Độ ồn của máy gạt lúc làm việc đạt tới 86- 14
  16. 96db, còn máy xúc lúc bình thường là 83-84db và lúc cậy bẩy là 95-97db, độ ồn của máy khoan chạy khí ép đứng cách 10m là 82-83db, lúc cách 2m là 93-94db, còn của máy khoan xoay-đập là 78-83db ngoài cabin và 84-87db trong cabin, … - Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi âm lượng vượt quá 80db thì bắt đầu ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. - Trước hết là đối với thính giác, khi con người tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao từ 85db trở lên nhiều lần sẽ làm cho tai mệt mỏi, thính giác dần dần mất khả năng phục hồi trở lại trạng thái bình thường, dẫn tới thoái hoá thính giác, gây chứng nặng tai, ù tai hay bệnh điếc. - Đối với hệ thần kinh, khi tiếng ồn ở cường độ trung bình thì gây kích thích, nhưng khi tiếp xúc tiếng ồn ở cường độ cao, thì não sẽ bị ức chế, làm thay đổi hoạt động phản xạ, giảm tập trung tư tưởng, giảm trí nhớ và giảm thông minh. - Tác động liên tục của tiếng ồn có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dầy, do chức năng bài tiết và nhu động của dạ dày bị phá vỡ (theo Kryler, lang và Jamsen-1970). - Đối với hệ tim mạch thì tiếng ồn vượt quá 80db sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tuần hoàn, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, ồn làm cho nhịp tim không đều, gây các chuyển biến kéo dài của chu kỳ tim. Tiếng ồn làm thay đổi chức năng của hệ mạch, dẫn đến bệnh tim và làm cho cơn đau xẩy ra thường xuyên hơn. - Đối với hệ hô hấp, tiếng ồn gây viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra tiếng ồn còn làm ảnh hưởng tới thị lực. - Nhiều nước đưa ra một số định mức về sinh lý của tiếng ồn như sau: + Bình thường: 52db (ban ngày) 30-50db (ban đêm) + Gây mệt mỏi: 79-90db + Bắt đầu nguy hiểm: 95-110db + Đe doạ gây chấn thương: 120-140db - Tiếng ồn gây mệt mỏi thính giác, đau tai, loét dạ dầy, tăng huyết áp, mất thăng bằng, giật mình, mất ngủ, hay cáu gắt ... Tiếng ồn gây điếc nghề nghiệp với đặc điểm là gây điếc không phục hồi được. - Biện pháp phòng chống: Làm giảm tiếng ồn nơi phát sinh, bao che để giảm tiếng ồn trên đường lan truyền hoặc tăng cường các biện pháp bảo vệ cá nhân. Bảng 1-1.Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép. Vị trí Mức Mức áp xuất âm cho phép ở các giải tần lao động âm dBA 63 125 250 500 1.000 2.000 4.000 8.000 Nơi làm việc của công 90 103 96 91 88 85 83 81 80 nhân 15
  17. dBA là mức ổn chung. Nếu có tiếng ồn xung dBA thì mức cho phép nhỏ hơn giá trị ghi ở trong bảng. * Rung động trong sản xuất: Rung động là hiện tượng cơ học của vật thể sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng bị xê dịch trong không gian có tính chu kỳ. Rung động có thể theo phương thẳng đứng, phương ngang hoặc nhiều hướng. Xác định mức độ rung động bằng vận tốc rung (cm/s). Rung động trong sản xuất có tác hại: - Tần số thấp (dưới 20 Hz) gây nên say, tổn thương cột sống và làm tăng bệnh khác. - Tần số cao (trên 20  1.000 Hz) gây nên bệnh nghề nghiệp và rối loại vận mạch, tổn thương gân, cơ, xương, khớp, thần kinh, gây đau cơ, teo cơ, khuyết xương, lồi xương, thưa xương, hoại tử xương. Biện pháp phòng chống là: Giảm rung từ nguồn phát sinh, giảm rung trên đường lan truyền, tăng cường các phương tiện bảo vệ cá nhân và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. Bảng 1-2. Tiêu chuẩn cho phép rung toàn thân. Vận tốc rung (cm/s) Tần số (Hz) Rung đứng Rung ngang 1 12,5 5 2 7,1 3,5 3 2,5 3,2 8 1,3 3,2 16 1,1 3,2 31,5 1,1 3,2 63 1,1 3,2 125 1,1 3,2 250 1,1 3,2 * Bức xạ ion hoá: Bức xạ ion hoá là các loại bức xạ điện từ và hạt trong môi trường vật chất tạo nên các ion gồm: Bức xạ , bức xạ , bức xạ , bức xạ tia x, bức xạ nơtron. Bức xạ ion hoá ảnh hưởng tới cơ thể qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn hoá lý. - Giai đoạn sinh học gây nhiều bệnh cấp tính và mãn tính nguy hiểm. Biện pháp phòng chống là các quy định nghiêm ngặt khi bảo quản, vận chuyển và làm việc an toàn với nguồn kín. * Ánh sáng và màu sắc trong lao động: Trong sinh hoạt và trong lao động con mắt đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp, chiếu sáng thích hợp tránh mệt mỏi thị giác, tăng năng suất lao động, tránh được bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Mầu sắc phù hợp, tuỳ theo yêu cầu của công việc cụ 16
  18. thể mà người ta thiết kế chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ hay chiếu sáng hỗn hợp. Những đơn vị đo ánh sáng: Cường độ ánh sáng (Candela – Kd), độ rọi (Lux), độ chói (Nhit – Nt), thông thường người ta quan tâm đến độ rọi (Lux). Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi ở một số trường hợp như sau: - Phòng đọc sách : 200 Lux. - Xưởng dệt: : 300 Lux. - Sửa chữa đồng hồ : 400 Lux. * Bụi trong sản xuất: Bụi trong sản xuất có thể ở dạng hạt hay dạng, sợi, có các loại bụi khoáng sản, bụi thực vật, bụi động vật ... Bụi nhỏ từ 2  5 rất dễ theo không khí vào theo phế quản, phế nang, gây bệnh bụi phổi. Bụi có kích thước > 5  có tác hại đối với đường hô hấp, bụi còn gây bệnh ngoài da, bệnh về mắt, về tiêu hoá. Bụi mỏ xẩy ra trong nổ mìn, trong vận tải, trong xúc bốc, trong đổ thải, …bao gồm bụi đá, bụi than, bụi quặng kim loại và phi kim loại, … cỡ hạt từ 5-10 phần ngàn milimet và nhỏ hơn. Trung bình khi nổ mìn, 1 m3 đất đá bị phá vỡ tung ra 0,027- 0,17Kg bụi. Cách bãi mìn 30-40m nồng độ bụi còn đạt tới 800-5.000 mg/m3. Khi xúc đất đá, nồng độ bụi trong không khí gần máy xúc dao động trong khoảng 205-793 mg/m3. Trên đường ô tô vận tải ở các mỏ lộ thiên, nồng độ bụi trong không khí khi ô tô chạy qua đạt tới 120 mg/m3, khi tần suất ô tô chạy lớn, nồng độ bụi có thể đạt tới 2.257 mg/m3. Còn ở bãi thải khi ôtô dỡ tải, nồng độ bụi đạt tới 1.340 mg/m3. Các bệnh phổ biến do bụi là: phổi nhiễm bụi (silicô, antraco,…), bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hoá. Bệnh phổi nhiễm bụi là do hít thở phải bụi mỏ (bụi đá, bụi than, bụi khoáng, bụi amiăng, bụi kim loại,…), trong một khoảng thời gian tương đối dài, dẫn đến phổi bị xơ, suy giảm chức năng hô hấp. Từ năm 1950-1955 ở Mỹ phát hiện được 12.763 thợ mỏ bị nhiễm silicô. Ở Nhật có 63% thợ mỏ ở các mỏ kim loại và 39% ở các mỏ than mắc bệnh bụi phổi. Bệnh đường hô hấp là do các bụi đá và bụi khoáng sản có góc cạnh sắc nhọn làm rách viêm mạc, gây viêm mũi, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó, dẫn đến viêm teo mũi, giảm chức năng lọc và giữ bụi của mũi, gây ra bệnh phổi nhiễm bụi. Bụi crôm, asen gây viêm loét, thủng vách mũi vùng trước sụn lá mía. Bụi mangan, phốt phát, bicromat kali, sắt, gây bệnh viêm phổi, làm thay đổi tính miễn dịch sinh hoá của phổi. Bụi uran, côban, crôm, … có tính phóng xạ gây ung thư phổi. Bệnh ngoài da gây ra do một số loại bụi (như đồng, …) tác động vào các tuyến nhờn, làm cho da bị khô, gây ra các chứng nhiễm trùng da, trứng cá,… dẫn đến viêm da khó chữa. Bệnh đường tiêu hoá do các bụi đá, bụi khoáng sắc nhọn, khi trôi xuống dạ dầy thì gây viêm loét, và làm rối loạn tiêu hoá. 17
  19. Biện pháp phòng tránh là: Cơ giới hoá việc hút bụi và dập bụi, tích cực sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân hợp lý và phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để chữa trị kịp thời. Bảng 1-3. Nồng độ bụi chứa SiO2 tối đa cho phép trong 1 m3 không khí. Nồng độ bụi toàn phần Nồng độ bụi dưới 5  (mg/m3) Hàm lượng (mg/m3) SiO2 (%) Theo ca Thời điểm Theo ca Thời điểm 100 0,3 0,5 0,1 0,3 100  50 1 2 0,5 1 50  20 2 4 1 2 20  5 4 8 2 4 51 6 12 3 6 Dưới 1 8 16 4 8 * Hoá chất độc hại trong sản xuất: Các hoá chất độc có trong môi trường làm việc, môi trường sống có thể xâm nhập vào cơ thể qua 3 đường: - Đường hô hấp. - Đường tiêu hoá. - Qua da. Khí mỏ độc hại được phát sinh trong quá trình hoạt động của nổ mìn, của các thiết bị mỏ và vận tải chạy bằng xăng dầu, do sự phát thải khí từ các vỉa quặng, do quá trình phân huỷ hoá học các hợp chất có hoạt tính cao chứa trong đất đá, trong khoáng sản hay trong các chất sử dụng cho quá trình sản xuất của mỏ … Các chất đó thường là CO, CO2, NO, NO2, CH4, H2S, SO2 … Các chất khí độc hại đi vào cơ thể qua đường hô hấp, xâm nhập qua phế quản và các tế bào rồi đi vào máu, đây là con đường nguy hiểm nhất. Ngoài ra các khí độc hại cũng có thể thấm qua da hoặc qua các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông để thâm nhập vào cơ thể, các loại thâm nhập này ít nguy hiểm hơn. Khi làm việc trong môi trường có nhiều khí độc hại thì có thể mắc các chứng bệnh sau: - Bỏng niêm mạc: Bỏng rộp, sưng đỏ niêm mạc và đau đớn. - Giảm thị lực hoặc có thể dẫn đến mù. - Phù phổi cấp tính: khi hít thở nhiều các chất kích thích phế bào như NO2, NO3, SO2, Cl, hơi fluo, …do các chất này hoà tan trong niêm dịch và tạo ra các axít gây phù phổi cấp. - Gây ngạt thở: bao gồm gây ngạt thở đơn thuần (khi hít CO2, CH4) và ngạt hoá học (khi hít CO, CO tác dụng với các chất khác làm mất khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, dẫn đến hệ hô hấp bị rối loạn). - Tê liệt hệ thần kinh: một số hợp chất của hydro cacbua, H2S, CS2, … có tác động làm tê liệt thần kinh trung ương, gây ngất, gây tê khi hít thở chúng nhiều. 18
  20. - Sau khi hấp thụ, chất độc sẽ vào máu, vào bạch huyết và thể dịch khác, song máu vẫn là nơi vận chuyển chính. Trong máu chất độc tồn tại dưới dạng tự do hay kết hợp với chất trong thành phần máu. Chất độc có thể hoà tan trong huyết tương, có thể gắn với hồng cầu. Các chất độc có thể bám vào hệ thống các vòng mô hoặc có thể bám vào các mô mỡ, vào tóc, móng tay, móng chân, đặc biệt là bám vào xương. - Sự đào thải chất độc trong cơ thể phụ thuộc vào nồng độ, tính hấp thụ và tính liên kết của các chất độc. Sự đào thải được thực hiện qua không khí thở ra, nước tiểu, phân, sữa, tóc, da, nước bọt và mồ hôi. - Biện pháp phòng tránh là tự động hoá sản xuất, hạn chế công việc công nhân tiếp xúc với môi trường hoá chất độc hại, bao che, hạn chế sự lan truyền của chúng, sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ công nhân, chữa trị kịp thời. 1.4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 1.4.1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn và bảo hộ lao động 1.4.1.1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ - Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải lập kế hoạch biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước. - Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp, phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên. - Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư, kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn và quy định của Nhà nước. - Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động. - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn và chế độ quy định. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả và tình hình thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở lao động – Thương binh và xã hội nơi Doanh nghiệp đóng. 1.4.1.2. Người sử dụng lao động có quyền - Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0