intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật điện công trình (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kỹ thuật điện công trình (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Mạch điện, nguồn điện, phụ tải điện; Bản vẽ điện trong công trình;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật điện công trình (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: KỸ THUẬT ĐIỆN CÔNG TRÌNH NGÀNH/NGHỀ: HỌA VIÊN KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Kỹ thuật điện công trình được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành ngành Họa viên kiến trúc ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Kỹ thuật điện công trình là môn học chuyên môn ngành nhằm cung cấp các kiến thức về mạch điện, khí cụ điện, bản vẽ điện và lựa chọn tiết diện dây dẫn sử dụng cho công trình xây dựng. Giáo trình Kỹ thuật điện công trình do bộ môn Điện nước gồm: ThS.Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên và các thầy cô đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Kỹ thuật điện công trình đã được Trường CĐXD1 ban hành. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 02 bài sau: Bài 1. Mạch điện, khí cụ điện. Bài 2. Bản vẽ điện trong công trình. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Điện nước của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các góp ý, ý kiến phê bình, nhận xét của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. Nguyễn Trường Sinh - Chủ biên 2. KS. Nguyễn Văn Tiến 6
  4. BÀI 1. MẠCH ĐIỆN, KHÍ CỤ ĐIỆN. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về mạch điện, nguồn điện, phụ tải điện; - Trình bày được khái niệm về điện áp, dòng điện, công suất của mạch điện xoay chiều; 1.1. Tổng quan về hệ thống điện: Ngày nay khi nói đến hệ thống năng lượng, thông thường người ta thường hình dung nó là hệ thống điện, đó không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó chính là bản chất của vấn đề. Lý do là ở chỗ năng lượng điện đã có ưu thế trong sản xuất, khai thác và truyền tải, cho nên hầu như toàn bộ năng lượng đang khai thác được trong tự nhiên người ta đều chuyển đổi nó thành điện năng trước khi sử dụng nó. Từ đó hình thành một hệ thống điện nhằm truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng đến từng hộ sử dụng điện. 1.1.1. Một số đặc điểm của điện năng: + Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác (quang, nhiệt, cơ năng…). + Dễ truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao. + Không có sẵn trong tự nhiên, đều được khai thác rồi chuyển hoá thành điện năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác. Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay tại chỗ rồi được đổi thành điện năng (Ví dụ Nhà máy nhiệt điện thường được xây dựng tại nơi gần nguồn than, khí đốt…; nhà máy thủy điện gần nguồn nước…). Đó cũng chính là lý do xuất hiện hệ thống truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng mà chúng ta thường gọi là hệ thống điện. + Điện năng sản xuất ra, nói chung không tích trữ được. Vì vậy tại mọi thời điểm luôn luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện năng sản xuất ra với điện năng tiêu thụ. + Quá trình về điện xảy ra rất nhanh. + Điện năng là nguồn năng luợng chính của các ngành: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ... và là điều kiện quan trọng để phát triển các đô thị và khu dân cư. 1.1.2. Định nghĩa: Điện năng sau khi sản xuất ra từ các nguồn phát sẽ được truyền tải - cung cấp, phân phối tới các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện. 7
  5. Hệ thống điện bao gồm toàn bộ các khâu phát điện - truyền tải - cung cấp, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Mạng lưới điện bao gồm hai bộ phận chủ yếu: đường dây tải điện và các trạm biến áp khu vực. Hình 1 - 1. Các khâu trong hệ thống điện nói chung Cấp điện áp định mức của mạng điện được chọn càng cao thì công suất truyền tải và độ dài truyền tải càng lớn. Cấp điện áp định mức càng cao thì vốn đầu tư xây dựng cũng như chi phí vận hành và tính phức tạp của mạng điện cũng tăng theo. Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm: - Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV; - Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV, gồm 6; 10; 15; 22; 35 kV; - Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV, gồm 110; 220; 500 kV; 8
  6. Quy định khoảng cách an toàn với các loại điện áp: chú ý giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo bảng dưới đây để tránh các nguy cơ, hiểm họa có thể xẩy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến sự cố mất điện và tai nạn điện dẫn đến tử vong khi vi phạm khoảng cách gần đường dây đang có điện: Bảng 1 - 1. Quy định khoảng cách an toàn với các loại điện áp Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu Điện hạ thế 0,3m Điện áp từ 1kV đến 15 kV 0,7m Điện áp từ 15kV đến 35 kV 1,00m Điện áp từ 35kV đến 110 kV 1,50m Điện áp từ 110kV đến 220 kV 2,50m Điện áp từ 220kV đến 500 kV 4,50m 1.2. Mạch điện: 1.2.1. Khái niệm: Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn tạo thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện thường gồm các phần tử sau: nguồn điện, phụ tải, dây dẫn. 1.2.2. Kết cấu hình học của mạch điện: - Nhánh: là bộ phận của mạch điện gồm các phần tử nối tiếp nhau trong đó có cùng dòng điện chạy qua. - Nút: là chỗ gặp nhau của từ 3 nhánh trở lên. - Vòng: là lối đi khép kín qua các nhánh. 9
  7. A B Hình 1 - 2. Ví dụ về mạch điện Trong đó: - Mạch gồm: MF - nguồn điện; Đ (bóng đèn), ĐC (động cơ) - phụ tải; và dây dẫn nối kín từ MF sang Đ, ĐC - Kết cấu của mạch điện gồm: + 3 nhánh là: nhánh 1 (MF - máy phát điện), nhánh 2 (Đ - bóng đèn), nhánh 3 (ĐC - động cơ điện). + 2 nút là: A, B. + 3 vòng độc lập là: a, b, c 1.2.3. Các đại lượng của hệ thống điện: 1.2.3.1. Điện áp: Điện áp là hiệu số điện thế giữa hai điểm khác nhau của mạch điện. Thường một điểm nào đó của mạch được chọn làm điểm gốc có điện thế bằng 0 (điểm nối đất). Tổng quát hơn, điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB) xác định bởi: UAB = VA – VB = -UBA (1.1) Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc (điểm nói đất hay còn gọi là nối trung tính). - Ký hiệu: U - Đơn vị: V-volt - Để đo điện áp ta dùng Volt kế (Volt mét). 10
  8. a. b. Hình 1 - 3. a, Volt kế; b, Đồng hồ vạn năng 1.2.3.2. Dòng điện: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện trong vật dẫn dưới tác động của điện trường. Dòng điện i về trị số bằng tốc độ biến thiên của lượng điện tích q qua tiết diện ngang một vật dẫn. = (1.2) Dòng điện trong mạch có chiều chuyển động từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, từ nơi có mật độ hạt tích điện dương cao đến nơi có mật độ hạt tích điện dương thấp. Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại. Dòng điện chỉ sinh ra khi có đủ 3 yếu tố bao gồm: + Nguồn điện (tức hiệu điện thế) + Phụ tải (vật tiêu thụ điện) + Dây dẫn - Ký hiệu: I - Đơn vị: A-Ampe - Để đo điện áp ta dùng Ampe kế (ampe mét). 11
  9. a, b, Hình 1 - 3. a. Ampe kế; b. Ampe kìm Dòng điện xoay chiều hay còn được gọi là dòng điện AC (Alternating Current). Đây là dòng điện có cường độ và chiều thay đổi theo thời gian, sự thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Hình 1 - 4. Đồ thị của dòng điện một chiều và xoay chiều. Dòng điện một chiều (DC – Direct Current) là dòng chuyển động của các hạt electron mang điện theo chiều chuyển động một hướng nhất định từ dương sang âm hay dòng chuyển động của các điện tử tự do. 1.2.3.3. Công suất: * Công suất tác dụng: là công suất biến đổi điện năng thành nhiệt năng ở điện trở hay biến đổi thành năng lượng khác sử dụng vào công việc có ích. - Ký hiệu: P - Đơn vị: W - oát - Để đo công suất tác dụng ta dùng oát kế. 12
  10. Hình 1 - 5. Oát kế đo công suất tác dụng. - Biểu thức tính toán: Mạng điện 1 pha: P = Up.Ip.cos (W) (1.3) Mạng điện 3 pha: = 3. . .= √3. . .( ) (1.4) Công suất tiêu thụ điện thường được ghi trên các thiết bị (tải) tiêu thụ điện. * Công suất phản kháng (còn gọi là công suất vô công): biểu thị tốc độ trao đổi năng lượng giữa nguồn điện và phụ tải. - Ký hiệu: Q - Đơn vị: Var – Volt ampe phản kháng - Để đo công suất phản kháng ta dùng Var kế. - Biểu thức tính toán: Mạng điện 1 pha: Q = Up.Ip.sin (VAR) (1.5) Mạng điện 3 pha: = 3. . .= √3. . .( ) (1.6) Công suất này thường được ghi trên các thiết bị bù công suất phản kháng. * Công suất biểu kiến (còn gọi là công suất toàn phần): là công suất tác dụng lớn nhất mà máy phát điện có thể phát ra trong một thời gian lâu dài được xác định dựa theo 13
  11. ba yếu tố: điện áp định mức (Uđm) và dòng điện định mức (Im) của máy phát điện và cos của phụ tải. - Ký hiệu: S - Đơn vị: VA – Volt ampe Mạng điện 1 pha: = + = . (1.7) Mạng điện 3 pha: = + =3. . =√3. . (1.8) Quan hệ toán học giữa các thành phần công suất có thể biểu diễn dưới dạng vectơ hay dưới dạng số phức: S = P + Iq (1.9) (1.10) Hình 1 - 6. Mối quan hệ giữa các loại công suất. 1.3. Nguồn điện: Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng. Về nguyên lý, nguồn điện là thiết bị biến đổi các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng thành điện năng. 1.3.1. Nguồn điện 1 chiều (DC): Hình 1 - 7. Đồ thị điện áp 1 chiều 14
  12. Nguồn điện một chiều là nguồn điện phát ra điện áp một chiều, điện áp này có chiều xác định, độ lớn có thể biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị "0". Nguồn điện 1 chiều được cấp từ: máy phát điện 1 chiều, pin, ắc quy, chỉnh lưu từ xoay chiều về 1 chiều … a. b. c. d. e. Hình 1 - 8. Các loại nguồn điện 1 chiều a. Máy phát điện 1 chiều; b. Tấm pin mặt trời; c. Pin; d. Ắc quy; e. Bộ nguồn AC/DC 1.3.2. Nguồn điện xoay chiều (AC) Nguồn điện xoay chiều là nguồn điện phát ra điện áp xoay chiều, điện áp này có chiều và trị số luôn biến thiên theo một chu kỳ tuần hoàn nhất định theo thời gian. Hình 1 - 9. Đồ thị điện áp xoay chiều Nguồn điện xoay chiều được cấp từ: máy phát điện xoay chiều, bộ nghịch lưu DC/AC, máy biến áp … 15
  13. a. b. Hình 1 - 10. a. Máy phát điện xoay chiều; b. Máy biến áp 1.4. Phụ tải điện. 1.4.1. Khái niệm: Phụ tải điện là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng… Phụ tải điện là dữ kiện tối quan trọng của bài toán thiết kế cung cấp điện là phụ tải điện. Việc xác định chính xác giá trị phụ tải cho phép lựa chọn đúng thiết bị và sơ đồ cung cấp điện, đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Các nhân tố công suất, loại và vị trí của các thiết bị tiêu thụ cho phép xác định cấu trúc sơ đồ và các tham số của các phần tử hệ thống cung cấp điện. Thường trong dữ kiện bài toán thiết kế cho biết công suất đặt của các thiết bị tiêu thụ điện, tuy nhiên sự đốt nóng các phần tử và các thiết bị điện còn phụ thuộc cả vào chệ độ làm việc của các hộ dùng điện vì vậy cần phải xem xét phụ tải theo cả dòng điện I, công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q và công suất toàn phần S. Việc lựa chọn các thiết bị, các phần tử của hệ thống cung cấp điện được thực hiện dựa trên kết quả tính toán phụ tải. Sai số của bài toán xác định phụ tải có thể dẫn đến việc lựa chọn sơ đồ thiếu chính xác, dẫn đến giảm sút các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Nếu kết quả tính toán lớn hơn so với giá trị thực thì sẽ dẫn đến sự lãng phí vốn đầu tư, các thiết bị được lựa chọn không làm việc hết công suất, dẫn đến hiệu quả thấp; Nếu kết quả tính toán nhỏ hơn giá trị thực, thì sẽ dẫn đến sự làm việc quá tải của các thiết bị, không sử dụng hết khả năng của các thiết bị công nghệ, làm giảm năng suất, làm tăng tổn thất điện năng và giảm tuổi thọ của các thiết bị điện. Như vậy bài toán xác định phụ tải là giai đoạn tối quan trọng của quá trình thiết kế cung cấp điện. Tuy nhiên, việc xác định chính xác giá trị phụ tải là không thể, vì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chệ độ tiêu thụ điện, trong dó có cả các nhân tố tác động ngẫu nhiên. Nhìn chung sai số cho phép của bài toán này khoảng 10%. 16
  14. 1.4.2. Các tham số quan trọng tham gia trong quá trình tính toán phụ tải là: 1.4.2.1. Công suất định mức (Pđm) Công suất định mức là công suất thiết bị ứng với với các điều kiện làm việc tiêu chuẩn do nhà máy chế tạo ghi trên hộ chiếu của thiết bị. Đối với động cơ điện, công suất định mức ghi trên nhãn hiệu máy, chính là công suất cơ trên trục cơ. Đối với các thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, khi tính toán, công suất định mức được quy về chế độ làm việc dài hạn ứng với hệ số tiếp điện định mức n: P’n = Pn n (1.18) Ở đây P’n là công suất định mức quy về chế độ làm việc dài hạn; n - hệ số tiếp điện định mức. Công suất định mức của nhóm gồm n thiết bị: đ=∑ đ (1.19) - Pđm: Công suất định mức của n thiết bị. - Pđmi: Công suất định mức của thiết bị thứ i. 1.4.2.2. Công suất tiêu thụ trung bình (Ptb) Công suất tiêu thụ trung bình trong một khoảng thời gian xét t được xác định từ biểu thức sau: A P r ; (1.20) tb t Ar - điện năng tác dụng và phản kháng tiêu thụ trong khoảng thời gian t. Công suất tiêu thụ trung bình đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích chế độ, xác định phụ tải tính toán và tổn hao điện năng . 1.4.2.3. Công suất cực đại (Pmax) Công suất cực đại là công suất lớn nhất xuất hiện trong khoảng thời gian xét. Phân biệt hai loại công suất cực đại: 17
  15. P Pđỉnh nhọn P 30’ 30’ 2’’ t (giờ) Hình 1 - 11. Biểu đồ phụ tải điện - Công suất cực đại ổn định (PM) là công suất tiêu thụ lớn nhất tác động trong khoảng thời gian không dưới 30 phút. Đây là công suất để đánh giá chế độ làm việc và chọn thiết bị điện theo điều kiện đốt nóng cho phép. - Công suất cực đại đỉnh nhọn - Pđnh là công suất lớn nhất xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn (ví dụ như khi khởi động động cơ). Người ta căn cứ vào giá trị phụ tải này để kiểm tra dao động điện áp, điều kiện tự khởi động của động cơ, chọn dây chảy và tính dòng điện khởi động của rơle bảo vệ. Ngoài trị số của phụ tải đỉnh nhọn, người ta còn quan tâm đến số lần xuất hiện nó, nếu tần số xuất hiện càng lớn thì mức độ ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của các thiết bị dùng điện khác trong mạng điện sẽ càng cao. 1.4.2.4. Công suất tính toán (Ptt) Công suất tính toán là công suất giả định lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực tế về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Các thiết bị điện được chọn theo công suất này sẽ đảm bảo được an toàn trong mọi trạng thái vận hành. Trong thực tế công suất tính toán thường được lấy bằng công suất cực đại ổn định Ptt = PM hoặc Ptt = Pđm.Kđt 1.4.3. Phân loại phụ tải điện Tất cả các thiết bị điện được phân loại theo các đặc điểm vận hành và kỹ thuật cơ bản sau: thiết bị sản xuất; điều khiển sản xuất; chế độ dùng điện; công suất và điện áp; loại dòng điện; mức độ tin cậy cung cấp điện v.v. 1.4.3.1. Phân loại theo cấp điện áp. Theo cấp điện áp tất cả các thiết bị điện được phân thành hai loại: thiết bị hạ áp (có U 1000 V) và thiết bị cao áp (U>1000 V). 18
  16. 1.4.3.2. Phân loại theo loại dòng điện. - Thiết bị làm việc ở mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp (50 Hz); - Thiết bị làm việc ở mạng điện tần số cao hoặc thấp; - Thiết bị làm việc ở mạng điện một chiều. 1.4.3.3. Phân loại theo chế độ làm việc. - Thiết bị làm việc với chế độ dài hạn: các thiết bị này có phụ tải không thay đổi hoặc ít thay đổi trong suốt thời gian làm việc như động cơ các máy bơm, máy quạt v.v. - Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn: các thiết bị chỉ làm việc trong khoảng thời gian ngắn chưa đủ để nhiệt độ tăng lên đến giá trị xác lập, ví dụ như máy cắt kim loại, máy trộn v.v. - Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại: trong trường hợp này các thiết bị làm việc theo chế độ luân phiên: đóng, cắt thời gian gian của toàn bộ chu trình không vượt quá 10 phút, ví dụ máy nâng hạ, máy hàn, thang máy v.v. 1.4.3.4. Phân loại theo dạng năng lượng biến đổi Phụ tải được phân thành các nhóm: động lực, chiếu sáng, tạo nhiệt v.v. 1.4.3.5. Phân loại theo vị trí lắp đặt. - Thiết bị điện lắp đặt cố định, di động. - Thiết bị điện lắp đặt trong nhà, ngoài trời. - Thiết bị điện lắp đặt ở những điều kiện đặc biệt như nóng, ẩm, bụi, có hơi và khí ăn mòn, có khí và bụi nổ. 1.4.3.6. Phân loại theo mức độ tin cậy cung cấp điện (CCĐ) - Phụ tải loại 1 (hộ loại 1): là những phụ tải đặc biệt quan trọng mà khi có sự cố ngừng CCĐ sẽ gây lên những ảnh hưởng lớn tới chính trị, xã hội và con người. Hộ loại 1 không được phép cắt điện trừ những nguyên nhân khách quan và phải có 2 nguồn CCĐ trở lên. - Phụ tải loại 2 (hộ loại 2): là những phụ tải quan trọng mà khi có sự cố ngừng CCĐ sẽ gây lên những những thiệt hại lớn về kinh tế do rối loạn quy trình công nghệ, đình trệ sản xuất, lãng phí nhân công. Hộ loại 2 được phép cắt điện nhưng phải thông báo trước. Hộ loại 2 có thể được CCĐ bằng 1 hoặc 2 nguồn. - Phụ tải loại 3 (hộ loại 3): là những phụ tải còn lại. Hộ loại 3 có thể bị cắt điện nhưng không qúa 1 ngày đêm. Hộ loại 3 chỉ cần 1 nguồn CCĐ. 19
  17. 1.5. Dây và cáp điện. Dây dẫn điện chủ yếu dùng kim loại đồng và nhôm vì chúng có tính dẫn điện tốt, giá rẻ hơn các kim loại khác. Khi truyền tải điện ngoài trời, dây dẫn điện thường không bọc chất cách điện còn hầu hết các dây dẫn điện đều phải được bọc cách điện nhằm tránh sự chạm chập giữa các đường dây và an toàn điện cho người sử dụng. Dây & cáp điện dùng để truyền tải điện năng từ nguồn đến phụ tải. Tiết diện dây dẫn và lõi cáp phải được lựa chọn nhằm đảm bảo sự làm việc an toàn, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. 1.5.1. Dây trần: Dây trần là loại dây được dùng chủ yếu cho đường dây dẫn trên không (dây ngoài trời). Dây trần có các loại: - Dây đồng trần (M): có độ dẫn điện và sức bền cơ học tốt hơn dây nhôm, dễ vặn xoắn, kéo, uốn, dát mỏng, giá thành đắt. Ví dụ: M50, M70, M95 … - Dây nhôm trần (A): nhẹ, dẫn điện tốt (nhưng kém hơn đồng) độ bền cơ học thấp nên chỉ chế tạo dạng dây xoắn. Ví dụ: A25, A35, A50 … - Dây nhôm lõi thép (AC): được làm bằng những sợi thép tráng kẽm vặn xoắn với nhau, phía ngoài có hai lớp dây nhôm vặn xoắn. Nhôm dẫn điện dây thép tráng kẽm hoặc ni ken để chống rỉ. Dây nhôm lõi thép chịu được các điều kiện hoá học, vật lý và giá thành rẻ hơn dây dẫn điện bằng đồng Ví dụ: A25, A35, A50 … Dây trần thường là dây có nhiều sợi vặn xoắn vào nhau Hình 1 - 12. Dây dẫn trần 1.5.2. Dây bọc cách điện: Dây bọc cách điện có lõi là nhôm hoặc đồng với 1 hay nhiều lớp vỏ bọc cách điện bằng sao su, vải dệt bông tẩm dầu, nhựa PVC... 20
  18. Dây bọc cách điện bằng nhựa PVC: có tính chất cách điện tốt, được sử dụng rộng rãi nhất trong dân dụng và công nghiệp, ruột dây có thể chế tạo bằng đồng hoặc nhôm. Dây có loại lõi 1 sợi ( dây đơn cứng), dây nhiều sợi (dây mềm) Hình 1 - 13. Dây dẫn lõi cứng và lõi mềm Hình 1 - 14. Dây đồng cách điện PVC loại 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi Ví dụ: Cu/PVC 2c x4 mm2, Cadisun - dây đồng cách điện PVC, 2 lõi, mỗi lõi có tiết diện 4 mm2, nhà sản xuất Cadisun. CVV 2x6mm2, Tran Phu - dây đồng cách điện PVC, vỏ PVC, 2 lõi, mỗi lõi có tiết diện 6 mm2, nhà sản xuất Trần Phú. Cu/PVC 1x2,5mm2, LS - dây đồng cách điện PVC, 1 lõi có tiết diện 2,5 mm2, nhà sản xuất LS. 1.5.3. Dây cáp: - Dây cáp là loại dây có một lõi hoặc nhiều lõi trong vỏ bọc bằng nhôm, thép, cao su hoặc nhựa tổng hợp. + Cáp cách điện bằng cao su: dùng cho điều kiện ẩm ướt. + Cáp cách điện cao su nhưng bên ngoài bọc chì, thép để tăng độ bền độ chịu lực, a xít. Nhựa tổng hợp dùng để cách điện trong mỗi trường nhiệt độ, axít, dầu mỡ, étxăng... Ngoài ra còn có loại cáp dùng để cách điện dưới tác dụng của các loại lực cơ học mạnh, nhiệt độ cao... 21
  19. + Cáp bọc bằng nhựa XLPE chế tạo đơn giản cách điện tốt. Loại này được sử dụng rộng rãi trong điện công nghiệp và dây điện nguồn chiếu sáng sinh hoạt. Hình 1 - 15. Cáp đồng cách điện XLPE Ví dụ: Cu/XLPE/PVC 3c x 50+1c x 25 mm2 0.6/1kV: cáp đồng cách điện XLPE, vỏ PVC có 4 lõi, trong đó 3 lõi có tiết diện 50 mm2 và 1 lõi có tiết diện 25 mm2. 0.6/1kV: 0.6 (loại dây này dùng cho mạng điện hạ áp), 1kV: là lớp cách điện của vỏ có thể chịu được điện áp 1kV. CXV- 4×1.5 (4×7/0.52-0.6/1KV): cáp đồng cách điện XLPE, vỏ PVC có 4 lõi, mỗi lõi có tiết diện 1,5 mm2. 0.6/1kV: 4×7/0.52: cáp có 4 ruột, mỗi ruột được bện bằng 7 sợi, mỗi sợi có đường kính là 0,52mm. 0.6/1kV: 0.6 (loại dây này dùng cho mạng điện hạ áp), 1kV: là lớp cách điện của vỏ có thể chịu được điện áp 1kV. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày khái niệm về mạch điện, nguồn điện? 2. Trình bày khái niệm về điện áp, dòng điện, công suất của mạch điện xoay chiều? 3. Trình bày khái niệm về phụ tải và cách phân loại phụ tải điện? 4. Nêu công dụng của dây dẫn điện và lấy ví dụ về dây dẫn trần, cách điện PVC, cách điện XLPE? 5. Đọc thông số dây cáp điện có ký hiệu như sau: - A25, AC120, M50 - CVV 2x4mm2, Cadisun; Cu/PVC 1x2n5 mm2, LS - Cu/XLPE/PVC 3 x 25+1c x 16 mm2 - CXV- 4×6 mm2 22
  20. 1.6. Khí cụ điện trong công trình 1.6.1. Công tắc: 1.6.1.1. Khái quát và công dụng: Công tắc là một loại khí cụ đóng cắt bằng tay kiểu hộp, dùng để đóng cắt mạch điện có công suất bé, có điện áp một chiều đến 440V và điện áp xoay chiều đến 500V. Công tắc thường dùng để cấp nguồn cho đèn, quạt … trong mạng điện dân dụng. Trong mạng điện công nghiệp, công tắc để đóng cắt nguồn đèn, quạt trong các máy công cụ, đóng mở trực tiếp các động cơ điện có công suất bé, hoặc dùng để đổi nối Y /∇… 1.6.1.2. Phân loại: - Theo hình dạng bên ngoài người ta chia ra: loại hở, loại bảo vệ, loại kín. - Theo công dụng người ta chia ra: công tắc đóng ngắt trực tiếp, công tắc chuyển mạch (công tắc vạn năng), công tắc hành trình. 1.6.1.3. Một số loại công tắc thường dùng - Công tắc đóng ngắt trực tiếp: Cấu tạo: Hình 2 - 26. Cấu tạo công tắc điện 2 cực Ký hiệu: - Công tắc 1 ngả - công tắc 2 cực Công tắc đơn 2 cực Công tắc đôi 2 cực 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2