Giáo trình Kỹ thuật điện - Nghề: Cơ điện tử - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 4
download
(NB) Giáo trình gồm 3 phần: Mạch điện và Máy điện và khí cụ điện. Trong đó, phần mạch điện sẽ trình bày các vấn đề cơ bản về dòng điện một chiều, xoay chiều, mạch điện 3 pha, cách giải mạch điện xoay chiều 1 pha và 3 pha; Phần máy điện sẽ trình bày về nguyên tắc cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các chế độ làm việc của các loại máy điện, từ máy biến áp đến máy điện một chiều. Phần khí cụ điện sẽ cung cấp cho học sinh sinh- viên một số kiến thức về các khí cụ thường sử dụng để đóng/ ngắt và bảo vệ mạch điện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật điện - Nghề: Cơ điện tử - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KỸ THUẬT ĐIỆN NGHỀ CƠ ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /QĐCĐN ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Mục đích của giáo trình là để phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Cơ điện tử của trường Cao Đẳng Nghề Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở thưà kế những nội dung bài giảng đang được giảng dạy ở nhà trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho đội ngũ giáo viên và học sinh – sinh viên trong nhà trường. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn đề cập những nội dung cơ bản theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo của Tổng Cục Dạy Nghề đã ban hành. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Kỹ thuật điện là môn học dành cho sinh viên ngành cơ điện tử. Giáo trình gồm 3 phần: Mạch điện và Máy điện và khí cụ điện. Trong đó, phần mạch điện sẽ trình bày các vấn đề cơ bản về dòng điện một chiều, xoay chiều, mạch điện 3 pha, cách giải mạch điện xoay chiều 1 pha và 3 pha; Phần máy điện sẽ trình bày về nguyên tắc cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các chế độ làm việc của các loại máy điện, từ máy biến áp đến máy điện một chiều. Phần khí cụ điện sẽ cung cấp cho học sinh sinh viên một số kiến thức về các khí cụ thường sử dụng để đóng/ ngắt và bảo vệ mạch điện. Trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và các bạn học sinh sinh viên để hoàn thiện cuốn sách này. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016 Biên soạn Hà Thị Thu Phương
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN 2 1. Mạch điện và mô hình 2 1.1 Mạch điện 2 1.2 Kết cấu hình học của mạch điện 4 2. Các đại lượng đặc trưng của mạch điện 4 2.1 Dòng điện 4 2.2 Điện áp 4 2.3 Công suất 6 3. Các thông số cơ bản của mạch điện 6 BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU 12 1. Các phép biến đổi và định luật cơ bản trong mạch một chiều. 12 1.1 Các phép biến đổi tương đương 12 1.2 Định luật Ohm. 17 1.3 Định luật Kirhooff. 19 2. Giải mạch điện bằng phương pháp biến đổi điện trở. 22 3. Giải mạch điện một chiều sử dụng định luật Kirhoof 28 BÀI 3:DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN 38 1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều. 38 2. Các đại lượng đặc trưng. 39 3. Biểu diễn dòng xoay chiều hình sin bằng đồ thị véc tơ. 44 4. Biểu diễn dòng điện hình Sin bằng số phức. 47 BÀI 4: GIẢI MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG PHÂN NHÁNH 57 1. Giải mạch thuần trở 57 2. Giải mạch thuần cảm. 60 3. Giải mạch thuần dung 63 4. Giải mạch RLC mắc nối tiếp, song song. 67 5. Công suất và hệ số công suất 69 6. Cộng hưởng điện áp và nâng cao hệ số công suất. 73 BÀI 5: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU 78
- PHÂN NHÁNH 1. Phương pháp dòng điện nhánh. 78 2. Phương pháp dòng điện vòng. 81 3. Phương pháp điện thế nút. 84 BÀI 6:KHÁI QUÁT VỀ MẠNG ĐIỆN 3 PHA 90 1. Khái quát chung. 90 2. Mạch điện ba pha phụ tải nối hình sao. 92 3. Mạch điện ba pha phụ tải nối hình tam giác. 94 4. Công suất mạch điện ba pha. 96 BÀI 7 :GIẢI CÁC BÀI TOÁN TRONG MẠNG 3 PHA 98 1. Giải mạch điện ba pha có tải nối hình sao đối xứng. 98 2. Giải mạch điện ba pha có tải đấu tam giác đối xứng. 100 3. Giải mạch điện ba pha không đối xứng đơn giản. 102 BÀI 8 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN 107 1. Định nghĩa và phân loại máy điện. 107 2. Các định luật điện từ cơ bản dùng trong máy điện. 107 3. Vật liệu chế tạo máy điện. 109 BÀI 9: MÁY BIẾN ÁP 1. Khái niệm chung về máy biến áp. 110 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp. 111 3. Các chế độ làm việc của máy biến áp. 113 BÀI 10 :MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 115 1. Cấu tạo của máy điện không đồng bộ. 115 2. Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ 117 3. Các phương pháp mở máy động cơ không đồng bộ ba pha. 118 Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha. 120 BÀI 11 : MỘT SỐ KHÍ CỤ DÙNG ĐỂ ĐÓNG/ CẮT VÀ BẢO VỆ 121 MẠCH ĐIỆN 1. Nhóm khí cụ dùng để đóng/ ngắt và bảo vệ mạch điện. 121 2. Nhóm khí cụ dùng để điều khiển mạch điện. 124
- MÔ ĐUN:KỸ THUẬT ĐIỆN Mã mô đun:MĐ13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là mô đun cơ sở chuyên ngành cho học sinh ngành điện điện tử. Môn học này phải học trước tiên trong số các mô đun chuyên môn. Mục tiêu của mô đun: Sau khi hoàn tất mô đun này, học viên có năng lực: Phát biểu được các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, ba pha. Vận dụng các biểu thức để tính toán các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, ba pha. Phát biểu được các khái niệm, nguyên lý làm việc của các loại máy điện như máy biến áp, động cơ một chiều, động cơ không đồng bộ ba pha. Giải thích một số ứng dụng đặc trưng theo quan điểm của kỹ thuật điện. Nội dung của mô đun: 1
- BÀI 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MẠCH ĐIỆN Giới thiệu: Các định luật và phép biến đổi tương đương là rất quan trọng trong việc giải các bài toán về mạch điện, nó được ứng dụng nhi ều ở lĩnh vực điện, điện tử. Bài học này sẽ cung cấp các kiến thức trọng tâm về các đị nh luật và phép biến đổi cơ bản cho ng ườ i học. Mục tiêu: Phân tích được nhiệm vụ, vai trò của các phần tử cấu thành mạch điện. Giải thích được cách xây dựng mô hình mạch điện, các phần tử chính trong mạch điện. Phân tích được các khái niệm cơ bản trong mạch điện. Vận dụng được các phép biến đổi cơ bản trong mạch điện. Nội dung chính: 1. Mạch điện và mô hình 1.1 Mạch điện Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn (phần tử dẫn) tạo thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện thường gồm các loại phần tử sau: nguồn điện, phụ tải (tải), dây dẫn. Rd + E _ I Rt ro Hình 1.1: Cấu trúc cơ bản của mạch điện 2
- Nguồn điện: Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng. Về nguyên lý, nguồn điện là thiết bị biến đổi các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng thành điện năng. Hình 1.2 các dạng nguồn điện Tải: Tải là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng v…v. Hình 1.3: Một số ví dụ về tải Dây dẫn: 3
- Dây dẫn làm bằng kim loại (đồng, nhôm ) dùng để truyền tải điện năng từ nguồn đến tải. Ngoài ra, mạch điện cũng bao gồm các thiết bị đóng cắt như cầu dao, aptomat..các thiết bị bảo vệ (cầu chì, áp tô mát...), các thiết bị đo lường (ampe kế, vôn kế..) 1.2 Kết cấu hình học của mạch điện Nhánh: Nhánh là một đoạn mạch gồm các phần tử ghép nối tiếp nhau, trong đó có cùng một dòng điện chạy từ đầu này đến đầu kia. Nút: Nút là điểm gặp nhau của từ ba nhánh trở lên. Vòng: Vòng là lối đi khép kín qua các nhánh. Mắt lưới : vòng mà bên trong không có vòng nào khác 2. Các đại lượng đặc trưng của mạch điện Để đặc trưng cho quá trình năng lượng cho một nhánh hoặc một phần tử của mạch điện ta dùng hai đại lượng cơ bản: dòng điện i và điện áp u. Công suất của nhánh: p = u.i 2.1. Dòng điện Dưới tác dụng của lực điện trường, các điện tích dương (+) sẽ di chuyển từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp hơn, còn các điện tích âm () chuyển động theo chiều ngược lại, từ nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao hơn, tạo thành dòng điện. Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) di chuyển có hướng 2.1.1 Chi ều qui ước c ủa dòng điện Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. (Chiếu quy ước I) Dòng điện có: 4
- * tác dụng từ (đặc trưng) * tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học tuỳ theo môi trường. Trong kim loại: dòng điện là dòng các điện tử tự do chuyển dời có hướng Trong dung dịch điện ly: là dòng điện tích chuyển dời có hướng của các ion dương và âm chuyển dời theo hai hướng ngược nhau. Trong chất khí: thành phần tham gia dòng điện là ion dương, ion âm và các electron. 2.1.2 Cường độ và mật độ dòng điện Cường độ dòng điện là đại lượng cho biết độ mạnh của dòng điện được tính bởi: dQ i= (1.1) dt q: điện lượng di chuyển qua các tiết diện thẳng của vật dẫn ∆t: thời gian di chuyển (∆t→0: I là cường độ tức thời) Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian được gọi là dòng điện không đổi (cũng gọi là dòng điệp một chiều). Cường độ của dòng điện này có thể tính bởi: q I I A t Trong đó q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian t. Ghi chú: Cường độ dòng điện không đổi được đo bằng ampe kế (hay miliampe kế, . . . ) mắc xen vào mạch điện (mắc nối tiếp). Với bản chất dòng điện và định nghĩa của cường độ dòng điện như trên ta suy ra: 5
- + cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm trên mạch không phân nhánh. +cường độ mạch chính bằng tổng cường độ các mạch rẽ. 2.1.3 Mật độ dòng điện Mật độ dòng điện là trị số của dòng điện trên một đơn vị diện tích. Ký hiệu: J Đơn vị: A/ mm2 2.2 Điện áp Hiệu điện thế (hiệu thế) giữa hai điểm gọi là điện áp. Điện áp giữa hai điểm A và B: uAB = uA uB Chiều điện áp quy ước là chiều từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp. 2.3 Công suất Trong mạch điện, một nhánh, một phần tử có thể nhận năng lượng hoặc phát năng lượng. p = u.i > 0 nhánh nhận năng lượng p = u.i
- Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì hiệu điện thế để duy trì dòng điện. Mọi nguồn điện một chiều đều có hai cực, cực dương (+) và cực âm (). Nguồn áp: Nguồn điện áp độc lập là phần tử hai cực mà điện áp của nó không phụ thuộc vào giá trị dòng điện cung cấp từ nguồn và chính bằng sức điện động của nguồn: u(t)=e(t) Kí hiệu của nguồn điện áp độc lập: + u i(t) e + u(t) - - i Hình 1.4 : ký hiệu nguồn điện áp độc lập Kí hiệu của nguồn điện áp phụ thuộc: u1 u1 u2 α i1 ri1(volts) u2 u2 = u1 u2 = R.I1 Hình 1.5: ký hiệu nguồn điện áp phụ thuộc Dòng điện của nguồn sẽ phụ thuộc vào tải mắc vào nó. Nguồn dòng Nguồn dòng độc lập là phần tử hai cực mà dòng điện của nó không phụ thuộc vào điện áp trên hai cực nguồn: i(t)=j(t) Kí hiệu của nguồn độc lập: u i(t) + u(t) i i - 7
- Hình 1.6 : ký hiệu nguồn dòng độc lập Kí hiệu của nguồn phụ thuộc: i2 i2 u1 gu1 u2 i1 β i1(A) i2 = gu1 i2 = i1 Hình 1.7: ký hiệu nguồn dòng phụ thuộc Điện áp trên các cực nguồn phụ thuộc vào tải mắc vào nó và chính bằng điện áp trên tải này. 3.2 Phần tử tiêu thụ điện Phần tử Điện trở Điện trở R đặc trưng cho quá trình tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng sang dạng năng lượng khác như nhiệt năng, quang năng, cơ năng ... Là phần tử được đặc trưng bởi quan hệ giữa dòng điện và điện áp: U = R.i (1.2) Đơn vị của điện trở là Ω (ôm) Các ước số và bội số của là: m , , M , K . 1 = 106M 1 = 103K 1 = 103m 1 = 106 Đối với dây dẫn: l R . S Trong đó: 8
- là điện trở suất của vật dẫn ( mm2/m = 106 m) l là chiều dài (m) S là tiết diện (mm2) Vậy: Điện trở của vật dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài, tỷ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vào vật liệu làm nên vật dẫn đó. * Nghịch đảo của điện trở gọi là điện dẫn: G 1 1 S S g . . R l l Trong đó: là điện dẫn suất (Sm/mm2), = 1/ Điện dẫn suất phụ thuộc vào bản chất dẫn điện của tứng vật liệu, điện dẫn suất càng lớn thì vật đẫn điện càng tốt. Đơn vị: S (Simen) (1S = 1/ ) . Hình 1.8 : ký hiệu điện trở Phần tử điện cảm Phần tử điện cảm Cuộn dây là phần tử tải 2 cực có quan hệ giữa điện áp và di(t ) dòng điện tuân theo phương trình toán: u(t ) L hay dòng điện dt 1t i(t ) u (t )dt i(t 0 ) (1.3) Lt 0 Hình 1.9 : ký hiệu điện cảm 9
- Điện cảm L đặc trưng cho quá trình trao đổi và tích lũy năng lượng từ trường của cuộn dây. Phần tử điện dung Điện áp trên phần tử điện dung (C) được xác định bởi phương trình: 1t u (t ) i(t )dt u (t 0 ) Ct 0 1t u (t ) i(t )dt u (t 0 ) (1.4) Ct 0 Hình 1.10: ký hiệu điện dung đơn vị: F (Fara) các bội số khác: F, nF, pF 1F = 106 F 1F = 109nF 1F = 1012pF Điện dung C đặc trưng cho hiện tượng tích lũy năng lượng điện trường ( phóng tích điện năng) trong tụ điện. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 1.1Nguồn điện là gì: tải là gì? Cho ví dụ minh họa về nguồn và tải? 1.2Định nghĩa cường độ dòng điện, mật độ dòng điện? 10
- 1.3 Một nguồn có sức điện động E=50V , điện trở nội 0.1 . Nguồn điện cung cấp cho tải có điện trở R. Biết công suất tổn hao trong nguồn là 10W.Tính dòng điện, điện áp giữa 2 cực của nguồn điện, điện trở, và công suất tải tiêu thụ? 1.4 Cho mạch điện có điện ỏp nguồn là U = 218V cung cấp cho tải có dòng điện chạy qua là I = 2,75A, trong thời gian 3 giờ. Biết giá tiền điện là 500đ/1kWh. Tính công suất tiệu thụ của tải, điện năng tiêu thụ và tiền phải trả? 1.5 Cho mạch điện gồm: E = 24V, r 0 = 0.3 , cung cấp cho phụ tải điện trở r t = 23 qua một đường dây làm bằng đồng, tiết diện S = 16mm 2, dài l = 640m, Cho điện trở suất của đồng là: Cu = 0,0175 mm2/m. a/ Tính điện trở của đường dây rd và dòng điện trong mạch? b/ Tính điện áp trên hai cực của nguồn, của tải, sụt áp trong nguồn và trên đường dây? c/ Tính công suất của nguồn, công suất tải, tổn thất công suất trên đường dây và bên trong của nguồn? YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Nội dung: + Về kiến thức: Nguồn điện một chiều và chiều quy ước, dòng điện một chiều, điện áp. Một số yếu tố cấu thành mạch điện Các khái niệm cơ bản và các thông số của mạch điện. + Về kỹ năng: 11
- Giải bài tập cơ bản vận dụng được các phép biến đổi tương đương. + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn th ận, chính xác. 2. Phươ ng pháp: Kiến thức: Đượ c đánh giá bằng hình thức kiểm tra vi ết, tr ắc nghi ệm Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng tính toán các bài tập BÀI 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẠCH MỘT CHIỀU Giới thiệu: Trong thực t ế m ạch điện một chiều đượ c ứ ng dụng nhiều ở lĩnh vự c điệ n, điện tử, dòng điện một chiều tươ ng đố i ổ n đị nh và việc nghiên cứ u để giả i mạch điện một chiều là cơ sở để chuyển đổ i và giải các mạ ch điệ n biến đổ i khác về dạng mạch điện một chiều và các cách biến đổ i, các phươ ng pháp giải mạch điện một chiều đượ c nghiên cứu kỹ. Mục tiêu: Trình bày và vận dụng linh hoạt các biểu thức biến đổi điện trở trong mạch Tính toán được các thông số (điện trở, dòng điện, điện áp, công suất, điện năng) của mạch một chiều. Có thái độ học tập nghiêm túc, sáng tạo trong quá trình học. Nội dung chính: 1. Các phép biến đổi và định luật cơ bản trong mạch một chiều. 1.1Các phép biến đổi tương đương 1.1.1 Điện trở mắc nối tiếp, song song Điện trở mắc nối tiếp Là cách ghép sao cho chỉ có một dòng điện duy nhất chạy qua các phần tử (Hình 2.1). Điện trở tương đương được tính bởi: 12
- R1 R2 R3 Rn Hình 2.1: Các điện trở mắc nối tiếp Rm = Rl + R2+ R3+ … + Rn Im = Il = I2 = I3 =… = In (2.1) Um = Ul + U2+ U3+… + Un Um Im = Rm Đấu song song điện trở (ghép phân nhánh). Là cách ghép sao cho tất cả các phần tử đều đặt vào cùng một điện áp (Hình 1.12). R1 R2 R3 Rn Hình 2.2: Các điện trở mắc song song Điện trở tương đương được xác định bởi: 1 1 1 1 1 = + + + ��� + Rm R1 R2 R3 Rn Im = Il + I2 + … + In (2.2) Um = Ul = U2 = U3 = … = Un Um Im = Rm 1.1.2 Biến đổi Y và Y . Đấu sao ( ): là cách đấu 3 điện trở có một đầu đấu chung, 3 đầu còn lại đấu với 3 điểm khác của mạch (Hình 2.3.a). 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kỹ thuật điện - Đặng Văn Đào (Chủ Biên)
177 p | 4791 | 2064
-
Giáo trình Kỹ thuật điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
132 p | 45 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật điện - điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
45 p | 33 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật điện - điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
45 p | 22 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật điện công trình (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
61 p | 10 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật điện nước công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
101 p | 8 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật điện công trình (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
90 p | 13 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật điện (Nghề đào tạo: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp - Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề) - Trường CĐ nghề Số 20
114 p | 11 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật điện công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
120 p | 7 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật điện trong sản xuất vật liệu xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
126 p | 5 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật điện (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
115 p | 2 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật điện tử (Ngành: Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
131 p | 1 | 1
-
Giáo trình Kỹ thuật điện - điện tử (Ngành: Quản trị mạng máy tính – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
128 p | 0 | 0
-
Giáo trình Kỹ thuật điện – điện tử (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
55 p | 2 | 0
-
Giáo trình Kỹ thuật điện (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
106 p | 1 | 0
-
Giáo trình Kỹ thuật điện – Điện tử (Ngành: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
128 p | 1 | 0
-
Giáo trình Kỹ thuật điện tử (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
41 p | 0 | 0
-
Giáo trình Kỹ thuật điện tử (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và ĐHKK - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
35 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn