intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật điện nước công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kỹ thuật điện nước công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Mạch điện, khí cụ điện; lựa chọn tiết diện dây, cáp và khí cụ điện; bản vẽ điện trong công trình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật điện nước công trình (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: KỸ THUẬT ĐIỆN NƯỚC CÔNG TRÌNH NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 30 tháng 9 năm 2021 Của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Kỹ thuật điện nước công trình (KTĐNCT) được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Kỹ thuật điện nước công trình là môn học chuyên môn ngành nhằm cung cấp các kiến thức về mạch điện, khí cụ điện, bản vẽ điện và lựa chọn tiết diện dây dẫn sử dụng cho công trình xây dựng. Giáo trình Kỹ thuật điện nước công trình do bộ môn Máy điện xây dựng gồm: ThS.Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên và các thầy cô đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Kỹ thuật điện nước công trình đã được Trường CĐXD1 ban hành. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 03 bài sau: Bài 1. Mạch điện, khí cụ điện. Bài 2. Lựa chọn tiết diện dây, cáp và khí cụ điện. Bài 3. Bản vẽ điện trong công trình. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Máy điện của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các góp ý, ý kiến phê bình, nhận xét của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. ThS. Nguyễn Trường Sinh - Chủ biên 2. ThS. Lê Anh Đức 4
  4. BÀI 1. MẠCH ĐIỆN, KHÍ CỤ ĐIỆN. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về mạch điện, nguồn điện, phụ tải điện; - Nhận biết được các loại dây dẫn thường dùng trong công trình dân dụng; - Trình bày được khái niệm về điện áp, dòng điện, công suất của mạch điện xoay chiều; - Trình bày được công dụng, phân loại, ký hiệu của các loại công tắc, cầu chì, cầu dao, aptomat; - Trình bày được điều kiện lựa chọn cầu chì, cầu dao, aptomat. 1.1. Tổng quan về hệ thống điện: Ngày nay khi nói đến hệ thống năng lượng, thông thường người ta thường hình dung nó là hệ thống điện, đó không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó chính là bản chất của vấn đề. Lý do là ở chỗ năng lượng điện đã có ưu thế trong sản xuất, khai thác và truyền tải, cho nên hầu như toàn bộ năng lượng đang khai thác được trong tự nhiên người ta đều chuyển đổi nó thành điện năng trước khi sử dụng nó. Từ đó hình thành một hệ thống điện nhằm truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng đến từng hộ sử dụng điện. 1.1.1. Một số đặc điểm của điện năng: + Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác (quang, nhiệt, cơ năng…). + Dễ truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao. + Không có sẵn trong tự nhiên, đều được khai thác rồi chuyển hoá thành điện năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác. Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay tại chỗ rồi được đổi thành điện năng (Ví dụ Nhà máy nhiệt điện thường được xây dựng tại nơi gần nguồn than, khí đốt…; nhà máy thủy điện gần nguồn nước…). Đó cũng chính là lý do xuất hiện hệ thống truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng mà chúng ta thường gọi là hệ thống điện. + Điện năng sản xuất ra, nói chung không tích trữ được. Vì vậy tại mọi thời điểm luôn luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện năng sản xuất ra với điện năng tiêu thụ. + Quá trình về điện xảy ra rất nhanh. + Điện năng là nguồn năng luợng chính của các ngành: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ... và là điều kiện quan trọng để phát triển các đô thị và khu dân cư. 5
  5. 1.1.2. Định nghĩa: Điện năng sau khi sản xuất ra từ các nguồn phát sẽ được truyền tải - cung cấp, phân phối tới các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện. Hệ thống điện bao gồm toàn bộ các khâu phát điện - truyền tải - cung cấp, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Mạng lưới điện bao gồm hai bộ phận chủ yếu: đường dây tải điện và các trạm biến áp khu vực. Hình 1 - 1. Các khâu trong hệ thống điện nói chung Cấp điện áp định mức của mạng điện được chọn càng cao thì công suất truyền tải và độ dài truyền tải càng lớn. Cấp điện áp định mức càng cao thì vốn đầu tư xây dựng cũng như chi phí vận hành và tính phức tạp của mạng điện cũng tăng theo. Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm: - Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV; 6
  6. - Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV, gồm 6; 10; 15; 22; 35 kV; - Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV, gồm 110; 220; 500 kV; Quy định khoảng cách an toàn với các loại điện áp: chú ý giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo bảng dưới đây để tránh các nguy cơ, hiểm họa có thể xẩy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến sự cố mất điện và tai nạn điện dẫn đến tử vong khi vi phạm khoảng cách gần đường dây đang có điện: Bảng 1 - 1. Quy định khoảng cách an toàn với các loại điện áp Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu Điện hạ thế 0,3m Điện áp từ 1kV đến 15 kV 0,7m Điện áp từ 15kV đến 35 kV 1,00m Điện áp từ 35kV đến 110 kV 1,50m Điện áp từ 110kV đến 220 kV 2,50m Điện áp từ 220kV đến 500 kV 4,50m 1.2. Mạch điện: 1.2.1. Khái niệm: Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn tạo thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện thường gồm các phần tử sau: nguồn điện, phụ tải, dây dẫn. 1.2.2. Kết cấu hình học của mạch điện: - Nhánh: là bộ phận của mạch điện gồm các phần tử nối tiếp nhau trong đó có cùng dòng điện chạy qua. - Nút: là chỗ gặp nhau của từ 3 nhánh trở lên. - Vòng: là lối đi khép kín qua các nhánh. 7
  7. A B Hình 1 - 2. Ví dụ về mạch điện Trong đó: - Mạch gồm: MF - nguồn điện; Đ (bóng đèn), ĐC (động cơ) - phụ tải; và dây dẫn nối kín từ MF sang Đ, ĐC - Kết cấu của mạch điện gồm: + 3 nhánh là: nhánh 1 (MF - máy phát điện), nhánh 2 (Đ - bóng đèn), nhánh 3 (ĐC - động cơ điện). + 2 nút là: A, B. + 3 vòng độc lập là: a, b, c 1.2.3. Các đại lượng của hệ thống điện: 1.2.3.1. Điện áp: Điện áp là hiệu số điện thế giữa hai điểm khác nhau của mạch điện. Thường một điểm nào đó của mạch được chọn làm điểm gốc có điện thế bằng 0 (điểm nối đất). Tổng quát hơn, điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB) xác định bởi: UAB = VA – VB = -UBA (1.1) Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc (điểm nói đất hay còn gọi là nối trung tính). - Ký hiệu: U - Đơn vị: V-volt - Để đo điện áp ta dùng Volt kế (Volt mét). 8
  8. a. b. Hình 1 - 3. a, Volt kế; b, Đồng hồ vạn năng Hình 1 - 4. Đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng 1.2.3.2. Dòng điện: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện trong vật dẫn dưới tác động của điện trường. Dòng điện i về trị số bằng tốc độ biến thiên của lượng điện tích q qua tiết diện ngang một vật dẫn. = (1.2) Dòng điện trong mạch có chiều chuyển động từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, từ nơi có mật độ hạt tích điện dương cao đến nơi có mật độ hạt tích điện dương thấp. Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại. Dòng điện chỉ sinh ra khi có đủ 3 yếu tố bao gồm: + Nguồn điện (tức hiệu điện thế) + Phụ tải (vật tiêu thụ điện) + Dây dẫn 9
  9. - Ký hiệu: I - Đơn vị: A-Ampe - Để đo điện áp ta dùng Ampe kế (ampe mét). a, b, Hình 1 - 5. a. Ampe kế; b. Ampe kìm a. Đo dòng điện dùng Máy biến dòng a. Đo dòng điện dùng Ampe kìm kết hợp Ampe kế Hình 1 - 6. Đo gián tiếp dòng điện Dòng điện xoay chiều hay còn được gọi là dòng điện AC (Alternating Current). Đây là dòng điện có cường độ và chiều thay đổi theo thời gian, sự thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Hình 1 - 7. Đồ thị của dòng điện một chiều và xoay chiều. 10
  10. Dòng điện một chiều (DC – Direct Current) là dòng chuyển động của các hạt electron mang điện theo chiều chuyển động một hướng nhất định từ dương sang âm hay dòng chuyển động của các điện tử tự do. 1.2.3.3. Công suất: * Công suất tác dụng: là công suất biến đổi điện năng thành nhiệt năng ở điện trở hay biến đổi thành năng lượng khác sử dụng vào công việc có ích. - Ký hiệu: P - Đơn vị: W - oát - Để đo công suất tác dụng ta dùng oát kế. Hình 1 - 8. Oát kế đo công suất tác dụng. - Biểu thức tính toán: Mạng điện 1 pha: P = Up.Ip.cos (W) (1.3) Mạng điện 3 pha: = 3. . .= √3. . .( ) (1.4) Trong đó: P : công suất tác dụng (W) Up: là điện áp pha (V) Ud: là điện áp dây (V) Ip: là cường dòng điện pha (A) Id: là cường dòng điện dây(A) Cosφ: hệ số công suất Công suất tiêu thụ điện thường được ghi trên các thiết bị (tải) tiêu thụ điện. * Công suất phản kháng (còn gọi là công suất vô công): biểu thị tốc độ trao đổi năng lượng giữa nguồn điện và phụ tải. - Ký hiệu: Q 11
  11. - Đơn vị: Var – Volt ampe phản kháng - Để đo công suất phản kháng ta dùng Var kế. - Biểu thức tính toán: Mạng điện 1 pha: Q = Up.Ip.sin (VAR) (1.5) Mạng điện 3 pha: = 3. . .= √3. . .( ) (1.6) Công suất này thường được ghi trên các thiết bị bù công suất phản kháng. * Công suất biểu kiến (còn gọi là công suất toàn phần): là công suất tác dụng lớn nhất mà máy phát điện có thể phát ra trong một thời gian lâu dài được xác định dựa theo ba yếu tố: điện áp định mức (Uđm) và dòng điện định mức (Im) của máy phát điện và cos của phụ tải. - Ký hiệu: S - Đơn vị: VA – Volt ampe Mạng điện 1 pha: = + = . (1.7) Mạng điện 3 pha: = + =3. . =√3. . (1.8) Quan hệ toán học giữa các thành phần công suất có thể biểu diễn dưới dạng vectơ hay dưới dạng số phức: S = P + Iq (1.9) (1.10) Hình 1 - 9. Mối quan hệ giữa các loại công suất. 1.2.3.4. Hệ số công suất cos : Hệ số công suất là tỷ số giữa công suất tác dụng và công suất biểu kiến trong mạch, đây cũng là tỷ lệ giữa điện trở và tổng trở của mạch điện xoay chiều. 12
  12. - Biểu thức tính toán: = = (1.11) 1.2.3.5. Điện năng tiêu thụ của phụ tải: Điện năng tiêu thụ của phụ tải là năng lượng điện mà hộ phụ tải sử dụng để các thiết bị có thể hoạt động được. - Ký hiệu: A - Đơn vị: kWh. - Biểu thức tính toán: A = P.t (KWh) (1.12) - Để đo điện năng tiêu thụ của phụ tải ta dùng điện kế (công tơ điện) Hình 1 - 10. Công tơ điện cơ và điện tử 1.3. Nguồn điện: Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng. Về nguyên lý, nguồn điện là thiết bị biến đổi các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng thành điện năng. 1.3.1. Phân loại nguồn điện: 1.3.1.1. Nguồn điện 1 chiều (DC) Hình 1 - 11. Đồ thị điện áp 1 chiều 13
  13. Nguồn điện một chiều là nguồn điện phát ra điện áp một chiều, điện áp này có chiều xác định, độ lớn có thể biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị "0". Nguồn điện 1 chiều được cấp từ: máy phát điện 1 chiều, pin, ắc quy, chỉnh lưu từ xoay chiều về 1 chiều … a. b. c. d. e. Hình 1 - 12. Các loại nguồn điện 1 chiều a. Máy phát điện 1 chiều; b. Tấm pin mặt trời; c. Pin; d. Ắc quy; e. Bộ nguồn AC/DC 1.3.1.2. Nguồn điện xoay chiều (AC) Nguồn điện xoay chiều là nguồn điện phát ra điện áp xoay chiều, điện áp này có chiều và trị số luôn biến thiên theo một chu kỳ tuần hoàn nhất định theo thời gian. Hình 1 - 13. Đồ thị điện áp xoay chiều Nguồn điện xoay chiều được cấp từ: máy phát điện xoay chiều, bộ nghịch lưu DC/AC, máy biến áp … 14
  14. a. b. Hình 1 - 14. a. Máy phát điện xoay chiều; b. Máy biến áp 1.3.1.3. Nguồn điện xoay chiều 3 pha Để tạo ra nguồn điện xoay chiều 3 pha, ta sử dụng máy phát điện đồng bộ 3 pha. a. Cấu tạo: xét cấu tạo của 1 máy phát điện 3 pha đơn giản, bao gồm: - Stato: gồm lõi thép, dây quấn 3 pha gồm 3 cuộn dây AX, BY, CZ (các cuộn dây AX, BY, CZ giống nhau về số vòng dây, vật liệu, và cùng tiết diện nhưng đặt lệch nhau một góc 2 /3 trong không gian) và vỏ máy. - Roto: gồm trục quay và nam châm điện gắn trên trục. Hình 1 – 15. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha b. Nguyên lý làm việc Khi rôto máy phát điện quay với tốc độ không đổi, từ trường quay do nam châm sinh ra sẽ lần lượt quét qua các dây quấn stato và cảm ứng trong dây quấn stato các sức điện động cùng biên độ, tần số nhưng lệch pha nhau 1 góc 2 /3, biểu thức tức thời của sức điện động 3 pha là: eA Em sin t (V) (1.13.1) e E sin( t 1200 ) E sin( t 2 ) B m m 3 (V) (1.13.2) e E 0 sin( t 240 ) E sin( t 4 ) A m m 3 (V) (1.13.3) 15
  15. Ta có giản đồ điện áp và đồ thì véc tơ : Hình 1 - 16. Giản đồ điện áp và đồ thị véc tơ sđđ xoay chiều 3 pha ̇ ̇ ̇ Khi nguồn 3 pha đối xứng ta có: eA + eB +eC = 0 hay + =0 + Nếu các cuộn dây của máy phát điện nối riêng rẽ với các tải có tổng trở pha là ZA, ZB, ZC ta có hệ thống 3 pha gồm 3 mạch độc lập, mỗi mạch là 1 pha của hệ thống mạch điện 3 pha. Hình 1 - 17. Mạch điện xoay chiều 3 pha + Dây pha: nối điểm đầu của nguồn (A,B,C) đến các tải + Dây trung tính: nối từ điểm trung tính của nguồn O đến điểm trung tính của tải O’ + Dòng điện dây (Id): là dòng điện chạy trong dây pha (IdA, IdB, IdC). + Dòng điện pha (Ip): là dòng điện chạy trong mỗi pha (IpA, IpB, IpC). + Điện áp dây (Ud): là điện áp giữa hai dây pha bất kỳ hay giữa điểm đầu của 2 pha (UAB, UBC, UCA) + Điện áp pha (Up): là điện áp giữa dây pha và dây trung tính hay giữa điểm đầu và cuối của 1 pha nguồn (UA, UB, UC). c. Cách đấu dây nguồn điện ba pha: - Nối hình sao Y: nối 3 cực cuối X, Y, Z chụm lại một điểm O, gọi là điểm trung tính của nguồn. 16
  16. Hình 1 - 18. Cách nối Y nguồn điện xoay chiều 3 pha Mạng 3 pha - 4 dây với tải nối hình sao thường dùng cung cấp điện cho mạng điện công nghiệp (với các phụ tải 3 pha) và mạng điện sinh hoạt (với các phụ tải 1 pha). - Nối hình tam giác Δ: Hình 1 - 19. Cách nối Δ nguồn điện xoay chiều 3 pha Mạng 3 pha - 3 dây với nguồn nối hình tam giác thường dùng để cung cấp điện cho mạng điện công nghiệp, phục vụ nhu cầu sản xuất, với tải là các động cơ 3 pha. d. Cách đấu dây tải ba pha. Các tải của mạng điện 3 pha cũng có thể được đấu nối theo 2 cách: Hình sao Y và hình tam giác Δ Hình 1 - 20. Cách nối dây phụ tải 3 pha Cách đấu dây của nguồn và tải 3 pha không phụ thuộc vào nhau và có thể khác nhau. 17
  17. Hình 1 - 21. Cách nối dây mạch điện 3 pha e. Khảo sát mạch điện xoay chiều 3 pha - Mạch điện 3 pha nối hình sao + Cách nối: Muốn nối hình sao ta nối 3 điểm cuối của 3 pha với nhau tạo thành điểm trung tính. Đối với nguồn, 3 điểm cuối X, Y, Z nối với nhau thành điểm trung tính O của nguồn. Đối với tải, 3 điểm cuối X’, Y’, Z’ nối với nhau tạo thành trung tính của tải. 3 điểm đầu 3 pha nối với 3 dây pha ra tải. A IA IpA EA Up Ud ZA e O IO O’ B C EC EB ZC e e IC Hình 1 - 22. Mạch điện 3 pha nối hình Y + Các quan hệ giữa dòng điện và điện áp Quan hệ giữa dòng điện dây và pha : Id = Ip (1.14) 3 Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha: Ud = Up (1.15) - Mạch điện 3 pha nối hình tam giác + Cách nối 18
  18. Muốn nối hình tam giác ta lấy đầu pha này nối với cuối pha kia. Ví dụ: A nối với Z, B nối với X ; C nối với Y. 3 điểm nối chung nối với 3 dây pha ra tải. Hình 1 - 23. Mạch điện 3 pha nối hình Δ + Các quan hệ giữa dòng điện và điện áp dây và pha Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha: Ud = Up (1.16) Quan hệ giữa dòng điện dây và pha: Id = √3. (1.17) 1.3.2. Các dạng nguồn điện của Việt Nam hiện nay: Hệ thống điện Việt Nam có các dạng nguồn điện đa dạng: thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí, nhiệt điện dầu, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối… với tổng công suất đặt năm 2020 là hơn 60.000 MW, trong đó tỷ trọng các loại nguồn như sau: Hình 1 - 24. Số liệu theo Báo cáo tổng kết vận hành HTĐQG năm 2020 Các nguồn điện phân bố không đồng đều giữa các miền do đặc thù của nguồn nhiên liệu sơ cấp. Thủy điện tập trung chủ yếu ở Miền Bắc và miền Trung, nơi có nhiều sông ngòi và địa hình phù hợp. Trong khi đó nhiệt điện than lại tập trung ở miền Bắc gần các mỏ than và ở miền Nam nơi có các cảng biển lớn thuận lợi cho việc nhập khẩu than. Điện mặt trời và điện gió có tiềm năng lớn ở miền Trung và miền 19
  19. Nam nên hầu hết các nhà máy điện gió và mặt trời đều phân bố ở đây. Trong gần 9.000 MW điện mặt trời thì gần 6.000MW ở miền Nam và 2.600MW ở miền Trung. Nguồn tuabin chạy khí chỉ có ở miền Nam, là nơi có các mỏ khí Nam Côn Sơn, Cửu Long, PM3 với tổng công suất các nguồn chạy khí lên tới gần 7.400MW. Hình 1 - 25. Sơ đồ liên hệ giữa các khâu trong hệ thống điện 1.4. Phụ tải điện. 1.4.1. Khái niệm: Phụ tải điện là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng… Phụ tải điện là dữ kiện tối quan trọng của bài toán thiết kế cung cấp điện là phụ tải điện. Việc xác định chính xác giá trị phụ tải cho phép lựa chọn đúng thiết bị và sơ đồ cung cấp điện, đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Các nhân tố công suất, loại và vị trí của các thiết bị tiêu thụ cho phép xác định cấu trúc sơ đồ và các tham số của các phần tử hệ thống cung cấp điện. Thường trong dữ kiện bài toán thiết kế cho biết công suất đặt của các thiết bị tiêu thụ điện, tuy nhiên sự đốt nóng các phần tử và các thiết bị điện còn phụ thuộc cả vào chệ độ làm việc của các hộ dùng điện vì vậy cần phải xem xét phụ tải theo cả dòng điện I, công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q và công suất toàn phần S. Việc lựa chọn các thiết bị, các phần tử của hệ thống cung cấp điện được thực hiện dựa trên kết quả tính toán phụ tải. Sai số của bài toán xác định phụ tải có thể dẫn đến việc lựa chọn sơ đồ thiếu chính xác, dẫn đến giảm sút các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Nếu kết quả tính toán lớn hơn so với giá trị thực thì sẽ dẫn đến sự lãng phí vốn đầu tư, các thiết bị được lựa chọn không làm việc hết công suất, dẫn đến hiệu quả thấp; Nếu kết quả tính toán nhỏ hơn giá trị thực, thì sẽ dẫn đến sự làm việc quá tải của các thiết bị, không sử dụng hết khả năng của các thiết bị công 20
  20. nghệ, làm giảm năng suất, làm tăng tổn thất điện năng và giảm tuổi thọ của các thiết bị điện. Như vậy bài toán xác định phụ tải là giai đoạn tối quan trọng của quá trình thiết kế cung cấp điện. Tuy nhiên, việc xác định chính xác giá trị phụ tải là không thể, vì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chệ độ tiêu thụ điện, trong dó có cả các nhân tố tác động ngẫu nhiên. Nhìn chung sai số cho phép của bài toán này khoảng 10%. 1.4.2. Các tham số quan trọng tham gia trong quá trình tính toán phụ tải là: 1.4.2.1. Công suất định mức (Pđm) Công suất định mức là công suất thiết bị ứng với với các điều kiện làm việc tiêu chuẩn do nhà máy chế tạo ghi trên hộ chiếu của thiết bị. Đối với động cơ điện, công suất định mức ghi trên nhãn hiệu máy, chính là công suất cơ trên trục cơ. Đối với các thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, khi tính toán, công suất định mức được quy về chế độ làm việc dài hạn ứng với hệ số tiếp điện định mức n: P’n = Pn n (1.18) Ở đây P’n là công suất định mức quy về chế độ làm việc dài hạn; n - hệ số tiếp điện định mức. Công suất định mức của nhóm gồm n thiết bị: đ=∑ đ (1.19) - Pđm: Công suất định mức của n thiết bị. - Pđmi: Công suất định mức của thiết bị thứ i. 1.4.2.2. Công suất tiêu thụ trung bình (Ptb) Công suất tiêu thụ trung bình trong một khoảng thời gian xét t được xác định từ biểu thức sau: A P r ; (1.20) tb t Ar - điện năng tác dụng và phản kháng tiêu thụ trong khoảng thời gian t. Công suất tiêu thụ trung bình đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích chế độ, xác định phụ tải tính toán và tổn hao điện năng . 1.4.2.3. Công suất cực đại (Pmax) Công suất cực đại là công suất lớn nhất xuất hiện trong khoảng thời gian xét. Phân biệt hai loại công suất cực đại: 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
32=>2