Giáo trình Vận hành công trình thu gom và thoát nước (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 2
download
Giáo trình "Vận hành công trình thu gom và thoát nước (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Phân biệt được các loại nước thải và đánh giá lưu lượng nước thải và thành phần của nó; mô tả được các dạng, cấu trúc và cách thức hoạt động các loại hệ thống thoát nước thải; nhận biết vật liệu và tiết diện các loại cống khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vận hành công trình thu gom và thoát nước (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THU GOM VÀ THOÁT NƯỚC NGÀNH: KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368 ĐT /QĐ-CDXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội – 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Vận hành công trình thu gom và thoát nước ” cung cấp những kiến thức về mạng lưới thu gom và thoát nước, là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải trình độ Cao đẳng. Giáo trình gồm 3 chương về các nội dung: tổng quan về thoát nước, hệ thống thoát nước, bản đồ cống, bản đồ độ dốc, sơ đồ mạng lưới thoát nước và bản vẽ công trình Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Cấp nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2021 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Thu Hiền 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN NƯỚC THẢI ............................................... 7 BÀI 1 CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN .................. 7 THOÁT NƯỚC .............................................................................................................. 7 1.1. Nghị định ....................................................................................................... 7 1.2. Các quy chuẩn .............................................................................................. 7 BÀI 2 CÁC LOẠI NƯỚC THẢI ...................................................................................................16 2.1. Định nghĩa ................................................................................................... 16 2.2. Nước thải sinh hoạt .................................................................................... 16 2.3. Nước thải công nghiệp ............................................................................... 16 2.4 .Nước lạ ......................................................................................................... 17 2.5. Nước mưa .................................................................................................... 19 BÀI 3 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI ....................................................................................23 3.1 Các tài liệu cơ sở để tính toán .................................................................... 23 3.2. Xác định lưu lượng nước thải ................................................................... 25 Chương 2 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ................................................................. 27 BÀI 1 CÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC .............................................................................................27 1.1. THEO PHƯƠNG THỨC THU GOM ...................................................... 27 1.2. THEO PHƯƠNG THỨC DẪN NƯỚC THẢI TRONG CỐNG ............ 33 BÀI 2 CƠ SỞ KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC ..........................................................................................37 2.1. Phân cấp mạng lưới cống thoát nước ....................................................... 37 2.2. Thoát nước tiểu khu ................................................................................... 38 2.3. Thoát nước đường phố............................................................................... 42 2.4. Cống thoát nước ......................................................................................... 42 2.5. Các công trình trên hệ thống thoát nước ................................................. 53 BÀI 3 VẬN HÀNH CỐNG THOÁT NƯỚC ........................................................................................61 4
- 3.1. Kiểm tra độ kín khít của đường ống, cống .............................................. 61 3.2. Thử nghiệm độ kín khít của cống ......................................................... 71 3.3. Giám sát các nguồn xả nước thải vào mạng lưới thoát nước ................. 77 3.4. Các vấn đề về mùi trong vận hành cống thoát nước ............................... 80 BÀI 4 VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT ...........................................87 4.1 Các trạm bơm .............................................................................................. 87 4.2. Bể chứa nước mưa và Giếng tràn tách nước mưa .................................. 87 BÀI 5 QUẢN LÝ NƯỚC MƯA ...............................................................................................................91 5.1 Quản lý nước mưa theo phương thức gần với tự nhiên ........................... 92 5.2. Xử lý nước mưa .......................................................................................... 94 5.3. Thấm nước mưa ......................................................................................... 94 5.4. Tích trữ nước mưa ...................................................................................101 5.5. Sử dụng nước mưa ...................................................................................101 CHƯƠNG 3 BẢN ĐỒ CỐNG, BẢN ĐỒ ĐỘ DỐC, SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI THOÁT VÀ BẢN VẼ CÔNG TRÌNH....................................................103 Bài 1 Một số khái niệm, quy ước ký hiệu trên bản vẽ ..........................................................................103 1.1. Khái niệm ..................................................................................................103 1.2. Quy ước, ký hiệu trên bản vẽ ..................................................................103 1.3. Đọc và diễn giải các dữ liệu .....................................................................107 5
- GIÁO TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THU GOM VÀ THOÁT NƯỚC Tên môn học: Vận hành công trình thu gom và thoát nước Mã môn học: MH 18 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết:40 giờ; Thực hành: 30 giờ; Kiểm tra: 5 giờ) Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được phân bố vào kỳ I năm học thứ 2 - Tính chất: Là môn học chuyên ngành Mục tiêu môn học: - Kiến thức + Phân biệt được các loại nước thải và đánh giá lưu lượng nước thải và thành phần của nó. + Mô tả được các dạng, cấu trúc và cách thức hoạt động các loại hệ thống thoát nước thải + Nhận biết vật liệu và tiết diện các loại cống khác nhau. - Về kỹ năng: + Đọc và diễn giải đúng các dữ liệu của các bản đồ hiện trạng cống, độ dốc, các bản vẽ xây dựng + Tính toán được các thông số: độ dốc, độ sâu hố ga; khoảng cách giữa các hố ga + Vận hành được hệ thống mạng lưới thoát nước + Vận hành và bảo dưỡng các công trình trên mạng lưới thoát nước - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được ý nghĩa của môn học đối với chuyên ngành + Có thái độ làm việc khoa học cẩn thận + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc và sáng tạo 6
- Nội dung của môn học: CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN NƯỚC THẢI Giới thiệu: Chương 1 bao gồm các nội dung: Bài 1 Các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến thoát nước Bài 2 Các loại nước thải Bài 3 Xác định lưu lượng nước thải Bài 4 Các tính chất của nước thải Mục tiêu: + Nêu được các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến thoát nước + Phân biệt được các loại nước thải, + Xác định được lưu lượng cho các loại nước thải + Trình bày được các tính chất của nước thải Nội dung chính: BÀI 1 CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THOÁT NƯỚC 1.1. Nghị định Nghị định số 80/2014/NĐ- CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải Nội dung cơ bản của nghị định: + Quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất , khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung + Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, các nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải 1.2. Các quy chuẩn 1.2.1. QCVN 08:2015/BTMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt a. Nhiệm vụ: 7
- Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. b. Phạm vi áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng: - Đánh giá và quản lý chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. - Làm căn cứ để lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng nước theo các mục đích sử dụng xác định. - Đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước mặt đối với quy hoạch sử dụng nước đã được phê duyệt. - Làm căn cứ để kiểm soát các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận, đảm bảo nguồn nước mặt luôn phù hợp với mục đích sử dụng. - Làm căn cứ để thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất lượng nước. c. Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt Bảng1 Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt Giá trị giới hạn Thông số Đơn vị A B TT A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25 3 COD mg/l 10 15 30 50 4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 5 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 20 30 50 100 (TSS) 6 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 350 350 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO-2 tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 10 Nitrat (NO-3 tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43-tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xyanua (CN-) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 8
- 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 17 Tổng Crom mg/l 0,05 0,1 0,5 1 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 25 Aldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 26 Benzene hexachloride µg/l 0,02 0,02 0,02 0,02 (BHC) 27 Dieldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 28 Tổng Dichloro diphenyl µg/l 1,0 1,0 1,0 1,0 trichloroethane (DDTs) 29 Heptachlor & µg/l 0,2 0,2 0,2 0,2 Heptachlorepoxide 30 Tổng Phenol mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 31 Tổng dầu, mỡ (oils & mg/l 0,3 0,5 1 1 grease) 32 Tổng các bon hữu cơ mg/l 4 - - - (Total Organic Carbon, TOC) 33 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 34 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 35 Coliform MPN 2500 5000 7500 10000 hoặc CFU /100 ml 36 E.coli MPN 20 50 100 200 hoặc CFU /100 ml 1.2.2. QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt a. Phạm vi áp dụng 9
- - Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung - Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường. b. Quy định kỹ thuật Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau: Cmax = C x K Trong đó: - Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam tr ên lít nước thải (mg/l); - C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng. - K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư - Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt. - Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 2 - Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 10
- 1. pH 5-9 5-9 2. BOD5 (20 0C) mg/l 30 50 3. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 4. Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000 5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0 6. Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 7. Nitrat (NO3-)(tính theo N) mg/l 30 50 8. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20 9. Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10 10. Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 6 10 11. Tổng Coliforms MPN/100ml 3.000 5000 Trong đó: - Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt). - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ). Giá trị hệ số K Tuỳ theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 3. Bảng 3: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư Loại hình cơ sở Quy mô, diện tích sử dụng của cơ sở Hệ số K Từ 50 phòng hoặc khách sạn được 1. Khách sạn, nhà nghỉ xếp hạng 3 sao trở lên 1 Dưới 50 phòng 1,2 2. Trụ sở cơ quan, văn phòng, Lớn hơn hoặc bằng 10.000m 2 1,0 trường học, cơ sở nghiên cứu Dưới 10.000m 2 1,2 11
- Lớn hơn hoặc bằng 5.000m2 1,0 3. Cửa hàng bách hóa, siêu thị Dưới 5.000m2 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 1.500m2 1,0 4. Chợ Dưới 1.500m2 1,2 Lớn hơn hoặc bằng 500m2 1,0 5. Nhà hàng ăn uống, cửa Dưới 500m2 1,2 6. Cơ sở sản xuất, doanh trại lực Từ 500 người trở lên 1,0 lượng vũ trang Dưới 500 người 1,2 Từ 50 căn hộ trở lên 1,0 7. Khu chung cư, khu dân cư Dưới 50 căn hộ 1,2 1.2.3. QCVN 40: 2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp a. Nhiệm vụ: - Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. b.Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải. Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung. c. Giải thích thuật ngữ Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: - Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung l à cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp. - Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định. d. Quy định kỹ thuật 12
- - Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải - Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau: Cmax = C x Kq x Kf Trong đó: - Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong n ước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải. - C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng - Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải, ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ; - Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải; Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α , Tổng hoạt độ phóng xạ β . - Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B Bảng 4. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định : Bảng 4: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Giá trị C TT Thông số Đơn vị A B 1 Nhiệt độ oC 40 40 2 Màu Pt/Co 50 150 3 pH - 6-9 5,5 - 9 4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 5 COD mg/l 75 150 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 7 Asen mg/l 0,05 0,1 8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 9 Chì mg/l 0,1 0,5 13
- 10 Cadimi mg/l 0,05 0,1 11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 12 Crom (III) mg/l 0,2 1 13 Đồng mg/l 2 2 14 Kẽm mg/l 3 3 15 Niken mg/l 0,2 0,5 16 Mangan mg/l 0,5 1 17 Sắt mg/l 1 5 18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1 19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5 20 Tổng dầu mỡ khoán g mg/l 5 10 21 Sunfua mg/l 0,2 0,5 22 Florua mg/l 5 10 23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10 24 Tổng nitơ mg/l 20 40 25 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 4 6 26 Clorua (không áp dụng khi xả mg/l 500 1000 vào nguồn nước mặn, nước lợ 27 Clo dư mg/l 1 2 28 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,05 0,1 thực vật clo hữu cơ 29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật mg/l 0,3 1 phốt pho hữu cơ 30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01 31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000 32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 Cột A Bảng 4 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Cột B Bảng 4 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được quy định tại Bảng 5 dưới đây: Bảng 5: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 14
- Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước Hệ số Kq thải (Q)- Đơn vị tính m3/s Q < 50 0,9 50 < Q < 200 1 200 < Q < 500 1,1 Q > 500 1,2 Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Khi nguồn tiếpnhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng kết quả = 0,6. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển. Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao v à giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1. Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng Kq = 1,3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây: Bảng 7: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf Lưu lượng nguồn thải (F )- Đơn vị tính: mét Hệ số Kf khối/ng ày đêm (m3/24h) F ≤ 50 1,2 50 < F ≤ 500 1,1 500 < F ≤ 5.000 1,0 F > 5.000 0,9 Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường. 15
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến thoát nước 2. Phân biệt các loại nước thải, 3. Trình bày cách xác định được lưu lượng cho các loại nước thải 4. Trình bày các tính chất của nước thải 16
- BÀI 2 CÁC LOẠI NƯỚC THẢI 2.1. Định nghĩa Theo Khoản 7 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải. Theo đó, nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. 2.2. Nước thải sinh hoạt 2.2.1 Định nghĩa Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân... 2.2.2. Cách xác định lượng nước thải + Trường hợp 1: Các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước thì khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ +/ Trường hợp 2: Các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước thì khối lượng nước thải được tính bằng lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. 2.3. Nước thải công nghiệp 2.3.1. Định nghĩa Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp... 2.3.2. Cơ sở tính toán Tiêu chuẩn thải nước của công nhân ở các xí nghiệp công nghiệp Đối với công nhân trong các xí nghiệp công nghiệp, ngoài hưởng tiêu chuẩn thải nước chung còn hưởng tiêu chuẩn thải nước tại nơi làm việc như nước tắm giặt,… Tùy thuộc vào tính chất của từng ngành sản xuất mà tiêu chuẩn thải nước được quy định như sau: Nước thải sinh hoạt 17
- + Trong phân xưởng nguội : 25 L/ng.ca; + Trong phân xưởng nóng : 45 L/ng.ca; + Trong ngành sản xuất sinh ra bụi, các ngành yêu cầu vệ sinh trong mỗi ca, công nhân còn có tiêu chuẩn tắm. - Nước tắm + Phân xưởng nguội : 40 L/ng.lần; + Phân xưởng nóng : 60 L/ng.lần. Số công nhân được tắm trong một ca tùy thuộc vào từng ngành sản xuất lấy theo "tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp". Ví dụ: - Công nhân trong công nghiệp hóa chất: 40%; - Công nhân trong công nghiệp thực phẩm: 70%. Tiêu chuẩn nước thải sản xuất Định nghĩa: Tiêu chuẩn nước thải sản xuất là lượng nước thải tính trung bình trong một đơn vị sản phẩm hoặc trong một cổ máy hay một ca làm việc. Đơn vị: m3 /tấn sản phẩm, m3 /cổ máy. Tiêu chuẩn thải nước trong các ngành công nghiệp rất khác nhau ngay cả trong một ngành nhưng có dây chuyền công nghệ sản xuất khác nhau. Tiêu chuẩn thải nước thải sản xuất của một số ngành công nghiệp như sau: - Sản xuất kính: 0,5 m /tấn sản phẩm; - Sản xuất gang: 25-50 m /tấn sản phẩm; - Sản xuất vải bóng: 600 m /tấn sản phẩm; - Sản xuất tơ nuôi tằm: 1200 m /tấn sản phẩm. Khi thiết kế cho nhà máy nào phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia công nghệ củ a nhà máy đó hoặc ngành công nghiệp đó. 2.4 .Nước lạ 2.4.1. Định nghĩa 18
- Là một thành phần của nước bẩn sinh hoạt. Chúng chủ yếu không bị ô nhiễm và không được mong đợi. Chúng được vận chuyển cùng với nước bẩn sinh hoạt do các lý do xây dựng hoặc kinh tế trong các hoàn cảnh nhất định 2.4.2. Cơ sở tính toán QF = x100 Thành phần nước lạ (%) QT QF = x100 Nước lạ bổ sung (%) QS Trong đó: QF : Lượng nước lạ (m3) QT: Lượng nước thải vào mùa khô (m3) QS: Lượng nước bẩn (m3) Thành phần nước lạ luôn < 100% Nước lạ bổ sung có thể > 100% Tính toán lượng nước lạ được dùng để đánh giá tình trạng của hệ thống thu gom 2.4.3. Ảnh hưởng của sự xâm nhập nước lạ a. Đối với cống: - Tác động tích cực: + Tăng tác dụng xả rửa trong cống + Chi phí vệ sinh cống thấp - Tác động tiêu cực: + Khởi động sớm cống xả nước mưa và theo đó tăng gánh nặng cho nguồn tiếp nhận + Vượt tải thủy lực trong cống nước bẩn ở hệ thống thu gom riêng + Hiện tượng chảy ngược trong cống tăng lên b. Đối với trạm bơm + Vượt tải thủy lực trạm bơm + Nếu với 100% xâm nhập nước lạ so với lưu lượng nước bẩn thì chi phí bơm tăng 100% c. Đối với trạm xử lý nước thải: 19
- + Tất cả công trình xử lý nước thải đều chịu lưu lượng tăng lên + Giảm nồng độ đầu vào do nước lạ sẽ làm giảm thời gian lưu nước và theo đó tăng sự thoát tải lượng của các thông số chất bẩn khác nhau + Gây ra sự pha loãng + Tăng chi phí vận hành nhà máy xử lý nước thải (năng lượng máy bơm, chi phí vận hành, hóa chất) 3.3.4. Các biện pháp giảm sự xâm nhập nước lạ + Xử lý các vị trí không kín trong đường ống và hố ga + Xử lý các lỗi đấu nối + Đóng các cửa xả nước mưa vào cống nước bẩn + Cắt, loại bỏ các dòng nước từ suối, mương và nguồn nước ra khỏi cống 2.5. Nước mưa 2.5.1. Cường độ mưa Cường độ mưa đặc trưng cho lượng nước mưa rơi xuống trong đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích, được đo bằng các máy móc, thiết bị khí tượng. Có 2 loại: Cường độ mưa theo chiều cao lớp nước (I=h/t) và cường độ mưa theo thể tích (q, l/s.ha) + Cường độ mưa theo chiều cao lớp nước là tỷ số giữa chiều cao lớp nước mưa rơi xuống với thời gian mưa: h I= , mm / ph t + Cường độ mưa tính theo thể tích là lượng nước mưa rơi xuống tính bằng l/s.ha q = 166,7 I , l/s.ha Trong đó: + h: chiều cao lớp nước mưa + t: thời gian mưa, ph 166,7 : hệ số chuyển đổi cường độ mưa tính theo lớp nước sang cường độ mưa tính theo thể tích 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực hành Hóa lý nâng cao - ĐH Công nghiệp Tp.HCM
62 p | 886 | 249
-
Giáo trình Thực hành hóa lý nâng cao - Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Hoàng Minh (ĐH Công nghiệp TP.HCM)
100 p | 555 | 186
-
Giáo trình thực hành hóa hữu cơ - CĐ Công nghiệp 4
41 p | 368 | 77
-
Giáo án điện tử môn Sinh vật học : Nhập môn Công nghệ sinh học Chương 1
0 p | 132 | 38
-
Giáo trình Thực hành hóa đại cương (hệ Cao đẳng và Trung cấp): Phần 2
24 p | 191 | 19
-
Giáo trình Vận hành công trình xử lý nước thải (Nghề: Cấp thoát nước) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
46 p | 56 | 11
-
Giáo trình Vận hành công trình xử lý nước cấp (Nghề: Cấp thoát nước) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
50 p | 54 | 11
-
Giáo án điện tử môn sinh vật học:CÔNG NGHỆ SINH HỌC VI SINH VẬT
0 p | 87 | 8
-
Bài giảng Hóa học công nghệ - môi trường 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
86 p | 74 | 5
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
71 p | 4 | 3
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
83 p | 5 | 3
-
Giáo trình Thực hành vận hành máy móc và công trình (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
19 p | 6 | 2
-
Giáo trình Thực tập vận hành mạng lưới thoát nước (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
53 p | 5 | 2
-
Giáo trình Vận hành máy móc và công trình (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
87 p | 6 | 2
-
Giáo trình Vật liệu và thiết bị đường ống 2 (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
58 p | 6 | 2
-
Giáo trình Xử lý bùn (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
30 p | 7 | 2
-
Tài liệu hướng dẫn Thực tập vận hành nhà máy xử lý nước thải (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
92 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn