intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn Thực tập vận hành nhà máy xử lý nước thải (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn "Thực tập vận hành nhà máy xử lý nước thải (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Vận hành công trình cơ học; vận hành công trình sinh học tự nhiên; vận hành công trình sinh học nhân tạo; vận hành công trình xử lý bùn cặn;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn Thực tập vận hành nhà máy xử lý nước thải (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VẬN HÀNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ngành: Kỹ thuật thoát nước & Xử lý nước thải Trình độ: Cao đẳng Ban hành kèm theo Quyết định số 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội – 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng cho nhu cầu học tập của sinh viên ngành KTTN&XLNT, đồng thời được sự chỉ đạo của trường Cao đẳng xây dựng số 1, Bộ môn Thoát nước – Khoa QLXD & ĐT đã biên soạn tài liệu hướng dẫn mô đun 30: THỰC TẬP VẬN HÀNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tài liệu hướng dẫn này bao gồm các bài sau: Bài 1 : Vận hành công trình cơ học. Bài 2 : Vận hành công trình sinh học tự nhiên Bài 3: Vận hành công trình sinh học nhân tạo Bài 4: Vận hành công trình xử lý bùn cặn Bài 5: Vận hành thiết bị, đường ống dẫn khí Bài 6: Vận hành hệ thống đường ống, thiết bị hóa chất, khử trùng Bài 7: Kỹ thuật truyền dẫn và điều khiển (SCADA) Với những kiến thức cơ bản trên sinh viên sau khi học xong môn học có thể thực hiện các kỹ năng sau: + Vận hành được công trình cơ học: song chắn rác bể lắng cát, bể tách chất lơ lửng + Vận hành được các công trình xử lý sinh học bằng phương pháp tự nhiên: hồ chứa sinh học, bãi lọc thực vật... Phương pháp màng sinh học: Bể lọc cố định, nhỏ giọt, ngập nổi, nổi xoay. Phương pháp bùn hoạt tính. Các công trình xử lý bùn: làm khô, ổn định, cô đặc bùn. Xử lý khí.... + Vận hành được thiết bị, đường ống dẫn khí; + Vận hành được hệ thống đường ống, thiết bị hóa chất, khử trùng; + Phát hiện và xử lý được các sự cố thông thường; + Xả khô, thông rửa được các thiết bị, bể xử lý nước thải; + Kỹ thuật truyền dẫn và điều khiển (SCADA); + Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định Trong quá trình biên soạn cuốn Tài liệu hướng dẫn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi xin tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng để những lần in sau sẽ hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2020 2
  4. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Thị Minh Nga 3
  5. Mục lục Bài 1: Vận hành công trình cơ học ................................ Thời gian: 30,0 giờ. 6 1.1. Sơ đồ nguyên lý làm việc của công trình cơ học .....Thời gian: 3,0 giờ 6 1.2. Quy trình vận hành của công trình cơ học Thời gian: 3,0 giờ ........... 7 1.3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu dùng cho vận hành công trình cơ học ....... 8 1.4. Vận hành nhóm công trình cơ học ........................ Thời gian: 12,0 giờ 12 1.5. Xử lý sự cố Thời gian: 6,0 giờ ........................................................ 21 Bài 2: Vận hành công trình xử lý sinh học tự nhiên ....... Thời gian: 30,0 giờ. 31 2.1. Nhiệm vụ, phân loại công trình xử lý sinh học tự nhiên .................. 31 2. 2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của công trình xử lý sinh học tự nhiên .. 31 2. 3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu dùng cho vận hành công trình xử lý sinh học tự nhiên ..................................................................................................... 32 2.4. Vận hành công trình xử lý sinh học tự nhiên .................................... 33 Bài 3: Vận hành công trình xử lý sinh học nhân tạo ...... Thời gian: 40,0 giờ. 46 3.1. Nhiệm vụ, phân loại công trình xử lý sinh học nhân tạo .................. 46 3.2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của công trình sinh học nhân tạo Thời gian: 3,0 giờ 48 3.3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu dùng cho vận hành công trình sinh học nhân tạo nhiên .......................................................................................... 49 3.4. Vận hành nhóm công trình sinh học nhân tạo ...... Thời gian: 12,0 giờ 52 Bài 4: Vận hành công trình xử lý bùn cặn ...................... Thời gian: 30,0 giờ. 54 4.1. Nhiệm vụ, phân loại công trình xử lý bùn cặn ........Thời gian: 6,0 giờ 54 4.2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của công trình xử lý bùn cặn................... 54 4. 3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu dùng cho vận hành công trình xử lý bùn cặn ............................................................................................................ 54 4
  6. 4.4. Vận hành công trình xử lý bùn cặn .................................................. 55 4.5. Ép khô bùn ........................................................................................ 58 Bài 5: Vận hành thiết bị, đường ống dẫn khí .............................................. 58 5.1. Sơ đồ nguyên lý làm việc của thiết bị, đường ống dẫn khí .............. 58 5.2. Quy trình vận hành thiết bị, đường ống dẫn khí............................... 58 5.3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu dùng cho vận hành công trình xử lý bùn cặn ............................................................................................................ 58 5.4. Vận hành thiết bị, đường ống dẫn khí .............................................. 59 5.5. Xử lý sự cố ........................................................................................ 62 Bài 6: Vận hành hệ thống đường ống, thiết bị hóa chất, khử trùng ............ 62 6.1. Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống đường ống, thiết bị hóa chất, khử trùng .................................................................................................. 63 6.2. Quy trình vận hành hệ thống đường ống, thiết bị hóa chất, khử trùng .................................................................................................................. 63 6.3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu dùng cho vận hành đường ống, thiết bị hóa chất, khử trùng ......................................................................................... 63 6.4. Vận hành thiết bị hóa chất, khử trùng .............................................. 63 6.5. Xử lý sự cố ........................................................................................ 66 Bài 7: Kỹ thuật truyền dẫn và điều khiển (SCADA) .................................. 67 7.1. Làm quen với kỹ thuật đo được sử dụng tại nhà máy ...................... 67 7.2. Vận hành hệ thống kỹ thuật truyền dẫn và điều khiển ..................... 68 7.3. Diễn giải các thông báo sự cố........................................................... 69 7.4. Các biện pháp khắc phục sự cố ........................................................ 74 7.5. Lập báo cáo bảo trì, bảo dưỡng bơm và hiệu chuẩn các thiết bị khác .................................................................................................................. 83 5
  7. Bài 1: Vận hành công trình cơ học Thời gian: 30,0 giờ. Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Trình bày được sơ đồ nguyên lý làm việc của song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng. - Trình bày được quy trình vận hành của các công trình cơ học; - Giao, nhận ca, kiểm tra được thực trạng của các công trình cơ học theo thực tế; - Vận hành được công trình cơ học; - Xử lý được sự cố thông thường xẩy ra trong quá trình vận hành; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định. Nội dung: 1.1. Sơ đồ nguyên lý làm việc của công trình cơ học Thời gian: 3,0 giờ 6
  8. 1.2. Quy trình vận hành của công trình cơ học Thời gian: 3,0 giờ 1.Xử lý bậc 1 Song chắn rác thô Nước thải phát sinh từ các nguồn thải khác nhau được dẫn về hố bơm. Song chắn rác thô được lắp đặt trên kênh dẫn nước vào hố bơm nhằm tách bỏ rác hay chất lơ lửng kích thước lớn (>10mm) có khả năng phá hủy hệ thống bơm. Rác được giữ lại trên song chắn sẽ được thải bỏ định kì một cách hợp vệ sinh. Hệ thống bơm nước thải đầu vào (T101) Tại đây, nước thải được bơm sang Bể điều hòa bằng hệ thống bơm đặt chìm trong bể Song chắn rác tinh Nước thải từ hố bơm được bơm lên song chắn rác tinh 2mm để loại hố rác hay chất lơ lửng có kích thước nhỏ (> 2mm). Phần rác sau song chắn sẽ được thu gom tự động vào các thùng chứa rác bên dưới và thải bỏ định kì. Bể điều hòa (T102) Nước thải được bơm từ hố bơm sẽ chảy qua hệ thống lọc rác tinh dạng trống quay trước khi đổ vào hố điều hòa. Nước thải được điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, 9và dưới tác dụng của khí nén từ máy thổi khí, các chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ tránh quá trình ràng cặn. Từ hố điều hòa nước thải sẽ được bơm sang bể keo tụ bằng hệ thống bơm chìm đặt trong hố. Sân phơi cát Cát trong nước thải lắng xuống tại đáy hố bơm sẽ được bơm định kỳ sang sân phơi cát để tách nước. 2. Xử lý hóa lý Bể keo tụ (T103) Tại hố keo tụ, nước thải được hòa trộn với hóa chất keo tụ được châm từ bồn chứa hóa chất thông qua bơm định lượng. Chất keo tụ giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn. pH trong bể sẽ được tối ưu hóa cho quá trình keo tụ thông qua đầu dò pH tự động, đầu dò này sẽ xuất tín hiệu để điều khiển các bơm định lượng NaOH và H2SO4 nhằm duy trì pH trong khoảng 6.5 đến 7.5. Sau quá trình keo tụ, nước thải chảy vào bể tạo bông. Bể tạo bông (T104) Nước thải từ hố keo tụ được tiếp tục dẫn qua bể tạo bông. Tương tự như bể keo tụ, tại bể tạo bông, polymer anion sẽ được châm vào để kích thích quá 7
  9. trình tạo thành các bông cặn lớn hơn. Polymer này có tác dụng hình thành các “cầu nối” liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau. Nước thải từ bể tạo bông sẽ được dẫn qua bể lắng sơ cấp nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải Bề lắng 1 (T105) Quá trình keo tụ sẽ làm phát sinh và gia tăng liên tục lượng bùn. Do đó, bể lắng 1 (hay còn gọi là bể lắng hóa lý) được thiết kế để thu gom lượng bùn này. Bể lắng bùn được thiết kế đặc biệt tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể và được gom vào tâm nhờ hệ thống thu gom bùn lắp đặt dưới đáy bể. Bùn sau khi lắng được đưa về bể chứa bùn. Phần nước trong sau lắng được thu hồi lại bằng hệ thống máng thu nước răng cưa được hố trí trên bề mặt bể và tiếp tục được dẫn sang hệ thống xử lý sinh học. Dầu mỡ ở dạng nổi sẽ được tách khỏi nước một cách dễ dàng thông qua quá trình nổi dựa trên sự chênh lệch tỉ trọng giữa các hạt dầu và nước; phần dầu mỡ ở dạng nhũ tương sau khi qua quá trình chỉnh pH và keo tụ tạo bông, các hạt nhũ tương sẽ bị phá vỡ và kết hợp lại thành các hạt dầu có kích thước lớn hơn nên sẽ dễ dàng nổi lên bề mặt của bể lắng 1. Lớp váng nổi này sẽ được gạt và thu gom vào hố chứa váng nổi. Bùn lắng 1 sẽ được bơm định kỳ sang bể chứa bùn để ổn định trước khi bơm sang máy ép bùn. Bùn này chứa nồng độ chất rắn cao (2-3%); vì vậy nó có thể được bơm trực tiếp sang bể chứa bùn mà không cần thiết phải nén. Trong hệ thống xử lý nước thải, bể tách dầu không được thiết kế độc lập bởi vì nồng độ dầu mỡ khoáng rất thấp. Sau bể keo tụ tạo bông, dầu sẽ nổi lên trên bề mặt bể lắng 1 tạo thàng váng dầu, tại đây dầu mỡ được loại bỏ thủ công bằng cách thu vào bể gom, sau đó bơm sang bể chứa bùn 1.3. Dụng cụ, thiết bị, vật liệu dùng cho vận hành công trình cơ học Thời gian: 6,0 giờ 1.3.1. Dụng cụ, thiết bị 1.3.1.1. Các loại dụng cụ, thiết bị dùng cho vận hành công trình cơ học Lắng cát là 1 phần quan trọng trong quy trình xử lý nước thải. Đây là 1 bước xử lý sơ bộ nhằm tránh những hao mòn không cần thiết cho các thiết bị cơ khí ở phía sau và hạn chế cát tích tụ trong các đường ống, bể và mương. Ngoài loại bỏ sạn thô, việc lắng cát còn giúp loại bỏ phân tử nhỏ như cát, vỏ trứng 8
  10. và các chất hữu cơ nặng khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng hệ thống cống kết hợp thường mang nước thải có 1 lượng lớn cát sạn. Các hàng rào an toàn để ngăn không cho nhân viên vận hành và khách tham quan (được mời hoặc không) đi tới hoặc rơi vào các mương lắng cát được thiết lập xung quanh 1 phần mương lắng cát. Sau này nên lắp thêm các hàng rào cố định xung quanh tất cả mương lắng cát để đảm bảo an toàn hơn. 1.3.1.2. Nhận dạng dụng cụ, thiết bị Mương lắng cát Hệ thống lắng cát của trạm bơm Đồng Diều có 2 mương lắng cát trọng lực vận hành song song và 1 gầu cạp đất ở phía trên cao với hệ thống pa lăng/con lăn. Mỗi mương lắng cát là 1 bể hình chữ nhật có kích thước khoảng 410 m3. Trong các mương lắng cát, vận tốc nước được điều khiển để các phần tử cát nặng hơn có thể lắng xuống trong khi các chất rắn hữu cơ nhẹ hơn vẫn lơ lửng. Việc điều khiển vận tốc được thực hiện bằng cách điều khiển lưu lượng nước đi vào bể. 9
  11. Pa lăng điện gồm 2 tời có công suất 2 tấn được gắn trên 1 con lăn được điều khiển bằng mô tơ. Pa lăng vận hành trên 1 đường 1 ray dầm chữ I. Toàn bộ chức năng của pa lăng và con lăn được điều khiển từ 1 bảng điều khiển treo. Bảng sau là danh sách các thông số quan trọng trong hệ thống lắng cát ở trạm bơm Đồng Diều. Thông số Giá trị Bể lắng cát Số lượng 2 Loại Hình chữ nhật, lắng trọng lực Kích thước 4.5m x 24.5m x 2.0m(độ sâu của nước) với độ sâu của bể 3.7m Diện tích tiết diện ngang mỗi bể 9.0m2 Thể tích mỗi bể 221m3 Lưu lượng dòng vào trung bình 141,000m3/ngày theo thiết kế Lưu lượng đỉnh 192,000m3/ngày (2 bơm vận hành) Vận tốc qua mương lắng cát ở lưu 0.091m/giây (2 mương lắng cát hoạt lượng thiết kế động) Vận tốc qua mương lắng cát ở lưu 0.123m/ giây (2 mương lắng cát hoạt lượng đỉnh động) Thời gian lưu trữ ở lưu lượng 3.3phút (2 mương lắng cát hoạt động) đỉnh Kích thước cửa cống vào và ra 2.0m x 1.2m Cần trục và pa lăng Loại Gầu cạp đất với cần trục di chuyển (loại pa lăng 1 đường ray) Số lượng 1 Nhà sản xuất Okura Mô tơ đóng mở gầu cạp 3-pha, 6.2kW Nhà sản xuất gầu cạp Tobu Thể tích gầu cạp đất 0.25m3 Lượng tải định mức 0.4t 10
  12. Công suất tải của pa lăng 2.0t Nhà sản xuất pa lăng điện Mitsubishi Loại pa lăng S-5-LDKG3 (sử dụng 2 bộ pa lăng cùng loại) Mô tơ pa lăng 3-pha, 6.2kW Độ cao nâng lên tối đa 6.9m Vận tốc pa lăng Vận tốc định mức: 0.223 m/giây, mô tơ: 6.2 kW Tầm với 10.8m (tầm với ra phía đông: 4.5m) Dây cáp 6x37, SB Class, SUS304, đường kính 11.2mm Mô tơ di chuyển và di chuyển ngang và Phanh hãm Nhà sản xuất Hitachi Số lượng mô tơ di chuyển ngang 2 Số lượng mô tơ di chuyển 2 Di chuyển ngang Vận tốc định mức: 0.417 m/giây, Mô tơ: 2 x 0.4 kW Di chuyển Vận tốc định mức: 0.5 m/ giây, Mô tơ: 2 x 1.5 kW Phanh hãm – Nhà sản HB Đĩa - Hitachi/MS1A, 2 xuất/Loại/Số lượng Nhà sản xuất cuộn dây cáp/Chiều Nichiden-Shoko Co./20m dài 1.3.2. Vật liệu 1.3.2.1. Các loại vật liệu dùng trong vận hành công trình cơ học Thiết bị trong trạm xử lý: a/ Những thiết bị để phân phối nước đều trong từng công trình, cụ thể là những ngăn, giếng phân phối trước các bể lắng đợt 1 và các bể mêtan khi cho cặn liên tục vào bể, các bộ phận phân phối trước bể aêrôten và bể lắng đợt 2. b/ Những thiết bị để ngắt khi cần thiết không cho công trình làm việc khi xả cạn đáy tẩy rửa công trình, ống dẫn hoặc khi sửa chữa. 11
  13. c/ Thiết bị để xả nước thải trước và sau các công trình xử lý cơ học khi có sự cố. Các kênh máng chính từ trạm xử lý phải tính tới với lưu lượng giây lớn nhất của nước thải, có tính đến khả năng mở rộng công trình. Ngoài các công trình sản xuất chính, tuỳ thuộc vào điều kiện địa phương, trong phạm vi trạm xử lý còn phải có các công trình phục vụ khác như: lò hơi, xưởng cơ khí, trạm biến thế, nhà để xe, phòng hành chính, phòng thí nghiệm. Xung quanh trạm xử lý phải có hàng rào ngăn cách, trong trạm phải đầy đủ tiện nghi, trồng cây xanh, chiếu sáng, đường cấp phối và qua lại giữa các công trình, nhà cửa... Tuỳ thuộc vào điều kiện địa phương phải có biện pháp chống lũ lụt. Chung quanh mối công trình phải có song chắn để đảm bảo an toàn 1.3.2.2. Nhận dạng vật liệu Tuỳ thuộc vào điều kiện địa phương có các loại vật liệu khác nhau. 1.4. Vận hành nhóm công trình cơ học Thời gian: 12,0 giờ 1.4.1. Giao, nhận ca 1.4.1.1. Yêu cầu và biện pháp giao, nhận ca Quy định về nhận ca a) Nhân viên vận hành phải có mặt trước giờ giao nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xảy ra từ ca hiện tại và ca gần nhất của ca hiện tại để nắm được rõ tình trạng vận hành của trạm, nhà máy, hệ thống thuộc quyền điều khiển; b) Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải hiểu và thực hiện các nội dung sau: - Phương thức vận hành trong ngày; - Sơ đồ kết dây thực tế, lưu ý những thay đổi so với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị; - Nội dung ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao nhận ca; - Các thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca; - Nội dung điều lệnh mới trong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trên và các đơn vị; 12
  14. - Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ; - Kiểm tra hoạt động của hệ thống điều khiển, thiết bị phụ trợ và thông tin liên lạc; - Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca trực; - Tình hình nhân sự trong ca trực và các nội dung cụ thể khác theo quy định riêng của từng đơn vị; - Ký tên vào sổ giao nhận ca. * Đối với nhân viên giao ca: 1. Kiểm tra chốt trực trước giờ bàn giao 2. Liệt kê tất cả những điểm lưu ý trong ca trực trước của mình. 3. Ghi chép đầy đủ vào sổ giao ca. 4. Kiểm tra lại toàn bộ trang thiết bị, công cụ hỗ trợ của bảo vệ và tài sản thuộc phạm vi trách nhiệm kiểm soát của mình để chuẩn bị bàn giao. 5. Phải quét dọn vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp lại nơi làm việc trước khi bàn giao ca. * Đối với nhân viên nhận ca: 1. Phải đảm bảo tác phong đúng theo quy định 2. Tuân thủ các quy tắc của bảo vệ, đảm bảo không có mùi rượu bia trước khi vào mục tiêu. 3. Phải có mặt tại nơi làm việc trước 15 phút để thực hiện Quy trình Chào ca/bàn giao ca. 4. Phối kết hợp với người giao ca cho mình. 5. Khẩn trương và nghiêm túc khi thực hiện Quy trình giao – nhận ca. 1.4.1.2. Giao, nhận ca Đối với nhân viên giao ca: 1. Ghi lại toàn bộ trang thiết bị, công cụ hỗ trợ trong phạm vi kiểm soát của mình. 2. Các công việc đang xử lý, chưa hoàn thành cho ca sau tiếp tục theo dõi và thực hiện. 3. Những sự cố xảy ra tại vị trí mình và các bước đã xử lý. Hoặc những bước nào ca trước chưa xử lý mà ca sau phải thực hiện. 13
  15. 4. Ghi chép và thông báo rõ ràng cho nhân viên nhận ca được biết. Trường hợp có nội dung nào chưa rõ, các bên phải trao đổi và thống nhất với nhau. 5. Ký nhận vào bên giao Đối với nhân viên nhận ca: 1. Kiểm tra đầy đủ số lượng tình trạng công cụ hỗ trợ, sổ sách, văn phòng phẩm 2. Kiểm tra các loại phương tiện cần bàn giao (nếu có) 3. Các công việc mà ca trước chưa hoàn thành 4. Các sự cố đã xảy ra trong ca trực trước (nếu có) 5. Vệ sinh tại khu vực làm việc 6. Sau khi kiểm tra nếu không có gì sai sót phải ký nhận vào sổ để nhân viên giao ca ra về. 7. Trường hợp sau khi kiểm tra không trùng khớp với thực tế bàn giao thì phải yêu cầu nhân viên giao ca giải trình hoặc phải lập biên bản về sự việc để xác minh và thông báo cho đội trưởng, ca trưởng biết. 8. Ký nhận đúng với thực tế khi kiểm tra. Để phục vụ cho Quy trình giao nhận ca diễn ra thuận tiện, PMV đã ban hành những biểu mẫu bàn giao. Các biểu mẫu sẽ tùy thuộc vào từng vị trí công việc. Từ nhân viên bảo vệ thông thường cho đến vị trí quản lý đều phải sử dụng: o Biểu mẫu QT21-01: “Sổ bàn giao ca trực cho vị trí”. Dành cho các vị trí trong mục tiêu có từ 2 ca trở lên trong ngày. Nhân viên bảo vệ sẽ sử dụng mẫu này để ghi nhận các vấn đề bàn giao giữa các ca trực. o Biểu mẫu QT21-02: “Sổ bàn giao ca trực chung cho mục tiêu”. Sổ này được dành cho các vị trí quản lý mục tiêu, bao gồm Ca trưởng hoặc Đội trưởng. Các vấn đề chung của mục tiêu cần lưu ý cho người quản lý ca sau sẽ được ghi nhận. Thông thường các biểu mẫu này sau khi sử dụng hết sẽ được chuyển về bộ phận Quản lý Hành chính/Nhân sự để lưu trữ. Thời hạn lưu trữ là từ 1 năm trở lên. Tùy từng mục tiêu, khách hàng, các biểu mẫu trên có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, nếu khách hàng của PMV yêu cầu áp dụng các biểu mẫu của khách hàng để kiểm soát thì PMV sẽ sử dụng các biểu mẫu của khách hàng. 14
  16. 1.4.2. Kiểm tra trước khi vận hành 1.4.2.1. Phương pháp kiểm tra Kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra qua thiết bị điều khiển và truyền dẫn. 1.4.2.2. Thực hành kiểm tra Các công tác xử lí sơ bộ • Lưới chắn rác mịn khe 6 mm + máy thu gom rác • Hệ thống sục khí kết hợp loại bỏ cát sỏi và dầu mỡ Dầu được tách và gom vào xe kíp Bơm cát để phân loại và gom vào xe kíp - Lượng nước thải chảy vào toàn trạm và từng công trình: Điều kiện quan trọng là phải xem lưu lượng thực tế có đúng với lưu lượng thiết kế không. Nên tiến hành đo lưu lượng nước thải bằng các dụng cụ thiết bị tự ghi qua bảng tự ghi có thể biết được lưu lượng tổng cộng và sự dao động của lưu lượng theo giờ trong ngày đêm. Nếu toàn bộ nước thải được đưa vào công trình xử lý bằng trạm bơm chung có trang bị đồng hồ đo lưu lượng thì không phải đo lưu lượng tổng cộng ở trạm làm sạch nữa. Khi có các số liệu về lưu lượng nước thải thì phải thường xuyên chuyển từ trạm bơm về trạm xử lý. Lượng cát, cặn, bùn hoạt tính và hơi khí thu được: Lượng cặn tươi và bùn hoạt tính có thể xác định theo dung tích của bể chứa(buồng thu nhận) trong trạm bơm bùn và theo lưu lượng máy bơm 1.4.3. Vận hành 1.4.3.1. Phương pháp vận hành Vận hành theo phương pháp thủ công hoặc tự động, bán tự động tùy theo mức độ qui mô và trang bị của nhà máy. 1.4.3.2. Vận hành trạm Vận hành mương lắng cát Trước hệ thống lắng cát là song chắn rác. Nước thải đi qua song chắn rác được xả ra 1 bể nước chứa nước vào lắng cát chung trước khi được phân phối đến các mương lắng cát. Khi nước thải chảy vào mương lắng cát, các phân tử cát lắng xuống đáy và được dọn sạch định kỳ bằng hệ thống gàu cạp đất ở phía trên. Dòng ra từ mương lắng cát chảy đến cống trọng lực giữa trạm bơm Đồng Diều và nhà máy Bình Hưng. Các quy trình xử lý sơ cấp và thứ cấp được thực hiện tại nhà máy Bình Hưng. Cửa cống ở 2 đầu mương giúp điều khiển lượng nước thải vào và ra khỏi mương. Vận tốc trong mương lắng cát phải được duy trì dưới 0.3m/giây. 15
  17. Nhân viên vận hành không điều khiển nhiều vận tốc qua mương lắng cát mà chủ yếu là lựa chọn sử dụng 1 trong 2 mương lắng cát. Nếu vận tốc trên 0.3m/giây thì cát vô cơ sẽ bị rửa trôi khỏi mương lắng cát. Ngược lại, nếu vận tốc thấp hơn 0.15m/giây thì quá nhiều chất hữu cơ bị lắng trong mương lắng cát. Nhân viên vận hành có thể cô gắng giữ cho lưu lượng qua mương trong khoảng vận tốc được nói ở trên (0.15m.giây đến 0.30 m/giây) bằng cách điều chỉnh lưu lượng được bơm bởi các bơm chìm ở trạm bơm Đồng Diều, nhưng mà tốc độ bơm rất ít linh hoạt vì số lượng bơm vận hành (0, 1 hoặc 2 bơm) sẽ chỉ tương ứng với các lưu lượng 96000 hoặc 192000m3/ngày. Không dễ để có thể đạt được các tốc độ khác, và hơn nữa số lượng bơm được vận hành ở trạm bơm Đồng Diều phụ thuộc vào các yếu tố khác như lưu lượng mong muốn hay lưu lượng mà nhà máy Bình Hưng có khả năng xử lý được. Bảng dưới cho biết vận tốc nước chảy qua mương lắng cát phụ thuộc vào số lượng bơm ở Đồng Diều đang vận hành và số lượng mương lắng cát đang hoạt động. Vận tốc nước trong mương lắng cát (m/giây) Số lượng bơm đang vận hành 0 1 2 Số lượng mương lắng cát đang hoạt động 1 0 0.123 0.247 2 0 0.062 0.123 Bảng này sử dụng tốc độ bơm của các bơm chìm ở trạm bơm Đồng Diều là 66.7m3/phút Khi cát tích tụ lại ở dưới đáy mương lắng cát thì vận tốc trong bảng trên sẽ tăng lên đôi chút. Khi mương lắng cát số 1 ngưng hoạt động, cửa nước vào và ra của nó sẽ đóng và đối với mương số 2 cũng tương tự như vậy. 16
  18. Cửa cống của hệ thống lắng cát và bảng tên của nó Mực nước ở đầu ra mương lắng cát được đo trực tiếp bằng thiết bị đo bằng áp suất– Endress Hauser dòng FHB 20. Thiết bị đo và truyền tin bằng áp suất này nằm gần cửa dòng ra. Ma trận của thiết bị đo lưu lượng này được trình bày trong bảng sau. Các ô chính và các giá trị trong ô được giải thích phía sau ma trận . Ma trận của Endress Hauser FHB 20 V/H 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1153 0 0 -400 2600 1 1153 - 1 - - - - - - - - - - 2 - - - - - - - - - - 3 3 - - - 3 0 1153 0 - - 4 - - - - - - - - - - 5 - - - - - - - - - - 6 - - - - - - - - - - 7 0 4079 4004 25 36 - - - - - 8 - - - - - - - - - - 9 E E620 - 7920 - 0 0 - 12.19 333 V0H0 = Giá trị đo được; trong trường hợp này đơn vị áp suất mmNước được quy định bởi các giá trị trong ô V3H0 và V3H4. Vì sensor nằm cách đáy mương lắng cát 400mm và số 0 của sensor (4mA = -400mm trong ô V0H5) là -400mm. Độ sâu thực tế của nước trong mương lắng cát = giá trị đo được + 800mm. Ví dụ nếu ô V0H0 hiển thị 1150, thì độ sâu của nước trong mương lắng cát là 1950mm hoặc 1.950m. 17
  19. V0H4 = Giảm tốc độ hiển thị; số trong ô này điều khiển tốc độ thay đổi giá trị đo được hiển thị trong ô V0H0, số càng cao tốc độ thay đổi càng chậm . V0H5 = Giá trị thấp nhất, trong trường hợp này -400mm được hiển thị (ở mức thấp nhất 4mA khi mực nước ngang bằng mực sensor) V0H6 = Giá trị cao nhất, trong trường hợp này là 2600mm (ở mức cao nhất 20mA) V0H7 = Khi nhập số 1 vào ô này, khi có lỗi, giá trị +19999 sẽ xuất hiện trong ô giá trị đo được V0H0 V0H8 = Áp suất được điều chỉnh bằng với giá trị trong ô V3H6 (áp suất sensor) trừ cho giá trị trong ô V3H7 ( hệ số điều chỉnh hoặc hệ số “vị trí”) V3H0 = Chế độ calib hoặc vận hành. Trong ô này, giá trị 0 = mực nước và 3 = áp suất V3H4 = Giá trị trong ô này quy định đơn vị áp suất; 0 = mbar, 1 = bar, 2 = mNước, 3 = mmNước, 4 = psi, 5 = ftNước, 6 = inchNước v.v. V3H5 = Giá trị trong ô này quy định đơn vị đo nhiệt độ bên trong; 0 = o C, 1 = oF V3H6 = Áp suất đo được bởi sensor được hiển thị trong ô này V3H7 = Hệ số điều chỉnh hoặc hệ số vị trí được dùng để tính giá trị đo được trong ô V0H0, giá trị trong ô V0H0 = giá trị trong V3H6 trừ cho giá trị trong V3H7 V7H3 = Nhiệt độ bên trong sensor theo đơn vị được cài đặt trong ô V3H5 V7H4 = Số đo nhiệt độ tối đa theo đơn vị được cài đặt trong ô V3H5 V9H0 = Mã lỗi thông báo cho nhân viên kỹ thuật của thiết bị V9H1 = Mã lỗi cuối cùng nhận được V9H3 = Số thiết bị và phần mềm V9H8 = Giá trị hiển thị dòng điện (4.0mA đến 20.0 mA) V9H9 = Mã để khoá và mở khoá ma trận vận hành Máy đo áp suất và truyền tin FHB20 gửi tín hiệu đến phòng điều khiển, ở đó đồng hồ “Grit Chamber Water Level” hiển thị mực nước trong mương lắng cát. Mực nước đo được chỉ là trong 1 mương lắng cát. Nếu mực nước tăng đến 1.5m trong đồng hồ “Grit Chamber Water Level” thì cảnh báo “G. C. Outlet W. Level HH”trong phòng điều khiển chính sẽ được kích hoạt. Cảnh 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1