intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "An toàn lao động (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Những nguy hiểm trong lao động và khi làm việc với các thiết bị kỹ thuật thoát, xử lý nước thải; các mối nguy hại trong khi vận hành mạng lưới thoát nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH: KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT /QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “An toàn lao động” cung cấp những kiến thức về các mối nguy hiểm trong lĩnh vực xử lý nước thải và công tác an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực xử lý nước thải, là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải trình độ Cao đẳng. Giáo trình gồm 6 chương về các nội dung: Cơ sở pháp lý, những nguy hiểm khi làm việc trên công trình nước thải, phương pháp an toàn và nguyên tắc công tác, an toàn cho vị trí tiếp cận công trình tại khu vực giao thông công cộng, làm việc trong và trên công trình, an toàn điện. Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Cấp nước và Thoát nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lương Thị Phương Thảo 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ ............................................................................... 7 1.1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động về an toàn lao động theo Luật lao động của Việt Nam. ................................................................................. 7 1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp về an toàn lao động theo Luật lao động của Việt Nam. ............................................................................... 10 CHƯƠNG 2: NHỮNG NGUY HIỂM KHI LÀM VIỆC TRÊN CÔNG TRÌNH NƯỚC THẢI........................................................................................................... 12 2.1. Nguy cơ về sức khỏe .................................................................................... 14 2.1.1. Nguy cơ nhiễm khuẩn từ mầm bệnh ...................................................... 14 2.1.2. Thiếu oxy ............................................................................................... 15 2.1.3. Khí độc như CO2 và H2S tạo ra từ quá trình hủy mục.......................... 16 2.1.4. Làm việc trong khi các chất độc/nguy hại này được giải phóng ........... 16 2.2. Nguy cơ nổ ................................................................................................... 16 2.2.1. Khí ga ........................................................................................................ 16 2.2.2. Khí và hơi cháy được ................................................................................ 16 2.3. Nguy cơ cơ khí ............................................................................................. 16 2.3.1. Nguy cơ cơ khí ....................................................................................... 16 2.3.2. Dừng lại trong khu vực giao thông công cộng ...................................... 18 2.3.3. Nâng và hạ nắp hố ga ............................................................................. 19 2.3.4. Ngã ......................................................................................................... 19 2.3.5. Dòng chảy mạnh .................................................................................... 19 2.4. Các nguy cơ khác.......................................................................................... 19 2.4.1. Trượt, va đập .......................................................................................... 19 2.4.2. Điện ........................................................................................................ 20 2.4.3. Thiếu kỹ thuật an toàn ............................................................................ 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP AN TOÀN VÀ NGUYÊN TẮC CÔNG TÁC .... 21 3.1. Các thiết bị an toàn cá nhân-Trang bị bảo hộ lao động cho cá nhân (PSA). 21 3.1.1. Thiết bị an toàn cá nhân nói chung ........................................................ 21 3.1.2. Thiết bị an toàn cá nhân đặc biệt ........................................................... 22 3.2. Thiết bị cứu hộ .............................................................................................. 26 3.3. Bảo vệ chống khí độc và thiếu ôxi ............................................................... 28 3.3.1. Máy cảnh báo khí ...................................................................................... 28 3.3.2. Tính chất, nguy cơ và giới hạn của khí được đo ....................................... 29 3.3.3. Thông khí tự nhiên và thông khí kỹ thuật ................................................. 30 4
  5. 3.4. Bảo vệ khỏi nhiễm khuẩn và mầm bệnh. ..................................................... 32 3.4.1. Đường lây nhiễm .................................................................................... 32 3.4.2. Bảo vệ tay chân ...................................................................................... 33 3.4.3. Bảo vệ cơ thể .......................................................................................... 33 3.4.4. Bảo vệ da (Kế hoạch bảo vệ da) ............................................................ 34 3.4.5. Giặt tẩy ................................................................................................... 34 3.4.6. Buồng đen/trắng ..................................................................................... 35 CHƯƠNG 4: AN TOÀN CHO VỊ TRÍ TIẾP CẬN CÔNG TRÌNH TẠI KHU VỰC GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ..................................................................... 36 4.1. Biển báo cho giao thông. .............................................................................. 36 4.1.1. Thiết bị quây chắn vị trí làm việc. ......................................................... 36 4.1.2. Khoảng cách và chiều cao lắp đặt biển báo ........................................... 36 4.2. Thiết bị cảnh báo. ......................................................................................... 37 4.2.1. Biển ký hiệu công trường ....................................................................... 37 4.2.2. Đèn cảnh báo. ......................................................................................... 44 4.2.3. Quần áo cảnh báo ................................................................................... 45 4.3. An toàn tại nơi làm việc. .............................................................................. 45 4.3.1. Nguyên tắc đối với công trường làm việc dài hạn ................................. 45 4.3.2. Nguyên tắc đối với công trường làm việc ngắn hạn .............................. 47 4.3.3. Công trường tại khu vực đi bộ và xe đạp ............................................... 48 CHƯƠNG 5: LÀM VIỆC TRONG VÀ TRÊN CÔNG TRÌNH ............................ 52 5.1. Phương pháp tổ chức .................................................................................... 52 5.1.1.Quy định của nhà máy ................................................................................ 52 5.1.2.Giấy phép .................................................................................................... 52 5.2. Phương pháp an toàn tại tất cả các vị trí và các công đoạn .......................... 52 5.3. Chui xuống hố ga và đi trong cống. ............................................................. 52 5.4. Cứu hộ và sơ cứu. ......................................................................................... 60 CHƯƠNG 6: AN TOÀN ĐIỆN.............................................................................. 62 6.1. Các tác động ................................................................................................. 62 6.1.1. Tác động sinh lý ..................................................................................... 62 6.1.2. Tác động nhiệt ........................................................................................ 62 6.1.3. Tác động hóa học ................................................................................... 62 6.2. Nguyên nhân tai nạn điện ............................................................................. 62 6.2. Nguyên tắc an toàn ....................................................................................... 63 6.4. Sơ cứu trong tai nạn điện. ............................................................................. 68 5
  6. GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG Tên môn học: An toàn lao động Mã môn học: MH17 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được phân bố vào năm thứ hai. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Nhận biết những nguy hiểm trong lao động và khi làm việc với các thiết bị kỹ thuật thoát, xử lý nước thải. + Trình bày được các mối nguy hại trong khi vận hành mạng lưới thoát nước. - Về kỹ năng:  Sử dụng phù hợp các thiết bị bảo hộ cá nhân trong từng trường hợp trong khi làm việc tại trạm xử lý nước thải  Vận dụng đúng các biện pháp bảo hộ lao động cần thiết khi làm việc tại các công trình thuộc hệ thống thoát nước trong tất cả các công đoạn: vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra, giám sát, khắc phục sự cố, an toàn điện. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Nhận thức được ý nghĩa của môn học đối với chuyên ngành.  Có thái độ làm việc khoa học, cẩn thận. 6
  7. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ Mục tiêu: - Hiểu được cơ sở pháp lý của việc an toàn lao động Nội dung chính: An toàn lao động cũng như là An toàn cho người lao động (tiếng anh Occupational Safety and Health, OSH oder Occupational Health and Safety, OHS) là các biện pháp, phương tiện và phương pháp để bảo vệ người lao động trước các mối nguy hại đến sức khỏe và an toàn trong công việc. Mục đích là phòng ngừa tai nạn và bảo vệ người lao động. Theo mục 2 điều 3 Luật an toàn lao động Việt Nam 2015. ‘’An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động’’. 1.1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động về an toàn lao động theo Luật lao động của Việt Nam. Mỗi cán bộ công nhân viên đều có quyền lao động mà không phải lo lắng sức khỏe của mình bị ảnh hưởng. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm rằng, ở nơi làm việc không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và mọi người, bảo hộ lao động phải được thực hiện đầy đủ. Khái niệm ‘’bảo hộ lao động “bao gồm tất cả các biện pháp phục vụ cho sự an toàn nơi làm việc để bảo vệ các nhân viên và cộng đồng. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn, những thiết bị cứu hộ cũng như vệ sinh lao động cũng thuộc khái niệm này. Nội dung này rất đa dạng. Bởi vậy càng quan trọng hơn nữa là những người chịu trách nhiệm phải có được một cái nhìn bao quát về an toàn lao động. Nhân viên vận hành cũng phải có trách nhiệm. Chỉ bằng cách này, tất cả mọi người mới hành động đúng, nhất là trong các trường hợp khẩn Thiếu các thiết bị an toàn lao động, những tác động gây nguy hiểm cho sức khỏe hay tải trọng quá mức cho cơ thể có thể dẫn đến tai nạn hay đau ốm do lao động gây ra. Hậu quả là không chỉ gây thương tổn bản thân và phí tổn cao cho xã hội mà còn là thời gian nghỉ do tai nạn lao động và thời gian máy móc ngừng hoạt 7
  8. động. Bởi vậy, bằng tất cả mọi biện pháp phải giảm thiểu các nguy cơ, dù là nguy cơ tiềm tàng nhỏ nhất. Ngoài các biện pháp bảo hộ cần thiết, phải thường xuyên lưu ý tới các nguy cơ. Những nguyên tắc cơ bản này tương ứng với cách đặt mục tiêu của Luật Bảo hộ lao động. Để có thể chăm lo cho sự an toàn ở nơi làm việc, nhà chức trách đã ban hành những qui định mang tính luật pháp. Theo điều 6 luật lao động Việt nam năm 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động. 1.1.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc; b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo 8
  9. ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động; b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện; d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. 1.1.4. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ 9
  10. a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật; b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động; c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động. 1.1.5. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ Về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này có quy định khác. 1.1.6. Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ Về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 1.1.7. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ Về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp về an toàn lao động theo Luật lao động của Việt Nam. 1.2.1. Người sử dụng lao động có quyền a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật; 10
  11. d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động. 1.2.2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động; d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Câu hỏi ôn tập cuối chương: 1. Trình này quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động về an toàn lao động theo Luật lao động của Việt Nam. 11
  12. CHƯƠNG 2: NHỮNG NGUY HIỂM KHI LÀM VIỆC TRÊN CÔNG TRÌNH NƯỚC THẢI Mục tiêu: - Nhận biết những nguy hiểm trong lao động và khi làm việc với các thiết bị kỹ thuật thoát, xử lý nước thải. Nội dung chính: Thoát nước và xử lý nước thải trước hết nhằm ngăn ngừa bệnh tật cho người và động vật. Qua đó việc thu gom và làm sạch nước thải không chỉ có nghĩa là bảo vệ nguồn nước, mà ở mức độ cao hơn nữa còn là y tế dự phòng (vệ sinh). Mất vệ sinh sẽ gia tăng cao nguy cơ lây nhiễm. Từ quan điểm y học lao động, những người làm việc ở trạm xử lý nước thải chịu nguy cơ phơi nhiễm cao hơn bình thường. Ở hầu như tất cả các công việc, người lao động đều có thể tiếp xúc với các mầm bệnh. Dĩ nhiên, phải làm tất cả để bảo vệ nhân viên xí nghiệp trước sự mắc bệnh. Mặc dù các mối nguy về vệ sinh cho nhân viên ở trạm xử lý nước thải nhiều hơn nhưng xác suất mắc bệnh vẫn không cao hơn so với các nhóm cư dân khác. Điều này có lẽ phần nào dựa trên khả năng „miễn dịch “của nhân viên xí nghiệp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những giọt nước nhỏ (hơi sương), chẳng hạn do gió từ các máy sục khí bề mặt phát tán ra không khí có nguy cơ làm lây nhiễm gia tăng. Tuy nhiên trên thực tế người ta mới chỉ chứng minh được là ở các khu vực xung quanh nhà máy xử lý nước thải các bệnh cảm cúm xảy ra thường xuyên hơn, chứ chưa có bằng chứng về những bệnh phải khai báo.Nếu chú ý tới các biện pháp an toàn và qui tắc ứng xử đúng, sẽ giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm. Quy định tương ứng để bảo vệ người lao động trước các nguy cơ cho sức khỏe ở khu vực nước thải là Chỉ thị về chất sinh học. - Khí độc hại - Khí gây nổ 12
  13. - Thiếu không khí - Trượt ngã - Chết đuối - Các chất sinh học - Thiếu vệ sinh - Chất gây hại cho sức khỏe - Cống, hố ga, không gian chật hẹp - Các mối nguy hại về điện(do ẩm) Hình 2.1: Biển báo các nguy hại 13
  14. 2.1. Nguy cơ về sức khỏe 2.1.1. Nguy cơ nhiễm khuẩn từ mầm bệnh a. Các vi khuẩn gây bệnh -Vi khuẩn Ruhr: gây các bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, chảy máu ruột. -Vi khuẩn nhóm Salmonella: chúng gây ra bệnh sốt thương hàn, sốt phó thương hàn và các bệnh Salmonella. -Vi khuẩn Leptospira: gây bệnh truyền nhiễm Weil (do Adolf Weil mô tả năm 1886). Đây là bệnh phải khai báo, do một loại vi khuẩn gây bệnh rất linh động, có hình dạng cái mở nút chai (leptospira) gây ra. Sau thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần, sẽ xuất hiện sốt cao và đau đớn, đặc biệt rất đau ở cơ bắp. Sau đó còn thêm sốt vàng da, viêm thận và sưng lách. Tỷ lệ tử vong từ 10 đến 20%. Tác nhân gây bệnh trước hết là chuột đã nhiễm bệnh và nước tiểu của chúng xâm nhập vào nước thải hay các vật dụng, do tiếp xúc, hay qua những vết thương nhỏ, từ đó xâm nhập vào cơ thể người. -Vi khuẩn bệnh than: trên thực tế thì ở Đức, bệnh than đã bị loại bỏ. Các vi sinh vật gây bệnh có thể được mang tới từ các nước khác, qua bộ da có cả lông cứng của súc vật, da và lông tơ, xuất hiện trong nước thải của các nhà máy thuộc da, vv. -Vi khuẩn uốn ván: gây ra bệnh uốn ván (bệnh phong đòn gánh, co cứng cơ). Đây không phải là một bệnh đặc trưng cho lây nhiễm qua nước thải, mà do nhiễm trùng vết thương. Bệnh này do một loại vi khuẩn thường xuất hiện trong đất, bụi và trên gỗ. Khi bị tổn thương da, những vết thương hở, nhân viên xí nghiệp có thể bị lây nhiễm và gặp nguy hiểm. Bệnh này gây co cứng ở khu vực vết thương và căng cơ, có thể dẫn đến tử vong. b. Vi rút Ngoài vi khuẩn, vi rút cũng xuất hiện trong nước thải, đặc biệt là những loài sống trong ruột. Đại diện quan trọng nhất cho nhóm này là virút polyomyelitis, gây bệnh bại liệt xương sống trẻ em. Các loài vi rút khác xuất hiện trong nước thải có thể gây ra trước hết là ở trẻ em những cơn bệnh sốt 14
  15. co, sốt vàng da (viêm gan). Vi rút hết sức nhỏ và có thể sinh sôi trong những tế bào sống. Theo nhận thức hiện nay của y học lao động, vi rút AIDS (HIV) không truyền qua nước thải. Năm 2009, dịch do vi rút H1N1 gây cúm ở lợn đã cho thấy sự không an toàn và đặt câu hỏi về nguy cơ đặc biệt cho nhân viên xí nghiệp nước thải. Theo mức độ hiểu biết của y học, vi rút không thể tồn tại trong môi trường nước thải lâu hơn vi rút bệnh cúm, vốn đã biết từ lâu. Bởi vậy có thể áp dụng quan điểm là các biện pháp vệ sinh thông thường là đủ để phòng ngừa sự nhiễm trùng trong lĩnh vực nước thải. c. Trứng giun, sán Luôn luôn có trứng giun, sán (ký sinh trùng) trong nước thải. Bởi lẽ chúng nặng hơn nước, nên chúng sẽ lắng lại ở những bể lắng sơ bộ. Trứng giun, sán không bị tiêu diệt trong phân bùn sau bể phân hủy kỵ khí. Trong nước, chúng có thể tồn tại và có khả năng phát triển qua hàng tháng, thậm chí hàng năm. • Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis): bệnh truyền nhiễm trên chuột • Triệu chứng: từ cảm cúm đến vấn đề nghiêm trọng trên thận • Khả năng tử vong = 3 đến 5 % số người bị nhiễm * Các biện pháp phòng tránh nhiễm vi khuẩn từ mầm bệnh • Tiêm vắc xin • Mang găng tay, ủng • Khử trùng vết thương hở • Thường xuyên rửa tay 2.1.2. Thiếu oxy • Rủi ro tại những nơi kín • Khí khác thay thế oxy * Nồng độ oxy trong không khí: 21% - Không khí bình thường 19% - Ngưỡng chấp nhận được không có nguy hiểm 15
  16. 16% - Nến tắt, Tăng nhịp tim và nhịp thở. Não có vấn đề 12% - Mất khả năng nhận thức 6% - Tử vong ngay 2.1.3. Khí độc như CO2 và H2S tạo ra từ quá trình hủy mục - Ngộ độc CO2: Nồng độ CO2 có trong không khí: 20% - Tử vong ngay 14% - Nến tắt 8% - Mất khả năng nhận thức. Tử vong sau 5 – 10 phút 5% - Khó thở - Ngộ độc H2S: Nồng độ có trong không khí 0,2 ppm - Ngưỡng có thể ngửi 5 ppm TAV – Mùi nồng 10 ppm TLV – Cấm không được vào 50 ppm - Bỏng mắt 150 ppm - Mất khả năng khứu giác 500 ppm - Mất khả năng nhận thức trong 2 đến 15 phút 700 ppm - Hệ hô hấp ngừng hoạt động 1 000 ppm - Tử vong ngay 2.1.4. Làm việc trong khi các chất độc/nguy hại này được giải phóng 2.2. Nguy cơ nổ 2.2.1. Khí ga 2.2.2. Khí và hơi cháy được 2.3. Nguy cơ cơ khí 2.3.1. Nguy cơ cơ khí 16
  17. *Các mối nguy hại do các chất gây ra Khí và hơi với nồng độ gây độc hại cho sức khỏe. Những khí này có trong môi trường. (Thông thường là Metan, H2S, CO và Amoniac, trong một số trường hợp còn là dầu Diesel, dầu hỏa hay các hydrocacbon có chứa clo). Thiếu oxy, ví dụ như nguyên nhân là do sự chèn ép bởi các khí khác Chất lỏng, hơi và khí dễ cháy cũng như là các hợp chất có khả năng cháy nổ từ khí và không khí, Các tác nhân gây bệnh trong nước thải, mảng bám, trong bùn thải và trong bình phun. Các chất ăn mòn, các chất kích thích hoặc gây độc hại cho môi trường • Hít phải khí độc: H2S, NH3, CO2 • CH4 không phải là khí độc - Phòng tránh • Dùng máy phát hiện rò rỉ khí • Sử dụng mặt nạ phòng độc • Hệ thống thông hơi di động • Không đi vào nơi có khí gas… * Ngạt • Oxy bị thay thế bởi CH4, CO2 17
  18. • H2S trong phòng kín - Phòng tránh • Dùng máy phát hiện rò rỉ khí • Dùng bình dưỡng khí • Làm thông gió • Không đi vào nơi có khí gas … * Bỏng hoặc nổ • Bỏng hóa chất: bị vấy hóa chất (NaOH, KOH đậm đặc) • Bỏng nhiệt: bị lửa đốt • Rò rỉ khí biogas - Phòng tránh • Giữ khoảng cách khi định lượng hóa chất áp suất cao • Không hút thuốc, châm lửa hoặc hình thức mồi lửa khác • Mang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) * Hóa chất ‐ Ngộ độc Clo Nồng độ khí CLo có trong không khí: 0,3 ppm - Ngưỡng có thể ngửi được 0.5 ppm TAV – Nồng độ tối đa cho phép tại nơi làm việc 1 ppm TLV – Không được vào 4 ppm (>1h) - tấy, khó chịu 30 ppm - Ho âm ỉ, có nguy cơ phù nề 50 ppm - Phù phổi, tử vong sau 1 giờ (hoặc ngắn hơn) 500 ppm - Tử vong sau 5 phút 1000 ppm - Tử vong ngay 2.3.2. Dừng lại trong khu vực giao thông công cộng 18
  19. 2.3.3. Nâng và hạ nắp hố ga 2.3.4. Ngã • Xuống sàn nhà ướt • Xuống hố sâu • Từ cầu thang - Phòng tránh • Mang giày bảo hộ lao động • Dọn sạch polymer trên sàn • Đặt nắp vào chỗ cũ sau khi tháo ra • Bước đi cẩn thận, không được chạy 2.3.5. Dòng chảy mạnh Làm việc gần những bể nước mở • Khoang lắng cát & tách dầu, Bể sinh học, bể lắng, bể khử trùng … • Nâng máy khuấy chìm hoặc bơm chìm - Phòng tránh • Luôn luôn đứng phía sau tay vịn • Dùng dây đai an toàn & có phao cứu sinh • Mang giày bảo hộ • Học bơi Chú ý: Không thể bơi được trong bể sục khí 2.4. Các nguy cơ khác 2.4.1. Trượt, va đập - Trượt ngã: 19
  20. 2.4.2. Điện - Điện: * Điện giật • Can thiệp vào MCC • Bảo trì các thiết bị điện • Vệ sinh các thiết bị điện Phòng tránh • Dùng dịch cụ cách điện • Không để nước tiếp xúc với thiết bị điện • Chỉ những người cho phép trong MCC • Sửa chữa những dây điện bị hỏng… 2.4.3. Thiếu kỹ thuật an toàn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2