intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật kiểm định ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật kiểm định ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) nhằm giúp sinh viên phát biểu đầy đủ các khái niệm và phân loại các thiết bị kiểm định ô tô; trình bày được những hiện tượng nguyên nhân sai hỏng qua kiểm định ôtô; sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, phát hiện và yêu cầu sửa chữa đảm bảo chính xác. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật kiểm định ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH Mô đun: Kỹ thuật kiểm định ô tô NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:979/QĐ-CĐVX-ĐT ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô. Ninh Bình - 2019
  2. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ở Việt Nam các phương tiện giao thông ngày một tăng đáng kể về số lượng do được nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Nghề Công nghệ ô tô đào tạo ra những lao động kỹ thuật nhằm đáp ứng được các vị trí việc làm hiện nay như sản xuất, lắp ráp hay bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện giao thông đang được sử dụng trên thị trường, để người học sau khi tốt nghiệp có được năng lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nghề thì chương trình và giáo trình dạy nghề cần phải được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Nội dung trong giáo trình được biên soạn theo chương trình đào tạo đã được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt theo quyết định ban hành số: 572/QĐ-TCĐN-ĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Việt Xô, và theo cơ sở vật chất của nhà trường cũng như yêu cầu của xã hội. Để hoàn thành được giáo trình này tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ quý thày trong tổ công nghệ ô tô khoa Cơ khí động lực cùng với sự giúp đỡ từ quý thày cô trong nhà trường. Trong quá trình biên soạn mặc dù bản thân đã cố gắng hết mức có thể, tuy nhiên không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thày cô để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn./. Người biên soạn Đặng Việt Dũng
  3. 2 MỤC LỤC TT ĐỀ MỤC Trang 1 Tuyên bố bản quyền 1 2 Lời giới thiệu 2 3 Mục lục 3 4 Giới thiệu mô đun 5 5 Bài 1 Phương pháp kiểm tra nhận dạng tổng quát 6 6 Bài 2. Kiểm tra hệ thống truyền lực 15 7 Bài 3. Kiểm tra hệ thống treo 20 8 Bài 4. Kiểm tra hệ thống phanh 25 9 Bài 5. Hệ thống lái 31 10 Bài 6. Kiểm tra hệ thống điện và tín hiệu an toàn 37 11 Bài 7. Thiết bị kiểm định 47
  4. 3 TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH Ô TÔ Mã mô đun: MĐ 37 Tên mô đun: Kỹ thuật kiểm định ô tô Mã mô đun: MĐ 37 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 26 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 32 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học chung, môn học cơ sở và các mô đun nghề như: MĐ20; MĐ21; MĐ22;…; MĐ39, mô đun có thể được bố trí dạy song song với các mô đun như: MĐ40; MĐ42. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề Công nghệ ô tô trình độ cao đẳng II. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Phát biểu đầy đủ các khái niệm và phân loại các thiết bị kiểm định ô tô. + Trình bày được những hiện tượng nguyên nhân sai hỏng qua kiểm định ôtô + Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, phát hiện và yêu cầu sửa chữa đảm bảo chính xác. - Về kỹ năng: + Thực hiện tốt những quy định về chu kỳ kiểm định và các hạng mục, phương pháp kiểm tra ô tô hiện hành của cục đăng kiểm Việt Nam - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý. III. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Số Lý Thực hành, Tổng TT Tên các bài trong mô đun thuyết thực tập, thí Kiểm số nghiệm,Thảo tra luận, bài tập Bài 1: Phương pháp kiểm tra và 1 8 6 2 nhận dạng tổng quát Bài 2: Kiểm tra hệ thống truyền 2 12 4 8 lực 3 Bài 3: Kiểm tra hệ thống treo 8 4 4 4 Bài 4: Kiểm tra hệ thống phanh 12 4 7 1 5 Bài 5: Kiểm tra hệ thống lái 8 4 4 Bài 6: Kiểm tra động cơ, hệ 6 12 4 7 1 thống điện và tín hiệu an toàn Cộng 60 26 32 2
  5. 4 BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NHẬN DẠNG TỔNG QUÁT Mã bài: MĐ 37 -1 Giới thiệu: Phương pháp kiểm tra nhận dạng tổng quát nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp kiểm tra đơn giản khi tiến hành những chuẩn bị xe cho việc kiểm định. Đồng thời giúp người học xác định được chu kỳ kiểm định của các phương tiện giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu: - Nhận dạng và kiểm định được chất lượng tổng quát trên ôtô - Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và yêu cầu sửa chữa khắc phục biển đăng ký, số khung, số động cơ, màu sơn xe, và những thay đổi tổng thành - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung chính của mô đun: 1. CHU KÝ KIỂM ĐỊNH Mục tiêu: - Nêu được chu kỳ kiểm định cho các loại phương tiện hiên có ở Việt Nam - Xác định được chu kỳ đăng kiểm của từng loại xe hiên có ở Việt Nam (Theo Thông tư số: 10 /2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Chu kỳ (tháng) Loại phương tiện Chu kỳ Chu kỳ đầu định kỳ Ô tô tải (chở hàng hoá), ô tô chuyên dùng: - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại 24 12 Việt Nam. 12 06 - Xe có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo một trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực: Ô tô con (kể cả ô tô con chuyên dùng) đến 09 chỗ (kể cả người lái): - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại 24 12 Việt Nam. 30 18 + Có kinh doanh vận tải + Không kinh doanh vận tải - Xe có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo 18 06 một trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực: 24 12 + Có kinh doanh vận tải
  6. 5 + Không kinh doanh vận tải Ô tô khách trên 09 chỗ (kể cả người lái): - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. 18 06 + Có kinh doanh vận tải 24 12 + Không kinh doanh vận tải - Xe có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo một trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực: 12 06 + Có kinh doanh vận tải 18 12 + Không kinh doanh vận tải Phương tiện ba bánh có động cơ: - Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng; xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. 24 12 + Có kinh doanh vận tải 30 24 + Không kinh doanh vận tải - Xe có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo một trong các hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực: 18 06 + Có kinh doanh vận tải 24 12 + Không kinh doanh vận tải Tất cả các loại xe cơ giới đã sản xuất hơn 7 năm: 06 Tất cả các ô tô khách (bao gồm ô tô chở người trên 09 chỗ kể cả chỗ người lái) có thời gian sử dụng tính từ năm 03 sản xuất từ 15 năm trở lên, và ô tô tải các loại (bao gồm ô tô tải, tải chuyên dùng) có thời gian sử dụng tính từ năm sản xuất từ 20 năm trở lên: 2. KIỂM TRA BIỂN SỐ ĐĂNG KÝ XE Ô TÔ Mục tiêu: - Giải thích được ý nghĩa về chữ viết trên của các biển số đăng ký. - Nhận dạng được biển số đăng ký của các tỉnh, các cơ quan nhà nước. 2.1 Biển số đăng ký xe ô tô Mỗi xe có 2 biển biển ngắn lắp phía sau, biển dài lắp phía trước, ngoài ra xe khách và xe tải phải kẻ biển số trên thành xe (đặc biệt có một số xe chỉ lắp được biển số dài). Biển số phải được kẹp chặt và lắp đúng vị trí quy định, không được cong vênh, nứt gãy. Biển số xe được làm bằng hợp kim nhôm sắt, có dạng hình chữ nhật hoặc hơi vuông, trên đó có in những con số và chữ cho biết: vùng và địa phương quản lý, các con số cụ thể khi tra trên máy tính còn cho biết danh tính người chủ hay đơn vị đã mua nó, thời gian mua nó ... Đặc biệt trên đó còn có hình Quốc huy dập nổi của Việt Nam.
  7. 6 2.2 Nhận dạng biển số đăng ký xe ô tô Màu sơn, nội dung của biển số theo quy định số 1549/C11(C26) ngày 26/10/1995 của tổng cục cảnh sát nhân dân - Bộ nội vụ. Màu sơn: Nền biển màu trắng, chữ màu đen là xe thuộc sở hữu cá nhân và xe của các doanh nghiệp. Nền biển màu xanh dương, chữ màu trắng là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Nền biển màu đỏ, chữ màu trắng là xe quân đội, xe của các doanh nghiệp quân đội. Nền biển màu vàng chữ trắng là xe thuộc Bộ tư lệnh Biên phòng Nền biển màu vàng chữ đen là xe cơ giới chuyên dụng làm công trình. Nội dung của biển số: bao gồm mã số đầu và mã số thứ tự Xe dân sự: Hai mã số đầu trên biển số xe được quy định cho từng địa phương ví dụ: thành phố Hà Nội mã số đầu trên biển số từ 29 - 33, thành phố Hồ Chí Minh mã số đầu từ 50 - 59, tỉnh Vĩnh Phúc mã số đầu trên biển là 88. Ví dụ một xe ô tô có biển số là 30K 6789 thì chủ xe đăng ký tại Hà Nội, số 6789 là số thứ tự của xe đã đăng ký. Xe các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng: Do Bộ Quốc phòng cấp cho các đơn vị, cơ quan thuộc lực lượng vũ trang do Bộ quản lý. Biển xe gồm mã (2 chữ cái) và 4 chữ số (biểu thị thứ tự). Ví dụ: BB 6789 BB là Binh chủng tăng thiết giáp, 6789 là số thứ tự của xe đã đăng ký. Biển số 80: Biển xe có 2 mã số đầu là 80 do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (C26) thuộc Bộ Công an, cấp cho các cơ quan sau: 1. Các ban của Trung ương Đảng 2. Văn phòng Chủ tịch nước 3. Văn phòng Quốc hội 4. Văn phòng Chính phủ 5. Bộ Công an 6. Xe phục vụ các uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ 7. Bộ Ngoại giao 8. Viện kiểm sát nhân dân 9. Thông tấn xã Việt Nam 10. Báo nhân dân
  8. 7 11. Thanh tra Nhà nước 12. Học viện Chính trị quốc gia 13. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh 14. Trung tâm lưu trữ quốc gia 15. Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình (trước đây) 16. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam 17. Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên 18. Người nước ngoài 19. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 20. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam 21. Kiểm toán nhà nước Một số biển đặc biệt như 2 chữ cái đầu trên biển có chữ NN (nước ngoài) hoặc NG (ngoại giao) là cấp cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở sự đề xuất của Đại sứ quán nước đó và sự đồng ý của Bộ Ngoại giao Từ ngày 6 tháng 12, 2010, các biển số xe tại Việt Nam tăng từ bốn lên năm chữ số (phần mở rộng) khi đăng ký mới (biển cũ vẫn dùng bình thường, và có thể đổi sang biển mới nếu có nhu cầu). Về biển số xe mới, kích thước vẫn giữ nguyên nhưng các dãy số mở rộng trên biển sẽ không liền kề nhau mà bị ngắt quãng. Theo đó 3 số đầu của biển sẽ liên tiếp nhau và được ngắt quãng bằng một dấu chấm rồi nối tiếp hai số cuối (VD: 88A-000.01, 88B-000.01, 88C-000.01, 88D-000.01). 3. SỐ KHUNG Mục têu: - Xác định được chính xác vị trí đóng số khung trên xe ô tô. - Giải thích được ý nghĩa các chử số được ghi trên số khung của xe. Số khung khi trên xe được ấn định cho từng xe bởi nhà sản xuất nhằm phục vụ cho nhận biết xe và đăng ký. Nó bao gồm 17 ký tự (cả số và chữ) được chia làm 3 phần chính: phần thứ nhất là nhận biết nhà sản xuất (WMI) gồm 3 ký tự được ấn định bởi nhà sản xuất theo tổ chức quốc tế, phần thứ hai miêu tả xe (VDS) bao gồm 6 ký tự do nhà sản xuất quy định cho biết đặc điểm chung của xe, phần thứ ba chỉ thị xe (VIS) gồm 8 ký tự, 4 ký tự cuối cùng phải là số, ký tự thứ nhất của nhóm (ký tự thứ 10 tính từ đầu) chỉ năm sản xuất ký tự thứ 2 của nhóm chỉ nhà máy sản xuất. Các ký tự này rõ ràng, gắn vào những vị trí dễ xem, và được bảo vệ tồn tại lâu dài. Các ký tự sử dụng cho số nhận biết xe là các con số và các chữ cái la tinh trừ I, O, Q. Ví dụ: model NKR55E của ISUZU: Số khung: JAANKR55LV7100009
  9. 8 4. SỐ ĐỘNG CƠ Mục têu: - Xác định được chính xác vị trí đóng số máy trên động cơ xe ô tô. - Giải thích được ý nghĩa các chử số được ghi trên số máy của động cơ. Số nhận biết động cơ là số không lặp lại trong một thời kỳ riêng biệt. Số động cơ do nhà sản xuất ấn định. Số động cơ có thể trùng với số nhận biết xe. Số động cơ được đóng ở vị trí dễ quan sát, khó được di chuyển và không thay đổi, chiều cao nhỏ nhất của số và chữ là 4,5 mm. Ý nghĩa của các chữ viết tắt của nhóm ký tự chỉ mã số kiểu động cơ. Đặc điểm Nguyên bản tiếng Ký tự Ý nghĩa của ký tự của động cơ Anh (1) (2) (3) (4) Nhiên liệu G Gasoline Xăng sử dụng D Diesel Diesel IL In line Một dãy Bố trí xy HO Horizontally Opposed Đối xứng nằm ngang thẳng hàng lanh V V- type Kiểu chữ V (420V, 900V) OHC Overhead Camshaft Trục cam đặt phía trên Bố trí van DOHC Double Overhead Hai trục cam đặt phía trên
  10. 9 Camshaft nắp máy OHV Overhead Valve Van đặt phía trên RDV Rotary-Disk Valve Đĩa van xoay PV Piston Valve Van con đội kiểu piston C Carburetor Chế hoà khí Hệ thống EC Electronic Carburetor Chế hoà khí điều khiển điện tử cung cấp FI Fuel injection Phun xăng EFI Electronic Fuel injection Phun xăng điều khiển điện tử Hệ thống A Air cooling Bằng không khí làm mát W Water cooling Bằng nước F Front Bố trí phía trước Bố trí động R Rear Bố trí phía sau cơ US Under seat Bố trí dưới ghế ngồi M Midship Bố trí ở giữa (S) SAE Theo tiêu chuẩn SAE (Sg) SAE Theo tiêu chuẩn SAE Tiêu chuẩn (D) DIN Theo tiêu chuẩn DIN (EEC) EEC Theo tiêu chuẩn EEC (J) JIS Theo tiêu chuẩn JIS Ví dụ: Phương pháp đánh số của động cơ IFA: 4VD14,5 /12-2SRW 0098765 Chú giải: 4: Số xy lanh (4 xy lanh) V: Động cơ 4 kỳ D: Diesel 14,5: Hành trình piston (inch) 12: Đường kính xy lanh 2: Thế hệ động cơ (thế hệ 2) S: Xy lanh đứng R: Xy lanh bố trí thẳng hàng W: Làm mát bằng nước 0098765: Số thứ tự động cơ 5. KIỂM TRA MÀU SƠN, LỚP SƠN Mục têu: - Kiểm tra được chính xác màu sơn trên xe ô tô.
  11. 10 Bằng quan sát kiểm tra màu sơn của xe phải đúng với màu sơn trong đăng ký, chất lượng lớp sơn còn tốt, không bong tróc, các màu sơn trang trí không vuợt quá 50% màu sơn đăng ký. Màu của một chiếc xe khi xuất xưởng được ký hiệu bằng một thẻ gọi là mã màu thường gắn trong nắp cabô xe, kỹ thuật viên tiến hành so màu xe với tập thẻ mã số màu của loại xe đó để chọn ra thẻ tương thích. 6. KIỂM TRA NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KẾT CẤU TỔNG THÀNH Chủng loại, vị trí lắp đặt, kích thước hình học phải đúng thiết kế. Chất lượng các tổng thành phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật lắp đặt phù hợp, chắc chắn vận hành tốt. Các kích thước của phương tiện sau cải tạo không vượt quá giới hạn cho phép. 7. KIỂM TRA TỔNG QUÁT Mục tiêu - Kiểm tra được số khung số máy của xe. - Kiểm tra xác định được các thay đổi của kết cấu tổng thành của xe. Theo hướng dẫn của thông tư số: 10/2009/TT - BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Việc kiểm tra tổng quát được thực hiện như sau: - Kiểm tra biển số đăng ký ta tiến hành quan sát, kết hợp dung tay lắc nếu phát hiện không đủ số lượng, lắp đăt không chắc chắn, không đúng quy cách; các chữ, số không rõ ràng hoặc không đúng với đăng ký thì kết luận là không đạt yêu cầu. - Kiểm tra số khung, số máy, xác định vị trí đóng số khung số máy rồi quan sát đối chiếu với hồ sơ lưu hành của phương tiện. Yêu cầu các số không được sửa hay tẩy xóa, các số được đóng đầy đủ và đúng vị trí, và phải đúng với số trong hồ sơ lưu hành của xe. - Kiểm tra mầu sơn quan sát thấy mầu sơn phải đúng với mầu sơn ghi trong đăng ký - Kiểm tra kiểu loại, kích thước xe quan sát, dùng thước đo phải đúng với hồ sơ kỹ thuật. - Đưa xe lêm cẩu nâng hoặc đưa xe vào hầm để kiểm tra khung xe và
  12. 11 các phần gắn với khung bằng cách quan sát hoặc dùng tay lắc xem các liên kết đó có đúng kiểu loại không, có bị nứt, gẫy hoặc biến dạng, cong vênh ở mức nhận biết được bằng mắt có liên kết chắc chắn không, có mọt gỉ làm ảnh hưởng tới kết cấu khi xe hoạt động không. Nếu thỏa mãn các yêu cầu trên thì xe được kiểm tra tiếp phần khác. - Kiểm tra móc kéo bằng các dùng tay lay lắc và mắt để quan sát nếu không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy, biến dạng hoặc quá mòn, cóc hoặc chốt hãm tự mở, xích hoặc cáp bảo hiểm (nếu có) lắp đặt không chắc chắn. Kết luận xe được kiểm tra không đạt và cần phải sửa chữa lại. - Kiểm tra kết cấu của thân vỏ, buồng lái, thùng hàng. Tình trạng chung khi quan sát thấy: Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không cân đối trên khung, nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng, lọt khí từ động cơ hoặc khí xả vào trong khoang xe, cabin. Thì kết luận xe được kiểm tra cần phải sửa chữa lại. - Kiểm tra dầm ngang dầm dọc bằng cách quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc khi xe trên hầm hoặc thiết bị nâng nếu: Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí, nứt, gãy, mục gỉ hoặc biến dạng là không đạt yêu cầu. - Kiểm tra cửa và tay nắm cửa bằng cách đóng, mở cửa và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc nếu: Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, bản lề, chốt bị mất, lỏng hoặc hư hỏng, đóng, mở không nhẹ nhàng, tự mở hoặc đóng không hết. Thì không đạt. - Kiểm tra cơ cấu khoá, mở buồng lái, thùng xe, khoang hành lý, khoá hãm côngtennơ bằng cách đóng, mở cabin, thùng xe, khoang hành lý … và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc. Nếu: không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, khoá mở không nhẹ nhàng hoặc tự mở, không có tác dụng. Thì không đạt yêu cầu. - Kiểm tra sàn xe bằng cách quan sát bên trên và bên dưới sàn xe nếu: thấy lắp đặt chắc chắn, không thủng rách là tố. - Kiểm tra ghế người lái, ghế ngồi bằng cách quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc nếu thấy không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc bố trí và kích thước ghế không đúng quy định, lắp đặt không chắc chắn, cơ cấu điều chỉnh (nếu có) không có tác dụng, rách, nát, mọt gỉ. Là không đạt yêu cầu. - Quan sát kết hợp dùng tay lắc để kiểm tra bậc lên xuấng, tay vịn cột trống, giá để hàng, khoang hành lý nếu thấy: Không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, nứt gãy, mọt gỉ, rách thủng gây nguy hiểm. Thì không đạt yêu cầu.
  13. 12 - Kiểm tra sự làm việc của mâm xoay, chốt kéo của ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc và rơ moóc bằng cách đóng, mở khoá hãm chốt kéo và quan sát nếu không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, các chi tiết bị biến dạng, gãy, rạn nứt hoặc quá mòn, cơ cấu khoá mở chốt kéo không hoạt động đúng chức năng.Thif không đạt yêu cầu. - Kiểm tra khả năng quan sát của người lái với các tiêu chí sau: Đảm bảo tầm nhìn của lái xe không được lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước hoặc hai bên. Yêu cầu đối với kính chắn gió là phải đầy đủ lắp đặt chắc chắn đúng quy cách và phải là kính an toàn hoặc kính nhiều lớp, vỡ, rạn nứt hoặc đổi màu, hình ảnh quan sát không bị méo và rõ. Kiểm tra gương quan sát phía sau (gương chiếu hậu) nếu không đầy đủ hoặc lắp đặt không chắc chắn, gương lắp ngoài bên trái không quan sát được ít nhất chiều rộng 2,5 m ở vị trí cách gương 10 m về phía sau, gương lắp ngoài bên phải của xe con, xe tải có trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 2 tấn không quan sát được ít nhất chiều rộng 4 m ở vị trí cách gương 20 m về phía sau; đối với các loại xe khác không quan sát được ít nhất chiều rộng 3,5m ở vị trí cách gương 30 m về phía sau, hình ảnh quan sát bị méo hoặc không rõ ràng, nứt, vỡ hoặc không điều chỉnh được. Thì không đạt yêu cầu. Yêu cầu đối với hệ thống gạt nước và phun nước rửa kính là phải đầy đủ hoặc lắp đặt chắc chắn, gạt phải sạch, diện tích quét đảm bảo tầm nhìn của người lái, hoạt động bình thường. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Kiểm tra số khung xe. Bài tập 2: Kiểm tra số động cơ. Bài tập 3: Kiểm tra màu sơn và kết cấu tổng thành. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Quy định về kích thước, kiểu chữ số động cơ, số khung. - Quy định về biển số đăng ký xe ô tô.
  14. 13 BÀI 2. KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mã bài: MĐ 37 - 02 Giới thiệu: Để đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các bộ phận trong hệ thống truyền lực, nhằm xác định chât lượng làm việc của các bộ phận từ đó đưa ra được yêu cầu sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện cũng như hàng hóa khi phương tiện tham gia giao thông. Mục tiêu: - Nhận dạng và kiểm định được chất lượng hệ thống truyền lực trên ô tô - Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và yêu cầu sửa chữa khắc phục hệ thống truyền lực - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung của mô đun: 1. SƠ ĐỒ CÁC CỤM CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mục tiêu: - Kể tên được các bộ phận của hệ thống truyền lực. - Xác định được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực trên xe. Hình 2.2.1 Hệ thống truyền lực kiểu hộp số dọc
  15. 14 Hình 2.2.2 Hệ thống truyền lực kiểu hộp số ngang 2. KIỂM TRA TRẠNG THÁI KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mục tiêu: - Trình bày được cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống truyền lực. - Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật của hệ thống truyền lực. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thức tập. 2.1 Kiểm tra bàn đạp ly hợp Quan sát sự lắp đặt của bàn đạp, dùng chân đạp và nhả bàn đạp ly hợp vài lần. Dùng thước đo hành trình tự do và khe hở tương đối với sàn xe. Bàn đạp ly hợp phải đảm bảo những điều kiện sau: + Bàn đạp ly hợp phải được định vị đúng, chắc chắn, đủ bền khi hoạt động, bàn đạp phải điều khiển nhẹ nhàng. + Trị số chiều cao của bàn đạp ly hợp, hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp ly hợp phải nằm trong giới hạn quy định của nhà sản xuất ví dụ đối với xe TOYOTA COROLLA 1.6 GLi hành trình toàn bộ của bàn đạp là 170 mm. Trường hợp không có hành trình tự do, không có khe hở với sàn xe … thì không đạt yêu cầu. + Hành trình tự do của bàn đạp phải nằm trong giới hạn cho phép ví dụ đối với xe TOYOTA COROLLA 1.6 GLi hành trình tự do của bàn đạp là 5 – 15 mm.
  16. 15 Hình 2.2.3 Kiểm tra bàn đạp ly hợp. 2.2 Kiểm tra độ kín khít của dẫn động ly hợp, độ kín khít các tổng thành: hộp số, cầu chủ động, … của hệ thống truyền lực + Đạp hết và giữ bàn đạp ly hợp. Quan sát trên hệ thống ly hợp phải đảm bảo các đường ống, xy lanh của hệ thống dẫn động ly hợp không được rò rỉ. + Quan sát sự rò rỉ, chảy dầu của các tổng thành của hệ thống truyền lực, không được có biểu hiện chảy dầu đáng kể (thành giọt) Hình 2.2.4 Kiểm tra sự rò rỉ của trợ lực ly hợp 2.3 Kiểm tra sự lắp đặt, trạng thái làm việc của hệ thống truyền lực Dừng động cơ. Về số không. Quan sát, dùng tay lắc và búa kiểm tra xác định trạng thái lắp đặt, các hư hỏng, biến dạng của chi tiết, độ rơ của các cụm, tổng thành trong hệ thống truyền lực (các đăng, hộp số,…). Kiểm tra các mối liên kết. Các cụm, các tổng thành của hệ thống truyền lực phải đúng hồ sơ kỹ thuật, không rạn nứt, biến dạng định vị đúng vị trí, lắp ghép chắc chắn. Các mối lắp ghép phải đủ các chi tiết kẹp chặt, đủ các chi tiết chống tự tháo, các đai ốc không
  17. 16 được trờn hoặc hư hỏng. Các phớt chắn bụi, dầu mỡ phải lắp ghép đúng vị trí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các trục quay không được nứt vỡ, biến dạng (cong, vênh) hoặc có dấu vết biến dạng. Các trục chuyển động, các trục quay, các liên kết của các chi tiết chuyển động (then hoa, trục chữ thập,…), các ổ bi không được rơ quá giới hạn cho phép. * Chú ý khi kiểm tra sự làm việc của ly hợp: Cần kiểm tra ly hợp có hiện tượng cắt không hết hoặc hiện tượng trượt do điều khiển không đúng hoặc các tấm ma sát quá mòn, hỏng. Ly hợp không được kẹt, dính, có tiếng kêu bất thường. Ly hợp phải ngắt hoàn toàn động cơ khỏi hệ thống truyền lực. 2.4 Kiểm tra hệ thống truyền lực, xích và bánh răng hở Bằng quan sát hoặc búa kiểm tra xác định trạng thái lắp đặt, sự mòn và hư hỏng của bộ truyền, xác định độ chùng của các bộ truyền xích phải đảm bảo trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất. Theo hướng dẫn của thông tư số: 10/2009/TT – BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ta tiến hành kiểm tra hệ thống truyền lực theo các tiêu chí sau: - Kiểm tra cụm ly hợp Đỗ xe trên hầm hoặc trên thiết bị nâng, đạp, nhả bàn đạp ly hợp và quan sát, kết hợp với dùng tay lay lắc để kiểm tra sơ bộ cụm ly hợp nếu: Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, bàn đạp ly hợp không có hành trình tự do hoặc mặt chống trượt quá mòn, không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, rò rỉ môi chất; các chi tiết nứt, gãy, biến dạng. Là không đạt yêu cầu. Cho động cơ hoạt động, cài số và thực hiện đóng mở ly hợp để kiểm tra hoạt đông của ly hợp nếu: Ly hợp đóng, cắt không hoàn toàn hoặc đóng, cắt không nhẹ nhàng, êm dịu, có tiếng kêu khác lạ. Là không đạt yêu cầu. - Kiểm tra hộp số Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nângđể đánh giá tình trạng chung của hộp số nếu: Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, chảy dầu thành giọt, các chi tiết nứt, gãy, biến dạng. Là không đạt yêu cầu. Ra vào số để kiểm tra sự làm việc nếu khó thay đổi số, tự nhảy số. Là không đạt yêu cầu. Kiểm tra cần điều khiển số bằng cách ra vào số và quan sát nếu không đúng kiểu loại hoặc không chắc chắn, rạn, nứt, cong vênh. Là không đạt yêu cầu.
  18. 17 - Kiểm tra trục các đăng Quan sát kết hợp dùng tay lay lắc và xoay các đăng khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng để đánh giá tình trạng chung và sự làm việc nếu Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt sai, không chắc chắn, Không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, các chi tiết nứt, gãy, biến dạng, cong vênh; then hoa, trục chữ thập, ổ đỡ bị rơ, hỏng các khớp nối mềm, ổ đỡ trung gian nứt hoặc không chắc chắ, có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe, có tiếng kêu khác lạ. - Kiểm tra cầu xe quan sát khi xe đỗ trên hầm hoặc thiết bị nâng để đánh giá tình trạng chung nếu: Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn, không đầy đủ hoặc hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, chảy dầu thành giọt, các chi tiết nứt, gãy, biến dạng, không đầy đủ hoặc hư hỏng nắp che đầu trục. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ly hợp. Bài tập 2: Kiểm tra các mối ghép, các trục truyền động Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Xác định đúng các bộ phận của hệ thống truyền lực. - Phương pháp kiểm tra trạng thái của hệ thống truyền lực.
  19. 18 BÀI 3. KIỂM TRA HỆ THỐNG TREO Mã bài: MĐ 37 - 03 Giới thiệu: Hệ thống treo có nhiệm vụ mang lại sự êm ái, thoải mái cho người và hàng hóa cũng như sư cân bằng khi xe hoạt động. Để nâng cao chất lượng và xác định được các hư hỏng của hệ thống trong khi thực hiện kiểm định xe Mục tiêu: - Nhận dạng và kiểm định được chất lượng hệ thống treo trên ô tô - Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và yêu cầu sửa chữa khắc phục hệ thống treo - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung của mô đun: 1. SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG TREO Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, công dụng của hệ thống treo. - Phân loại được các hệ thống treo được sử dụng. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thức tập. 1.1 Công dụng của hệ thống treo Dùng để nối đàn hồi khung hoặc vỏ ô tô với hệ thống chuyển động. Nhiệm vụ chủ yếu của nó giảm các va đập sinh ra trong khi ô tô chuyển động và làm cho ô tô chuyển động êm dịu khi đi qua các bề mặt gồ ghề không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mô men từ bánh xe lên khung xe hoặc vỏ xe và ngược lại. 1.2 Phân loại - Theo bộ phận dẫn hướng của hệ thống treo có thể chia ra loại phụ thuộc và loại độc lập. - Theo phần tử đàn hồi, hệ thống treo chia ra loại nhíp, loại lò xo, loại thanh xoắn, loại hơi, loại thuỷ lực và loại liên hợp. Hình 3.1.2a Hệ thống treo phụ thuộc Hình 3.1.2b Hệ thống treo độc lập
  20. 19 1.3 Yêu cầu Ngoài các yêu cầu chung hệ thống treo phải đảm bảo các yêu cầu đặc biệt sau đây: - Đảm bảo tần số dao động riêng của vỏ thính hợp, tần số dao động này được xác định bằng độ võng tĩnh ft và hệ số cản của giảm chấn. - Có độ võng động fd đủ để cho không sinh va đập lên các ụ hạn chế. - Có độ dập tắt dao động của vỏ và bánh xe thích hợp. - Khi quay vòng hoặc khi phanh thì vỏ xe không bị nghiêng. - Đảm bảo cho chiều rộng cơ sở và góc đặt các trục đứng góc bánh dẫn hướng không đổi. - Đảm bảo sự tương ứng giữa động học các bánh xe và động học của truyền động lái. 2. KIỂM TRA HỆ THỐNG TREO Mục tiêu: - Trình bày được cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống treo. - Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật của hệ thống treo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thức tập. 2.1 Kiểm tra nhíp 2.1.1 Nội dung kiểm tra + Kiểm tra độ bền mỏi + Kiểm tra chủng loại nhíp + Kiểm tra số lượng và chất lượng các lá nhíp + Kiểm tra định vị các lá nhíp với nhau + Kiểm tra định vị nhíp với khung xe + Kiểm tra định vị nhíp với dầm cầu + Kiểm tra sự bôi trơn nhíp + Kiểm tra chất lượng các ụ hạn chế hành trình dao động của nhíp + Kiểm tra độ rơ của các chi tiết nối ghép 2.1.2 Phương pháp kiểm tra - Quan sát, kết hợp dùng búa chuyên dùng để kiểm tra và dùng tay lay lắc khi xe đỗ trên hầm hoặc trên thiết bị nâng - Cho xe dịch chuyển tiến, lùi (có chèn lốp) quan sát độ rơ đối với cao su ốp đầu nhíp. 2.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá + Phải đúng kiểu loại, số lượng và được lắp đặt chắc chắn. + Độ bền mỏi đánh giá bằng độ cong đều của hai đầu bộ nhíp trên cùng một trục. Nếu nhíp còn tốt thì hai đầu cùng cong lên phía trên hoặc cùng cong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2