intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật kiểm định ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật kiểm định ô tô được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Kiểm tra nhận dạng và tổng quát ô tô; Kiểm tra phần trên và các cơ cấu điều khiển; Kiểm tra độ trượt ngang và hiệu quả phanh; Kiểm tra về môi trường; Kiểm tra gầm và các bộ phận liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật kiểm định ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ

  1. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, công nghệ ô tô ngày càng phát triển mạnh mẽ, số lượng xe trên thế giới ngày càng tăng vượt bậc kể cả xe vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe du lịch…trở thành phương tiện không thể thiếu trong những cơ quan, công sở, tư nhân… Để giúp Cán Bộ kỹ thuật trong ngành và Học sinh – Sinh viên chuyên ngành cơ khí động lực tại trường Cao Đẳng CĐ – XD & NL Trung Bộ cùng với những cá nhân – tập thể đang quản lí các phương tiện xe máy, nắm bắt kịp thời những kiến thức chung về kỹ thuật kiểm định ô tô, nhằm đảm bảo thật tốt yêu cầu kỹ thuật của phương tiện khi hoạt động tham gia giao thông, đảm bảo tính an toàn cao nhất, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông, cải thiện môi trường trong sạch, hiệu quả kinh tế cao nhất. Giáo trình “KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH Ô TÔ” được chỉnh sửa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, thông tư hướng dẫn của cục giao thông đường bộ; Bộ giao thông vận tải Việt Nam; Tham khảo qui trình kiểm định của các trạm đăng kiểm; Các giáo trình giảng dạy của các giảng viên ở các trường cao đẳng và đại học kỹ thuật ở Việt Nam. Giáo trình tập trung vào các nội dung cơ bản sau: 1 Kiểm tra nhận dạng và tổng quát ô tô 2 Kiểm tra phần trên và các cơ cấu điều khiển 3 Kiểm tra độ trượt ngang và hiệu quả phanh 4 Kiểm tra về môi trường 5 Kiểm tra gầm và các bộ phận liên quan Sau mỗi phần cơ bản người biên soạn có đưa thêm một số thông tin mới đề cập từ các xe ô tô hiện đại. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Hi vọng nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình này được biên soạn tiếp hoặc tái bản lần sau có chất lượng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Bình Định, ngày 28 tháng 7 năm 2021. Chủ biên Nguyễn Tiến Sỹ **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -1-
  2. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục lục 2 3. Đề cương mô đun 3 4. Bài 1 - Kiểm tra nhận dạng và tổng quát ô tô 10 5. Bài 2 - Kiểm tra phần trên và các cơ cấu điều khiển 21 6. Bài 3 - Kiểm tra độ trượt ngang và hiệu quả phanh 25 7. Bài 4 - Kiểm tra về môi trường 34 8. Bài 5 - Kiểm tra gầm và các bộ phận liên quan 44 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -2-
  3. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH Ô TÔ Mã số mô đun: MĐ 27 Thời gian mô đun: 60 Tiết( Lý thuyết: 30 tiết; Thực hành: 28 tiết; Kiểm tra: 2 tiết ) I. Vị trí tính chất của mô đun: - Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun sau: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Ngoại ngữ; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Vẽ kỹ thuật Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ô tô. Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ II của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật;điện kỹ thuật, điện tử cơ bản, sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.... - Tính chất của mô đun: mô đun chuyên môn nghề tự chọn mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng:  Kiểm tra và đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của từng hệ thống trong ô tô.  Đánh giá về chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của ô tô. III. Nội dunh mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Kiểm tra nhận dạng và tổng quát ô tô 9 5 4 2 Kiểm tra phần trên và các cơ cấu điều khiển 12 5 7 3 Kiểm tra độ trượt ngang và hiệu quả phanh 9 5 4 4 Kiểm tra về môi trường 9 5 4 5 Kiểm tra gầm và các bộ phận liên quan 21 10 9 2 **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -3-
  4. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** Cộng: 60 30 28 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Kiểm tra nhận dạng và tổng quát của ô tô: Mục tiêu của bài: Học xong bài này học viên có khả năng: + Kiểm tra, đánh giá tổng quát bên ngoài của ôtô: Loại ôtô, nhãn hiệu, màu sơn, vị trí số khung, số động cơ,… + Kiểm tra, đánh giá chất lượng làm việc của các bộ phận, hệ thống: Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng, cửa xe, chắn bùn, các cơ cấu khoá, sự lắp ghép của các bánh xe, hiệu quả làm việc của hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu. Nội dung của bài: Thời gian: 9 tiết(LT: 5; TH: 4) 1. Loại ôtô. 2. Nhãn hiệu. 3. Số khung: - Vị trí đánh số khung. - Dùng mắt, quan sát để kiểm tra. - Phương pháp đánh số khung. 4. Số động cơ: - Vị trí đánh số của động cơ. - Kiểm tra bằng quan sát. - Phương pháp đánh số động cơ. 5. Màu sơn: - Màu sơn thực tế của ô tô căn cứ trên màu sơn của buồng lái. - Kiểm tra bằng quan sát. 6. Hình dáng chung: - Các kích thước giới hạn. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -4-
  5. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** - Thân vỏ ôtô, buồng lái, thùng hàng, cửa xe, các cơ cấu khoá, chắn bùn. - Sự lắp ghép của các bánh xe. - Hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu. Bài 2: Kiểm tra phần trên và các cơ cấu điều khiển. Mục tiêu của bài: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Kiểm tra và đánh giá được hiệu quả làm việc của các bộ phận trên xe: Động cơ và các hệ thống liên quan đến động cơ, kính chắn gió, kính chiếu hậu, phun nước rửa kính và gạt nước, các đồng hồ và đèn chỉ báo,… - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng của các cơ cấu điều khiển: Bàn đạp phanh, ly hợp, cơ cấu điều khiển phanh tay, cơ cấu sang số, vành tay lái, trục lái. Nội dung của bài: Thời gian: 12 tiết (LT: 5; TH:7 ) 1. Động cơ và các hệ thống liên quan đến động cơ: - Tình trạng làm việc của động cơ. - Các đường ống, dây dẫn lắp ghép của các hệ thống: nhiên liệu, làm mát, hệ thống lạnh, hệ thống điện,…. - Sự truyền động của các dây đai truyền động. 2. Kính xe, gạt nước và phun nước rửa kính: - Kính chắn gió, kính chiếu hậu. - Gạt nước và phun nước rửa kính. 3. Các đồng hồ và đèn chỉ báo. 4. Cơ cấu điều khiển: - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả bàn đạp phanh. - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả bàn đạp ly hợp. - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả cơ cấu điều khiển phanh tay. - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả cơ cấu sang số. - Kiểm tra vành tay lái, trục lái. Bài 3: Kiểm tra độ trượt ngang và hiệu quả phanh. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -5-
  6. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** Mục tiêu của bài: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Kiểm tra, xác định được độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng. - Kiểm tra và đánh giá được hiệu quả làm việc của hệ thống phanh chân và phanh tay, độ sai lệch lực phanh trên một trục. Nội dung của bài: Thời gian: 9 tiết (LT: 5; TH: 4) 1. Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng. 2. Hiệu quả phanh: - Phanh chính (phanh chân). - Độ sai lệch lực phanh trên một trục. - Phanh đỗ (phanh tay). Bài 4: Kiểm tra về môi trường: Mục tiêu của bài: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Kiểm tra và đánh giá được các chỉ tiêu về môi trường: Độ ồn, khí thải. - Kiểm tra, đánh giá âm lượng cho phép của còi điện. Nội dung của bài: Thời gian: 9 tiết (LT: 5; TH: 4 ) 1. Kiểm tra độ ồn. 2. Âm lượng còi điện. 3. Kiểm tra, xác định độ khói. 4. Kiểm tra, xác định nồng độ CO, HC. Bài 5: Kiểm tra gầm và các bộ phận liên quan. Mục tiêu của bài: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Kiểm tra và đánh giá được các chỉ tiêu về an toàn kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị: hệ truyền lực và hệ thống chuyển động, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -6-
  7. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** treo, hệ thống dẫn khí thải, bầu giảm âm, thiết bị chứa khí nén và các dây dẫn điện phần dưới. Nội dung của bài: Thời gian: 21 tiết( LT:10; TH:9; KT:2 ) 1. Hệ truyền lực và hệ thống chuyển động: - Dẫn động ly hợp. - Hộp số. - Truyền động các đăng. - Cầu xe. - Bánh xe, moay ơ bánh xe. 2. Hệ thống lái: - Cơ cấu lái. - Dẫn động lái. 3. Hệ thống phanh: - Dẫn động phanh chính. - Dẫn động phanh tay. 4. Hệ thống treo. - Bộ phận đàn hôi trước, sau. - Giảm chấn. 5. Hệ thống dẫn khí thải, bầu giảm âm. 6. Bình chứa khí nén. 7. Dây dẫn điện phần dưới. IV. Điều kiện thực hiện mô đun: - Phương tiện: Ôtô hoạt động được. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Bộ dụng cụ cầm tay nghề ô tô. + Cần siết ngẫu lực. + Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang. + Thiết bị kiểm tra phanh. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -7-
  8. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** + Thiết bị kiểm tra khí thải. + Thiết bị kiểm tra độ ồn. + Máy chiếu Overhead + Máy vi tính + Projector + Phòng học lý thuyết, xưởng thực hành - Học liệu: + Phim trong + Tranh treo tường, CD ROM + Các tài liệu tham khảo. + Phiếu kiểm tra - Nguồn lực khác: + Cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để học viên thực tập nâng cao tay nghề. V. Phương pháp đánh giá: Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Về Kiến thức: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận của giáo viên. - Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm qua sự nhận xét, tự đánh giá của học sinh, và của hội đồng giáo viên, đạt các yêu cầu sau: + Thực hiện đúng quy trình kiểm tra. + Đánh giá đúng các chỉ tiêu kỹ thuật. + Qua kết quả bài thực hành đạt yêu cầu 70% - Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập qua nhận xét của giáo viên, tự đánh giá của học sinh và tập thể giáo viên, đạt các yêu cầu sau: **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -8-
  9. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm. + Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian . + Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót. + Qua sự quan sát trực tiếp trong quá trình học tập và sinh hoạt của học viên. VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Kỹ thuật kiểm định ô tô được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành. - Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học. =//=//=//=//=//=//=//=//=//= **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ -9-
  10. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** Bài 1: KIỂM TRA NHẬN DẠNG VÀ TỔNG QUÁT CỦA Ô TÔ Mã bài: 27-1 I. Kiểm tra nhận dạng ô tô: Công tác kiểm tra nhận dạng ô tô giúp xác định chính xác nhãn hiệu, loại phương tiện cần kiểm tra, cũng như xác định số khung, số máy, màu sơn và chất lượng lớp sơn của xe. I.1. Loại ôtô: Cần xác định loại ô tô phải kiểm tra để áp dụng phương pháp kiểm tra, kích hoạt đúng chương trình kiểm tra trên thiết bị kiểm tra. Phương pháp kiểm tra: Dùng mắt quan sát để kiểm tra xác định loại ô tô. Ví dụ: Loại ô tô cần kiểm tra là: Ô tô con, ô tô khách, ô tô tải, ô tô chuyên dùng, … I.2. Nhãn hiệu và số loại: Cần xác định nhãn hiệu cũng như số loại của phương tiện để so sánh, đối chiếu với thông số kỹ thuật cơ bản của ô tô do nhà chế tạo cung cấp để lập hồ sơ kỹ thuật. Quan sát để xác định nhãn hiệu, số loại. Ví dụ: Nhãn hiệu xe: TOYOTA – Số loại: COROLLA. I.3. Số khung: I.3.1. Nội dung kiểm tra: - Vị trí đánh số khung. - Các ký tự của số khung. - Chất lượng của các ký tự. I.3.2. Phương pháp kiểm tra: - Dùng mắt quan sát và thước đo để kiểm tra. I.3.3.Tiêu chuẩn đánh giá: - Phương pháp đánh số khung: Chiều dài của số khung theo quy định chung của quốc tế gồm 17 ký tự. Số khung được ấn định cho từng xe bởi nhà sản xuất **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 10 -
  11. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** nhằm phục vụ cho việc nhận biết xe và đăng ký xe. Nội dung cơ bản của số khung gồm ba phần chính: phần thứ nhất nhận biết nhà sản xuất (gồm 3 ký tự), phần thứ hai mô tả xe (gồm 6 ký tự), phần thứ ba chỉ thị xe (gồm 8 ký tự). - Vị trí đánh số khung sao cho có thể trông thấy được một cách dễ dàng khi người quan sát đứng bên ngoài xe. Số khung được đóng tại các vị trí thích hợp trên khung xe và trên bảng êtikét, ít bị ảnh hưởng ăn mòn và khó mất mát, những phần được đóng số khung phải có cấu trúc cố định không thể di chuyển, không thay thế, thay đổi được. Các ký tự phải rõ ràng, dễ đọc, dễ xem và được bảo vệ tồn tại lâu dài. - Quy định về các ký tự áp dụng cho số khung là các số Ả rập và chữ La tinh: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0 và A, B, C, D, E, F, G, H, J, K, L, M, N, P, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z. Các chữ: I, O, Q không sử dụng. Ví dụ: Số khung của một chiếc ô tô tải ISUZU được sản xuất tại Việt Nam là: JAANKR55LT7100015 Ý nghĩa của số khung như sau: Ký hiệu nước Mã số căn bản Năm Số thứ tự xuất sản xuất chỉ loại xe sản xuất xưởng của xe J A A N K R 5 5 L T 7 1 0 0 0 1 5 - Ký hiệu nước sản xuất: Việt Nam: JAA. - Mã số căn bản chỉ loại xe: + N: Xe tải nhẹ. + K: Tổng trọng tải. H: 2,5 đến 3,5 ton. K: 3,3 đến 5,5 ton. P: 5.0 đến 7,0 ton. 1: 6.0 đến 8.0 ton. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 11 -
  12. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** + R: Hệ thống lái 4x2. + 55: Loại động cơ (55: 4JB1; 58: 4BE1). + L: Chiều dài cơ sở. E: 2451 đến 2600 mm. E2: 2460 mm. G: 2751 đến 2900 mm. L: 3351 đến 3500 mm. P: 3801 đến 3950 mm. R: 4101 đến 4250 mm. - Năm sản xuất: Năm 1996 ký hiệu T. Bảng ký tự dùng để chỉ năm sản xuất theo TCVN 6578:2000 quy định như sau: Năm Mã Năm Mã Năm Mã Năm Mã 1971 1 1981 B 1991 M 2001 1 1972 2 1982 C 1992 N 2002 2 1973 3 2983 D 1993 P 2003 3 1974 4 1984 E 1994 R 2004 4 1975 5 1985 F 1995 S 2005 5 1976 6 1986 G 1996 T 2006 6 1977 7 1987 H 1997 V 2007 7 1978 8 1988 J 1998 W 2008 8 1979 9 1989 K 1999 X 2009 9 1980 A 1990 L 2000 Y 2010 A - Số thứ tự xuất xưởng của xe: Là số thứ tự khi xuất xưởng tại Nhật. + Chiếc thứ nhất có số thứ tự: 7100009. + Lần lượt chiếc thứ 2, 3, 4, …: 7100010, 7100011, 7100012, … I.4. Số động cơ: I.4.1. Nội dung kiểm tra: - Vị trí đánh số của động cơ. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 12 -
  13. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** - Các ký tự của động cơ. - Chất lượng các ký tự. I.4.2. Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra bằng quan sát. - Dùng đèn soi. I.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá: - Phương pháp đánh số động cơ: Số nhận biết động cơ là số có thể bao gồm chữ, số hoặc kết hợp giữa chữ và số, do nhà sản xuất quy định, không lặp lại trong một thời kỳ riêng biệt, dễ đọc và có chiều cao nhỏ nhất là 4,5 mm, số động cơ có thể trùng với số khung. Số động cơ được đánh ở vị trí quan sát được khi ở bên ngoài xe. Phần được đánh số là phần khó di chuyển và không thay đổi. Vị trí đánh số ít chịu sự ăn mòn và khó bị mất mát. - Quy định việc đánh số động cơ: Số nhận biết động cơ thường bao gồm hai nhóm ký tự: Nhóm thứ nhất chỉ mã số kiểu động cơ. Nhóm thứ hai chỉ số thứ tự của động cơ. Trên một số động cơ còn có nhóm ký tự chỉ rõ những đặc điểm khác của xe (loại tay lái, loại hộp số, loại cầu xe, …). - Ý nghĩa các ký tự trong nhóm chỉ mã số động cơ theo bảng sau: Đặc điểm Ký tự Nguyên bản tiếng Anh Ý nghĩa của ký tự của động cơ Nhiên liệu G Gasoline Xăng sử dụng D Diesel Dầu diesel Bố trí IL In line Một dãy xy lanh HO Horyzontally Opposed Đối xứng nằm ngang thẳng hàng V V- Type Kiểu chữ V **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 13 -
  14. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** OHC Over Head Camshaft Trục cam đặt phía trên DOHC Double Over Head Hai trục cam đặt phía Camshaft trên Bố trí van OHV Over Head Valve Xú páp đặt phía trên RDV Rotary-Disk valve Đĩa van xoay PV Piston Valve Van con độ kiểu piston Hệ thống C Carburetor Chế hòa khí EC Electronic Carburetor Chế hòa khí điều khiển cung cấp điện tử nhiên liệu FI Fuel Injection Phun xăng EFI Electronic Fuel Injection Phun xăng điện tử A Air cooling Bằng không khí Hệ làm mát W Water cooling Bằng nước F Front Bố trí phía trước Bố trí R Rear Bố trí phía sau US Under Seat Bố trí phía dưới chỗ ngồi động cơ M Midship Bố trí ở giữa (S) SAE Theo tiêu chuẩn SAE (Sg) SAE Theo tiêu chuẩn SAE (D) DIN Theo tiêu chuẩn DIN (EEC) EEC Theo tiêu chuẩn EEC (J) JIS Theo tiêu chuẩn JIS Ví dụ: Một động cơ IFA được đánh số như sau: 4 V D 14,5/12 – 2 S R W 0 0 9 8 7 6 5 Ý nghĩa của số động cơ như sau: - 4: Số xy lanh. - V: Bốn kỳ. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 14 -
  15. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** - D: Diesel. - 14,5: Hành trình pit-tông. - 12: Đường kính xy lanh. - 2: Thế hệ động cơ (động cơ thế hệ 2). - S: Xy-lanh đứng. - R: Xy lanh bố trí thẳng hàng. - W: Làm mát bằng nước. - 0098765: Số thứ tự động cơ. I.5. Màu sơn: I.5.1. Nội dung kiểm tra: - Màu sơn thực tế của ô tô căn cứ trên màu sơn của buồng lái. - Chất lượng lớp sơn. I.5.1. Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra bằng quan sát. I.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá: - Màu sơn thực tế của phương tiện phải đúng với màu sơn ghi trong hồ sơ kỹ thuật và giấy chứng nhận đăng ký xe. - Chất lượng lớp sơn phải còn tốt, không bong tróc. - Các màu sơn trang trí khác không được vượt quá 50% màu sơn đã đăng ký. II. Kiểm tra tổng quát ô tô: Kiểm tra tổng quát ô tô giúp xác định được hình dạng, bố trí chung, các kích thước giới hạn cũng như sự làm việc của các bộ phận, hệ thống bên ngoài của ô tô. II.1. Hình dáng, bố trí chung, kích thước giới hạn: II.1.1. Nội dung kiểm tra: - Hình dáng chung của phương tiện. - Bố trí các cụm tổng thành trên phương tiện. Khoảng cách giữa các cụm chi tiết. - Các kích thước bao của phương tiện. II.2.2. Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra bằng quan sát. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 15 -
  16. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** - Dùng thước đo và so sánh với hồ sơ kỹ thuật của phương tiện. II.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá: - Hình dáng thực tại của phương tiện đúng với hồ sơ kỹ thuật. - Bố trí chung của các cụm chi tiết đúng với hồ sơ kỹ thuật. - Các kích thước giới hạn đúng thiết kế và phù hợp với các quy định hiện hành. II.2.Thân vỏ ôtô, buồng lái, thùng hàng, cửa xe, các cơ cấu khoá, chắn bùn: II.2.1. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra sự định vị, kẹp chặt giữa thân vỏ xe với khung xương, giữa buồng lái, thùng hàng, sàn bệ xe với khung xương. - Kiểm tra chất lượng thân vỏ, buồng lái, thùng hàng và sàn bệ xe. - Kiểm tra các khóa hãm (khóa đóng mở thùng xe, cóc giữ công ten nơ). - Kiểm tra sự cách nhiệt, cách âm đối với xe du lịch và xe khách. - Kiểm tra khoang để hành lý, giá để hàng trên nóc, cửa thông gió đối với xe khách. - Kiểm tra khóa cửa, kính cửa xe, chắn bùn. II.2.1. Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra bằng quan sát. - Dùng búa chuyên dùng. - Dùng tay lay lắc. II.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá: - Phải đủ các chi tiết, đủ số lượng. đúng hồ sơ kỹ thuật. - Định vị chắc chắn. - Các khóa hãm tốt, không tự bật ra. - Cách nhiệt, cách âm đối với xe du lịch và xe khách tốt. - Khóa cửa hoạt động tốt, không tự mở. Kính cửa không nứt, vỡ, điều khiển nhẹ nhàng. II.3. Sự lắp ghép của các bánh xe: II.3.1. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra số lượng đai ốc giữ bánh xe. - Kiểm tra sự siết chặt của các đai ốc giữ bánh xe. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 16 -
  17. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** II.3.1. Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra bằng quan sát. - Dùng búa, dụng cụ chuyên dùng. II.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá: - Đủ số lượng. - Siết đúng lực quy định. II.4. Hệ thống đèn chiếu sáng phía trước: II.4.1. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra sự lắp đặt. - Kiểm tra số lượng. - Kiểm tra màu sắc ánh sáng. - Kiểm tra tính đồng bộ theo từng cặp đèn đối xứng nhau về hình dạng, màu sắc, cường độ và kích cỡ. - Kiểm tra sự làm việc và các chỉ tiêu của chùm sáng (cường độ sáng, hình dạng chùm sáng, góc lệch của chùm sáng). - Kiểm tra tình trạng hư hỏng của đèn. II.4.2. Phương pháp kiểm tra: - Quan sát, lay lắc bằng tay. - Đo các chỉ tiêu quang học của chùm sáng bằng thiết bị chuyên dùng. II.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá: - Đèn chiếu sáng phía trước phải được bố trí theo từng cặp đối xứng nhau, đảm bảo có một đôi đèn chiếu sáng xa và một đôi đèn chiếu sáng gần. Số lượng đèn đúng với quy định của Nhà sản xuất. - Cả hai đèn trong cùng một cặp phải phát ra ánh sáng cùng màu sắc, hình dạng, cường độ và kích cỡ. - Lắp đặt chắc chắn, không chập chờn lập lòe hoặc tắt khi vỗ nhẹ bằng tay. - Đèn không nứt, vỡ, thấu kính không bị mờ và không ảnh hưởng đến sự phân bố ánh sáng của chùm sáng. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 17 -
  18. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** - Khi kiểm tra bằng thiết bị: Cường độ sáng của một đèn chiếu xa không nhỏ hơn 10.000 cd. Theo phương thẳng đứng chùm sáng không được hướng xuống dưới quá 2% và không được hướng lên trên. Theo phương ngang chùm sáng của đèn không được lệch sang phải, sang trái quá 2%. - Khi kiểm tra bằng quan sát: Dải sáng xa không nhỏ hơn 100 m với chiều rộng 4 m, dải sáng rộng không nhỏ hơn 50 m, ánh sáng trắng. II.5. Hệ thống các loại đèn tín hiệu: II.5.1. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra sự lắp đặt của đèn. - Kiểm tra số lượng đèn. - Kiểm tra màu sắc của đèn. - Kiểm tra tính đồng bộ theo từng cặp đèn đối xứng nhau về hình dạng, màu sắc, cường độ và kích cỡ. - Kiểm tra sự làm việc, tần số nháy, thời gian chậm tác dụng của đèn (đèn xin đường). - Kiểm tra cường độ sáng của đèn. - Kiểm tra tình trạng hư hỏng của đèn. II.5.2. Phương pháp kiểm tra: - Quan sát, lay lắc bằng tay. - Dùng thiết bị chuyên dùng. - Đối với đèn tín hiệu xin đường phải đếm số lần nháy của đèn trong 1 phút. - Xác định khoảng thời gian chậm tác dụng kể từ khi bật công tắc đến khi đèn bắt đầu sáng. II.5.3.Tiêu chuẩn đánh giá: - Vị trí lắp đặt đèn đúng với quy định của Nhà sản xuất, lắp đặt đèn chắc chắn. - Đủ số lượng và đúng với quy định của Nhà sản xuất. - Các đèn giống nhau về kiểu loại theo từng cặp đối xứng. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 18 -
  19. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** - Màu ánh sáng phát ra khi bật đúng theo quy định: màu vàng cho đèn xi đường; màu trắng cho đèn soi biển số, đèn kích thước phía trước và đèn báo lui; màu đỏ cho đèn phanh và đèn kích thước phía sau. - Với đèn xin đường đèn phải sáng sau khi bật không quá 3 giây và tần số nháy của đèn là 60 đến 120 lần/phút. - Cường độ sáng của đèn phải đạt tiêu chuẩn quy định: + Đèn xin đường: Bảo đảm nhìn thấy ở khoảng cách 20m khi xe để ở ngoài trời nắng hoặc khi kiểm tra bằng thiết bị cường độ sáng của đèn phía trước là 80 đến 700 cd, đèn phía sau đạt 40 đến 400 cd. + Đèn soi biển số: Bảo đảm nhìn thấy ở khoảng cách 10m khi xe để ngoài trời nắng hoặc khi kiểm tra bằng thiết bị cường độ sáng đạt 2 đến 60 cd. + Đèn kích thước: Bảo đảm nhìn thấy ở khoảng cách 10m khi để xe ngoài trời nắng hoặc khi kiểm tra bằng thiết bị cường độ sáng của đèn phía trước đạt 2 đến 60 cd, đèn phía sau đạt 1 đến 12 cd. + Đèn phanh: Bảo đảm nhìn thấy ở khoảng cách 20m khi xe để ở ngoài trời nắng hoặc khi kiểm tra bằng thiết bị cường độ sáng đạt 20 đến 100 cd. + Đèn báo lui: Khi cài số lùi đèn phải sáng và bảo đảm nhìn thấy ở khoảng cách 20m khi xe để ở ngoài trời nắng. II.6. Hệ thống đảm bảo tầm nhìn và tín hiệu khác (Phun nước rửa kính, gạt mưa, gương chiếu hậu, còi điện): II.6.1. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra sự lắp đặt. - Kiểm tra số lượng. - Kiểm tra tình trạng hoạt động. - Kiểm tra âm lượng và âm thanh của còi. II.6.2. Phương pháp kiểm tra: - Quan sát và lay lắc. - Cho hệ thống hoạt động và quan sát. - Bấm còi, nghe tiếng kêu và đo âm lượng bằng thiết bị chuyên dùng. **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 19 -
  20. KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ÔTÔ KHOA CKĐL ****************************************************************************************** II.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá: - Lắp đặt chắc chắn. - Đủ số lượng, đúng chủng loại theo quy định của Nhà sản xuất. - Hệ thống phun nước rửa kính không rò rỉ chất lỏng, hoạt động bình thường. - Hệ thống gạt mưa không làm sước kính, diện tích quét không nhỏ hơn 2/3 diện tích kính chắn gió và khi gạt không để đọng nước trên kính. - Kính chiếu hậu không có vết nứt, cho hình ảnh rõ ràng và tại vị trí cách gương 20m về phía sau phải nhìn được khoảng rộng 4m. - Âm thanh còi rõ ràng, ổn định, âm lượng không lớn hơn 115 dB(A), không nhỏ hơn 90 dB(A). III/ PHIẾU THỰC HÀNH: TT Hạng mục kiểm tra Đạt Không đạt Ghi chú 01 Loại ô tô 02 Nhãn hiệu và số loại 03 Số khung 04 Số động cơ 05 Màu sơn và chất lượng lớp sơn 06 Hình dáng,bố trí chung,KT g.hạn 07 Th.vỏ,buồng lái,thùng hàng,ch.bùn 08 Sàn bệ,khung xương,cửa xe 09 Cơ cấu khóa 10 Sự lắp ghép của các bánh xe 11 Đèn chiếu sáng phía trước 12 Các loại đèn tín hiệu 13 Kính chắn gió,phun nước,gạt nước 14 Kính chiếu hậu 15 Còi điện ========================== **************************************************************** Ks:Nguyễn Tiến Sỹ - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2