intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Chia sẻ: Troinangxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật lạnh được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hòa không khí; trình bày được chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chính máy điều hòa không khí. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẠNH NGÀNH, NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số: 257 /QĐ-TCĐN-ĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ Kỹ Thuật Lạnh“ được biên soạn dùng cho bổ trợ kiến thức cho sinh viên trong chương trình dạy nghề ĐIỆN CÔNG NGHIỆP của hệ Cao đẳng và Trung cấp nghề. Nội dung của giáo trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng về lắp đặt, bảo dưỡng và xử lý các thao chủ yếu trong các máy điều hòa không khí dân dụng dạng treo tường là loại máy đang được sử dụng thông dụng trong sinh hoạt dân dụng và trong sản xuất. Cấu trúc của giáo trình gồm 2 bài trong thời gian 45 giờ. Giáo trình được biên soạn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng Tháp, ngày ……tháng …….năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Văn An I
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .........................................................................................................i BÀI 1: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG ......................................................................................... 3 1. ĐĂC ĐIỂM CẤU TẠO ....................................................................................... 3 1.1 Đặc điểm ........................................................................................................ 3 1.1.1 Đặc điểm máy điều hòa không khí treo tường .......................................... 3 1.1.2 Đặc điểm máy điều hòa đặt sàn................................................................ 4 1.1.3 Đặc điểm máy điều hòa âm trần ............................................................... 4 1.1.4 Đặc điểm máy điều hòa áp trần................................................................ 5 1.2 Cấu tạo ........................................................................................................... 5 1.2.1 Cấu tạo máy điều hòa không khí treo tường ............................................. 5 1.2.2 Cấu tạo máy điều hòa máy điều hòa đặt sàn ............................................ 6 1.2.3 Cấu tạo máy điều hòa máy điều hòa âm trần ........................................... 6 1.2.4 Cấu tạo máy điều hòa máy điều hòa áp trần ............................................ 7 2. SƠ ĐỒ KHỐI ...................................................................................................... 7 2.1 Sơ đồ khối ...................................................................................................... 7 2.2 Chức năng của các khối trên sơ đồ.................................................................. 7 3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC .................................................................................. 9 3.1. Nguyên lý làm việc ......................................................................................... 9 3.3.1. Nguyên lý làm việc máy điều hoà một chiều .......................................... 9 3.3.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép hai chiều: ............................... 10 3.2. Môi chất lạnh và dầu bôi trơn ....................................................................... 10 3.1.1 Môi chất lạnh ......................................................................................... 10 3.1.2 Dầu bôi trơn .......................................................................................... 11 4. KHẢO SÁT NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC BỘ PHẬN ................................ 11 4.1 Trang thiết bị cần thiết .................................................................................. 11 4.2 Khảo sát chi tiết các bộ phận ........................................................................ 12 II
  5. 4.2.1 Chi tiết khối trong nhà ........................................................................... 12 4.2.2 Chi tiết dàn ngoài: ................................................................................. 13 4.2.3 Sơ đồ nối dây mạch điện ........................................................................ 14 4.3 Đáng giá kết quả ........................................................................................... 15 BÀI 2: LẮP ĐẶT, BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG ... 16 3. BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ................................................... 33 3.1 Kiểm tra hệ thống trước khi bảo dưỡng ........................................................ 33 3.1.1 Kiểm tra hệ thống lạnh ........................................................................... 33 3.1.2 Kiểm tra hệ thống điện:.......................................................................... 33 3.2 Lập quy trình bảo dưỡng hệ thống lạnh......................................................... 34 3.3 Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt ..................................................................... 35 3.3.1. Tháo vỏ máy: ...................................................................................... 35 3.3.2. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt: ............................................................. 35 3.3.3. Lắp vỏ máy: ........................................................................................ 35 3.4 Làm sạch hệ thống nước ngưng .................................................................... 36 3.4.1. Tháo vỏ máy: ...................................................................................... 36 3.4.2. Làm sạch hệ thống nước ngưng: ......................................................... 37 3.4.3. Lắp vỏ máy: ........................................................................................ 37 3.5 Làm sạch hệ thống lưới lọc ........................................................................... 38 3.5.1 Tháo lưới lọc: ........................................................................................ 38 3.5.2 Vệ sinh lưới lọc: ..................................................................................... 38 3.5.3 Xịt khô: .................................................................................................. 39 3.6 Bảo dưỡng các thiết bị hệ thống điện ............................................................ 40 3.6.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy: .............................................................. 40 3.6.2. Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch: ........................................................... 40 3.6.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống: ...................................................... 40 3.7 Bảo dưỡng quạt ............................................................................................ 41 3.7.1. Chạy thử nhận định tình trạng: ........................................................... 41 III
  6. 3.7.2. Tra dầu mỡ: ........................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 44 IV
  7. MÔ ĐUN KỸ THUẬT LẠNH Mã mô đun: MĐ 24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun này bố trí dạy sau môn học kỹ thuật cơ sở - Tính chất: Là mô đun tự chọn trang bị kiến thức, kỹ năng làm nền tảng các mô đun thưc hành. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là mô đun tự chọn trong nghề Điện công nghiệp, trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các loại thiết bị điện dân dụng và các loại máy điều hòa không khí dân dụng nói riêng vì trong quá trình học tập cũng như làm việc chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với các công việc như thế. Mục tiêu môđun: Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hòa không khí - Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chính máy điều hòa không khí Kỹ năng: - Lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa không khí sử dụng trong dân dụng đúng qui trình, đúng phương pháp và các yêu cầu kỹ thuật Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nghiêm túc, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp Nội dung của môđun: Thời gian (giờ) Thực hành, Kiểm tra Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, (thường TT số thuyết thảo luận, xuyên, bài tập định kỳ) Bài 1: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của 1 8 4 4 máy điều hòa không khí dân dụng 1. Đăc điểm cấu tạo 2. Sơ đồ khối 3. Nguyên lý làm việc 1
  8. 4. Khảo sát nhận biết, phân biệt các bộ phận chính. Kiểm tra 2 2 Bài 2: Lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa 2 25 9 16 không khí dân dụng 1. Qui trình và phương pháp lắp đặt máy điều hoà không khí 2. Lắp đặt máy điều hoà không khí 3. Bảo dưỡng máy điều hòa không khí Kiểm tra 4 4 Ôn thi 2 2 Thi/kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 45 15 24 6 2
  9. BÀI 1: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG Mã Bài: MĐ 24-01 Giới thiệu: Máy điều hòa ghép là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, máy hút ẩm cũng là thiết bị hay gặp, nghiên cứu nguyên lý làm việc của chúng để có thể dự đoán những sai hỏng và sự cố trong sử dụng. Mục tiêu: Kiến thức: - Nêu được cấu tạo và trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí dân dung.. - Biết được chức năng làm việc các bộ phận Kỹ năng: - Phân biệt được các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa không khí dân dụng. - Điều chỉnh được thông số làm việc theo yêu cầu Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nghiêm túc, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính 1. ĐĂC ĐIỂM CẤU TẠO 1.1 Đặc điểm 1.1.1 Đặc điểm máy điều hòa không khí treo tường Chủ yếu là máy ĐHKK hai khối gồm hai cụm khối ngoài nhà và khối trong nhà được bố trí tách rời nhau. Nối liên kết giữa hai cụm là các ống đồng dẫn môi chất và dây điện điều khiển. Máy nén đặt trong khối bên ngoài. Quá trình điều khiển sự làm việc của máy được thực hiện từ khối bên trong thông qua bộ điều khiển hoặc điều khiển từ xa. Hình 1.1 Bố trí dàn lạnh máy điều hòa treo tường 3
  10. * Ưu điểm: - Tiện lợi, dễ lắp đặt. - Phù hợp với không gian nhỏ như phòng gia đình. - Tùy điều kiện không gian mà ta chủ động bố trí sao cho thẩm mỹ. * Nhược điểm: - Công suất nhỏ nên không phù hợp với không gian lớn. 1.1.2 Đặc điểm máy điều hòa đặt sàn Đối với máy điều hòa này, khối bên trong thường có dạng tủ đứng. Được bố trí như hình 1.2: Hình 1.2 Bố trí dàn lạnh máy điều hòa đặt sàn * Ưu điểm: - Phù hợp với không gian nhỏ. - Có tính thẩm mỹ cao * Nhược điểm: - Không phù hợp với không gian lớn - Hơi bất tiện đi đường nước xả. - Đắt tiền. 1.1.3 Đặc điểm máy điều hòa âm trần Đối với loại điều hòa âm trần, khối bên trong thường dạng cassette, có dạng khối vuông, gió được thổi ra bốn hướng, Hình 1.3 Bố trí dàn lạnh máy điều hòa âm trần 4
  11. * Ưu điểm: - Có tính thẩm mỹ cao - Được âm trần nên ít vướng. * Nhược điểm: - Khó lắp đặt - Đắt tiền 1.1.4 Đặc điểm máy điều hòa áp trần Đối với loại điều hòa này, khối trong nhà được đặt áp trần đối với không gian có chiều cao hạn chế. Hình 1.4 Bố trí dàn lạnh máy điều hòa áp trần * Ưu điểm: - Phù hợp với không gian có chiều cao hạn chế * Nhược điểm: - Khó lắp đặt - Đắt tiền 1.2 Cấu tạo Cấu tạo của máy điều hòa dân dụng được mô tả như hình 1.5, hình 1.6, hình 1.7, hình 1.8. 1.2.1 Cấu tạo máy điều hòa không khí treo tường a) b) a) Dàn lạnh (indoor); b) Dàn nóng (outdoor) Hình 1.5. Cấu tạo hình bên ngoài máy lạnh treo tường của Reetech 5
  12. 1.2.2 Cấu tạo máy điều hòa máy điều hòa đặt sàn a) b) a) Dàn lạnh (indoor); b) Dàn nóng (outdoor) Hình 1.6. Cấu tạo hình bên ngoài máy lạnh đặt sàn của Reetech 1.2.3 Cấu tạo máy điều hòa máy điều hòa âm trần a) b) a) Dàn lạnh (indoor); b) Dàn nóng (outdoor) Hình 1.7. Cấu tạo hình bên ngoài máy lạnh đặt sàn của Reetech 6
  13. 1.2.4 Cấu tạo máy điều hòa máy điều hòa áp trần a) b) a) Dàn lạnh (indoor); b) Dàn nóng (outdoor) Hình 1.8. Cấu tạo hình bên ngoài máy lạnh áp trần của Reetech 2. SƠ ĐỒ KHỐI 2.1 Sơ đồ khối Trên hình 1.9 là sơ đồ nguyên lý của máy điều hoà Hình 1.9 Sơ đồ khối máy điều hòa không khí 2.2 Chức năng của các khối trên sơ đồ Trên hình 1.9 là sơ đồ khối của máy điều hoà không khí. Theo sơ đồ này hệ thống có các thiết bị chính có chức năng sau: 7
  14. 1. Dàn lạnh (indoor Unit): Được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm. Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau cho phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt , cụ thể như sau: - Loại đặt sàn (Floor Standing): Loại đặt nền có cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp, nhưng trần cao. - Loại treo tường (Wall mounted): Đây là dạng phổ biến nhất , các dàn lạnh lắp đặt trên tường, có cấu tạo rất đẹp. Máy điều hoà dạng treo tường thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa hút nằm ở phía trên. - Loại áp trần (Ceiling suspended): Loại áp trần được lắp đặt áp sát laphông . Dàn lạnh áp trần thích hợp cho các công trình có trần thấp và rộng. Gió được thổi ra đi sát trần, gió hồi về phía dưới dàn lạnh - Loại âm trần (cassette): Khi lắp đặt loại máy cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên bề mặt trần. Mặt trước của máy cassette gồm có cửa hút nằm ở giữa, các cửa thổi nằm ở các bên. Tuỳ theo máy mà có thể có 2, 3 hoặc 4 cửa thổi về các hướng khác nhau. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao, không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường. Dàn lạnh có đường thoát nước ngưng, các ống thoát nước ngưng nối vào dàn lạnh phải có độ dốc nhất định để nước ngưng chảy kiệt và không đọng lại trên đường ống gây đọng sương. Máy điều hoà dạng cassette có bố trí bơm thoát nước ngưng rất tiện lợi. Ống nước ngưng thường sử dụng là ống PVC và có bọc mút cách nhiệt nhằm tránh đọng suơng bên ngoài vỏ ống. 2. Dàn nóng. Cũng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa . Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp mặt trời , vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy. 3. Ống dẫn ga. Liên kết dàn nóng và lạnh là một cặp ống dịch lỏng và gas . Kích cỡ ống dẫn được ghi rõ trong các tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào các đầu nối của máy. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Các ống dẫn khi lắp đặt nên kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy. Ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt. 4. Dây điện điều khiển. Ngoài 2 ống dẫn gas , giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển . Tuỳ theo hãng máy mà số lượng dây có khác nhau từ 3÷6 sợi. Kích cỡ dây nằm trong 2 khoảng từ 0,75 ÷ 2,5mm . 5. Dây điện động lực: 8
  15. Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường được nối với dàn nóng. Tuỳ theo công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3pha. Thường công suất từ 36.000 Btu/h trở lên sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào máy 1 pha, 3 pha và hãng máy. 3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 3.1. Nguyên lý làm việc Cơ sở lý thuyết: Vật chất thu nhiệt hoặc thải nhiệt khi thay đổi trạng thái  Quá trình hóa hơi (sôi): Thu nhiệt từ môi trường bên ngoài  Quá trình hóa lỏng (ngưng tụ): Thải nhiệt ra môi trường bên ngoài 3.3.1. Nguyên lý làm việc máy điều hoà một chiều Hình 1.10. Nguyên lý làm việc máy điều hòa 1 chiều Trong máy điều hòa nhiệt độ người ta đưa môi chất về các trạng thái tương ứng để môi chất thực hiện các quá trình sôi và ngưng tụ để thực hiện quá trình làm lạnh không khí. Môi chất thực hiện quá trình sôi trong dàn bay hơi (khối trong nhà) và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Hơi được máy nén hút về và đẩy lên dàn ngưng tụ (khối ngoài nhà). Tại dàn ngưng tụ môi chất ở trạng thái nhiệt độ và áp suất cao được quạt gió làm mát, thực hiện quá trình ngưng tụ (chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng) và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Môi chất lỏng từ dàn ngưng tụ dưới tác dụng của sự chênh lệch áp suất chuyển động tới thiết bị tiết lưu (ống mao, cáp, van tiết lưu…). Khi đi qua thiết bị tiết lưu, nhiệt độ và áp suất môi chất giảm đến giá trị thích hợp và chuyển tới dàn bay hơi để tiếp tục thực hiện quá trình bay hơi. Tại đây môi chất thay đổi trạng thái từ lỏng sang hơi và thu nhiệt của môi trường xung quanh dàn bay hơi. Quá trình cứ như thế liên tục xảy ra trong máy điều hòa nhiệt độ. 9
  16. 3.3.2. Nguyên lý làm việc máy điều hoà ghép hai chiều: Hình 1.11 Nguyên lý làm việc máy điều hào 2 chiều Ở chế độ làm lạnh, máy nén đẩy môi chất ở nhiệt độ và áp suất cao qua van đảo chiều tới thiết bị ngưng tụ, môi chất ngưng tụ thành lỏng sôi, thải nhiệt ra môi trường. Môi chất được đưa đến van tiết lưu thành hơi bảo hòa ẩm, rồi qua biết bị bay hơi thu nhiệt của môi trường, môi chất thực hiện quá trình hóa hơi thành hơi bão hòa khô được máy nén hút về. Ở chế độ sưởi ấm, máy nén đẩy môi chất qua khối bên trong (cục bên trong), lúc này là thiết bị ngưng tụ, môi chất được ngưng tụ lành lỏng sôi thải nhiệt ra môi trường để sưởi ấm. Môi chất được đưa đến thiết bị tiết lưu, giảm áp suất và nhiệt độ rồi được đưa đến khối bên ngoài, thực hiện quá trình hóa hơi thu nhiệt của môi trường. 3.2. Môi chất lạnh và dầu bôi trơn 3.1.1 Môi chất lạnh 1. Định nghĩa môi chất lạnh (gas lạnh) Môi chất lạnh hay còn gọi là gas lạnh. Là một dạng chất lỏng (hoặc là hỗn hợp chất lỏng) được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí và các quy trình làm lạnh. Trong hầu hết các quy trình làm lạnh, môi chất được chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng khí và ngược lại. Trong quá trình nãy cũng sẽ kèm theo thay đổi về nhiệt độ, áp suất nhằm đáp ứng mục đích làm lạnh hay luân chuyển nhiệt từ nơi này qua nơi khác. 2. Các môi chất lạnh (gas lạnh) phổ biến 10
  17. - R22: Công thức hóa học là CHCIF2. Là chất khí không màu, có mùi nhẹ, nặng hơn không khí. Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển là -40,8°C. Được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp HVAC/R. Nhưng vì ảnh hưởng xấu đến môi trường (phá hủy tầng Ozon) nên chỉ được sử dụng đến 2020. - R134A: Có công thức hóa học là CH2FCF3. là môi chất lạnh không chứa Chlorine nên chỉ số ODP = 0. Nên R134A đã được thương mại hóa trên thị trường và dùng để thay thế R12 ở nhiệt độ cao và trung bình. Chủ yếu sử dụng trong điều hòa không khí Ô tô, điều hòa hệ thống, máy hút ẩm và bơm nhiệt. Ở nhiệt độ thấp R134A không hữu dụng bằng các loại môi lạnh khác. - R32: Có công thức hóa học là CH2F2, là loại gá đơn chất. Gas lạnh R32 thuộc những chất cháy yếu, tỉ lệ cháy trong không khí từ 14% đến 30% vì vậy khi nạp gas lạnh R32 phải thận trọng sự cố rò rỉ gas. - R410A: là hôn hợp gồm 50% R32 và 50% R125. Đây là loại gas lạnh phổ biến trong các máy điều hòa nhiệt độ hiện nay. Vì môi chất lạnh này không phá hủy tầng ozon. Chú ý khi sử dụng: áp suất ngưng lớn nên ống đồng phải dày hơn để tránh cháy nổ. Đây là một hỗn hợp đồng sôi. Nên khi có rò rỉ ga, cần xả hết và nạp lại ở dạng lỏng. Vì loại môi này gần như không mùi, nên cần các thiết bị chuyên dụng để phát hiện và tìm kiếm điểm rò rỉ. - R404: Thường được dùng trong hệ thống làm đông. Nhiệt độ làm đông sâu hơn các loại gas lạnh ở trên - R600: Đây là loại gas được sử dụng ở các dòng tủ lạnh cao cấp như Inverter. Đây là loại gas mang lại hiểu quả giữ lạnh lâu và tiết kiệm điện vượt trội. 3.1.2 Dầu bôi trơn Dầu bôi trơn (nhớt lạnh) còn được gọi là dầu máy nén, đây là loại dầu chuyên sử dụng trong hệ thống làm lạnh với mục đích bôi trơn cho máy nén, đảm bảo cho bộ phận làm lạnh của máy lạnh hoạt động một cách trơn tru nhất. Thông thường dầu nhớt lạnh của máy nén được kí hiệu, ví dụ như sau: M46 Trong đó: Chữ cái đầu là loại nhớt lạnh: + M- Dầu khoáng lọc + Dầu tổng hợp có độ hòa tan cao + MA- Hổn hợp của M và A để tăng cường độ ổn định … Chữ số độ nhớt động học ±10%. 4. KHẢO SÁT NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC BỘ PHẬN 4.1 Trang thiết bị cần thiết Tùy theo vị trí, điều kiện lắp đặt chuẩn bị thiết bị vật tư, dụng cụ vừa đủ. TT Loại trang thiết bị 1 Khối cụm trong nhà 2 Khối cụm ngoài nhà 11
  18. 3 Bộ dụng cụ đồ nghề điện lạnh 4 Phụ kiện 4.2 Khảo sát chi tiết các bộ phận 4.2.1 Chi tiết khối trong nhà Hình 1.12: Chi tiết khối trong nhà CÁC THIẾT BỊ CỦA CỤM KHỐI TRONG NHÀ – INDOOR UNIT 1. Giá treo cụm trong nhà 9. Máng thoát nước 2. Đế 10. Ống thoát nước 3. Quạt 11. Cánh quạt đảo 4. Bạc đạn 12. Panel 5. Khối trong nhà 13. Lưới lọc 6. Động cơ quạt 14. Mặt nạ 7. Dây cấp nguồn 15. Cánh đảo hướng gió 8. Hộp điện 12
  19. 4.2.2 Chi tiết dàn ngoài: Hình 1.13. Sơ đồ chi tiết khối ngoài nhà CÁC THIẾT BỊ CỦA CỤM KHỐI NGOÀI NHÀ – OUTDOOR UNIT 1. Nắp trên của dàn 12. Tấm ngăn 2. Dàn ngưng tụ 13. Cáp – phin lọc 3. Giá đỡ động cơ quạt 14. Ống đẩy 4. Động cơ quạt 15. Ống hút 5. Cánh quạt 16. Van đầu đẩy (van 2 ngã) 6. Nắp trước 17. Van đầu hút (van 3 ngã) 7. Nắp bảo vệ quạt 18. Giá đỡ van đầu hút – đẩy 8. Nắp trái 19. Hộp điện 9. Giá đỡ các thiết bị điện 20. Nắp bên phải 10. Máy nén 21. Lưới lọc 11. Nắp dưới 13
  20. 4.2.3 Sơ đồ nối dây mạch điện * Mạch điện cụm khối trong nhà INDOOR FAN- Quạt dàn lạnh; EVAPORATOR SENSOR: Cảm biến nhiệt độ bay hơi HORIZONTAL SWING: quạt đảo theo chiều dọc; VERTICAL SWING: quạt đảo chiều ngang; ANION GENERATOR- Mạch phát ion; EVAPORATOR SENSOR cảm biến nhieeth độ bay hơi; AMBIENT SENSOR- cảm biến nhiệt độ phòng; DISPLAY BOARD- mạch hiển thị; TRANSFORMER- Biền thế Hình 1.14 Sơ đồ mạch điện cụm khối trong nhà * Mạch điện cụm khối ngoài trời M1F- Quạt dàn nóng; M1C- Máy nén Hình 1.15. Sơ đồ mạch điện cụm khối ngoài trời 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0