Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
lượt xem 5
download
Giáo trình "Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Thiết kế kỹ thuật, thi công được các mạng cung cấp điện đơn giản; lắp đặt được các công trình điện công nghiệp; kiểm tra và thử mạch, phát hiện được sự cố và có biện pháp khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TCĐGL ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN (CHỮ 14, TIME NEWROMAN, 10 năm 2022 DẤU, ĐẬM) Gia Lai, tháng IN HOA CÓ Nội dung lời nói đầu (Chữ 13, thường, nghiêng, không đậm, giãn dòng 1,5 lines) 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lắp đặt điện biên soạn dựa trên cơ sở của chương trình đào được xây dựng theo Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nội dung giáo trình mô đun Lắp đặt điện sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về lắp đặt điện dân dụng và lắp đặt điện công nghiệp. Học tốt mô đun này người học có thể tự mình giải quyết được các vấn đề thực tiễn luôn gắn với một công nhân kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật ngành điện, đó là sửa chữa, lắp đặt cung cấp điện cho công trình nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng; lắp đặt máy phát điện, tủ điện điều khiển một động cơ điện, tủ điện phân phối. Sau khi học xong mô đun này người học sẽ hoàn toàn tự tin khi tiếp cận với công việc thi công lắp đặt điện công trình thực tiễn. Với mục tiêu là cung cấp đầy đủ các kiến thức cho người học khi thực hành, giáo trình có giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm quy định cần thiết nhằm giúp cho người học khi thực hiện công việc đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật lắp đặt điện. Giáo trình được trình bày các nội dung một cách cô đọng, dễ hiểu, cố gắng trắc lọc các kiến thức thật sự cần thiết. Giáo trình này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun/ môn học của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, sau khi học tập xong mô đun này, học viên có đủ kiến thức để học tập tiếp các môn học, mô đun đun khác của nghề. Mô đun này được thiết kế gồm 6 bài: Bài 1. Kiến thức và kỹ năng trong lắp đặt điện. Bài 2. Nối dây dẫn, cáp điện. Bài 3. Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. Bài 4. Lắp đặt mạng điện công nghiệp Bài 5. Lắp đặt đường dây trên không Bài 6. Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. Phần đọc thêm về lắp đặt hệ điện năng lượng tái tạo Cuốn sách được biên soạn rất nghiêm túc, tuy nhiên không thể tránh những thiếu sót, mong các độc giả vui lòng góp ý để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý, xin vui lòng gửi về ban biên tập giáo trình. Sự phản hồi của quý độc giả là nguồn khích lệ lớn cho chúng tôi. Gia Lai, tháng 10 năm 2022 Biên soạn Phạm Tiến Huyện: Chủ biên 3
- MỤC LỤC TRANG 1 LỜI GIỚI THIỆU 3 2 MỤC LỤC 4 3 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN. 8 4 BÀI 1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ LẮP ĐẶT 9 ĐIỆN 5 1. Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện: 9 6 2. Một số ký hiệu thường dùng. 15 7 3. Các công thức cần dùng trong tính toán. 19 8 4. Các loại sơ đồ cho việc tiến hành lắp đặt một hệ thống điện 25 9 5. Sử dụng đồ nghề và trang bị bảo hộ. 29 10 6. Câu hỏi và bài tập 29 11 BÀI 2: KỸ TUẬT NỐI DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN 31 12 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về làm đầu dây và nối dây cho cáp nói 31 chung 13 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với mối nối dây điện, cáp điện 31 14 3. Quy trình thực hiện nối dây điện, cáp điện 31 15 4. Thực hành nối dây điện và cáp điện. 31 16 4.1. Nối hai dây dẫn điện cứng một lõi không dùng phụ kiện: 31 17 4.2. Nối hai dây dẫn điện cứng một lõi dùng phụ kiện: 35 18 4.3. Nối hai dây cáp điện không có phụ kiện: 36 19 4.4. Nối hai dây cáp điện có dùng phụ kiện: 37 20 5. Câu hỏi và bài tập 42 21 BÀI 3. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG 43 22 1. Các phương thức đi dây. 43 23 2. Các kích thước trong lắp đặt điện và lựa chọn dây dẫn. 45 24 3 Một số lọai mạch cơ bản. 49 25 3.1. Mạch đèn đơn giản. 49 26 3.2. Thực hành lắp một số mạch đèn chiếu sáng thông dụng 51 27 3.3. Mạch đèn thay đổi cấp độ sáng. 57 28 3.4 Mạch với công tắc nối tiếp. 58 4
- 29 3.5. Mạch tuần tự 59 30 3.6. Mạch đèn cầu thang 60 31 3.7. Mạch chữ thập. 62 32 3.8. Mạch dòng điện xung 65 33 3.9. Mạch đèn hùynh quang: 67 34 3.10. Mạch đèn cầu thang tự động. 69 35 3.11. Mạch với thiết bị báo gọi. 71 36 4. Câu hỏi và bài tập 72 37 BÀI 4. LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP 78 38 1. Khái niệm chung về mạng điện công nghiệp. 78 39 2. Các phương pháp lắp đặt cáp. 80 40 2.1. Lựa chọn các khả năng lắp đặt điện. 80 41 2.2. Những chỉ dẫn lắp đặt với một số môi trường đặc trưng 80 42 3. Kỹ thuật gia công và lắp đặt ống, máng, giá đỡ 82 43 3.1 Gia công ống: 83 44 3.2. Gia công máng 94 45 3.3. Làm đầu cáp 104 46 3.4. Kỹ thuật đấu nối cáp 107 47 4. Một số phương pháp lắp đặt cơ bản 133 48 4.1. Đường dây dẫn điện lên trên các trụ cách điện 133 49 4.2. Đường dây dẫn điện trong ống thép trên sàn nhà 134 50 4.3. Phân phối điện năng nhờ dây dẫn điện treo 137 51 4.4. Phân phối điện năng nhờ dây dẫn đặt trong rãnh 139 52 4.5. Phân phối điện năng nhờ thanh dẫn. 142 53 4.6. Lắp đặt dây dẫn trong hộp 145 54 4.7. Lắp đặt dây dẫn trong thang, máng cáp. 146 55 4.8. Lắp đặt dây dẫn trong thang, máng cáp. 147 56 4.9. Trình tự lắp đặt hệ thống cáp lực đi trong thang, máng, khay cáp. 147 57 4.10. Thực hành. 147 58 5. Lắp đặt máy phát điện 148 59 5.1. Lắp đặt máy phát điện 149 60 5.2. An toàn khi vận hành máy phát diezen 150 5
- 61 5.3. Kiểm tra và vận hành máy phát điện 150 62 5.4. Bảo dưỡng máy phát điện 150 63 6. Kỹ thuật lắp đặt tủ phân phối. 151 64 6.1. Khái niệm. 151 65 6.2. Các lọai tủ phân phối 151 66 6.3. Các thành phần cơ bản của tủ phân phối 152 67 6.4. Phân lọai tủ phân phối 152 68 6.5. Thiết bị đo đếm điện năng ba pha trong tủ phân phối điện 153 59 6.6. Các bước tiến hành chủ yếu khi lắp đặt tủ phân phối điện 155 70 6.7. Các mạch đo lường và đèn báo tủ phân phối hạ thế 157 71 6.8. Thực hành lắp đặt tủ phân phối điện hạ thế 159 72 7. Kỹ thuật lắp đặt tủ điều khiển 160 73 7.1. Khái niệm 160 74 7.2. Quy trình lắp đặt tủ điều khiển 160 75 7.3. Lắp đặt bộ tụ bù hạ thế: 160 76 7.4. Lắp đặt tủ điện cho động cơ 3 pha quay một chiều. 162 77 7.5. Lắp đặt tủ điện điều khiển động cơ 3 pha quay 2 chiều. 165 68 8. Câu hỏi và bài tập 167 79 BÀI 5: LẮP ĐẶT ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHỒNG 168 80 1. Các khái niệm và yêu cầu kỹ thuật. 168 81 1.1. Các khái niệm. 168 82 1.2. Yêu cầu kỹ thuật của đường dây truyền tải điện cao hạ áp tới 35kV. 169 83 1.3. Độ chôn sâu của cột điện hạ áp. 171 84 2. Các phụ kiện đường dây. 171 85 3. Các thiết bị dùng trong lắp đặt đường dây trên không. 176 86 4. Phương pháp lắp đặt đường dây trên không. 178 87 5. Kỹ thuật an toàn khi lắp đặt đường dây. 184 88 6. Đưa đường dây vào vận hành. 184 89 7. Quy trình thi công xây dựng đường dây truyền tải trên không từ 185 22KV đến 35 KV. 90 7.1. Các bước thực hiện. 185 91 7.2. Nội dung các bước thực hiện như sau. 186 6
- 92 7.3. Dựng cột. lắp phụ kiện, xà, sứ. 190 93 7.4. Kiểm tra xử lý tồn tại, nghiện thu kỹ thuật. Hoàn trả mặt bằng vệ 200 sinh môi trường. 94 7.5. Dán số cột. bấm định vị GPS, gửi thông báo đóng điện cho các nơi 200 có đường dây đi qua. 95 7.6. Nghiệm thu, đóng điện, bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành. 201 96 8. Câu hỏi và bài tập 201 97 BÀI 6: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT. 202 98 1. Khái niệm về nối đất và chống sét trong hệ thống điện công nghiệp. 203 99 2. Lắp đặt hệ thống nối đất 203 100 3. Lắp đặt hệ thống chống sét. 207 101 4. Câu hỏi và bài tập 209 102 BÀI ĐỌC THÊM: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG TÁI 210 TẠO 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 215 7
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN Mã mô đun: MĐ 15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Mô đun Kỹ thuật lắp đặt điện học sau các mô đun/môn học: Mạch điện, Đo lường điện, Vật liệu điện, Khí cụ điện, An toàn lao động, Thiết bị điện gia dụng và Cung cấp điện - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò: Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Đi cùng với nó là các công trình phục vụ cho công nghiệp và dân dụng ngày càng nhiều, song song với các công trình đó là các công trình điện. Các công trình điện ngày càng phức tạp hơn và có nhiều thiết bị điện quan trọng đòi hỏi người công nhân lắp đặt cũng như vận hành các công trình điện phải có trình độ tay nghề cao, nắm vững các kiến thức và kỹ năng lắp đặt các hệ thống điện. Nội dung môn học này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật lắp đặt điện . Mục tiêu của mô đun: - Thiết kế kỹ thuật, thi công được các mạng cung cấp điện đơn giản. - Lắp đặt được các công trình điện công nghiệp. - Kiểm tra và thử mạch. Phát hiện được sự cố và có biện pháp khắc phục. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Nội dung của mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Thực hành, thí TT Tổng Lý Kiểm nghiệm, thảo số thuyết tra luận, bài tập Bài 1. Kiến thức kỹ năng trong lắp đặt 1 8 8 0 0 điện 2 Bài 2. Nối dây dẫn, cáp điện 12 4 8 0 3 Bài 3. Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng 24 8 14 2 4 Bài 4. Lắp đặt mạng điện công nghiệp 24 8 14 2 5 Bài 5. Lắp đặt đường dây trên không 28 12 14 2 Bài 6. Lắp đặt hệ thống nối đất và 6 20 8 10 2 chống sét 7 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng 120 48 60 12 8
- BÀI 1. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ LẮP ĐẶT ĐIỆN Mã bài: MĐ 15. 01 Giới thiệu: Các công trình điện ngày càng phức tạp hơn và có nhiều thiết bị điện quan trọng đòi hỏi người công nhân lắp đặt cũng như vận hành các công trình điện phải có trình độ tay nghề cao, nắm vững các kiến thức và kỹ năng lắp đặt các hệ thống điện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nội dung bài học này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về lắp đặt điện nhằm ứng dụng có hiệu quả trong ngành nghề của mình. Mục tiêu: - Trình bày được các khái niệm và các yêu cầu kỹ thuật trong lắp đặt điện. - Phân tích được các loại sơ đồ lắp đặt một hệ thống điện theo nội dung các bài đã học. - Rèn luyện tính tích cực, chủ động, nghiêm túc trong công việc. Nội dung chính: 1. Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện: Khi xây dựng, lắp đặt các công trình điện lớn, hợp lý nhất là tổ chức các đội, tổ, nhóm lắp đặt theo từng lĩnh vực chuyên môn. Việc chuyên môn hóa các cán bộ và công nhân lắp đặt điện theo từng lĩnh vực công việc có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, công việc được tiến hành nhịp nhàng không bị ngưng trệ. Các đội nhóm lắp đặt có thể tổ chức theo cơ cấu sau: + Bộ phận chuẩn bị tuyến công tác: Khảo sát tuyến, chia khoảng cột, vị trí móng cột theo địa hình cụ thể, đánh dấu, đục lỗ các hộp, tủ điện phân phối, đục rãnh đi dây trên tường, sẻ rãnh đi dây trên nền. + Bộ phận lắp đặt đường trục và các trang thiết bị điện, tủ điện, bảng điện. + Bộ phận điện lắp đặt trong nhà, ngoài trời. + Bộ phận lắp đặt các trang thiết bị điện và mạng điện cho các thiết bị, máy móc cũng như các công trình chuyên dụng…Thành phần, số lượng các đội, tổ, nhóm được phân chia phụ thuộc vào khối lượng và thời hạn hoàn thành công việc. 1.1. Quy phạm và tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt điện: 1.1.1. Quy phạm an toàn trong công tác lắp đặt thiết bị điện và mạng lưới điện (trích TCVN 5308-1991) a. Yêu cầu chung: -Biết được các yêu cầu trong công tác lắp đặt thiết bị điện và lắp đặt mạng điện. - Công nhân vận chuyển, lắp đặt thiết bị điện phải thông hiểu các quy định về an toàn vận chuyển và lắp đặt thiết bị điện. - Di chuyển, nâng và lắp đặt các động cơ điện, các máy sử dụng điện, các khí cụ đóng, cắt điện chỉ được tiến hành khi chúng ở trạng thái cắt điện. - Di chuyển, lắp đặt các thiết bị phải dùng các dụng cụ chuyên dùng để neo buộc, không được dùng các loại dây thép xích, cáp để buộc các bộ phận cách điện, các tiếp điểm ở chân đế phải có biện pháp ngăn chặn, chống lật, đổ thiết bị. 9
- - Trước khi lắp đặt phải kiểm tra vị trí và độ ổn định của các gối tựa, các bộ phận kết cấu công trình ở vị trí lắp đặt trong khi lắp đặt các máy biến thế phải làm ngắn mạch các đầu ra của máy và nối đất bảo vệ các đầu dây đó. - Khi sử dụng máy trục để lắp ráp thiết bị điện, các đường cáp trần có điện thế, mạng điện chiếu sáng và mạng điện động lực nằm trong vùng làm việc phải được cắt điện và rào chắn. - Lắp máy ngắt điện một cực phải bảo đảm chắc chắn và điều chỉnh sự ăn khớp đồng thời của các tiếp điểm của máy ngắt. - Cầu chì của các mạng điện nối với thiết bị lắp ráp phải tháo ra trong suốt thời gian thi công. Chỉ được đặt cầu chì vào mạng điện để điều chỉnh thiết bị sau khi mọi người đã ở vị trí an toàn. - Trước khi đóng điện để thử lưới điện và thiết bị điện phải ngừng tất cả các công việc có liên quan, đồng thời người ở trong buồng phân phối phải ra khỏi khu vực nguy hiểm. - Trước khi thử các bộ phận truyền động từ xa bằng dòng điện thao tác hoặc bằng khí nén phải treo biển báo " Có điện nguy hiểm" trên các thiết bị đó. - Cho điện áp để thử rơle, áp tô mát, máy ngắt và các dụng cụ khác phải làm theo phiếu công tác và sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc của đội trưởng sau khi đã thử nghiệm các thiết bị đó. - Phần hở của các thiết bị phân phối phải được che chắn, khi chưa có tấm lát trên các rãnh cấp điện phải dùng ván che đậy tạm. Cấm để dây dẫn điện thi công tiếp xúc với các bộ phận dây điện của công trình. b. Lắp đặt mạng điện: - Không được đứng trên thang tựa hoặc thang gấp để kéo căng dây theo phương nằm ngang với các đường dây có tiết diện lớn hơn 4 mm2. - Các thiết bị đặt trên bảng điện phải ghi rõ thuộc bộ phận nào. - Không chập nhiều dây chảy có cường độ dòng điện định mức nhỏ thay cho một dây có cường độ dòng điện định mức lớn. Cấm mắc một hoặc hai cầu chì nối vào mạng ba pha. - Đường dây động lực và đường dây chiếu sáng phải đi riêng rẽ không được đặt chung trong một hệ thống. - Các bộ phận của máy móc thiết bị điện đều phải tiếp đất nếu các bộ phận đó có thể có điện khi cách điện bị hỏng. - Không được neo, buộc các thiết bị nâng, hạ vật vào cột hoặc các công việc tương tự khác. Khi lắp đặt các thiết bị ở gần đường dây đang có điện áp phải nối tiếp đất các thiết bị. - Khi dựng các cột nặng, phức tạp bằng thiết bị và các công cụ nâng kéo phải dùng dây chằng để điều chỉnh. Dựng và hạ các cột trong điều kiện phức tạp, khoảng giữa hai đường dây đang có điện áp phải có cán bộ kỹ thuật thi công giám sát. - Khi dựng các cột gần đường giao thông, không được để các dây nâng và chằng làm cản trở giao thông. 10
- - Trong lúc đang kéo hoặc tháo dây, không được để người hoặc xe cộ đi qua khu vực đang vượt dây, tại nơi này phải có biển cấm. - Tháo và lắp đặt đường dây dẫn điện trên không phải ngắt mạch và nối đất di động hai đầu và khoảng giữa đường dây sao cho khoảng cách giữa các thiết bị nối đất không lớn hơn 3 km; chỉ khi nào không có người trên đầu cột mới được tháo thiết bị nối đất di động dưới sự giám sát của tổ trưởng công tác đoạn đường dây đó. - Đường dây điện, đường cáp nâng phải được đặt ở độ cao lớn hơn 4,5m, ở nơi có xe qua lại phải lớn hơn hoặc bằng 6m. c- Làm việc ở trạm điện đang hoạt động: - Chỉ sửa chữa lắp ráp các thiết bị điện trong trạm đang hoạt động khi có phiếu công tác và đã ngắt điện ở thiết bị có liên quan. - Khi sửa chữa và lắp đặt máy biến áp trong trạm phải ngắt điện phía hạ áp để khỏi nóng biến thế. - Tại các chỗ nối thiết bị phân phối kín và hở với dây nối đất bảo vệ phải làm các kẹp hoặc đánh sạch sơn ở các chỗ nối đó để kẹp dây nối đất bảo vệ di động bằng mở kẹp. Khi nối dây đất phải nối với cực nối đất trước rồi mới nối với vỏ thiết bị và khi tháo dây nối đất phải làm ngược lại. 1.1.2. Quy phạm về an toàn đối với lắp đặt và sử dụng điện trong thi công (trích tiêu chuẩn Việt Nam 5308-1991) - Biết được quy phạm về an toàn đối với lắp đặt và sử dụng điện trong thi công lắp đặt điện công trình. - Khi lắp đặt, sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường, ngoài những quy định dưới đây còn phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn "An toàn điện trong xây dựng" TCVN 4036-1985 - Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện phải được học tập, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện, công nhân nhận làm việc ở khu vực nào trên công trường phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó, công nhân trực điện ở các thiết bị có điện áp đến 1000 V phải có trình độ bậc 3 an toàn về điện trở lên. - Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng rẽ. - Các phần dây dẫn điện trần của các thiết bị điện (dây dẫn, thanh dẫn, tiếp điểm của cầu dao, cầu chảy, các cực của máy điện và dụng cụ điện...) phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở các độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác. Các đầu dây dẫn, cáp hở phải được cách điện, bộc kín hoặc treo cao, đối với những bộ phận dẫn điện để hở theo yêu cầu trong thiết kế hoặc do yêu cầu của kết cấu, phải treo cao, rào chắn và có biển báo hiệu. - Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải là dây có bọc cách điện, các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2,5m đối với mặt bằng thi công và 5m đối với nơi có xe cộ qua lại, các dây dẫn có độ cao dưới 2,5m phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện. Cáp điện dùng cho các máy trục di động 11
- phải được quấn trên tay hoặc trượt trên rãnh cáp. Cấm để chà sát trên mặt bằng hoặc để xe cộ chèn qua lại hay các kết cấu khác đè lên cáp dẫn điện - Các đèn chiếu sáng có điện thế lớn hơn 36V phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là 2,5m. - Cấm sử dụng các lưới điện, các cơ cấu phân phối các bảng điện và các nhánh riêng rẽ của chúng có trong quá trình lắp đặt để thay cho các mạng điện, các thiết bị điện tạm thời cần thiết cho sử dụng trên công trường. Cấm để dây dẫn điện thi công và các dây điện hàn tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện của các kết cấu công trình. - Các thiết bị đóng cắt điện dùng để đóng cắt lưới điện chung tổng hợp và các đường dây phân đoạn cấp điện cho từng khu vực trên công trình phải được quản lý chặt chẽ, người không có trách nhiệm không thể đóng cắt điện. Các cầu dao cấp điện cho thiết bị phải được khóa chắc chắn. Các thiết bị đóng cắt điện phải đặt trong hộp kín, nơi khô ráo, thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố. Khi cắt điện, phải đảm bảo sao cho các cầu dao hay thiết bị cắt điện khác không thể tự đóng mạch, trường hợp mất điện phải cắt cầu dao để đề phòng các động cơ hoạt động bất ngờ khi có điện trở lại. - Phải có biện pháp để tránh hiện tượng đóng cắt nhầm đường dây, thiết bị điện. - Tất cả các thiết bị điện phải bảo vệ ngắn mạch và quá tải, các thiết bị bảo vệ (cầu chì, áp tô mát...) Phải được chọn phù hợp với điện áp dòng điện của thiết bị. - Tất cả các phần kim loại của thiết bị điện, các thiết bị đóng cắt có thể có điện áp khi bộ phận cách điện bị hỏng mà người có thể va chạm phải, đều phải được nối đất hoặc nối không bảo vệ. - Chỉ có công nhân điện, người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu hoặc ngắt các thiết bị điện ra khỏi lưới điện, chỉ được tháo mở các bộ phận bao che, tháo nối các dây dẫn vào thiết bị, sửa chữa các bộ phận dẫn điện sau khi đã cắt điện. Cấm sửa chữa các bộ phận dẫn điện sau khi đã cắt điện. Cấm sửa chữa, tháo, nối các dây dẫn trên không khí đang có điện áp. - Đóng cắt điện để chữa đường dây chính và đường dây phân nhánh cấp điện cho 2 thiết bị trở lên phải thực hiện chặt chẽ phải có phiếu công tác. Chỉ được đóng điện trở lại sau khi đã kiểm tra kỹ. Sau khi cắt cầu dao để sửa chữa thiết bị thì phải khóa cầu dao và treo biển báo "Cấm đóng điện" hoặc cử người trực. - Không được tháo và lắp bóng điện khi chưa cắt điện, nếu trường hợp không cắt điện được thì công nhân phải đeo găng tay cách điện và đeo kính phòng hộ. - Cấm sử dụng các nguồn điện trên công trường để làm hàng rào bảo vệ công trường. - Các dụng cụ điện cầm tay phải được kiểm tra ít nhất ba tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên vở máy và ít nhất mỗi tháng một lần về cách điện của dây dẫn, nguồn điện và chỗ hở điện. - Chỉ được nối các động cơ điện, dụng cụ điện, đèn chiếu sáng và các thiết bị khác vào lưới điện bằng các phụ kiện quy định, cấm đấu ngoắc, xoắn đầu dây. - Công nhân điện làm việc phải có các phương tiện bảo vệ cách điện và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ theo quy định hiện hành. Trước khi sử dụng các dụng cụ phòng hộ bằng cao su, phải xem xét kỹ và lau sạch bụi, tránh ẩm bề mặt. 1.1.3. Các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn điện 12
- Người thợ phải biết được các quy định về an toàn điện để thuận tiện kiểm tra, sửa chữa, vận hành. Mã số Tên tiêu chuẩn TCVN 2295 -78 Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ. Yêu cầu an toàn. TCVN 2329-78 Vật liệu cách điện rắn. Phương pháp thử, điều kiện tiêu chuẩn của môi trường xung quanh và việc chuẩn thiết bị mẫu. TCVN 2330 - 78 Vật liệu cách điện rắn. Phương pháp xác định độ bền điện với điện áp xoay chiều tần số công nghiệp TCVN 2572 - 78 Biển báo về an toàn điện TCVN 3144 - 79 Sản phẩm kỹ thuật điện. Yêu cầu chung về an toàn TCVN 3145-79 Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V Yêu cầu an toàn TCVN 3259 - 1992 Máy biến áp và cuộn kháng điện lưc. Yêu cầu an toàn TCVN 3620-1992 Máy điện quay. Yêu cầu an toàn TCVN 3623 - 81 Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 3718-82 Trường điện tần số Ra-đi-ô Yêu cầu chung về an toàn TCVN 4086-85 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung TCVN 4114-85 Thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V Yêu cầu an toàn TCVN 4115 - 85 Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000 V Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 4163-85 Máy điện cầm tay. Yêu cầu an toàn TCVN 4726 – 89 Kỹ thuật an toàn máy cắt kim loại Yêu cầu đối với trang bị điện TCVN 5180-90 Pa lăng điện. (STBEV 1727-86) Yêu cầu chung về an toàn TCVN 5334-1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt 13
- TCVN 5556 – 1991 Thiết bị hạ áp Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật TCVN 5699-1:1998 An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự IEC 335-1:1991 TCVN 5717 – 1993 Van chống sét TCVN 6395-1998 Thang máy điện Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt TCXD 46 : 1984 Chống sét cho các công trình xây dựng Tiêu chuẩn thiết kế, thi công. 1.2. Dụng cụ đồ nghề và trang bị bảo hộ dùng trong lắp đặt điện 1.2.1. Dụng cụ đồ nghề dùng cần thiết dùng trong lắp đặt điện -Thống kê được những dụng cụ đồ nghề cần thiết để chuẩn bị cho thi công lắp đặt điện. -Dụng cụ đồ nghề dùng trong lắp đặt điện đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn, đúng tính năng sử dụng. - Đồng hồ vạn năng (VOM), máy đo điện trở đất (Tê rô mét) - Kìm ép thủy lực. (Kìm ép đầu cốt) - Máy cắt, thang, ghế - Cuốc, xẻng, búa, đục - Bộ đồ nghề điện cầm tay: bút thử điện, thướt dây, kìm cắt, tuốt nơ vít, bộ lục giác, bộ kề lê, mỏ lếch, kéo cắt ống nhựa, tuýp, kìm bấm cốt, kìm răng, cưa, máy khoan,… 1.2.2. Trang bị bảo hộ dùng trong lắp đặt điện a- Bảo hộ lao động là gì? - Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. - Nội dung chủ yếu của bảo hộ lao động là an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ "an toàn và vệ sinh lao động" để chỉ công tác Bảo hộ lao động. Trong trường hợp nói đến bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động, vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi, vấn đề lao động nữ, vấn đề bồi dưỡng độc hại. b- Những trang bị bảo hộ dùng trong lắp đặt điện: - Mũ bảo hộ, thắt lưng an toàn, ủng cao su cách điện, găng tay cách điện… 2. Một số ký hiệu thường dùng. 2.1. Thiết bị điện, trạm biến áp, nhà máy điện: 14
- - Đọc và vẽ được các ký hiệu của các thiết bị điện trong bảng 1-1 Bảng 1-1. Một số các kí hiệu của các thiết bị điện Số Số Tên gọi Ký hiệu Tên gọi Ký hiệu TT TT Động cơ điện không Máy đổi điện dùng đồng bộ. động cơ điện không 1 10 đồng bộ và máy phát điện một chiều. Động cơ điện đồng 2 bộ 11 Nắn điện thuỷ ngân. Động cơ điện một 3 chiều. 12 Nắn điện bán dẫn. Máy phát điện đồng Trạm, tủ, ngăn tụ 4 bộ. 13 điện tĩnh. Máy phát điện một Thiết bị bảo vệ máy chiều. thu vô tuyến chống 5 14 nhiễu loại công nghiệp. Một số động cơ tạo 6 thành tổ truyền động. 15 Trạm biến áp. Trạm phân phối 7 Máy biến áp. 16 điện. Máy tự biến áp (biến 8 17 Trạm đổi điện. áp tự ngẫu) Nhà máy điện. A – Loại nhà máy. 9 Máy biến áp hợp bộ. 18 B – Công suất (MW). 2.2- Bảng, bàn, tủ điện. (Bảng 1-2) Bảng 1-2. Bảng, bàn tủ điện Số Tên gọi Ký hiệu TT 15
- 1 Bảng, bàn, tủ điều khiển. 2 Bảng phân phối điện. 3 Tủ phân phối điện (động lực và ánh sáng). 4 Hộp hoặc tủ hàng kẹp đấu dây. 5 Bảng điện dùng cho chiếu sáng làm việc. 6 Bảng điện dùng cho chiếu sáng sự cố. Mã hiệu tủ và bảng điện 7 A – số thứ tự trên mặt bằng. AB B – mã hiệu tủ. 8 Bảng, hộp tín hiệu. 2.3- Thiết bị khởi động, đổi nối. (Bảng 1-3) Bảng 1-3. Thiết bị khởi động, đổi nối Số Số Tên gọi Ký hiệu Tên gọi Ký hiệu TT TT 1 Khởi động từ 17 Hộp nối dây rẽ nhánh Nút điều khiển (số 2 Biến trở 18 chấm tùy theo số nút) Nút điều khiển bằng 3 Bộ khống chế 19 chân Bộ khống chế kiểu 4 20 Hãm điện hành trình bàn đạp Bộ khống chế kiểu 5 21 Hãm điện có cờ hiệu hình trống 6 Điện kháng 22 Hãm điện ly tâm 16
- Hộp đặt máy cắt 7 điện hạ 23 Xenxin áp(atstomat) 8 Hộp đặt cầu dao 24 Nhiệt ngẫu 9 Hộp đặt cầu chảy 25 Tế bào quang điện Hộp có cầu dao và Nhiệt kế thủy ngân có 10 26 cầu chảy tiếp điểm Hộp cầu dao đổi 11 27 Nhiệt kế điện trở nối Hộp khởi động 12 28 Dụng cụ tự ghi thiết bị điện cao áp 13 Hộp đầu dây vào 29 Rơle Máy đếm điện (Công 14 Khóa điều khiển 30 tơ) Hộp nối dây hai 15 31 Chuông điện ngả 16 Hộp nối dây ba ngả 32 Còi điện 2.4. Thiết bị dùng điện.(Bảng 1-4) Bảng 1-4. Thiết bị dùng điện STT Tên gọi Ký hiệu 1 Lò điện trở 2 Lò hồ quang 3 Lò cảm ứng 4 Lò điện phân 17
- Bộ truyền động điện từ (để điều khiển máy nén khí, 5 thủy lực …) 6 Máy phân ly bằng từ 7 Bàn nam châm điện 8 Bộ hãm điện từ 2.5. Ký hiệu trong lắp đặt điện. (Bảng 1-5) Bảng 1-5. Kí hiệu trong lắp đặt điện 1 Nối với nhau về cơ khí 2 Vận hành bằng tay 3 Vận hành bằng tay, ấn 4 Vận hành bằng tay, kéo 5 Vận hành bằng tay, xoay 6 Vận hành bằng tay, lật 7 Cảm biến 8 Ở trạng thái nghỉ 9 Dây dẫn ngoài lớp trát 10 Dây dẫn trong lớp trát 11 Dây dẫn dưới lớp trát 12 Dây dẫn trong ống lắp đặt 18
- 13 Cáp nối đất 14 Cuộn dây 15 Tụ điện 16 Mở chậm 17 Đóng chậm 2.6. Một số sơ đồ dạng biểu diễn trong lắp đặt điện (Bảng 1- 6) Bảng 1-6. Một số sơ đồ dạng biểu diễn trong lắp đặt điện Kí hiệu Biểu diễn ở dạng nhiều cực Biểu diễn ở dạng một cực Tên gọi L1/N/PE Hộp nối 3 Nút nhấn không đèn Nút nhấn có đèn Nút nhấn có đèn kiểm tra Công tắc hai cực Công tắc ba cực Công tắc ba cực có điểm giữa 19
- Công tắc nối tiếp Công tắc 4 cực 3 Ổ cắm có bảo vệ, 1 cái. Ổ cắm có bảo vệ, 3 cái 3 3 Đèn, một cái 4 Đèn ở hai mạch điện riêng 1+2 3 Đèn có công tắc, 1 cái. Đèn huỳnh quang Hoặc 3 Đèn báo khẩn cấp 4 Đèn và đèn báo khẩn cấp Máy biến áp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện - TS. Phan Đăng Khải
181 p | 3208 | 1682
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện 2 - Nghề: Điện công nghiệp (Cao đẳng) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
157 p | 83 | 24
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
157 p | 64 | 19
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện dân dụng) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
99 p | 56 | 17
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
81 p | 34 | 14
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
87 p | 17 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
86 p | 29 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
49 p | 29 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
32 p | 26 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
30 p | 17 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
58 p | 14 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề: Điện công nghiệp - Sơ cấp): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
178 p | 42 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
43 p | 22 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện trong công nghiệp (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
50 p | 5 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
88 p | 4 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện trong công nghiệp (Ngành: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
50 p | 7 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
80 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn