Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường TC Giao thông vận tải Nam Định
lượt xem 8
download
Giáo trình "Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường TC Giao thông vận tải Nam Định" được biên soạn với mục tiêu trình bày được kiến thức cơ bản về phương pháp và quy trình gia công nguội cơ bản; Thực hiện được các công việc nguội cơ bản như: vạch dấu, đục, cưa, khoan, cắt ren đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho công việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết điện; Sử dụng thành thạo các dụng cụ gia công nguội cầm tay như: đục, cưa, giũa... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường TC Giao thông vận tải Nam Định
- SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI --------------------------- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KỸ THUẬT NGUỘI NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Lưu hành nội bộ) Ban hành theo quyết định số 316/QĐ -TTCGTVT ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Nam Định Nam Định, năm 2021 0
- 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Kỹ thuật nguội, được biên soạn theo đề cương của trương trình khung trình độ trung cấp điện công nghiệp của Trường trung cấp GTVT Nam Định Nội dung được biên soạn theo tinh thần ngắn gọn ,dễ hiểu.Các kiến thức trong toang bộ giáo trình có mối liên hệ logic chặt chẽ . Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy , người học cần tham khảo thêm giào trình có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả Khi biên soạn giáo trình tôi đã cố gắng cập nhập những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất , đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù đã có nhiều cố gắng của tác giả, xong không thể tránh khỏi những thiết sót, hạn chế. Đồng thời để giáo trình ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và học tập, Nhà trường mong nhận được những góp ý của bạn đọc. Nam Định, ngày 25 tháng 3 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Hải 2. Thành viên biên soạn: Vũ Ngọc Thắng 2
- MỤC LỤC 1 Mục lục .................................................................................. 2 2 Lời nói đầu................................................................................. 3 3 Bài mở đầu ....................................................................................... 4 4 Bài 1: Sử dụng dụng cụ đo ......................................................... 6 5 Bài 2: Vạch dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối .................... 13 6 Bài 3: Đục kim loại (đục rãnh và đục mặt phẳng) .................... 19 7 Bài 4: Giũa kim loại .................................................................. 24 9 Bài 5: Cưa kim loại .................................................................... 29 10 Bài 6: Khoan, khoét, doa kim loại ............................................. 34 11 Bài 7: Nắn, uốn kim loại ............................................................ 40 12 Tài liệu tham khảo ..................................................................... 46 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔĐUN Tên môn học/môđun: KỸ THUẬT NGUỘI Mã môn học/môđun: MĐ 14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/môđun - Vị trí: Mô đun kỹ thuật Nguội được bố trí sau sau khi học xong môn học Vẽ kỹ thuật, An toàn điện - Tính chất: Là mô đun kĩ thuật cơ sở, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về vạch dấu, đục, cưa, khoan, cắt ren đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho công việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết điện; Mục tiêu của môn học/môđun - Trình bày được kiến thức cơ bản về phương pháp và quy trình gia công nguội cơ bản; - Thực hiện được các công việc nguội cơ bản như: vạch dấu, đục, cưa, khoan, cắt ren đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho công việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết điện; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ gia công nguội cầm tay như: đục, cưa, giũa. - Gia công được sản phẩm đơn giản phục vụ ngành điện theo bản vẽ. - Rèn luyện tính cẩn thận, bảo quản tốt dụng cụ và nghiêm túc trong công việc và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 4
- BÀI MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT NGUỘI MỤC TIÊU - Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển kỹ thuật nguội - Phân tích đươ ̣c các đặc điểm và yêu cầu của kỹ thuật nguội - Rèn luyện tính nghiêm túc trong ho ̣c tâ ̣p và trong công việc. NỘI DUNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển kỹ thuật nguội - Gia công nguội đã có từ lâu đời (khoảng thế kỹ thứ XII) sau hai phương pháp gia công đúc và gia công rèn, nó ra đời nhằm cung cấp các sản phẩn cơ khí dưới dạng cơ cấu, thiết bị và máy mà hai phương pháp gia công trước đó không thế thực hiện được. - Theo sự phát triển của xã hội thì nghề nguội cũng được chia ra thành những nghề có chuyên môn sâu và đã được công nhận trong danh bạ nhà nước như sau: + Nguội chế tạo: Chế tạo sản phẩm mới + Nghề nguội dụng cụ : chuyên sữa chữa, thay thế, phục hồi các dụng cụ như: dụng cụ cắt gọt, dụng cụ đo, … + Nghề nguội lắp ráp : là công việc nguội nhằm tập hợp những chi tiết máy thành máy móc và thiết bị hoàn chỉnh. + Nghề nguội sửa chữa: là công việc sữa chữa làm lại hoặc làm bổ sung những chi tiết máy bị hỏng, điều chỉnh lại máy móc để làm việc ở trạng thái bình thường. 2. Đặc điểm và yêu cầu của kỹ thuật nguội - Nguội là phương pháp gia công cơ khí cắt gọt bằng tay, dùng sức người, với dụng cụ là dụng cụ nguội và vật liệu gia công không được gia nhiệt ( nung nóng). - Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp gia công nguội. + Phương pháp gia công nguội có thể chế tạo được những chi tiết mà các phương pháp gia công khác không thể thực hiện được. + Phương pháp gia công nguội có mặt mọi nơi, nhất là ở những nơi thiếu thốn hoặc không có thiết bị gia công cơ khí. + Phương pháp gia công nguội có thể tạo ra các sản phẩm có độ chính xác rất cao. + Phương pháp gia công nguội tốn nhiều thời gian hơn các phương pháp gia công khác. 5
- + Để thực hiện một quá trình gia công nguội một sản phẩm thì người ta phải tốn rất nhiều sức lực. + Các chi tiết, sản phẩm được gia công bằng phương pháp gia công nguội sẽ không giống nhau về hình dáng và kích thước, không có độ đồng đều giữa các sản phẩm. 3. Sản phẩm nguội trong kỹ thuật và trong sinh hoạt. - Tuỳ theo các phương pháp nguội khác nhau mà có các sản phẩm khác nhau + Nguội dụng cụ : tạo ra các chi tiết đúng theo những yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết, các chi tiết đó có thể dùng để lắp thành cơ cấu, thiết bị hoặc máy, các chi tiết đó cũng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh như làm khuôn .... + Nguội lắp ráp : dùng các chi tiết đã được chế tạo để lắp chúng lại với nhau thành cơ cấu, thiết bị hoặc máy đúng theo các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ lắp, trong quá trình thực hiện công việc thì người thợ nguội lắp ráp có khi cần phải sửa chữa, hiệu chỉnh lại các chi tiết cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị hoặc máy + Nguội sửa chữa : là bảo dưỡng , sửa chữa phục hồi các thiết bị : châm dầu, hiệu chỉnh thông số, thay thế các chi tiết bị hỏng, tháo lắp máy và sửa chữa phục hồi các chi tiết bị hỏng. 6
- BÀI 1 : SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO MỤC TIÊU - Lựa chọn được các loại dụng cụ đo phù hợp với công việc của nghề nguội. - Sử dụng và bảo quản dụng cụ đúng quy trình, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. NỘI DUNG 1. Đo bằng thước lá (thước kim loại). - Đặt thước vào chi tiết cần đo: áp thước sát vào mặt của chi tiết cần đo, tựa đầu thước vào bậc của chi tiết hoặc vào vật mà chi tiết tỳ vào. Vạch không của thước phải trùng đúng vào chỗ đầu phần cần đo của chi tiết. Chú ý, khi đo chi tiết có hình dạng đơn giản như tấm, thanh v.v… nên tựa chi tiết đó vào một vật khác. - Đọc kích thước trên thước: Khi xác định kích thước, mắt nên nhìn thẳng vào mặt thước. 2. Đo bằng thước cặp. 5 3 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 0 2 4 6 8 10 6 2 4 HÌNH 1.1: THƯỚC CẶP Thước cặp là loại dụng cụ đo lường để đo những kích thước chính xác 1/10 mm, 1/20 mm,1/50 mm. 2.1. Cấu tạo: Trên hình vẽ thước cặp có Thân thước (1) liền với mỏ đo (2) mỏ này gọi là mỏ cố định. Trên mặt thước có khắc từng milimét (mm) và đánh số từ (0) đến (15). Di chuyển trên thân thước có khung di động (3), liền với mỏ đo (4), má đo này còn được gọi là mỏ động. Mỏ động di chuyển tự do theo chiều dọc và có thể hãm lại bất cứ ở vị trí nào trên thân thước bằng vít hãm (5). Trên bộ phận trượt của mỏ động cã khắc thành nhiều khoảng gọi là du xích. Trị số của mỗi khoảng và số khoảng phụ thuộc vào độ chính xác của vật đo yêu cầu. 7
- Ví dụ: Du xích thước cặp 1/10: Bảng du xích thước cặp 1/10 có chiều dài là 9 mm, chia thành 10 khoảng bằng nhau như vậy trị số của mỗi khoảng là 9:10 = 0,9 mm, nghĩa là khoảng giữa 2 vạch khắc trên thân thước ngắn hơn 1 mm: 1 mm – 0,9 mm = 0,1 mm Với bảng du xích như thế, ta đem đặt song song với thân thước như hình vẽ dưới đây: 10 milimét 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0’ 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 6’ 7’ 8’ 9’ 10’ 9 milimét HÌNH 1.2: DU XÍCH ĐẶT SONG SONG VỚI THÂN THƯỚC Khi cho vạch số 0 và 0’ trùng với nhau thì: - Vạch số 1 và 1’ cách nhau: 1 – 0,9 = 0,1 mm - Vạch số 2 và 2’ cách nhau: 2 – (0,9.2) = 2 – 1,8 = 0,2 mm - Vạch số 3 và 3’ cách nhau: 3 – (0,9.3) = 3 – 2,7 = 0,3 mm Cứ như thế mà xác định, ta thấy vạch 10 và vạch 10’ cách nhau khoảng là: 10 – (0,9.10) = 10 – 9 = 1 mm Do đó, ta suy ra: nếu để vạch 1 trùng với 1’ thì vạch số 0 cách vạch 0’ là 0,1 mm, vạch số 2 trùng với 2’ thì vạch số 0 cách vạch 0’ là 0,2 mm…và vạch 10 trùng với 10’ thì vạch số 0 cách vạch 0’ là 1 mm (tức là thước cặp lúc này 2 mỏ đã mở ra một đoạn là 1 mm). Do tính chất của bảng du xích như vậy nên đo được những kích thước đạt chính xác đến 1/10. Trong thực tế hiện nay người ta đã dùng những loại thước cặp 1/20, 1/50. Về căn bản, 2 loại thước này không khác thước cặp 1/10, chỉ khác ở chổ: du xích thưíc cặp 1/20, 1/50 dài hơn. Cụ thể: + Du xích thước cặp 1/20: có chiều dài là 19 mm, chia làm 20 khoảng đều nhau, tức là mỗi khoảng trên du xích có trị số: 19 :20 = 0,95 mm Như vậy, vạch số 0 và vạch 0’ trùng nhau thì vạch số 1 cách vạch 1’ là: 8
- 1 – 0,95 = 0,05 mm = 1/20 mm. + Du xích thước cặp 1/50: có chiều dài là 49 mm, chia làm 50 khoảng đều nhau. Tức là mỗi khoảng trên du xích có trị số: 49 : 50 = 0,98 mm Như vậy, vạch số 0 và vạch 0’ trùng nhau thì vạch số 1 cách vạch 1’ là: 1 – 0,98 = 0,02 mm = 1/50 mm 2.2. Phương pháp đo và đọc kích thước: HÌNH1.3: THAO TÁC ĐO BẰNG THƯỚC CẶP a. Thao tác kẹp vật cần đo. b. Vặn vít hảm để cố định vị trí của mỏ động. Muốn đo kích thước một vật nào đó, ta dùng tay trái cầm vật đo, tay phải cầm thước. Ngón tay cái tỳ vào chốt (6) để đưa mỏ động mở ra hoặc cặp sát vật đó. Chú ý, phải để vật đo vào giữa thân và mỏ thước. Khi cặp thì cặp vừa phải, không ấn mạnh vì sẽ mất chính xác. Trước khi đọc kích thước của vật đo, ta phải vặn vít hãm (5) để cố định vị trí của mỏ động. Đọc số đo của thước cặp: 9
- HÌNH 1.4: ĐỌC SỐ CHỈ CỦA T - Đếm các số nguyên milimét trên thang đo của thước cặp tương ứng với vạch “0” của du xích. - Xác định vạch chia nào của du xích trùng với một vạch chia trên thân thước cặp.. Nhân số khoảng chia giữa vạch không và vạch trùng với trị số độ chính xác đo của thước cặp, xác định số phần mười hoặc phần trăm của milimét. 3. Panme: 1 2 3 4 5 6 8 HƯỚC CẶP Hình 1.5: CÁC BỘ PHẬN CỦA PANME 1: Hàm; 5: Mặt số vòng; 2: Đầu cố định; 6: Tang; 3: Vít di động; 7: Núm vặn; 4: Vít hảm; 8: Cử đo định vị. 10
- - Đo chi tiết máy. Kiểm tra độ chính xác: Đặt panme ở vạch “0”, cầm chỗ thân cong của panme bằng tay trái, quay mặt số vòng ngược chiều kim đồng hồ, di chuyển mặt phẳng đo của panme theo kích thước đo lớn nhất của chi tiết. Đặt chi tiết vào giữa đầu cố định và mặt đầu vít di động của panme, xoay nhẹ đuôi của panme mang bánh cóc nhỏ theo chiều kim đồng hồ, di chuyển vít di động cho đến khi mặt đầu của vít di động và đầu cố định tiếp xúc vào chi tiết cần đo và nghe thãy tiếng kêu” tách, tách” của cơ cấu con cóc. Cố định vị trí của vít di động bằng vít hãm. Núm vặn Đầu đo Chi tiết Vít di Hàm động - Đọc trị số của panme: Số nguyên milimét và nửa milimét đọc trên thang số thẳng ở thân panme. Số phần trăm của milimét xác định theo vạch chia trên phần côn của mặt số vòng trùng với đường vạch dọc trên thân panme. 4. Thước đứng. 11
- Hình 1.7: Thước đứng Thước đứng cũng là một loại thước thẳng, có bản dày gắn đứng trên một cái đế bằng gang. Mặt dưới của đế làm phẳng và nhẵn để dễ dàng trượt trên bàn vạch dấu. Thước đứng dùng cho mũi vạch của đài vạch lấy các kích thước chiều cao khi vạch các đường song song với bàn vạch dấu ở những độ cao khác nhau. Câu hỏi và bài tập Câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi nhiều lựa chọn: 1.1. Để đo kích thước của lỗ sau khi đã gia công xong người ta dùng dụng cụ đo là: a. Thước lá, Panme và thước đứng. b. Thước lá, Panme và thước cặp. c. Thước lá, Panme và thước cặp, compa. d. Thước cặp. d 1.2. Khi vạch dấu các đường thẳng song song và cách bàn vạch dấu một khỏng định trước ta dùng dụng cụ đo là: a. Thước cặp. b. Thước dứng. b c. Thước lá, Thước cặp. d. Thước lá. 1.3. Du xích thưíc cặp 1/20: cã chiÒu dµi và sè khoảng chia đều nhau lµ: a. Có chiều dài là 9 mm, chia thành 10 khoảng bằng nhau. b. Có chiều dài là 19 mm, chia làm 20 khoảng đều nhau. b c. Có chiều dài là 20 mm, chia làm 20 khoảng đều nhau. d. Cú chiều dài là 9 mm, chia thành 10 khoảng bằng nhau. 12
- 1.4. Khi dùng thước cặp 1/20 đo một chi tiết ta thấy số “0” trên du xích của thước lớn hơn số 20 trên thân thước và vạch số “8” trên du xích thước trùng với một vạch trên thân thước thì kết quả đo sẽ là: a. 20,8 mm. b. 20,4 mm. b c. 20,2 mm. d. Không có kết quả nào ở trên là đúng. 1.5. Khi dùng Pame đo chi tiết máy ta đọc trị số như sau a. Số nguyên milimét và nửa milimét đọc trên thang số thẳng ở thân panme. b. Số phần trăm của milimét xác định theo vạch chia trên phần c«n của mặt số vòng trùng với đường vạch dọc trên thân panme. c. Tất cả đều đọc trên thang số thẳng ở thân panme. d. Câu a và b đúng. d 1.6. Để đo chính xác và nhanh kích thước của một chi tiết máy ta sử dụng dụng cụ đo là: a. Thước lá và thước cặp. b. Thước lá và Panme. c. Panme và thước cặp. d. Chỉ dùng Panme. Bài tập 1.7. Dùng thước kim loại đo kích thước: chiều dài, chiều rộng và chiều cao của phôi búa và ghi lại kết quả. 1.8. Dùng thước cặp đo lại kích thước: chiều dài, chiều rộng và chiều cao của phôi búa, ghi lại kết quả và so sánh kết quả với bài 1.7 1.9. Dùng thước đứng đo kích thước chiều cao và đường tâm phôi búa ghi lại kết quả. 1.10. Dùng thước cặp và Panme đo kích thước của một chi tiết máy, ghi nhận kết quả và so sánh kết quả khi dùng hai dụng cụ đo khác nhau. Hoạt động II: tự học và thảo luận nhóm - Tài liệu tham khảo:...... - Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập:.... 13
- BÀI 2: VẠCH DẤU TRÊN MẶT PHẲNG VÀ VẠCH DẤU KHỐI MỤC TIÊU - Lựa chọn được các loại dụng cụ dùng để vạch dấu phù hợp với công việc đang tiến hành. - Thao tác thành thạo và vạch dấu được hình dáng sản phẩm cần gia công theo bản vẽ. - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc. NỘI DUNG 1. Khái niệm. Vạch dấu là vẽ những đường nét hoặc những dấu chấm trên bề mặt phôi liệu làm giới hạn giữa phần hình dạng và kích thước thật của chi tiết với lượng dư gia công. Có ba loại dấu: Dấu gia công: dùng làm giới hạn gia công để được những chi tiết đúng với bản vẽ hay vật thật. Dấu kiểm tra: dùng để kiểm tra hoặc đề phòng khi mất dấu gia công có thể vẽ lại. Dấu phụ: dùng để tính kích thước khi vạch dấu hoặc dùng khi gá lắp phôi lên máy để gia công. 2. Dụng cụ đo kiểm và vạch dấu. 2.1. Dụng cụ vạch dấu: a. Mũi vạch: Hình 2.1: Mũi vạch dấu Làm bằng thép các bon dụng cụ (CD100, CD120) có dạng tròn, đường kính 3 -5 mm dài 150 300 mm, đầu mũi vạch dài 20 30 mm được tôi cứng và mài nhọn như mũi kim, thân có khía nhám tránh trơn tuột khi sử dụng. 14
- b. Compa vanh: Compa dùng để vạch các dấu tròn, cung tròn và chia đều các khoảng cách. Hai càng compa làm bằng thép CT3, một đầu nối với nhau bằng đinh tán đầu còn lại được hàn một đoạn thép 45 dài 45 50 mm tôi cứng và mài nhọn như mũi vạch. c. Đài vạch: Là loại dụng cụ dùng để vạch những đường nét nằm ngang cách mặt bàn vạch dấu một khoảng định trước. d. Mũi núng (mũi chấm dấu): Mũi núng làm bằng thép các bon dụng cụ (CD70, CD80) dài 90 150 mm, đường kính 8 - 10 mm, một đầu thon được tôi cứng một đoạn dài 20 25 mm và mài nhọn với góc 45 600, đầu còn lại để đánh búa cũng làm tròn và tôi cứng 15 20 mm, thân có khía nhám để cầm cho khỏi trơn khi sử dụng. 2.2: Dụng cụ đo kiểm khi vạch dấu: Hình 2.2: Đài vạch a. Thước góc 900: dùng để kiểm tra vị trí thẳng đứng của vật cần vạch khi đặt trên bàn vạch dấu hoặc dùng khi vạch những đường vuông góc. b. Thước lá: dùng để kiểm tra kích thước sau khi đã vạch trên phôi. c. Thước đứng: dùng để lấy kích thước chiều cao cho mũi vạch của đài vạch khi vạch các đường thẳng song song có độ cao khác nhau trên bàn vạch dấu. 15
- 3. Dụng cụ kê đỡ vật. 3.1. Khối D. Hình 3.1: Khối D Có hình dạng lập phương, được đúc bằng gang xám rỗng, các mặt được gia công chính xác, đảm bảo độ phẳng, các mặt phẳng đối nhau thì song song và kề nhau thì vuông góc. Khối D dùng để kê đỡ, để tựa chi tiết khi vạch dấu. 3.2. Khối V. Hình 3.2: Khối V Dùng để kê đì và có hình dạng chữ V, được đúc bằng gang xám, hai mặt vát hợp với nhau một góc 600, 900, 1200 được gia công phẳng và chính xác. 3.3. Bàn máp (bàn vạch dấu). Bàn máp làm bằng gang xám mặt dưới có nhiều đường gân để tăng độ cứng vững, mặt trên được gia công rất phẳng dùng làm mặt chuẩn khi vạch dấu. 3.4. Kích: Kích dùng để đì và điều chỉnh độ cao của các vật nặng có hình dạng phức tạp khi vạch dấu. 4. Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối. Quá trình vạch dấu gồm ba bước: 4.1. Chuẩn bị: Nghiên cứu bản vẽ: để nắm được hình dạng, trị số kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của vật. 16
- Lựa chọn mặt vạch: dùng những mặt bằng phẳng có đầy đủ lượng dư gia công, hình dạng cân đối không bị nghiêng lệch. Làm sạch phôi: bằng đục, giũa, đá mài và lau lại bằng giẻ. Bôi màu: bôi bằng phấn trắng (nước vôi lo·ng), bột sun phát đồng hòa với nước bôi lên các mặt hay vị trí mà nét vạch đi qua. Chuẩn bị dụng cụ:căn cứ vào tính chất của các đường vạch mà chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. 4.2. Vạch dấu: theo thứ tự sau: Vạch các đường chuẩn. Vạch các đường nằm ngang. Vạch các đường thẳng đứng. Vạch các đường nghiêng. Vạch các đường tròn và cung lượn. 4.3. Kết thúc vạch dấu: Kiểm tra: đối chiếu hình đã vẽ trên phôi với bản vẽ hay vật mẫu, dùng thước lá để kiểm tra lại các kích thước. Đóng chấm dấu: các dấu chấm nên đóng nhỏ và vuông góc đúng vào giữa nét vạch. Tùy theo đường cong hay thẳng mà quyết định khoảng cách giữa các dấu cho thích hợp. Những nguyên nhân gây phế phẩm: Sai lệch về hình dáng hình học do dụng cụ kê đệm, dụng cụ vạch dấu và kiểm tra đo lường không chính xác. Kích thước sai do đo nhầm, chọn chuẩn sai. Nét vạch thiếu chính xác do di chuyển vật nhiều trên bàn vạch dấu. 5. Dụng cụ đo kiểm tra. 5.1.Thước lá: dùng để đo và kiểm tra lại các kích thước đã vạch. 5.2. Thước đứng: dùng để vạch và kiêm tra các đường nét thẳng đứng. 5.3. Êke: dùng để vạch và kiÓm tra các đường vuông góc nhau. 17
- Câu hỏi và bài tập Câu hỏi trắc nghiệm 2.1. Dấu phụ được dùng để: a. Dùng làm giới hạn gia công để được những chi tiết đúng với bản vẽ hay vật thật. b. Dùng để kiểm tra hoặc đề phòng khi mất dấu gia công có thể vẽ lại. c. Dùng để tính kích thước khi vạch dấu hoặc dùng khi gá lắp phôi lên máy để gia công. d. Cả a, b và c sai. 2.2. Để vạch những đường nét nằm ngang cách mặt bàn vạch dấu một khoảng định trước ta dùng: a. Thước đứng và mũi vạch dấu. b. Compa vanh và mũi vạch dấu. c. Thước cặp và mũi vạch dấu. d. Đài vạch. 2.3. Những dụng cụ thường được dùng để đo kiểm khi vạch dấu là: a. Thước góc 900, thước lá, thước cặp và panme. b. Thước góc 900, thước lá, Thước đứng. c. Thước góc 900, thước lá, Thước đứng và panme. d. Thước cặp và thước lá. 2.4. Khi vạch dấu người ta thường vạch dấu theo thứ tự như sau: a. Vạch các đường: chuẩn, nằm ngang, thẳng đứng, đường nghiêng, cung tròn và cung lượn. b. Vạch các đường: chuẩn, cung tròn và cung lượn,nằm ngang, thẳng đứng, đường nghiêng. c. Vạch các đường: chuẩn, nằm ngang, đường nghiêng, thẳng đứng, cung tròn và cung lượn. d. Cả a, b và c sai. 2.5. Khối V đước đúc bằng gang xám, hai mặt vát được gia công phẳng, chính xác và hợp với nhau một góc: a. 300,450 và 600. b. 300,450, 600 và 750. c. 450, 600 và 900. d. 600 900 và 1200. Câu hỏi điền khuyết: 18
- 2.6: Dấu gia công: dùng …………………..…được những chi tiết đúng với bản vẽ hay vật thật. 2.7: Khối D dùng để…………………… khi vạch dấu. 2.8: Thước lá: dùng để ………………… sau khi đã vạch trên phôi. 2.9: Thước góc: Dùng để ……………………… đường vuông góc nhau. 2.10: Nét vạch thiếu chính xác do…………………….…………..trên bàn vạch dấu. Bài tập 2.11. Vạch dấu hai đường thẳng vuông góc với nhau. 2.12. Vạch dấu và chia đêu vòng tròn thành từng phần. 2.13. Nối hai đường thẳng bằng đường cong. 2.14. Nối hai đường cong bằng đường cong. 2.15. Vạch dấu kích thước tính từ đường tâm và đường cạnh của phôi. Đáp án Câu hỏi nhiều lựa chọn: 2.1. b. 2.2. d. 2.3. b. 2.4. a. 2.5. d. Câu hỏi điền khuyết: 2..6. dùng làm giới hạn gia công để 2..7. kê đỡ, để tựa chi tiết 2.8. kiểm tra kích thước 2.9. kiểm tra vị trí thẳng đứng của vật cần vạch khi đặt trên bàn vạch dấu hoặc dùng khi vạch những.. 2.10. di chuyển vật nhiều 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội - Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
59 p | 92 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)
120 p | 14 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Tự động hoá - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
67 p | 11 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)
120 p | 15 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội - Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
59 p | 63 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường TC nghề Đông Sài Gòn
57 p | 38 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
67 p | 14 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)
120 p | 14 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Tự động hoá - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
67 p | 9 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)
120 p | 20 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
89 p | 28 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
60 p | 29 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 18 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp GTVT Nam Định
48 p | 8 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề Điện công nghiệp - Trình độ cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 20 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
66 p | 7 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
67 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn