Giáo trình Kỹ thuật truyền giống (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
lượt xem 9
download
Giáo trình Kỹ thuật truyền giống cung cấp cho người học những kiến thức như: Huấn luyện đực giống và khai thác tinh; Kiểm tra phẩm chất tinh dịch; Pha loãng, bảo quản và vận chuyển tinh dịch; Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật truyền giống (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT TRUYỀN GIỐNG NGÀNH, NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
- LỜI NÓI ĐẦU Kỹ thuật truyền giống cho gia súc là một cuộc cách mạng về công nghệ chăn nuôi từ giữa thế kỷ trước. Nhờ kỹ thuật này những con đực giống xuất sắc nhất thế giới có thể được phối giống một cách nhân tạo cho đàn gia súc cái ở bất cứ nơi nào ta muốn. Chỉ cần số lượng ít đực giống thật xuất sắc đã được chọn lọc và một thời gian ngắn để tạo ra đàn con chất lượng cao, số lượng nhiều với giá thành rẻ. Chính vì vậy mà kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã góp phần rất lớn đến tốc độ cải tiến di truyền đàn gia súc trên thế giới mấy chục năm qua. Nhờ truyền tinh nhân tạo chúng ta đã có những con lai F1 giống sữa năng suất 3000-4000 kg/chu kì, cao gấp 10 lần gia súc địa phương chỉ sau một bước lai. Tương tự con lai F1 giữa giống thịt cao sản ôn đới với gia súc cái Việt Nam có thể cho tăng trọng bình quân trên 700gam/ngày so với gia súc địa phương chỉ 200 gam/ngày. Tuy nhiên, việc áp dụng kĩ thuật này ở nước ta vẫn chưa thực sự rộng rãi ở các vùng trong cả nước. Tỷ lệ gia súc cái được truyền tinh nhân tạo hàng năm chưa tới 10%. Lý do căn bản là khả năng đáp ứng của thực tế đối với kỹ thuật này. Một chương trình TTNT chỉ có hiệu quả khi chúng ta có một đội ngũ dẫn tinh viên lành nghề và họ được xã hội chấp nhận. Thành công của TTNT phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của dẫn tinh viên. Những dẫn tinh viên tay nghề thấp sẽ làm hư hỏng gia súc cái, làm thiệt hại cho người chăn nuôi. Người dân mất lòng tin và có thể không chấp nhận kĩ thuật TTNT. Nhờ TTNT chúng ta có thể tạo ra con lai năng xuất cao, tuy vậy tiềm năng này chỉ trở thành hiện thực nếu con lai được chăm sóc tốt hơn. Khi con lai không được chăm sóc tốt chúng sẽ cho năng xuất thấp, bệnh tật và chết nhiều cũng tạo ra sự hoài nghi của người dân với kết quả của TTNT. Chính vì vậy, dựa trên chương trình khung do Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, cùng với những kinh nghiệm thực tế đào tạo. Trường Cao Đẳng Nghề cơ điện – xây dựng và nông lâm Trung Bộ đã cho ra giáo trình “Kỹ thuật truyền giống” ,cuốn sách sẽ giúp học sinh hiểu kỹ hơn về kỹ thuật phối giống đúng kỹ thuật và cho tỷ lệ đậu thai cao. Dù đã có nhiều cố gắng cuốn sách vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản tiếp theo được hoàn chỉnh hơn. 1
- CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KỸ THUẬT TRUYỀN GIỐNG Mã số của mô-đun: MĐ - 14 Thời gian của mô-đun: 50 giờ (Lý thuyết: 18 giờ ; Thực hành: 32 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN: - Vị trí : là mô đun chuyên môn nghề, được học sau khi người học đã học xong các mô đun, môn học cơ sở. - Tính chất: là mô đun đào tạo nghề bắt buộc II. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN: Sau khi học xong mô-đun này, người học có khả năng: Thực hiện được việc sản xuất tinh Gieo tinh đạt được tỉ lệ thụ thai cao III. NỘI DUNG MÔ-ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian : Thời gian Kiểm Thực STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý tra* hành, số thuyết (LT hoặc bài tập TH) Huấn luyện đực giống và khai thác 8 3 5 1 tinh 2 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch 12 5 7 Pha loãng, bảo quản và vận chuyển 11 4 5 3 2 tinh dịch 4 Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo 19 6 11 2 5 Tổng cộng 50 18 28 4 2
- BÀI 1: HUẤN LUYỆN ĐỰC GIỐNG VÀ KHAI THÁC TINH Mục tiêu của bài Học xong bài này người học có khả năng: Tự huấn luyện được đực giống Thực hiện việc khai thác tinh thành thạo 1.1 . Đại cƣơng về các phƣơng pháp phối giống 1.1.1. Phối giống trực tiếp (tự nhiên): có 2 dạng a. Giao phối tự do (pen or pasture mating): Nhốt chung con đực và cái. Phương pháp này lạc hậu thể hiện nhiều nhược điểm: - Hiệu suất sử dựng đực giống thấp vì có nhiều lần phối không cần thiết. - Con đực nhảy lung tung cho nên rất chóng yếu, chóng mất sức không thể kéo dài thời gian sử dụng được. - Con cái chửa đẻ không biết do đó không có kế hoạch sinh sản, không có sổ sách. - Nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đồng huyết, gây suy thoái về giống. Tuy nhiên hiện nay để khắc phục người ta tính toán trước liên hệ gia phả sau đó ấn định tỷ lệ đực cái người ta thả chung trong một khu vực hay một chuồng, đến một thời gian nhất định thì sẽ thay đổi đực khác làm như thế sẽ tiết kiệm được lao động, chuồng trại, thiết bị. b. Giao phối có hướng dẫn (hard or controlled mating): Nhốt riêng đực, cái, khi con cái đến đúng thời điểm thì đưa đến chuồng phối. Ưu điểm: - Hiệu suất sử dựng đực giống tương đối khá. - Có thể nắm được và kiểm tra thời gian chửa đẻ của con cái. - Sử dụng đực cái theo đúng yêu cầu, đúng hướng giống, từ đó xây dựng sơ đồ phối giống giao phối hợp lý, tránh đồng huyết. - Có thể quyết định loại thải khi thấy tỷ lệ thụ thai của con cái kém. Nhược điểm: - Chưa tận dụng được hết hiệu suất sử dụng của đực giống. - Phiền phức do di chuyển nên không hoạt động xa. - ảnh hưởng do chênh lệch tầm vóc nên cải tạo giống chậm. - Có thể lây lan một số bệnh do tiếp xúc, ví dụ: viêm phổi truyền nhiễm do siêu vi, ký sinh trùng trên da, brucella, leptospirosis,... 1.1.2. Phối giống gián tiếp (TTNT) Là phương pháp phối giống một cách gián tiếp sau khi lấy tinh, kiểm tra, pha chế, bảo tồn nếu tốt mới gieo tinh. Ưu điểm: - Kiểm soát được tinh trùng tốt hoặc xấu. - Nâng cao được hiệu suất sử dụng của đực giống. - Cải tạo giống nhanh. 3
- - Trong thụ tinh nhân tạo tỷ lệ đực cái tăng (tự nhiên 1/20, TTNT 1/100) do đó tiết kiệm được đực giống, có điều kiện chọn những con đực tốt nhất. - Tránh được một số bệnh lây lan do tiếp xúc. Khuyết điểm: - Phải có phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị. - Phải có kỹ thuật viên có tay nghề và yêu nghề. - Sổ sách không rõ ràng, cẩn thận sẽ dễ sinh đồng huyết (do ít đực). - Nếu kiểm tra bệnh không đảm bảo đủ quy trình và không tốt sẽ gây lây lan bệnh rất nhanh (Brucellosis, Leptospirosis). Hiện nay người ta còn lấy tinh trùng và trứng thụ thai ngoài ống nghiệm, sau đó cấy vào con cái hoặc con cái khác hoặc bảo tồn phôi. 1.2 . Huấn luyện đực giống (training of boars): 1.2.1. Nguyên tắc huấn luyện - Thông thường là con đực tơ tham quan con đực thành thục phối giống trực tiếp hoặc nhảy giá. Khi cho đực tơ phối giống phải chú ý ghép phối với những nái có tương đương tầm vóc, đang ở giai đoạn mê ì, nái hiền không hung dữ cắn đực, làm đực hoảng sợ. Tránh cho đực thấp phối với nái cao chân hoặc đực cao chân phối với nái thấp. Sau khi phối giống trực tiếp thành thục có thể tập cho đực nhảy giá lấy tinh (dùng dịch tiết âm hộ nái động dục bôi lên giá nhảy). - Heo đực hung hăng hoặc nhút nhát trong khi đưa đi phối cần lưu ý huấn luyện lại hoặc cho loại thải. Những đực già có răng nanh dài bén nhọn cần chú ý không làm chúng hung hăng tấn công người chăm sóc hoặc nái khi đi phối. 1.2.2 Kỹ thuật huấn luyện: 1. Điều kiện huấn luyện - Tạo giá nhảy: Vật liệu làm giá có thể bằng sắt, gỗ hoặc xi măng. Yêu cầu giá nhảy phải chắc chắn, 2 bên giá nhảy ta làm 2 cái chồi để cho lợn gác chân. Hình 5.1. Giá nhảy - Nơi huấn luyện: có thể huấn luyện đực giống tại phòng huấn luyện riêng hoặc huấn luyện tại chuồng. Tuy nhiên cần phải đảm bảo an toàn cho đực giống và người huấn luyện. - Người huấn luyện: Phải có tính kiên nhẫn, chịu đựng - Dụng cụ huấn luyện: tinh nguyên, bao bố, găng tay Bảng 1: Tuổi, khối lƣợng và đặc điểm tinh trùng ở lần phối giống đầu 4
- Loài Tuổi phối lần Khối lượng Thể tích tinh Nồng độ tinh đầu (tháng) (kg) dịch (ml) trùng (108/ml) Lợn 5-8 250 100-150 0,1-0,2 Bò 12-14 500 3,0-5,00,8-1,2 Cừu 6-8 - 0,3-1,01,2-2,0 Chó 10-12 - 2,0-25,00,6-5,4 Thỏ 4-12 0,4-0,60,5-3,5 Gà 4-6 0,1-0,3 50-90 Nguồn: E.S.E. Hafez. B. Hafez: Reproduction in Farm Animals 7th Edition; 2000 2. Huấn luyện lợn đực nhảy giá: - Việc huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng heo đực giống, nhất là huấn luyện để lấy tinh cho việc gieo tinh nhân tạo. Nếu quy trình huấn luyện không phù hợp có thể gây xáo trộn khả năng tính dục của heo, gây ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Cần chú ý 2 yếu tố chính khi tiến hành huấn luyện đực giống: + Về thể trọng: thông thường tiến hành huấn luyện khi heo giống ngoại đạt 100 – 120 kg, heo lai đạt 80 – 90 kg, khoảng 5 – 6 tháng. + Về phản xạ tính dục: Khi thể trọng đạt và phải kết hợp với các biểu hiện tính dục của đực giống (hiếu động, thường nhảy lên con khác…) (*) Phƣơng pháp huấn luyện: - Cho đực làm quen với nơi huấn luyện và giá nhảy. - Cho lợn tập sự xem một lơn khác nhảy giá, sau đó cho lợn tập sự tiếp xúc với giá nhảy. chỉ một vài lần như vậy lợn đực tập sự sẽ biết nhảy giá. - Tạo phản xạ và kích thích tính hăng cho lợn bằng những kích thích như tiếng động, xoa bóp. Nếu thuận tiện và cần thiết thì có thể dùng một lợn cái để làm mồi để kích thích lợn đực. - Khi lợn đực đã có phản ứng ham muốn đưa con cái lên trên giá nhảy hoặc nhốt phía dưới giá và tiếp tục làm những động tác hay tạo những âm thanh kích thích tính ham muốn nhảy lên giá của con đực. Sau khi lợn đực đã nhảy giá và chúng ta lấy được tinh dựa vào lợn cái mồi thì những lần sau cố gắng hạn chế dùng lợn cái mồi. - Giá nhảy có thể tẩm những chất kích thích tính dục của con đực như: nước tiểu, chất tiết của lợn cái động dục hay tinh dịch của con lợn đực khác hoặc các chất kích thích tổng hợp. - Khi lợn đực đã đi quanh giá nhảy, người huấn luyện hãy làm những động tác hay tạo những âm thanh kích thích tính ham muốn nhảy lên giá của con đực. - Thời gian huấn luyện hàng ngày khoảng 15 phút vào buổi sáng, nếu thời tiết mát và lợn có sức khoẻ tốt thì buổi chiều huấn luyện tiếp 15 phút. - Không cho lợn ăn no trước khi huấn luyện. 5
- - Tuỳ từng cá thể, thời gian huấn luyện nhanh chậm khác nhau. Thông thường sau 2 - 4 tuần lợn sẽ thành thạo. Ngoài ra, tần suất lấy tinh cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh. Bảng 2: Những ảnh hƣởng của tần số lấy tinh của lợn. Khoảng Lượng Nồng độ Tổng số tinh trùng Số liều tinh dịch từ cách lấy xuất tinh tinh trùng tiến thẳng (tỷ) một lần lấy tinh tinh (giờ) (ml) (tỷ) (mỗi liều có 1tỷ tinh trùng) 24 116 0.125 9.7 9.7 48 166 0.145 16.1 16.1 72 181 0.150 27.2 27.2 96 221 0.220 37 37 120 256 0.220 45.1 45.1 144 251 0.200 38.7 38.7 168 239 0.210 38.1 38.1 Do đó nhiều chuyên gia về thụ tinh nhân tạo lợn cho rằng 1 tuần chỉ lấy tinh 2 lần là thích hợp, bảo đảm sức khoẻ lợn đực, chất lượng tinh trùng được nâng cao. 3. Huấn luyện trâu bò đực nhảy giá: - Tuổi huấn luyện và thời gian sử dụng: + Trung bình từ 12 – 18 tháng tuổi, tuy nhiên còn phụ thuộc vào giống, cá thể, mùa vụ, thời tiết, đặc biệt là chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. + Thời gian khai thác tinh dịch của bò đực được tiến hành ngay sau khi huấn luyện đến 7 – 8 năm tuổi, nhưng tốt nhất là ở độ tuổi từ 3 – 6 năm. + Tuổi thành thục về tính của trâu muộn hơn bò tức là từ 18 – 24 tháng tuổi và có thể sử dụng đến 4 – 5 năm tuổi. - Phƣơng pháp huấn luyện: * Phương pháp thay thế: Dùng bò cái động dục tự nhiên hay nhân tạo (bằng cách tiêm kích thích tố) đứng làm giá nhảy (giá nhảy tự nhiên) để huấn luyện bò đực lấy tinh qua âm đạo giả. Các lần sau thay bò cái động dục bằng bò cái không động dục hoặc bò đực hoặc bò đực thiến khác. Tuy nhiên , khi dung bò thay thế nên có cùng màu sắc, tầm vóc và thuần tính. Bò đực tơ (chưa giao phối lần nào) dễ chấp nhận các điều kiện thay thế hơn bò đực đã giao phối tự nhiên nhiều lần. * Phương pháp tham quan: Cho bò đực đang trong thời gian huấn luyện đứng cách xa từ 10 – 15 m để quan sát một bò đực khác nhảy giá và xuất tinh thành thạo qua âm đạo giả một số lần. Khi quan sát quá trình nhảy giá, bò đực cần huấn luyện có phản xạ cương cứng dương vật thì dẫn ngay 6
- vào gần giá nhảy để bò đực nhảy giá và xuất tinh qua âm đạo giả, 2 – 3 ngày sau lặp lại và tiếp tục như vậy cho đến khi thành thạo. * Phương pháp kết hợp: Có thể kết hợp hai phương pháp tham quan và thay thế để huấn luyện đối với bò đực giống “khó tính” hoặc đối với đực giống Zeebu (Bos indicus). Phương pháp huấn luyện trâu đực nhảy giá cũng tương tự như ở bò, tuy nhiên, do một số đặc điểm sinh lý sinh dục của trâu đực thường chậm và kém hơn bò đực, nên trong huấn luyện trâu đực lấy tinh cần thời gian lâu hơn, người huấn luyện phải kiên trì và linh hoạt. 4. Huấn luyện Ngựa đực nhảy giá: - Tuổi huấn luyện và thời gian sử dụng: + Tuổi thành thục tính dục (tuổi huấn luyện) của Ngựa đực vào lúc 20 – 24 tháng tuổi. + Thời gian khai thác tinh dịch của ngựa đực có thể bắt đầu ngay sau khi huấn luyện thành công và kéo dài tới 5 – 6 năm tuổi. - Phƣơng pháp huấn luyện: tương tự như huấn luyên trâu, bò đực nhảy giá. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau: + Ngựa cái làm giá nhảy phải được buộc giữ 2 chân sau và đuôi, nếu cho ngựa cái đứng giá vào trong going thì phải có then cài hai chân sau hoặc buộc giữ 2 chân sau để tránh sự có cho người lấy tinh và ngựa đực giống. + Khi thay ngựa cái động dục bằng ngựa cái không động dục phải chú ý đảm bảo không có phản ứng bất lợi. + Khi thấy ngựa đực có trạng thái hưng phấn và dương vật thập thò ngoài bao dương vật thì cho ngựa đực nhảy lên ngựa đứng giá. 5. Huấn luyện dê, cừu đực nhảy giá: - Tuổi huấn luyện: lúc dê, cừu được 7 – 8 tháng tuổi. - Phƣơng pháp huấn luyện: tương tự như ở trâu, bò đực. Để làm giá nhảy có thể dùng giá nhảy tự nhiên như dê, cừu cái động dục hoặc không động dục. Cũng có thể dùng giá nhảy nhân tạo bằng da súc vật nhồi, giá đỗ có phủ bạt, cao su hoặc bộ lông súc vật cùng loại. 6. Một số chú ý khi huấn luyện gia súc đực nhảy giá: Huấn luyện lợn đực nhảy giá không nên đơn thuần coi giá nhảy là đối tượng duy nhất. Để tạo ra phản xạ nhảy giá xuất tinh là cả một hệ thống tác động đồng bộ gây phản xạ có điều kiện. Ví dụ: chỉ nên huấn luyện vào 7 – 8 giờ sang, trước khi đi huấn luyện nên cho con đực ăn nhẹ một chút thức ăn tinh; chỉ đi theo một con đường duy nhất đến phòng huấn luyện; ổn định người huấn luyện và lấy tinh kể cả màu áo; tạo điều kiện làm quen với lợn 7
- đực bằng cách thường xuyên tắm chải, vuốt ve; tạo tiếng động ổn định trước khi lợn đực vào phòng luấn luyện lấy tinh,… Sau khi huấn luyện và lấy tinh cần có một số động tác ổn định nào đó góp vào hệ thống phản xạ có điều kiện cho lợn đực như: xuất tinh xong xuống giá nhảy cho ăn 1 – 2 quả trứng gà tươi cần chú ý đến chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc. Trước khi huấn luyện khoảng 1 tháng, khẩu phần ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quy định. Có chế độ vận động thích hợp cho từng loại đực giống. Thực hiện việc tắm chải sạch sẽ và xoa kích thích vùng sinh dục của đực giống thường xuyên. Tuyệt đối không đối xử thô bạo đối với đực giống kể cả khi đực giống không có ham muốn giao phối. Đực giống cần nhốt riêng xa đàn cái để không bị tác động của con cái. Khi vào phòng huấn luyện lấy tinh chỉ có đối tượng duy nhất là giá nhảy. Phải kiên trì tập luyện, ổn định các yếu tố huấn luyện. Tùy từng cá tính của đực giống để có phương pháp huấn luyện phù hợp. Qúa trình huấn luyện phải lien tục, tuyệt đối không được làm gián đoạn thời gian khi tập luyện, nhất là khi con đực có dấu hiệu nhảy giá. Khi đực giống đã có phản xạ nhảy giá cần củng cố phản xạ bằng cách luyện tập thường xuyên. Trong quá trình huấn luyện phải linh hoạt, tránh máy móc, đơn điệu một phương pháp nào đó. Nếu đực giống không chịu tiếp thu, cần thay đổi phương pháp cho thích hợp với từng cá thể. Thời gian huấn luyện cũng cần linh hoạt theo thời tiết, khí hậu (mùa hè có thể huấn luyện sớm hơn mùa đông). Đối với trâu, bò, dê, cừu phản xạ xuất tinh diễn ra trong một thời gian rất ngắn, vì vậy thao tác của người huấn luyện , người khai thác phải nhanh nhẹn, khóe léo và chính xác. 1.3 Khai thác tinh 1.3.1. Nguyên tắc khai thác tinh Tùy thuộc vào đặc điểm của loài, giống, tình trạng sức khỏe, phẩm chất của cá thể đực giống đã được xác định bằng kiểm tra tinh dịch và kiểm tra kết quả đời sau. Mà có một số nguyên tắc cần chú ý sau: - Nên huấn luyện đực giống cho nhảy giá sớm sau khi đã thành thục về mặt tính dục và có một chừng mực nhất định về tầm vóc. - Những đực giống đã dự định lấy tinh không nên cho nhảy trực tiếp, yêu cầu này đặc biệt nghiêm khắc đối với bò. Xu hướng thế giới hiện nay là khai thác tinh dịch sớm, kết thúc sử dụng sớm. Ví dụ: ở Pháp và Canada huấn luyện heo đực giống để dùng trong thụ tinh nhân tạo lúc 160 – 170 ngày tuổi là 95 – 100 kg, kết thúc sử dụng: tự nhiên 2,5 – 2,8 năm; nhân tạo: 3 – 4 năm. Bò 16 tháng tuổi đến 9 năm. 8
- 1.3.2. Phƣơng pháp khai thác tinh 1.3.2.1. Khai thác tinh bằng âm đạo giả a. Nguyên lý của phương pháp này: là cho con đực giao phối và xuất tinh trong một loại dụng cụ gọi là âm đạo giả (AĐG) có các điều kiện (nhiệt độ, áp lực, độ nhờn) tương tự như trong đường sinh dục của con cái động dục. Đây là phương pháp khai thác tinh dịch cổ điển nhưng hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và sản xuất. - Âm đạo giả (AĐG) gồm: vỏ ngoài cứng, ruột bằng cao su mềm, phễu hứng tinh, đai cao su. Đối với heo phải có thêm song liên cầu để tạo áp lực và nhu động. - AĐG phải đảm bảo các điều kiện sau: + Nhiệt độ: đổ nước ấm 38 – 400C vào khoảng trống giữa vỏ lớp AĐG sao cho nhiệt độ bên trong lòng âm đạo giả khoảng 37 – 380C, ruột AĐG phải nhẵn. + Áp lực: bơm không khí vào khoảng trống giữa vỏ AĐG và ruột, đối với heo phải kích thích song liên cầu liên tục đến khi nào bắn tinh thì ngưng kích thích. + Độ nhờn: bôi vaseline hoặc dầu parafine trung tính đã khử trùng một lớp mỏng vào 2/3 lòng AĐG tính từ cửa vào. b. Cách lấy: chuẩn bị dụng cụ - Đối với bò: phải tắm rửa thú sạch sẽ. Lúc thú đực nhảy lên con cái dùng tay phải nắm lấy AĐG, ngón tay cái nắm sát với mân lồi của khóa hơi, miệng của AĐG phải hướng ngược với dương vật. Đặt AĐG nghiêng 1 góc 30 - 350C; chếch miệng AĐG xuống đất, tay trái nắm lấy bao quy đầu và hướng dương vật vào lòng AĐG. Sau khi bò bắn tinh (thúc mạnh 1 cái) thì xoay ngay miệng AĐG lên trên để hứng tinh xuống lọ hứng tinh. - Đối với heo: tắm rửa thú sạch sẽ. Khi đến giai đoạn thúc giá thì dùng tay trái hoặc tay phải hướng dẫn dương vật vào lòng AĐG tay kia kích thích song liên cầu đến khi bắn tinh thì ngưng, sau mỗi pha bắn tinh xong thì kích thích song liên cầu trở lại (một lần lấy tinh heo cho 2 – 3 pha). 9
- 1.3.2.2. Khai thác tinh bằng tay (kích thích cơ học): Phương pháp này được sử dụng từ năm 1779 bỡi Lauro.Sphllazani. Đến nay phương pháp vẫn còn được áp dụng. a. Nguyên lý của phương pháp này: là sử dụng áp lực cơ học tác động vào cơ quan sinh dục đực, kích thích, gây hưng phấn sinh dục cho con đực để gây nên phản xạ xuất tinh. + Người khai thác nắm lấy da của bao quy đầu và thực hiện chuyển động đi lại của lòng bàn tay ở bao quy đầu. Chính sự chuyển động này kích thích thú nhạy cảm và bao quy đầu làm dương vật cương cứng lên một cách nhanh chóng. Khi sự cương cứng đạt đến đỉnh điểm và sự phóng tinh bắt đầu, dương vật thụt lùi lại phía sau, người thao tác phải giữ một áp lực đầy đủ và không đổi ở phía sau quy đầu. + Bình thu nhận tinh phải được giữ ở dưới đầu tự do của dương vật và phải tránh những tiếp xúc của quy đầu với thành bình và giá nhảy vì có thể gây ra sự ức chế phóng tinh của đực giống. + Sự có mặt của con cái động dục sẽ kích thích hơn tính hăng sinh dục của con đực. Theo Ivanov, sự có mặt của con cái động dục có tác dụng thúc đẩy sự bắt đầu phóng tinh, tăng thời gian phóng tinh, thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng. b. Cách lấy: chuẩn bị dụng cụ (găng tay, lọ (hay bình) hứng tinh), vệ sinh thú (rửa sạch phần bụng, sát trùng bộ phận sinh dục đực, phần sau của giá nhảy). 10
- Khai thác tinh dịch: Khi tiếp xúc với giá nhảy, đực lần lượt có những phản xạ cương cứng, bao ôm, thúc giá. Đến giai đoạn thúc giá thì người lấy tinh và vị trí lấy tinh, khi vào mắt người lấy tinh luôn nhìn về phía đầu của đực xem phản ứng, ngôi tư thế hình chữ đinh. Dùng cả lòng bàn tay nắm vừa phải lấy dương vật sao cho cách đầu dương vật 2 – 3 cm, kích thích tay cho đực đưa hết dương vật ra ngoài (vừa kích thích khoảng 60 nhịp/phút vừa kéo nhẹ dương vật). Khi đực đưa hết dương vật ra ngoài chuẩn bị bắn tinh thì ngưng kích thích. Sau khi hết đợt phóng tinh thì kích thích trở lại (2 – 3 pha). Khi đực không còn mê giá nữa và dương vật có khuynh hướng rút vào thì người lấy tinh chuẩn bị rời vị trí lấy tinh. Để đực xuống giá từ từ không nên xô đẩy. Sau khi lấy tinh thì phải nhanh chóng đưa về phòng thí nghiệm, khi đi tránh sóng lắc, ánh sáng chiếu thẳng, tốt nhất nên có miếng mouse bao bọc hay đựng trong thùng chứa. (*)Trình tự thao tác lấy tinh: - Đưa lợn đực giống vào nơi lấy tinh. - Đeo găng tay cao su mềm vô trùng. - Khi đực giống nhảy và ôm giá nhảy, người lấy tinh nhẹ nhàng nắm lấy bao dương vật và mát xa để dương vật thò ra. - Khi dương vật thò ra, nắm lấy đầu xoắn dương vật kéo lệch ra khỏi giá nhảy. - Kích thích lợn đực xuất tinh. - Hứng lấy toàn bộ tinh dịch (Bỏ chất phân tiết ban đầu và keo phèn). - Đậy cốc hứng tinh, ghi số hiệu đực giống. - Rửa sạch giá nhảy, phòng lấy tinh và các dụng cụ khác. - Vệ sinh cá nhân và thay quần áo. Hình 5.3. Lấy tinh đực giống 11
- BÀI 2: KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Kiểm tra được một số chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch : Dung tích(V), hoạt lực (A), nồng độ (C), độ PH, tỉ lệ kỳ hình (K), màu và mùi tinh dịch. - Sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị phòng thí nghiệm thành thạo. 2.1 Đại cƣơng về tinh dịch 2.1.1. Tinh trùng 2.1.1.1 Cấu tạo tinh trùng Tinh trùng dài khoảng 50 - 60 µm và có 3 phần: đầu, cổ và đuôi. Tinh trùng gồm 75% H2O và 25% VCK (trong đó có 85% protide; 13,2% lipid; 1,8% khoáng). Bằng phương pháp siêu âm người ta nhận được tỷ lệ khối lượng các thành phần tinh trùng như sau: (Đầu chiếm 61%, cổ và thân chiếm 16%, đuôi chiếm 33%). KÍCH THƯỚC TINH TRÙNG Ở MỘT SỐ LOÀI STT Loài Dài tổng số Đầu (µm) Cổ thân Đuôi (µm) (µm) Dài x rộng x dày (µm) 1 Heo 55-57 8x4x1 12 35 – 37 2 Bò 65-72 9x4x1 10 - 13 44 – 53 3 Ngựa 58-60 7x4x2 10 41 – 43 4 Cừu 60-75 8x5x1 14 41 5 Gà 100 14 x 2 x 1 5 80 6 Thỏ 50-62,2 8x4x1 10 33 – 35 7 Người 51 7x4x1 10 34 Bảng 3: Kích thước của tinh trùng một số loài gia súc (µm) Loài Đầu Đọan giữa Đuôi Tổng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Chiều dài Bò đực 8,0-9,2 3,3-4,6 14,8 0,7-1,0 45-50 0,3-0,7 67,8-74,0 Cừu 7,5-8,5 3,5-4,3 14,0 0,8 40-45 61,5-67,5 Dê 7,0-8,6 3,0-4,8 - 0,8 40-45 0,5 Lợn 7,2-9,6 3,6-4,3 10 30 47,2-49,6 Ngựa 6,0-8,1 3,3-4,6 8,0-10 0,5 30-43 0,5 44,0-61,1 Chó 6,5 3,5-4,5 Nguồn: Artifical insemination for cattle, 1992. 12
- Tinh trùng trưởng thành với phần đầu, cổ, đuôi có hình dạng bình thường (theo namhoc.org.vn/andrologyaustralia.org) Đầu tinh trùng: Đầu là phần chính của tinh trùng. Có hình dạng thay đổi theo loài; hình dạng kéo dài ở ngựa; hình chùy ở cừu, dê và lợn’ hình quả lê ở động vật ăn thịt và thỏ; hình liềm ở chuột và chim. Bên ngoài bao bọc bỡi lớp màng mỏng lipoprotein được thành lập khi qua phó dịch hoàn, màng có khả năng bán thấm giúp tinh trùng định hình cũng như có khả năng chống chọi các điều kiện bất lợi. Phía trên đầu tinh trùng có hệ thống Acrosome. Acrosome có tác dụng quyết định đến năng lực thụ thai của tinh trùng, nếu bảo quản tinh trùng trong môi trường và nhiệt độ thích hợp không đổi trong vòng 2 – 3 ngày thì tinh trùng vẫn còn năng lực hoạt động, nhưng sau đó sẽ bị biến dạng do hệ thống Acrosome bị bóc ra làm mất khả năng thụ thai dù tinh trùng vẫn hoạt động. Nếu bảo quản ở nhiệt độ 370C thì chỉ sau vài giờ hệ thống Acrosome bị biến dạng nhất là môi trường nhược trương. Men Hyaluronidase cũng dễ bị thẩm xuất ra ngoài ngay khi hệ thống Acrosome chưa bị bóc kể cả môi trường đẳng trương. Đầu tinh trùng chứa nhiều N trong protide hơn bình thường 18,5% so với 16% do đầu tinh trùng chứa nhiều Arginine mà thành phần của nó chứa 32% N. Đầu tinh trùng chứa nhiều men hyaluronidase và neuraminidase hòa tan màng mucopolysaccharid của tế bào trứng tạo điều kiện cho tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng. Cố thân Cổ thân là vùng phức hợp do nguyên sinh chất dồn ép tạo thành. Trong phần cổ thân có 2 loại cặp hạt là: cặp hạt trung tâm và 9 cặp hạt bên. Nối liền với phần đầu một cách lỏng lẻo, nó chứa chủ yếu là nguyên sinh chất của tinh trùng, phần này rất dễ bị đứt ra khỏi đầu. Có nhiều chất ở thể tế bào sắc tố (sytine cytocrime) chất này có liên quan mật thiết với sự hô hấp của tinh trùng vì nó có tác dụng trong quá trình oxy hóa. Ty thể (chứa enzyme oxy hóa + oxyphosphoryl hóa) cung cấp năng lượng cho tinh trùng, giúp tinh trùng vận động. 13
- Đuôi Chứa đến 23% lipid chức năng chủ yếu giúp tinh trùng vận động nhờ 2 xoắn quấn quanh đuôi theo chiều dài của nó. Gồm 3 đoạn: + Đoạn giữa: có nhiều phospholipid, leucitine và plasmanogen các chất này dự trữ năng lượng. Ty thể được xem là nguồn phát sinh năng lượng cần thiết cho tinh trùng hoạt động. + Đoạn chính: là phần dài nhất của đuôi. Ngoài cùng là màng sinh chất, ở giữa có một cặp sợi trung tâm và xung quanh có 9 cặp sợi trục ngoại vi (sợi bên) tạo thành 2 lớp, xung quanh những cặp sợi này được bao bọc bỡi 1 lớp ty lạp thể. Khoảng cách giữa sợi trục trung tâm và sợi bên sát nhau hơn so với phần đoạn giữa, giúp tinh trùng duy trì khả năng ổn định cho các yếu tố co rút của đuôi. + Đoạn chót đuôi: là phần tận cùng ngắn nhất của đuôi. Không có màng sinh chất bên ngoài, các sợi trục bên không tạo thành vòng xoắn nữa mà chúng được giải phóng ra thành chùm tơ đuôi chịu trách nhiệm cho sự chuyển động của tinh trùng được dễ dàng. 2.1.1.2. Đặc điểm sinh lý của tinh trùng a. Đặc tính chuyển động tới trước: tinh trùng sống luôn luôn chuyển động. Sự chuyển dộng của tinh trùng là nhờ phần cổ thân và đuôi. Trong khi vận động, đuôi của tinh trùng luôn uốn éo, co rút tạo thành áp lực cho tinh trùng tiến về phía trước. Ngoài ra, do đầu tinh trùng có hình khí động học (hình quả lê hoặc hình chùy), có khả năng quay tròn quanh trục của thân, kết hợp với sự vận động quay tròn của cổ thân và đuôi tạo thành vectơ chuyển động tiến thẳng tới trước. Tốc độ di chuyển tới trước của tinh trùng phụ thuộc vào các điều kiện nội tại (sức sống của tinh trùng) và ngoại cảnh như: niêm dịch của đường sinh dục cái tiết ra nhiều hay ít, cô đặc hay loãng của dịch tiết; phương phức phóng tinh của con đực; độ co bóp của các bộ phận bên trong đường sinh dục cái mà chủ yếu là sừng tử cung và ống dẫn trứng. Tốc độ chuyển động của tinh trùng còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ từ 38 – 400C, tinh trùng chuyển động nhanh nhưng ở nhiệt độ sóc tinh trùng gần như không vận động. Ngoài ra tốc độ vận động của tinh trùng còn phụ thuộc vào mức độ thành thục của nó. Tốc độ trung bình của tinh trùng ngựa thành thục trong cơ quan sinh dục cái là 5 mm/phút; tinh trùng bò, dê: 4 mm/phút; tinh trùng thỏ, chó: 2 mm/phút. Sự vận động của tinh trùng gắn liền với sự hoạt động của enzyme và trao đổi chất. Ở dịch hoàn phụ, tinh trùng gần như không vận động, nhưng khi được phóng ra gặp tinh thanh nó hoạt động ngay lập tức vì nó được hoạt hóa bỡi các enzyme và cơ chất có trong tinh thanh. Ngoài 2 hình thức vận động trên, tinh trùng còn có thể vận động theo kiểu “lắc lư”, nghĩa là vị trí không gian của tinh trùng không thay đổi, chỉ có đầu và đuôi ve vẩy. Những tinh trùng loại này thường không có khả năng thụ tinh. b. Đặc tính lội ngược dòng: Tinh trùng có xu thế lội ngược dòng niêm dịch của đường sinh dục cái. Khi gặp dòng niêm dịch chảy ngược thì vận tốc của nó tăng từ 2 – 2,5 lần. Chính nhờ đặc tính này, khi gặp dòng niêm dịch chảy ra của đường sinh dục cái, tất cả tinh trùng đang chuyển động hỗn loạn đều vận động về cùng một hướng, tiến thẳng vào ống dẫn trứng. 14
- Đặc tính này đã được chứng minh bỡi thí nghiệm sau: người ta nhỏ 1 giọt tinh dịch lên phiến kính, sau đó nghiêng phiến kính tạo thành một góc nhất định rồi đưa lên quan sát trên kính hiển vi. Kết quả cho thấy tấc cả tinh trùng tiến về phía ngược với trọng lực của chúng. c. Đặc tính tiếp xúc với vật lạ: Trong khi vận động nếu gặp các vật lạ (như hạt bụi, bọt khí, trứng,...), tinh trùng có đặc tính là bao vây lấy vật lạ đó. Nhờ đặc tính này, khi vào đường sinh dục cái tinh trùng luôn có xu thế bao vây lấy trứng, phá hủy các màng của tế bào trứng, đi vào nhân để kết hợp với nhân tạo thành hợp tử. Người ta đã chứng minh đặc tính này bằng cách lấy một tế bào trứng của lợn cái động dục hoặc một hạt bụi bất kỳ đặt vào trong một giọt tinh dịch của lợn. Quan sát trên kính hiển vi thấy tinh trùng bao vây lấy tế bào trứng hoặc hạt bụi và đang tiến hành công phá tế bào trứng hoặc hạt bụi. d. Đặc tính tiếp xúc với hóa chất: Trong thời gian động dục, niêm mạc ống dẫn trứng tiết ra một chất hóa học có tên là pertilizin. Chất này có tác dụng kích thích gây hưng phấn cho tinh trùng, làm cho tinh trùng tập trung lại và tiến đến tế bào trứng. Đặc tính này được chứng minh bằng thí nghiệm sau: dùng tinh trùng của thỏ hoặc chó cho vào nước sinh lý có chứa dịch chiết niêm mạc ống dẫn trứng, quan sát thấy có hiện tượng tinh trùng tụ lại nhưng nếu thay dịch niêm mạc tử cung bằng dịch chiết của tổ chức gan hoặc ruột thì không thấy hiện tượng tụ lại của tinh trùng. e. Đặc tính tiếp xúc với điện: Trong thời gian động dục ống dẫn trứng và tử cung con cái có một điện thế nhất định và bản thân tinh trùng cũng mang điện, do đó có một điện thế được thiết lập giữa tinh trùng và ống dẫn trứng. Đặc tính của dòng điện là chạy từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp cho nên tinh trùng di chuyển theo một hướng nhất định. Người ta làm thí nghiệm cho một dòng điện có hiệu điện thế 3,35 Vol vào trong một cốc đựng tinh dịch. Kết quả quan sát cho thấy, tinh trùng hoạt động rất mạnh. Hiểu biết được 5 đặc tính trên của tinh trùng có ý nghĩa rất quan trọng trong pha chế, bảo tồn tinh dịch và dẫn tinh cho gia súc cái. 2.1.2. Tinh thanh Tinh thanh: là dịch chất được tạo bỡi dịch hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ (tinh nang, tuyến tiền liệt và tuyến Cowper). Dịch tiết này gần như trung tính hoặc đẳng trương. Trên phương diện sinh hóa học, tinh thanh rất cần thiết cho sự sống và hoạt động của tinh trùng. Thành phần và số lượng tinh thanh biến động theo loài động vật. Nhìn chung, tinh thanh có một số chức năng chính sau đây: + Rửa sạch ống niệu sinh dục con đực và đường sinh dục con cái trước khi phóng tinh. + Hoạt hóa tinh trùng, làm cho tinh trùng có khả năng vận động (ở dịch hoàn phụ tinh trùng hầu như không vận động, khi tiếp xúc với tinh thanh tinh trùng bắt đầu hoạt động). + Cung cấp môi trường dinh dưỡng và cân bằng ion cho sự sống của tinh trùng trong đường sinh dục con cái. Ở heo, tinh thanh có thể đông lại để tạo thành nút đóng đường sinh dục thú cái, nhờ vậy ít thất thoát tinh trùng sau khi phối. 15
- Hình 2.2: Cơ quan sinh dục đực (của bò, cừu). 2.2 Kiểm tra phẩm chất tinh dịch Mục đích: - Biết được phẩm chất tinh dịch, từ đó biết được tình trạng sức khỏe của con đực. - Ấn định tỷ lệ pha chế. 2.2.1. Nguyên tắc kiểm tra - Không để quá 15 phút sau khi lấy tinh. - Kiểm tra ở nhiệt độ phòng không quá 280C. 2.2.2. Phƣơng pháp kiểm tra 2.2.2.1. Kiểm tra bằng mắt Ngay sau khi lấy tinh, trƣớc khi tinh dịch đƣợc pha loãng, ít nhất những đặc tính sau cần đƣợc đánh giá bằng mắt thƣờng để loại bỏ những mẻ tinh chƣa đạt yêu cầu: a. Thể tích (kí hiệu là V) Ở Bò, thể tích tinh dịch đƣợc xác định ngay sau khi lấy tinh bằng cách nhìn vào vạch chia độ trên ống nghiệm đựng tinh. Một lần phóng tinh ít hơn 1ml thì nên loại bỏ. Ở Heo, sau khi lấy tinh lọc bỏ ngay chất keo phèn (dùng 4-6 lớp vải màn sạch đã vô trùng). Tinh dịch đã lọc hứng vào lọ có khắc độ. Khi kiểm tra cần đặt ngang tầm mắt, đọc kết quả ở đáy mặt cong của tinh dịch. Thể tích tinh dịch còn phụ thuộc vào loài, giống, dinh dưỡng, chăm sóc, thời gian, tần số lấy tinh, kỹ thuật lấy tinh, tuổi tác. Loài V (ml) C x 106 tt/ml 16
- Bò 6 (0,5 – 12 ml) 1200 (300 – 2000) Dê 1 (0,7 – 2 ml) 3000 (1000 – 5000) Trâu 3 (0,5 – 6 ml) 600 (200 – 1000) Heo 215 (120 – 500 ml) cá biệt 1000ml 250 (25 – 1000) 70 (30 – 300 ml) Ngựa 8 (5 – 15 ml) 120 (30 – 800) Chó 0,5 (0,1 – 2 ml) 150 (60 – 300) Gà 3,5 (2 – 6 ml) 3000 (1000 – 12000) Người 100 (50 – 150) b. Màu sắc Màu sắc bình thƣờng của tinh dịch là màu trắng sữa (trắng ngà, trắng đục, vàng kem). Tinh dịch có màu xám, xanh, hồng là không bình thƣờng do lẫm mủ, máu… cần loại bỏ. Màu sắc của tinh dịch cũng phản ánh độ đậm đặc của tinh trùng trong tinh dịch (C). Tinh dịch có màu xám, xám xanh, xám vàng, mật độ tinh trùng khoảng 200 triệu trong 1ml. Mật độ này thấp và tinh dịch này cần loại bỏ. Tinh dịch có màu trắng, trắng xanh, mật độ tinh trùng từ 200-500 triệu trong 1ml. Tinh dịch màu này cũng thuộc loại loãng cần loại bỏ. Tinh dịch có màu trắng sữa, trắng đục, trắng ngà, mật độ tinh trùng từ 500- 1000 triệu trong 1ml. Tinh dịch có màu này thuộc dạng đặc, đạt tiêu chuẩn sử dụng. Tinh dịch có màu trắng vàng, trắng kem, là tinh dịch thuộc loại rất đặc. Mật độ tinh trùng khoảng trên 1 tỷ trong 1ml. c. Mùi của tinh dịch: - Tinh dịch bò không có mùi đặc biệt (giống mùi mỡ). - Tinh dịch của heo bình thường có mùi hơi tanh, hăng hăng giống như lòng trắng trứng vịt. - Nếu tinh dịch có mùi khai, thối khắm là tinh dịch đã bị lẫn các chất bẩn (tiểu, mủ , phân...) thì phải loại bỏ. d. Độ nhớt: Bò 4,1 (2,2 – 6) Heo 1,6 (1,3 – 2,7) Ngựa 1,9 (1,4 – 3,2) Cừu 4,57 (4,46 – 5,04) 2.2.2.2. Kiểm tra bằng kính hiển vi 17
- Sau khi xác định nhanh bằng mắt thƣờng, những đực giống có tinh dịch đạt tiêu chuẩn độ đặc sẽ đƣợc kiểm tra tiếp trong phòng thí nghiệm nhờ các thiết bị máy móc hỗ trợ để biết chính xác mật độ tinh trùng và tổng số tinh trùng trong tinh dịch. a. Xác định hoạt lực của tinh trùng (sức hoạt động của tinh trùng) (kí hiệu là A) Hoạt lực hay sức hoạt động của tinh trùng được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm tinh trùng tiến thẳng. Thang điểm từ 0,0 đến 1,0. Thí dụ có 60% số tinh trùng tiến thẳng thì điểm hoạt lực là 0,6. Không có con nào tiến thẳng thì hoạt lực A bằng 0. Trước đây người ta đánh giá hoạt lực tinh trùng của mẻ tinh bằng phương pháp cảm quan dựa vào kinh nghiệm là chính. Tinh trùng có hoạt lực mạnh thì dưới kính hiển vi thấy tạo nên những sóng cuộn rất mạnh (như sóng biển lúc giông bão). Tùy theo mức cuộn sóng mà người có kinh nghiệm cho điểm 0,6 hay 0,8. Trong sản xuất tinh cọng rạ, ngƣời ta chỉ đƣa vào sản xuất những mẻ tinh có hoạt lực từ 70% trở lên. Có 3 cách vận động: + Vận động tiến thẳng: tinh trùng chạy theo mọi hƣớng rất nhanh tạo thành cuộn song, đôi khi có con vận động theo vòng tròn nhƣng có đƣờng kính lớn hơn chiều dài của nó. + Vận động vòng quanh: tinh trùng xoay quanh vòng tròn đƣờng kính nhỏ hơn chiều dài của tinh trùng. + Vận động lắc lƣ: tinh trùng không di chuyển chỉ lắc lƣ tại chỗ. * Cách kiểm tra: - Bước 1: lấy 1 phiến kính rửa sạch sấy khô. - Bước 2: lấy một giọt tinh nguyên, nhỏ lên phiến kính sạch, sau đó đậy lên lamen, đưa lên kính hiển vi và quan sát ở độ phóng đại (100 - 200). - Bước 3: Xác định tỉ lệ tinh trùng tiến thẳng và cho điểm thang điểm sau: Điểm 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 % tinh 96 - 86 - 76- 66 – 56 – 46 – 36 – 26 – 16 – 6– trùng 100 95 85 75 65 55 45 35 25 15 tiến thẳng Chú ý: - Cần kiểm tra tinh ngay sau khi lấy. - Phiến kính và lam kính có nhiệt độ 37-390C bảo đảm cho tinh trùng hoạt động bình thường. Muốn vậy, có thể sưởi ấm lam kính và phiến kính bằng dụng cụ thích hợp hoặc hơ nóng trên đèn cồn. 18
- b. Xác định nồng độ tinh trùng (số tinh trùng/ml, kí hiệu là C). Phƣơng pháp thƣờng dùng là đếm bằng buồng đếm (hồng cầu hoặc bạch cầu) dƣới kính hiển vi. Cách đếm tinh trùng bằng buồng đếm hồng cầu nhƣ sau: Dụng cụ gồm lam kính, buồng đếm hồng cầu, pipet hồng cầu, dung dịch pha loãng. Tiến hành: Cách 1: Hút tinh dịch nguyên đến vạch 0,1 ml, hút tiếp dung dịch pha loãng (NaCl 3%) đến vạch 10 ml. Lắc đều, nhỏ bớt vài giọt trƣớc khi cho vào buồng đếm 1 giọt (chú ý không để dung dịch tràn lên mặt lá kính). Để 2-3 phút cho tinh trùng lắng xuống, sau đó đặt buồng đếm lên kính hiển vi. Xem kính hiển vi với vật kính 10 và đếm 5 ô lớn (trong tổng số 25 ô lớn). Khi đếm thì đếm đầu con tinh trùng, không đếm lặp, không bỏ sót. Mỗi con tinh trùng đếm đƣợc ứng với 1 triệu con tổng số. Nếu số tinh trùng đếm đƣợc là N thì mật độ tinh trùng (số tinh trùng trong 1ml) sẽ là: N triệu con/ml tinh nguyên. Cách 2: - Bước 1: đưa buồng đếm đã đậy lamen lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại 100 lần để tìm thấy buồng đếm. - Bước 2: dùng ống pha loãng bạch cầu hút tinh nguyên đến vạch 0,5; sau đó hút tiếp dung dịch NaCl 3% đến vạch 11. Như vậy, hỗn hợp trong bầu thuỷ tinh được pha loãng 20 lần. - Bước 3: dùng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ ) bịt 2 đầu ống hút. Lắc nhẹ để trộn đều tinh dịch với dung dịch NaCl trong bầu ống hút. - Bước 4: bỏ 3 - 4 giọt đầu tiên, đưa ống hút lên buồng đếm, rồi để tinh dịch chảy từ từ tràn vào 2 bên buồng đếm theo rãnh buồng đếm đã chuẩn bị sẵn. - Bước 5: đếm tinh trùng nằm trong khu vực dùng đếm hồng cầu. Đếm 4 ô nhỡ ở góc và 1 ô nhỡ ở giữa (mỗi ô nhỡ có 16 ô con, mỗi ô con có diện tích 1/400 mm2 và chiều sâu của 1 buồng đếm 0,1 mm. Nguyên tắc đếm: - Trong mỗi ô, chỉ đếm đầu tinh trùng nằm trên 2 cạnh, còn những tinh trùng nằm trên 2 cạnh kia nhường cho ô khác (đối với các tinh trùng nằm trên cạnh). - Đếm cả 2 bên buồng đếm rồi lấy số trung bình, nếu kết quả ở 2 bên chênh nhau đến 30 % thì phải làm lại. - Nếu tinh trùng tụ thành từng đám, không đếm được ở trong buồng đếm thì cũng phải làm lại. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Truyền giống vật nuôi - ThS. Nguyễn Đức Hùng
194 p | 726 | 158
-
Giáo trình-Truyền giống nhân tạo vật nuôi - chương 1
55 p | 251 | 75
-
Giáo trình-Truyền giống nhân tạo vật nuôi - chương 5
23 p | 180 | 50
-
Giáo trình Cơ sở di truyền chọn giống thực vật: Phần 2 - NXB ĐH Huế
106 p | 138 | 40
-
Giáo trình Cơ sở di truyền chọn giống thực vật: Phần 1 - NXB ĐH Huế
95 p | 126 | 29
-
GIÁO TRÌNH GIỐNG VẬT NUÔI part 9
15 p | 139 | 29
-
Trồng chanh dây bằng kỹ thuật hiện đại
3 p | 223 | 25
-
Kỹ thuật trồng giống hoa Lily Sorbonne.
8 p | 129 | 20
-
Giáo trình Sản xuất giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghề: Bảo vệ thực vật (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
92 p | 75 | 18
-
Giáo trình Giống và truyền giống - Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
52 p | 37 | 14
-
Giáo trình môn học/mô đun: Sản xuất giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật - Ngành/nghề: Bảo vệ thực vật (Trình độ Trung cấp)
92 p | 44 | 11
-
Giáo trình Giống và kỹ thuật truyền giống (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
81 p | 24 | 9
-
Các phương pháp truyền giống Bonsai
8 p | 87 | 8
-
Bản đồ di truyền QTL chống chịu mặn của cây lúa giai đoạn mạ thông qua phân tích quần thể phân ly hồi giao bằng kỹ thuật SSR marker
7 p | 68 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật truyền giống (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai
125 p | 34 | 4
-
Giáo trình Cơ sở di truyền chọn giống cây trồng: Phần 2 - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
150 p | 23 | 4
-
Giáo trình Giống và truyền giống - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
52 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn