Giáo trình Giống và truyền giống - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
lượt xem 3
download
(NB) Mục tiêu của cuốn giáo trình này nhằm cung cấp những khái niệm chung về giống và công tác giống vật nuôi, những kiền thức liên quan đến chọn lọc, nhân giống, bảo tồn nguồn gen vật nuôi cũng như những biện pháp kỹ thuật chủ yếu của công tác giống vật nuôi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Giống và truyền giống - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC GIÁO TRÌNH GIỐNG VÀ TRUYỀN GIỐNG (Lưu hành nội bộ) Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên) 1
- Quảng Ninh, năm 2021 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây việc áp dụng những kiến thức hiện đại và thực tiễn phong phú vào công tác chọn lọc và nhân giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi ngày càng được chú trọng. Mục tiêu của cuốn giáo trình này nhằm cung cấp những khái niệm chung về giống và công tác giống vật nuôi, những kiền thức liên quan đến chọn lọc, nhân giống, bảo tồn nguồn gen vật nuôi cũng như những biện pháp kỹ thuật chủ yếu của công tác giống vật nuôi Giáo trình gồm 5 Mô- đun: Mô- đun 1: Sự phát triển của cơ thể gia súc-gia cầm Mô- đun 2: Giám định động vật nuôi Mô- đun 3: Chọn giống Mô- đun 4: Chọn phối và nhân giống Mô- đun 5: Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Quảng ninh, ngày 02 tháng 10 năm 2021 Người biên soạn 1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên) 2. Mai Thị Thanh Nga 3. Vũ Việt Hà 4
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN 7 Bài 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ GIA SÚC- GIA CẦM 8 1. Sinh trưởng của vật nuôi 8 2. Phát dục của vật nuôi 8 3. Sự liên quan giữa sinh trưởng và phát dục 9 4. Phương pháp đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vật nuôi 9 4.1. Độ sinh trưởng tích lũy 9 4.2. Độ sinh trưởng tuyệt đối 9 4.3. Độ sinh trưởng tương đối 9 4.4. Hệ số sinh trưởng 9 5. Các quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến phát dục của vật nuôi 10 5.1. Quy luật phát triển theo giai đoạn 10 5.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều 11 5.3. Quy luật có tính chu kỳ 11 5.4. Yếu tố di truyền 11 5.5. Yếu tố ngoại cảnh 11 Câu hỏi và bài tập 12 Bài 2: GIÁM ĐỊNH ĐỘNG VẬT NUÔI 13 1. Ngoại hình 13 1.1. Khái niệm về ngoại hình, thể chất 13 1.2. Phân loại thể chất 14 2. Đặc điểm ngoại hình của gia súc theo các hướng sản xuất 14 2.1. Hướng làm giống 14 2.2. Hướng lấy thịt 15 2.3. Hướng lấy sữa 15 2.4. Hướng lấy sức kéo 15 2.5. Hướng lấy trứng 15 3. Các nguyên tắc khi giám định 15 4. Giám định sức sinh trưởng 15 4.1. Cân, đo trọng lượng và kích thước các chiều 15 4.2. Cho điểm 16 4.3. Xếp cấp sinh trưởng 16 5. Giám định sức sản xuất 16 5.1. Sức sản xuất thịt 16 5
- 5.2. Sức sản xuất sữa 17 5.3. Sức sản xuất trứng 17 5.4. Sức sinh sản 17 Câu hỏi và bài tập 18 Bài 3: CHỌN GIỐNG 19 1. Đại cương về chọn lọc 19 1.1. Khái niệm 19 1.2. Tỉ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc 19 1.3. Hiệu quả chọn lọc 19 2. Các phương pháp chọn lọc 20 2.1. Chọn giống theo liên hệ thân tộc( huyết thống) 20 2.2. Chọn giống theo số lượng tính trạng 21 2.2.1. Yêu cầu chung 21 2.2.2. Chọn lọc lần lượt 21 2.2.3. Chọn lọc đồng thời loại thải độc lập 21 2.2.4. Chọn lọc theo chỉ số 22 Câu hỏi và bài tập 22 Bài 4: CHỌN PHỐI VÀ NHÂN GIỐNG 23 1. Nguyên tắc chọn đôi giao phối 23 2. Các phương pháp chọn đôi giao phối 24 2.1. Chọn đôi giao phối theo phẩm chất 24 2.2. Chọn đôi giao phối theo huyết thống 24 2.3. Chọn đôi giao phối theo tuổi 24 2.4. Cách tính tỷ lệ máu qua mỗi đời giao phối 25 3. Ứng dụng chọn giống trong ngành chăn nuôi 25 3.1. Chọn đời giao phối cá thể: 25 3.2. Chọn giao phối theo đàn: 25 4. Nhân giống gia súc 25 4.1. Nhân giống thuần chủng 25 4.2. Lai tạo giống gia súc 25 Câu hỏi và bài tập 27 Bài 5: KỸ THUẬT THỤ TINH NHÂN TẠO 28 1. Lợi ích và bất lợi của TTNT gia súc 28 1.1. Lợi ích 28 1.2. Bất lợi 28 1.3. Kỹ thuật lấy tinh 29 2. Kiểm tra tinh dịch 32 2.1. Mục đích 32 2.2. Nội dung kiểm tra. 32 3. Kỹ thuật pha chế, bảo tồn và vận chuyển tinh dịch 36 6
- 3.1. Kỹ thuật pha chế tinh dịch 36 3.2. Bảo tồn tinh dịch 36 3.3. Vận chuyển tinh dịch. 37 4. Kỹ thuật dẫn tinh 38 4.1. Phương pháp xác định thời điểm dẫn tinh 38 4.2. Kỹ thuật dẫn tinh cho các loài gia súc. 40 Câu hỏi và bài tập 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 7
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Giống và truyền giống Mã môn học/môđun: MĐ09 I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: là Mô- đun được giảng dạy sau khi đã học xong các môn học: giải phẫu sinh lý vật nuôi, dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi. - Tính chất: đây là Mô- đun kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Mô- đun giống và truyền giống nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi chuyên khoa. + Sau khi học xong Mô- đun người học có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn học tiếp theo đồng thời vận dụng những hiểu biết để có thể cải tiến, nhân giống, lai tạo vật nuôi cho hiệu quả năng suất cao. II. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Mô tả được đặc điểm của một số giống vật nuôi và quá trình hình thành nó. + Mô tả được các quá trình phát triển của vật nuôi và các bước chọn lọc vật nuôi làm giống. - Về kỹ năng: + Thực hiện được việc giám định vật nuôi và chọn được vật nuôi làm giống phù hợp với mục đích chăn nuôi. + Thực hiện được việc chọn phối và tiến hành nhân giống vật nuôi. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác khi chọn giống và cách phối giống để đạt hiệu quả cao. + Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc chọn lọc, nhân giống, lai tạo giống vật nuôi + Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo. + Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác; + Có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu thương động vật. III. Nội dung của môn học/mô đun: Giáo trình gồm 5 Mô- đun: Mô- đun 1: Sự phát triển của cơ thể gia súc-gia cầm Mô- đun 2: Giám định động vật nuôi Mô- đun 3: Chọn giống Mô- đun 4: Chọn phối và nhân giống Mô- đun 5: Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo 8
- Bài 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ GIA SÚC- GIA CẦM Mã bài: B01 Giới thiệu: Mô- đun 1 giới thiệu những khái niệm cơ bản về sinh trưởng, phát dục, phương pháp đánh giá tốc độ sinh trưởng của vật nuôi và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục để tử đó đưa ra những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc, quản lý đàn vật nuôi sao cho đạt năng suất và hiệu quả cao nhất. Mục tiêu: - Nhận biết được các quy luật phát triển ở vật nuôi để làm cở sở ứng dụng trong chăn nuôi. - Điều khiển được sự phát triển ở vật nuôi theo đúng quy luật phát triển của chúng. - Nghiêm túc trong học tập để áp dung vào thực tế chăn nuôi Nội dung chính: 1. Sinh trưởng của vật nuôi 2. Phát dục của vật nuôi 3. Sự liên quan giữa sinh trưởng và phát dục 4. Phương pháp đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vật nuôi 4.1. Độ sinh trưởng tích lũy 4.2. Độ sinh trưởng tuyệt đối 4.3. Độ sinh trưởng tương đối 4.4. Hệ số sinh trưởng 5. Các quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến phát dục của vật nuôi 5.1. Quy luật phát triển theo giai đoạn 5.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều 5.3. Quy luật có tính chu kỳ 5.4. Yếu tố di truyền 5.5. Yếu tố ngoại cảnh 1. Sinh trưởng của vật nuôi Là quá trình tăng về khối lượng, thể tích, kích thước của cơ thể. Cơ thể vật nuôi sẽ lớn lên về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Để theo dõi các tính trang sinh trưởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo, đong các cơ quan bộ phận hay toàn bộ cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo, đong này phụ thuộc vào loại vật nuôi và mục đích theo dõi đánh giá. Chẳng hạn đối với lợn con thường cân khối lượng lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa mẹ... 2. Phát dục của vật nuôi 9
- Phát dục là quá trình thay đổi về thể chất của cơ thể. Sự thay đổi nỳ bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng tổ chức, bộ phận của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật. 3. Sự liên quan giữa sinh trưởng và phát dục Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình tạo nên sự phát triển chung của cơ thể. Hai quá trính này diễn ra đồng thời, đan xen, bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho cơ thể ngày một phát triển hoàn chỉnh. Trong cơ thể, có thể ở bộ phận này có sinh trưởng, bộ phận khác có phát dục. Có khi sinh trưởng và phát dục diễn ra song song trong cùng một bộ phận của cơ thể. Sự phát dục tạo ra nguồn nguyên liệu đầu tiên cho sinh trưởng và ngược lại, sinh trưởng sẽ thúc đẩy phát dục. Như vậy hai quá trình này có mối liên quan chặt chẽ. Nếu trong quá trình phát triển cá thể, sự phát dục không đầy đủ có thể sẽ trở thành một cơ thể dị tật, ngược lại nếu sinh trưởng không đầy đủ, cơ thể sẽ bì còi cọc, gầy yếu. 4. Phương pháp đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vật nuôi 4.1. Độ sinh trưởng tích lũy Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng, nghĩa là tại thời điểm thực hiện các phép đo. 4.2. Độ sinh trưởng tuyệt đối Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian V2- V1 A = g/ ngày T2- T1 Trong đó: V1: Là giá trị khối lượng cơ thể tích luỹ được trong thời gian T1 V2: Là giá trị khối lượng cơ thể tích luỹ được trong thời gian T2 4.3. Độ sinh trưởng tương đối Là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai thời điểm sinh trưởng sau và trước. V2- V1 R% = *100 (V2 + V1 )/2 Trong đó: V2: Khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm sau V1: Khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm trước 4.4. Hệ số sinh trưởng Là tỷ lệ phần trăm tăng lên về số lượng, kích thước, thể tích của gia súc ở thời gian khảo sát so với thời gian đầu khảo sát. 10
- Vi C = V0 (Lần) Trong đó: Vi: Là khối lượng cơ thể lần thứ i( i tiến từ 1….n) Vo: Là khối lượng cơ thể lần đầu theo dõi 5. Các quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến phát dục của vật nuôi 5.1. Quy luật phát triển theo giai đoạn Trong qua trình phát triển mỗi cá thể đều phải trải qua một số giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng và đòi hỏi điều kiện sống nhất định a. Giai đoạn phôi thai Giai đoạn này cơ thể vật nuôi được hình thành từ một hợp tử, phát dục để tạo thành các cơ quan, bộ phận mới, từng bước hoàn thiện về cấu tạo, hình thái, đồng thời cơ thể cũng sinh trưởng để lớn lên. Giai đoạn này chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai được lấy hoàn toàn từ máu mẹ qua nhau thai (đối với vật đẻ con) hoặc qua noãn hoàng (đối với vật nuôi đẻ trứng). Giai đoạn phôi thai lại được chia làm 3 thười kỳ: thời kỳ phôi, thời kỳ tiền thai và thời kỳ bào thai + Thời kỳ phôi: Từ khi trứng được thụ tinh, trở thành hợp tử. Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung và phân chia nhanh, hình thành các lá phổi. Thời kỳ này chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi là noãn hoàng của trứng và chất dịch của tử cung. Ttrong khâu chăm sóc nuôi dưỡng cần chú ý thời kỳ này phôi rất dễ bị tiêu biến do các tác động vật lý, hóa học. Tránh cho gia súc ăn thức ăn ôi thiu hay có hóa chất có hại + Thời kỳ tiền thai: Từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung cho đến khi có xuất hiện những nét đặc trưng về giải phẫu, sinh lý, trao đổi chất của các lá phôi. Trong thời kỳ này, sự phát dục rất mạnh mẽ để hình thành các cơ quan, bộ phận. Chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi được lấy từ cơ thể mẹ qua tuần hoàn máu + Thời kỳ bào thai: Là thời kỳ cuối của phôi thai. Thời kỳ này khối lượng, kích thước của thai tăng rất nhanh. Mỗi thời kỳ trong giai đoạn phôi thai của vật nuôi khác nhau tùy loài. b. Giai đoạn sau phôi thai Giai đoạn này tính từ khi vật nuôi được sinh ra cho đến lúc già cỗi. Được chia làm 4 thời kỳ + Thời kỳ bú sữa: Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa. Thời kỳ này vật nuôi bắt đầu chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài, nhưng hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Bởi vậy lúc mới sinh con vật cần được bú sữ đầu có nhiều kháng thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Thời kỳ này vật nuôi lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu sinh 11
- trưởng ngày càng tăng của con vật, cần cung cấp thêm thức ăn bổ sung bằng cách cho ăn sớm, giúp con vật thích nghi tốt với môi trường việc chăm sóc cần được chú ý. + Thời kỳ thành thục: Từ lúc cai sữa cho đến khi xuất hiện tính dục. Con vật lớn nhanh (hệ xương- cơ). Các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động, các bộ phận sinh dục phụ tăng nhanh về kích thước (bầu vú, các cơ bắp, mông, đùi…) + Thời kỳ trưởng thành: Từ lúc được phối giống lần đầu cho đến khi cần loại bỏ. Là thời kỳ phát triển hoàn chỉnh, khả năng sản xuất cao. Các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh. + Thời kỳ già cỗi: Cơ thể bắt đầu suy yếu dần, khả năng sản xuất giảm. Thời kỳ này bắt đầu sớm hay muộn không chỉ phụ thuộc vào tuổi của con vật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác sử dụng. 5.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng, phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều. Tùy từng thời kỳ, có lúc sinh trưởng nhanh, phát dục chậm và ngược lại. Trong cùng một thời kỳ, tốc độ sinh trưởng và phát dục của các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng diễn ra không đồng đều. Sự phát triển không đồng đều thể hiện rất rõ ở tốc độ tăng khối lượng, thành phần và tỷ lệ các chất hữu cơ tích lũy trong cơ thể và cả khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của con vật. 5.3. Quy luật có tính chu kỳ + Quy luật có tính dục: Ở mỗi loài vật nuôi có chu kỳ động dục khác nhau (lợn 21 ngày, bò 28 ngày…). Mỗi lần động dục là trứng chín và rụng để thụ tinh và sinh sản. + Chu kỳ thần kinh: Là sự hưng phấn, sự ức chế, vận động, nghỉ ngơi … + Chu kỳ thay lông ở những loài có lông: Gia cầm, chó, mèo,dê, thỏ… Quy luật có tính chu kỳ phụ thuộc vào tính di truyền (gen) của loài và chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, con người có thể điều chỉnh được. Trong chăn nuôi, cần nắm vững các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi để có những biện pháp tác động hợp lý nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 5.4. Yếu tố di truyền Các giống vật nuôi khác nhau thì khả năng sinh trưởng và phát dục khác nhau Trong cùng một giống, cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thì giữa các cá thể, sự sinh trưởng và phát dục cũng có sai khác bởi tiểm năng di truyền của mỗi cá thể khác nhau. 5.5. Yếu tố ngoại cảnh a. Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng thúc đẩy quá trình sinh 12
- trưởng, phát dục, ngược lại dinh dưỡng không đầy đủ, đặc biệt thiếu protein, khoáng và vitamin sẽ làm chậm, thậm chí ngừng sinh trưởng, phát dục b. Điều kiện chăm sóc quản lý: Chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, chế độ chăm sóc, vận động hợp lý, tắm chải thường xuyên làm tăng cường trao đổi chất, có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng và phát dục. c. Môi trường thiên nhiên: Điều kiện thiên nhiên cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể vật nuôi. Nhiệt độ quá cao làm cho con vật nóng, mệt mỏi, kém ăn, tiêu hóa và trao đổi chất giảm ảnh hưởng đến tăng khối lượng. Ngược lại nếu trời quá lạnh, lại không đủ phương tiện sưởi ấm, chống rét, vật nuôi sẽ tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, thậm chí có thể phát sinh bệnh cũng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục. Câu hỏi và bài tập 1. Trình bày khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? 2. Nêu các phương pháp đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vật nuôi? 3. Trình bày các Quy luật phát triển theo giai đoạn ở vật nuôi? 4. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Phần thực hành Bài 1. Khảo sát, đánh giá tốc độ sinh trưởng của vật nuôi. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh thực hiện khảo sát đánh giá tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.. Ghi nhớ Ghi nhớ các khái niệm, phương pháp đánh giá tốc độ sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh truowngr và phát dục của vật nuôi. 13
- Bài 2: GIÁM ĐỊNH ĐỘNG VẬT NUÔI Mã bài: B02 Giới thiệu: Trong công tác giống, khi đánh giá chọn lọc vật nuôi, người ta không chỉ quan tâm đến ngoại hình mà phải kết hợp đánh giá cả ngoại hình và thể chất. Việc thông qua ngoại hình chưa thể biết đầy đủ về sức khỏe, sức sống, sức đề kháng, sức sinh sản, tính thích ứng với điều kiện ngoại cảnh...của vật nuôi. Do vật bài học này cung cấp những kiến thức liên quan đến ngoại hình, thể chất của con vật theo các hướng sản xuất khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của con người. Mục tiêu: - Mô tả được các đặc điểm về ngoại hình – thể chất theo các hướng sản xuất - Nhận biết được các phương pháp định gia súc gia cầm về ngoại hình- thể chất, sinh trưởng phát dục, sức sản xuất và vận dụng chúng để đánh giá chọn lọc vật giống. - Đánh giá xếp cấp vật nuôi thành thạo - Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình giám định. Nội dung chính: 1. Ngoại hình 1.1. Khái niệm về ngoại hình thể chất 1.2. Phân loại thể chất 2. Đặc điểm ngoại hình của gia súc theo các hướng sản xuất 2.1. Hướng làm giống 2.2. Hướng lấy thịt 2.3. Hướng lấy sữa 2.3. Hướng lấy sức kéo 2.4. Hướng lấy trứng 3. Các nguyên tắc khi giám định 4.Giám định sức sinh trưởng 4.1. Cân, đo trọng lượng và kích thước các chiều 4.2. Cho điểm 4.3. Xếp cấp sinh trưởng 5. Giám định sức sản xuất 5.1. Sức sản xuất thịt 5.2. Sức sản xuất sữa 5.3. Sức sản xuất trứng 5.4. Sức sinh sản 1. Ngoại hình 1.1. Khái niệm về ngoại hình, thể chất 14
- Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật cóliên quan đến thể chất, sức khỏe, sức hoạt động của các bộ phận cũng như khả năng sản xuất của gia súc và là hình dạng đặc trưng cho một phẩm giống. Đặc trưng của một phẩm giống trước tiên bao giờ cũng nhìn qua ngoại hình, nhất là đối với màu da, sắc lông hoặc các bộ phận thuộc về giới tính. Thể chất là chỉnh thể thống nhất của nhiều bộ phận cấu tạo thành vì vậy khi nói đến thể chất là nói đến các bộ phận cấu tạo nên cơ thể. 1.2. Phân loại thể chất a. Phân loại thể chất theo paplop: Căn cứ vào hai quá trình hưng phấn và ức chế. + Loại hình thần kinh hoạt bát: Con vật thích vận động, nhanh nhẹn, linh hoạt và dễ thích ứng với môi trường mới, loại gia súc này thành lập các phản xạ nhanh, bền. Trong chăn nuôi dùng để khai thái trứng, sữa. + Loại hình thần kinh hưng phấn: Con vật bướng bỉnh thích đánh nhau, thành lập phản xạ nhanh, bền, con vật rất dũng cảm. Trong chăn nuôi thường ít dùng vì loại này khó huấn luyện, quá nhạy cảm, khả năng cho sản phẩm ít. + Loại hình thần kinh yên tĩnh: Loại này chậm chạp, ít linh hoạt, thành lập các phản xạ có điều kiện nhanh bền, thường sử dụng để cày kéo và nuôi vỗ béo. + Loại hình thần kinh yếu: Biểu hiện con vật sợ hãi, sức chịu đựng kém, phản xạ chậm, khó thích ứng với môi trường thay đổi. b. Phân loại thể chất theo Culesop + Thanh: Thân hình nhỏ, xương nhỏ, da mỏng, đầu nhỏ, đi đứng nhẹ nhàng. + Thô:Thân hình to lớn, chân to, da dày, bắp thịt nở, dáng nặng nề, thích ứng ngoại cảnh tốt. + Săn: Kết cấu cơ thể rắn chắc, da lông bóng mượt, nhanh nhẹn, dẻo dai, xương chắc. + Sổi: Kết cấu từng bộ phận không chắc chắn, da dày, mỡ dày, thịt nhão, xương xốp, cơ quan nội tạng nhiều mỡ bao bọc…. + Thanh- săn: Là loại hình gia súc có tầm vóc nhỏ, chắc chắn, gọn gàng, xương nhỏ, rắn chắc, lớp mỡ dưới da mỏng, da đàn hồi, sức sống và khả năng trao đổi chất tốt, thần kinh linh hoạt. + Thanh- sổi: Là loại hình gia súc nhỏ bé, không chắc chắn,lớp mỡ và lớp cơ phát triển, da mỏng, thịt nhão. Thần kinh trầm tĩnh, trao đổi chất kém, sức sống không cao. + Thô săn: Xương thô, to chắc, dáng vạm vỡ, chác chắn, da dầy, đầu to nặng, chân to, cơ rắn chắc nổi rõ từng bắp thịt, sức làm việc khỏe. + Thô sổi:Cơ thể thô kệch, to lớn, nặng nề, kém chắc chắn, đi đứng chậm chạp, ít tinh nhanh, thích ứng kém, trao đổi chất yếu, thành thục muộn, xương xốp, cơ mềm, phẩm chất thịt kém. 2. Đặc điểm ngoại hình của gia súc theo các hướng sản xuất 2.1. Hướng làm giống 15
- Vật nuôi có thân hình cân đối, không quá gầy hoặc quá béo, lông da thưa mỏng, vú phát triển đều, tĩnh mạch vú nổi rõ, bộ phận sinh dục phát triển cân đối, phần thân sau phát triẻn hơn phần thân trước, bốn chân chắc chắn không quá to hay quá nhỏ. Vật nuôi không đi vòng kiền, chữ bát. 2.2. Hướng lấy thịt Vật nuôi có thân hình nở nang, phát triển mạnh về bề ngang và bề sâu, lớp mỡ dưới da phát triển. Đầu ngắn, rộng, cổ ngắn, vai ngực nở, lưng mông rộng phẳng chắc, đùi ngắn nở. 2.3. Hướng lấy sữa Thân hình phần sau phát triển hơ phần trước, bầu vú to, hình bát úp, đáy vú nở rộng, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ. Phần trước của thân hình hơi hẹp, đầu nhỏ, mặt dài khô, sừng thanh, cổ dài sống vai hơi nhọn, ngực sâu dài, chân cao, các bắp cơ không nổi rõ. Da mỏng đàn hổi, lông dày mượt. 2.4. Hướng lấy sức kéo Vật nuôi có thân hình vạm vỡ, bộ xương to chắc rất phát triển, bắp thịt rắn chắc, da dầy, lông thưa, đầu nặng, cổ chắc, ngực sâu, vai dài, lưng phẳng, khoeo khỏe, bốn chân to khỏe. Ngựa cưỡi: đầu nhẹ, cổ dài, ngực sâu hơi hẹp, mông dài, bụng gọn, đùi khỏe, chắc, thẳng, móng cứng. 2.5. Hướng lấy trứng Gia cầm có phần thân trên ít phát triển, phần thân dưới phát triển hơn, đầu nhỏ, cổ dài, dáng đi nhẹ nhàng, mắt tinh, chân nhỏ cao, khoảng cách hai chân rộng, hình dáng nhanh nhẹn, lông mượt. 3. Các nguyên tắc khi giám định Phải xem cơ thể là một khối thống nhất của nhiều cơ quan bộ phận. Phải đánh giá gia súc trên cơ sở tính thống nhất của toàn bộ cơ thể đến các hướng sản xuất. Phải nắm được đặc điểm sinh vật học của con vật. Quá trình so sánh giữa các gia súc với nhau phải cùng một giống, cùng tuổi, cùng giới tính, cùng điều kiện ngoại cảnh. Khi giám định phải đưa con vật ra nơi sáng sủa, bằng phẳng, với tư thế tự nhiên, con vật khỏe mạnh. 4. Giám định sức sinh trưởng 4.1. Cân, đo trọng lượng và kích thước các chiều Đây là phương pháp đánh giá ngoại hình bằng cách đo kích thước các chiều và tính các chỉ số cấu tạo cơ thể. Dụng cụ để đo gồm các loại thước chuyên dụng như thước gậy, thước dây, thước Compa. 16
- Tùy theo mức độ, yêu cầu của khảo sát, đánh giá mà số lượng các chiều đo có thể nhiều hoặc ít. Nếu chỉ nhận xét, so sánh vê tầm vóc to, nhỏ, cơ thể có phát triển cân đối hay không thì thường chỉ cần đo hai chiều là vòng ngực và chiều dài thân. Một số chiều đo chính như sau: + Cao vây: Từ mặt đất đến sau u vai + Cao lưng: Từ mặt đất đến chỗ thấp nhất của lưng + Cao khum: Từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum + Dài thân chéo: Từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến phía sau u ngồi + Dài thân: Đo từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến trực giao với đường chiếu của u ngồi sau cùng (đối với trâu, bò). ĐO từ trung điểm đường nối 2 gốc tai, dọc theo đường sống lưng đến gốc đuôi (đối với lợn) + Rộng ngực: Khoảng cách giữa hai điểm rộng nhất của phần ngực tiếp giáp sau xương bả vai + Vòng ngực: Chu vi quanh vòng ngực, tiếp giáp phía sau của xương bả vai + Sâu ngực: Khoảng cách từ cột sống đến xương ức nằm trên mặt phẳng tiếp giáp. Sau khi có số liệu các chiều đo, người ta tính ra các chỉ số để đánh giá ngoại hình về sự phát triẻn cân đối, độ thành thục về thể vóc của cơ thể hay mức độ phù hợp với hướng sản xuất.... Các chỉ số cũng có thể coi là các chỉ tiêu đặc trưng vể ngoại hình của giống hay để so sánh giữa các cá thể, các nhóm hoặc giữa các giống với nhau. 4.2. Cho điểm Đề đánh giá ngoại hình vật nuôi theo phương pháp này người ta xây dựng tiêu chuẩn cho một con vật lý tưởng (tùy theo từng giống). Sau đó quan sát từng bộ phận trên cơ thể con vật, so sánh với tiêu chuẩn và tiến hành cho điểm. Tùy mức độ quan trọng của từng bộ phận đối với mục tiêu sản xuất của con vật mà số điểm được nhân với từng hệ số khác nhau. Tổng số điểm của các bộ phận sau khi đã nhân với hệ số là điểm chung để xếp cấp ngoại hình. 4.3. Xếp cấp sinh trưởng Đề đánh giá sinh trưởng của vật nuôi theo phương pháp này người ta xây dựng tiêu chuẩn cho một con vật lý tưởng (tùy theo từng giống). Sau đó cân, đo các chiều trên cơ thể con vật, so sánh với tiêu chuẩn và tiến hành cho điểm. Căn cứ vào bảng tiêu chuẩn để xếp cấp sinh trưởng cho cơ thể vật nuôi.. 5. Giám định sức sản xuất 5.1. Sức sản xuất thịt Khi xác định khả năng cho thịt người ta thường chú trọng đến các chỉ tiêu sau + Trọng lượng thịt hơi: Là trọng lượng con vật sau khi đã nhịn đói 24 tiếng. + Trọng lượng móc hàm và tỷ lệ móc hàm: Trọng lượng móc hàm là trọng lượng sau khi giết thịt trừ đi lông, tiết, nội tạng (trâu bò 4 chân cắt đến khuỷu, lột da, bỏ đầu), lợn để cả đầu và chân. 17
- Tỷ lệ móc hàm là tỷ lệ % giữa trọng lượng móc hàm và trọng lượng thịt hơi Trọng lượng móc hàm Tỷ lệ móc hàm (%) = *100 Trọng lượng thịt hơi + Trọng lượng thịt xé: là trọng lượng móc hàm sau khi đã bỏ đầu, đuôi và 4 chân + Tỷ lệ thịt xé: Là tỷ lệ % giữa trọng lượng thịt xẻ và trọng lượng móc hàm trọng lượng thịt xẻ *100 Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Trọng lượng móc hàm + Trọng lượng thịt tinh: là trọng lượng thịt xẻ sau khi bỏ hết xương + Tỷ lệ thịt tinh: Là tỷ lệ % giữa trọng lượng thịt tinh và trọng lượng thịt xẻ trọng lượng thịt tinh *100 Tỷ lệ thịt xẻ (%) = trọng lượng thịt xẻ + Tỷ lệ các phần thịt da, xương, mỡ, thịt: Là tỷ lệ % giữa phần da, xương, thịt hoặc mỡ trên trọng lượng thịt xẻ. 5.2. Sức sản xuất sữa Cách tính sản lượng sữa là lượng sữa hu được trong một chu kỳ tiết sữa, thường tính 300-305 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa: Là tỷ lệ % giữa lượng mỡ chiếm trong sữa. Đây là tỷ lệ quan trọng nhát để đánh giá chất lượng sữa. Nếu tỷ lệ mỡ sữa càng cao thì sữa đó có chất lượng càng cao. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% 5.3. Sức sản xuất trứng Sản lượng trứng: là số trứng đẻ ra trong 1 năm Khối lượng trứng: Phải dùng cân để theo dõi 3 lần/ tháng (10, 20,30) của tháng rồi tính bình quân của tháng, cộng cả năm sau đó tính bình quân. + Chu kỳ đẻ trứng: Là thời gian đẻ trứng liên tục trong một đợt của 1 con gia cầm. Gia cầm cao sản thì thời gian chu kỳ đẻ trứng dài hơn so với gia cầm kiêm dụng 5.4. Sức sinh sản Là chỉ tiêu quan trọng để xác định giá trị của con vật, khả năng sinh sản biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu: đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ dị hình.... + Tỷ lệ thụ thai ∑ số gia súc cái có thai trong năm *100 Ở gia súc = ∑ số gia súc cái được phối giống ∑ số trứng có phôi (soi ngày 5 hay 6) *100 Ở gia cầm = ∑ số trứng ấp + Tỷ lệ sinh sản số gia súc con đẻ ra trong năm *100 Gia súc lớn (đơn thai) = ∑ số gia súc cái sinh sản trong đàn + Số lứa đẻ Gia súc đơn thai = 12 tháng 18
- Chu kỳ đẻ bình quân của đàn số gia súc con đẻ ra trong năm Gia súc đa thai = số gia súc cái sinh sản trong đàn ∑ số trứng đẻ ra trong năm Tỷ lệ đẻ trứng (gia cầm) = Số gia cầm sinh sản trong đàn + Tỷ lệ nuôi sống ∑ số gia súc con còn sống đến cai sữa Ở GS đơn thai = *100 ∑ số gia súc sinh ra số gia súc con còn sống đến cai sữa Ở GS đa thai = *100 số con để nuôi số gia cầm sống dến 2 tháng Ở gia cầm = *100 số gia cầm con để nuôi Câu hỏi và bài tập 1. Trình bày khái niệm về ngoại hình, thể chất của vật nuôi? 2. Trình bày cách phân loại thể chất theo Paplop và Culesop? Cho ví dụ?. 3. Nêu phương pháp giám định ngoại hình vật nuôi theo các hướng sản xuất khác nhau? 4. Trình bày nguyên tắc khi giám định vật nuôi? Phần thực hành Bài 2. Thực hiện các phép đo để giám định sức sinh trưởng ở trâu, bò, ngựa.. Bài 3. Đánh sức sinh sản của lợn, gia cầm, bò. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về đánh giá sức sinh trưởng và sức sinh sản ở vật nuôi. Ghi nhớ Nguyên tắc khi giám định, cách giám định vật nuôi theo các hướng sản xuất khác nhau.. 19
- Bài 3: CHỌN GIỐNG Mã bài: B03 Giới thiệu: Trong công tác giống vật nuôi, chọn lọc là phát hiện và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mong muốn của con người và loại thải các cá thể xấukhoong đạt yêu cầu. Chọn lọc nhằm hoàn thiện phẩm chất và nâng cao năng suất của giống vật nuôi, nó có vai trò quyết định đến kết quả của công tác giống. Mục tiêu: Mô tả được các phương pháp chọn giống để làm cơ sở chọn lọc vật giống trong chăn nuôi. Chọn được vật nuôi theo các hướng sản xuất Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện. Nội dung chính: 1. Đại cương về chọn lọc 1.1. Khái niệm 1.2. Tỉ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc 1.3. Hiệu quả chọn lọc 2. Các phương pháp chọn lọc 2.1. Chọn giống theo liên hệ thân tộc( huyết thống) 2.1.1. yêu cầu 2.1.2. Cách chọn 2.2. Chọn giống theo số lượng tính trạng 2.2.1. Yêu cầu chung 2.2.2. Chọn lọc lần lượt 2.2.3. Chọn lọc đồng thời loại thải độc lập 2.2.4. Chọn lọc theo chỉ số 1. Đại cương về chọn lọc 1.1. Khái niệm Là trên cơ sở đàn gia súc đã có sẵn ta chọn và giữ lại những con có ngoại hình thể chất, sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản tốt, phù hợp với con người để lại làm giống, đồng thời loại bỏ những con không đạt theo hướng đã đề ra. 1.2. Tỉ lệ chọn lọc, ly sai chọn lọc Là chênh lệch giữa trung bình giá trị kiểu hình của các bố mẹ được chọn lọc so với trung bình giá trị kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ. 1.3. Hiệu quả chọn lọc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình giống vật nuôi - Đặng Văn Bình
149 p | 1218 | 675
-
GIÁO TRÌNH HỌC DI TRUYỀN SỐ LƯỢNG VÀ CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
123 p | 341 | 75
-
GIÁO TRÌNH GIỐNG VẬT NUÔI part 2
15 p | 200 | 64
-
GIÁO TRÌNH GIỐNG VẬT NUÔI part 3
15 p | 180 | 51
-
Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi - ThS. Nguyên Đức Hùng
194 p | 216 | 48
-
Bài giảng giống cây rừng : Bảo tồn nguồn gen cây rừng part 1
10 p | 253 | 43
-
Giáo trình về Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi-chương 7
34 p | 206 | 39
-
GIÁO TRÌNH GIỐNG VẬT NUÔI part 9
15 p | 141 | 29
-
GIÁO TRÌNH GIỐNG VẬT NUÔI part 10
15 p | 124 | 27
-
Bài giảng giống cây rừng : Bảo tồn nguồn gen cây rừng part 2
6 p | 130 | 22
-
Giáo trình -Sản xuất hạt giống và công nghệ hạt giống - chương 10
9 p | 107 | 21
-
Giáo trình -Sản xuất hạt giống và công nghệ hạt giống - chương 6
17 p | 116 | 15
-
Giáo trình Giống và truyền giống - Trần Thị Vân Hà (chủ biên)
52 p | 37 | 14
-
Giáo trình Kỹ thuật truyền giống (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
70 p | 33 | 9
-
Giáo trình Giống và kỹ thuật truyền giống (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
81 p | 25 | 9
-
Giáo trình Giống cây trồng (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
129 p | 19 | 7
-
Giáo trình Giống cây trồng (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
53 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn