intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Làm việc với vi sinh vật và vệ sinh 2 (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Làm việc với vi sinh vật và vệ sinh 2 (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các nguyên tắc an toàn và vệ sinh khi làm việc với vi sinh vật; cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi; các điều kiện sống của vi sinh vật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Làm việc với vi sinh vật và vệ sinh 2 (Ngành: Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH LÀM VIỆC VỚI VI SINH VẬT VÀ VỆ SINH 2 NGÀNH: KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368 ĐT /QĐ-CDXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội – 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Làm việc với vi sinh vật và vệ sinh 2” cung cấp những kiến thức về quá trình làm việc với vi sinh vật là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải trình độ Cao đẳng. Giáo trình gồm 7 bài thực hành làm việc trong phòng thí nghiệm, làm quen với các trang thiết bị , thực hành quan sát, phân tích hoạt động sống của các vi sinh vật có trong môi trường nước, thực hành nuôi cấy vi sinh vật.. Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Cấp nước và Thoát nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thu Hiền 3
  4. Mục lục Mục lục.......................................................................................................................4 BÀI 1: CÁC QUY TẮC AN TOÀN VÀ VỆ SINH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT ............................................................................................................7 1.1. Quy định khi làm việc với vi sinh ................................................................7 1.2. Bảo hộ cá nhân ..............................................................................................8 BÀI 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ...........................................................................................10 2.1. Trang thiết bị, dụng cụ ...............................................................................10 2.2. Khử trùng , vệ sinh trang thiết bị dụng cụ ...............................................16 BÀI 3 GIỚI THIỆU VỀ SOI KÍNH HIỂN VI, QUAN SÁT VI SINH VẬT BẰNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC ...............................................................................20 3.1. Giới thiệu về soi kính hiển vi......................................................................20 3.2. Quan sát vi sinh vật bằng kính hiển vi quang học ...................................23 BÀI 4 NUÔI CẤY VI SINH VẬT .........................................................................33 4.1. Chuẩn bị dụng cụ ........................................................................................33 4.2. Chuẩn bị môi trường để nuôi cấy vi sinh vật ..........................................35 4.3. Nuôi cấy vi sinh vật .....................................................................................36 BÀI 5 KỸ THUẬT NHUỘM GRAM ....................................................................47 5.1. Nguyên lý của phương pháp nhuộm Gram ..............................................47 5.2. Dụng cụ, thiết bị cần thiết ..........................................................................47 5.3. Vật liệu, hoá chất nhuộm Gram ................................................................47 5.4. Các bước tiến hành nhuộm gram ..............................................................48 5.5. Giải thích tính bắt màu Gram của vi khuẩn ..................................................49 5.6. Những sai lầm gặp trong phương pháp nhuộm Gram ..................................49 2. Các bước tiến hành nhuộm gram. ....................................................................51 BÀI 6 ĐỊNH LƯỢNG VI SINH VẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẾM TRỰC TIẾP ..................................................................................................................................52 4
  5. 6.1. Chuẩn bị dụng cụ ........................................................................................52 6.2. Thực hành đếm............................................................................................52 BÀI 7 NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA VI SINH VẬT .........................57 7.1. Các nhân tố của môi trường làm hạn chế sự sinh trưởng ......................57 7.2. Kiểm tra số lượng vi sinh vật nhân nguyên thủy tuy sống nhưng không nuôi cấy được ......................................................................................................58 7.3. Cảm ứng mật độ và các quần thể vi sinh vật ...........................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................63 5
  6. GIÁO TRÌNH LÀM VIỆC VỚI VI SINH VẬT VÀ VỆ SINH 2 Tên mô đun: Làm việc với vi sinh vật và vệ sinh 2 Mã số mô đun: MĐ 09 Thời gian môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 0 giờ; Thí nghiệm: 52 giờ; Kiểm tra: 03 giờ; Thi: 05 giờ) Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: học kỳ II- năm thứ nhất (đào tạo cơ sở ) - Tính chất: là môn học cơ sở Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: Trình bày được: + Các nguyên tắc an toàn và vệ sinh khi làm việc với vi sinh vật + Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi + Các điều kiện sống của vi sinh vật - Kỹ năng: + Nhận diện được các dụng cụ thiết bị nuôi cấy và phân tích vi sinh vật + Nhận diện được tên gọi các loại vi sinh vật khi sol dưới kính hiển vi + Thực hiện được công tác lấy mẫu nước thải và bảo quản mẫu + Có kỹ thuật pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh vật + Có kỹ thuật nuôi cấy, định lượng vi sinh vật - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được ý nghĩa của môn học đối với các môn chuyên ngành. + Có thái độ làm việc khoa học, cẩn thận: nghiêm túc trong công tác nghiên cứu 6
  7. BÀI 1: CÁC QUY TẮC AN TOÀN VÀ VỆ SINH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT Giới thiệu: trang bị các quy tắc an toàn và vệ sinh trong phòng thí nghiệm vi sinh vật Mục tiêu: + Có các kỹ năng an toàn khi làm việc với vi sinh vật Nội dung chính 1.1. Quy định khi làm việc với vi sinh 1.1.1 Nội quy phòng thí nghiệm 1. Đặt biển báo trước cửa phòng 2. Chỉ những người có trách nhiệm mới được phép ra vào khu vực làm việc. 3. Luôn đóng cửa phòng thí nghiệm. 4. Không cho phép trẻ em vào khu vực làm việc. 5. Phòng thí nghiệm cần phải ngăn nắp, sạch sẽ và chỉ để những gì cần thiết cho công việc. 6. Vào cuối mỗi ngày làm việc, các mặt bàn, ghế phải được khử nhiễm sau khi làm đổ các vật liệu nguy hiểm. 7. Tất cả các vật liệu, vật phẩm và môi trường nuôi cấy nhiễm trùng phải được khử trùng trước khi thải bỏ hoặc rửa sạch để sử dụng lại. 8. Đóng gói và vận chuyển phải tuân theo quy đinh quốc gia và hoặc quốc tế. 9. Khi mở cửa sổ cần phải có lưới chống côn trùng. 1.1.2. Quy định về quy trình thao tác 1.Tuyệt đối cấm hút pi-pét bằng miệng. 2. Không ngậm bất kỳ vật gì trong miệng. Không dùng nước bọt để dán nhãn. 3. Tất cả các thao tác cần được thực hiện theo phương pháp làm giảm tối thiểu việc tạo các giọt hay khí dung. 4. Khi bị tràn, đổ vỡ, rơi vãi hay có khả năng phơi nhiễm với vật liệu nhiễm trùng phải báo cáo cho người phụ trách phòng thí nghiệm. Cần lập biên bản và lưu lại các sự cố này. 5.Quy trình xử lý sự cố phải được lập thành văn bản và thực hiện nghiêm túc. 7
  8. 6. Phải khử trùng các dung dich nhiễm trùng (bằng hóa chất hay vật lý) trước khi thải ra hệ thống cống rãnh. Có thể yêu cầu một hệ thống xử lý riêng tùy thuộc vào việc đánh giá nguy cơ của tác nhân đang được thao tác. 7. Giấy tờ ghi chép để đưa ra ngoài cần được bảo vệ khỏi bi ô nhiệm khi đang ở trong phòng thí nghiệm. 1.1.3. Một số lưu ý khi làm việc với vi sinh vật 1. Với E. Coli và Phage: luôn thao tác trong tủ ATSH cấp 1. Cần phải tiến hành khử trùng các vật liệu thí nghiệm, rác thải ...sau khi làm việc. Nên thanh lý và loại bỏ các chủng vi sinh vật trong PTN hai lần mỗi năm và thay thế theo định kỳ bằng cách cấy các chủng vi sinh vật đó từ một nguồn stock sạch. 2. Với các chủng nấm men biến đổi gen không gây bệnh: Thao tác trong tủ ATSH cấp 1 và phòng dành riêng để tránh các lây nhiễm chéo. 3. Với các chủng virus biến đổi gen và các vector có nguồn gốc virus: Cần tiến hành trong PTN cấp 2 và tủ ATSH cấp 2, ra vào PTN phải có quy định. 4. Khi làm việc trong các buồng nuôi cấy: nên đóng cửa buồng nuôi và không nên thiết kế cửa mở đưa không khí trong buồng ra bên ngoài. 1.2. Bảo hộ cá nhân 1. Phải mặc áo choàng, áo khoác đồng phục của phòng thí nghiệm trong suốt thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm. 2. Phải đeo găng tay trong tất cả các quá trình làm thí nghiệm. Sau khi sử dụng, tháo bỏ găng tay đúng cách và phải rửa tay. 3. Nhân viên phải rửa tay sau khi thao tác thí nghiệm và trước khi ra khỏi khu vực làm việc của phòng thí nghiệm. 4. Luôn đeo kính bảo hộ, mặt nạ hoặc các thiết bi bảo hộ khác để không bị các dung dich nhiễm trùng bắn vào mắt và mặt cũng như tránh được các vật có sức ép lớn và tia cực tím nhân tạo. 5. Cấm mặc quần áo bảo hộ phòng thí nghiệm a bên ngoài phòng thí nghiêm như nhà ăn, phòng giải khát, văn phòng, thư viện, phòng nhân viên và phòng vệ sinh. 6. Không được mang giày, dép ha mũi trong phòng thí nghiêm. 7. Cấm ăn uống, hút thuốc, dùng mỹ phẩm và đeo hay tháo kính áp tròng trong khu vực làm việc của phòng thí nghiêm. 8. Cấm để đồ ăn hay thức uống a trong khu vực làm viêc của phòng thí nghiệm. 8
  9. 9. Quần áo bảo hộ đã mặc không được để chung ngăn đựng hoặc tủ treo quần áo thông thường. Hình 1.1. Trang bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nội dung nội quy yêu cầu của phòng thí nghiệm là gì? 2. Nêu các quy định về bảo hộ cá nhân trong phòng thí nghiệm 9
  10. BÀI 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Giới thiệu: về các trang thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm Mục tiêu: + Nhận diện được các loại trang thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm + Nhận diện được các dụng cụ thiết bị nuôi cấy và phân tích vi sinh vật Nội dung chính 2.1. Trang thiết bị, dụng cụ 2.1.1. Trang thiết bị a) Nồi hấp vô trùng a áp suất cao (autoclave): Dùng để khử trùng rất nhiều loại dụng cụ, môi trường nuôi cấy và một số nguyên liệu khác. Nó đạt hiệu quả cao nhất trong các thiết bị vô trùng vì nó sử dụng hơi nước bão hòa a áp suất cao để đốt nóng môi trường. Hình 1.2. Nồi hấp vô trùng b) Tủ sấy: Thiết bị này được làm bằng kim loại chịu nhiệt. Phía bên trên tủ có nút điều chỉnh nhiệt độ tùy theo yêu cầu sử dụng. Nó dùng để khử trùng và làm khô các loại dụng cụ bằng sắt, bằng thủy tinh có khả năng chịu nhiệt cao. 10
  11. Hình 1.3 Tủ sấy c) Tủ cấy vô trùng: Đó là thiết bị có cấu trúc dạng hộp, bằng kính, có khả năng vô trùng nhờ hệ thống đèn tử ngoại hoặc bộ phận thổi khí vô trùng. Hình 1.4 Tủ cấy vô trùng Hình 1.5 Làm việc với tủ vô trùng d) Dụng cụ lọc vi sinh vật bao gồm : Bơm chân không, Phễu lọc đường kính 47mm, Màng lọc vi sinh tiệt trùng nguyên chiếc với nhiều kích thước lỗ như: 0.45 um, 0.2 um… 11
  12. Hình 1.6 Bộ lọc vi sinh Hình 1.7 Bộ lọc vi sinh 3 vị trí Hình 1.8 Thao tác với bộ lọc vi sinh e) Tủ ấm: Thiết bị này có khả năng duy trì nhiệt độ thích hợp cho quá trình nuôi cấy để nghiên cứu các đặc điểm sinh lý vi sinh vật. Hình 1.9 Tủ ấm 12
  13. g) Máy lắc: Thiết bị này dùng để nuôi cấy, nhân giống vi sinh vật bằng cách lắc các bình nuôi theo các chiều khác nhau một cách đều đặn để tăng lượng oxi hòa tan trong môi trường. Hình 1. 10 Máy lắc h) Máy li tâm: Máy này dùng để tách sinh khối tế bào trong môi trường nuôi cấy hoặc tách các tiểu phần có độ lắng khác nhau trong thành phần của tế bào. Hình 1.11 Nguyên lý hoạt động máy li tâm Hình 1.12 Máy li tâm i) Máy đo pH: Dùng để xác định pH của môi trường nuôi cấy vi sinh vật 13
  14. Hình 1.13 Máy đo pH k) Cân phân tích: Dùng để định lượng các chất trong quá trình làm môi trường nghiên cứu vi sinh vật. Hình 1.14 Cân phân tích 2.1.2. Dụng cụ a) Phiến kính: Dùng làm tiêu bản trong nghiên cứu hình thái, sinh lý tế bào b) Lá kính: Dùng để đậy lên vết bôi trên tiêu bản giúp cho việc quan sát, nghiên cứu vi sinh vật dễ dàng hơn. c) Phiến kính lõm: Phiến kính này giúp ta nghiên cứu khả năng di động, sự hình thành bào tử và các đặc điểm về sinh sản của tế bào vi sinh vật. Hình 1.15 Phiến kính Hình 1.18 Phiến kính lõm 14
  15. Hình 1.16 Lá kính Hình 1.19 Que trang d) Hộp lồng ( đĩa pêtri): Dùng để nghiên cứu các đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy và phân lập của tế bào vi sinh vật e) Bình tam giác: Dùng để nuôi cấy, nhân giống, chứa các loại môi trường. Nó gồm nhiều loại: 100 ml, 250ml, 500 ml… Trong đó loại 250 ml là được sử dụng nhiều nhất g) Que trang: Dụng cụ này để phân lập, tuyển chọn tế bào vi sinh vật h) Que cấy: Gồm có 3 loại que cấy: que cấy đầu tròn, que cấy đầu nhọn, que cấy đầu hình thước thợ. Công dụng chủ yếu của nó để lấy giống, cấy truyền và làm tiêu bản vi sinh vật. i) Các nguyên liệu và dụng cụ khác: - Agar: Thường dùng a dạng thạch dùng để nấu môi trường - Các loại thuốc nhuộm - Dầu bách hương: Dùng khi quan sát mẫu vật a bội giác có độ phóng đại lớn của kính hiển vi - Axeton: Dùng để lau vật kính và các tiêu bản có dầu. - Vải xô: Dùng để lọc tiêu bản và làm nút bông: - Giấy lọc. - Giấy báo cũ dùng để bao gói các dụng cụ. - Bông thấm nước. - Bông mỡ ( không thấm nước) để làm nút bông cho ống nghiệm và bình tam giác. - Các loại dụng cụ để chế tạo môi trường nuôi cấy vi sinh vật: dao, thớt, xoong nhôm, vá… 15
  16. Hình 1.20 Đĩa petri Hình 1.21 Bình tam giác Hình 1.22 Que cấy đầu thẳng Hình 1.23 Que cấy đầu tròn 2.2. Khử trùng , vệ sinh trang thiết bị dụng cụ Trước khi tiến hành thí nghiệm, mọi dụng cụ thủy tinh phải được rửa sạch. Để kiểm tra độ sạch của dụng cụ, khi đổ nước vào dụng cụ và đổ ra, nếu dụng cụ sạch, sẽ không còn những giọt nước bám ở thành dụng cụ. Nếu dụng cụ không sạch phải rửa bằng dung dịch rửa 2.2.1. Rửa bằng nước Trường hợp chất bẩn tan trong nước, người ta có thể rửa dụng cụ bằng nước nóng. Dùng cọ, bàn chải, chổi,… để chà các vết bẩn trên dụng cụ, sau cùng rửa lại bằng nước nóng hoặc lạnh tùy trường hợp. Dùng chổi cần chú ý đừng để đáy chổi đập vào đáy hay thành dụng cụ vì đáy chổi có thể làm thủng đáy, làm vỡ thành dụng cụ. 16
  17. Hình 1.24. Bàn chải để rửa dụng cụ Dụng cụ đã rửa sạch bằng nước nóng phải tráng hai, ba lần bằng nước cất để đuổi muối chứa trong nước máy. Dụng cụ thủy tinh được coi là sạch nếu trên thành không tạo thành những giọt nước riêng, nước còn lại dàn mỏng, đều. Nếu trên thành dụng cụ còn vết của muối hay chất kết tủa nào, cọ dụng cụ bằng bàn chải hoặc chổi, sau cùng rửa lại bằng nước. 2.2.2. Rửa bằng hơi Đây là phương pháp rửa tốt nhưng ít sử dụng vì mất nhiều thời gian. Rửa bình thường mất 5 – 10 phút nhưng nếu rửa bằng hơi tối thiểu mất 1 giờ. Khi cần dụng cụ thật sạch (để tiến hành các thí nghiệm hóa lý), người ta rửa sơ bộ dụng cụ bằng phương pháp bình thường, sau đó tiến hành hấp. 2.2.3. Rửa bằng dung môi hữu cơ Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng các dung môi hữu cơ thông thường như acêton, rượu, dietyl ete,… để làm sạch những dụng cụ chứa các chất hữu cơ không tan trong nước. 2.2.4. Làm khô dụng cụ 2.2.4.1. Làm khô trên cọc gỗ, giá treo 17
  18. Treo các dụng cụ đã rửa sạch trên cọc gỗ cho đến khi khô. Trước khi treo dụng cụ cần bọc đầu cọc gỗ bằng giấy lọc sạch. Cọc gỗ phải luôn được giữ sạch. Nhược điểm: độ sạch của dụng cụ không cao do cọc gỗ dễ bị bẩn. Hình 1.25 Giàn sấy khô Hình 1.26. Cọc phơi dụng cụ dụng cụ 2.2.4.2. Làm khô trên bàn làm khô: Khoét những lỗ tròn có đường kính khác nhau trên mặt bàn. Úp các dụng cụ đã rửa sạch vào lỗ có kích thước tương ứng. 2.2.4.3. Sấy khô bằng không khí: Thổi luồng không khí sạch lạnh hoặc nóng vào dụng cụ để làm khô. 2.2.4.4. Sấy khô bằng cồn, ête: - Lau sạch bên ngoài dụng cụ. - Tráng dụng cụ bằng rượu êtylic, sau đó bằng ête tinh khiết. - Rượu và ête được thu hồi lại để tái sử dụng. 2.2.4.5. Sấy khô trong bình hút ẩm Áp dụng trong trường hợp dụng cụ đã rửa sạch có thể bị bẩn lại vì các chất có trong không khí.. 2.2.4.6. Sấy khô bằng không khí nóng 18
  19. Để sấy khô nhanh có thể thổi không khí nóng vào bình hoặc sấy khô dụng cụ trên bếp điện hay trên ngọn lửa đèn. Phải đun nóng cẩn thận để tránh làm vỡ dụng cụ do thủy tinh dãn nở không đồng đều vì có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các nơi trên dụng cụ. Không được hơ nóng dụng cụ đo. 2.2.4.7. Sấy khô trong tủ sấy Không nên úp ngược dụng cụ khi sấy. Sấy xong để nguội trước khi sử dụng. Nhiệt độ sấy thường từ 80 – 100oC 2.2.5. Những điều cần lưu ý khi vệ sinh dụng cụ - Dụng cụ luôn phải rửa thật sạch và tráng bằng nước cất. - Khi dùng chổi phải chú ý không chọc thủng vào đáy và thành dụng cụ. - Khi sấy khô dụng cụ tránh sao cho dụng cụ khỏi bị bẩn - Phải tiết kiệm khi dùng các dung môi hữu cơ để rửa. - Khi rửa, tập trung các chất kết tủa và dung dịch hóa chất quý (vàng, bạc, platin, thủy ngân,…) vào bình chứa riêng. - Không được đổ tràn lan hoặc đổ vào chậu rửa các dung dịch acid, kiềm đặc, chất có mùi thối, chất độc, acid sulfocromic, natri kim loại - Xác định loại chất bẩn trước khi chọn phương pháp rửa - Khi rửa dụng cụ cần tuân thủ các quy tắc an toàn. - Cần phải hiểu rõ tính chất, kỹ thuật thao tác khi sử dụng các chất độc hoặc nguy hiểm để rửa dụng cụ. - Phải cẩn thận khi sử dụng các dung dịch kiềm, acid đặc, hỗn hợp sulfocromic, các chất oxi hóa. - Khi làm việc với dung môi hữu cơ, tránh hít các dung môi và cần lưu ý là các dung môi này rất dễ cháy. - Có thể cơ giới hóa quá trình rửa dụng cụ. - Nên sử dụng chất rẻ tiền nhất để rửa chất bẩn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Nêu các loại trang thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm 2. Nêu các dụng cụ thiết bị nuôi cấy và phân tích vi sinh vậ 19
  20. BÀI 3 GIỚI THIỆU VỀ SOI KÍNH HIỂN VI, QUAN SÁT VI SINH VẬT BẰNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Giới thiệu: Làm quen với kính hiển vi, Trình tự các bước thực hiện quan sát vi sinh vật bằng kính hiển vi quang học Mục tiêu: + Có các kỹ năng thực hiện thao tác quan sát vi sinh vật với kính hiển vi Nội dung chính 3.1. Giới thiệu về soi kính hiển vi 3.1.1. Cấu tạo kính hiển vi Kính hiển vi:Là dụng cụ rất quan trọng trong nghiên cứu vi sinh vật. Nó cho phép ta quan sát, nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lý tế bào nhờ khả năng phóng đại từ hàng chục đến hàng vạn lần hình ảnh của mẫu vật quan sát. Tùy theo yêu cầu mà người nghiên cứu có thể lựa chọn và sử dụng các loại kính hiển vi khác nhau a) Kính hiển vi thông thường:Dùng ánh sáng thường từ dưới chiếu lên. Kính này cho phép ta quan sát và nghiên cứu các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý nói chung của tế bào nên được sử dụng phổ biến trong giảng dạy và học tập. b) Kính hiển vi nền đen: Cũng dùng ánh sáng thường nhưng nhờ cấu trúc đặc biệt của kính tụ quang nên ánh sáng chiếu vào mẫu vật từ phía bên. Kính này cho phép ta nhìn thấy các cấu trúc khó quan sát trên kính hiển vi thường, a tiêu bản không nhuộm màu và tiêu bản các tế bào sống. c) Kính hiển vi đổi pha: Cũng dùng ánh sáng thường nhưng nhờ cấu trúc đặc biệt của kính tụ quang, vật kính, thị kính làm đổi pha dao động của ánh sáng. Kính này cho phép ta nhìn thấy rõ các cấu trúc nhỏ, rõ nét hơn như tiên mao, các lớp màng, không bào, ti thể… d) Kính hiển vi huỳnh quang: Dùng chùm tia tử ngoại chiếu vào tiêu bản đã nhuộm màu bai các chất huỳnh quang. Trong tế bào, các cấu trúc khác sẽ phát quang với màu sắc khác nhau cho phép ta phân biệt rõ chúng. e) Kính hiển vi điện tử: Dùng chùm tia điện tử với độ phân giải cao thay cho ánh sáng thường cho phép nhìn thấy ảnh của mẫu vật được phóng đại từ 30- 50 vạn lần. Có 2 loại: - Kính hiển vi điện tử truyền suốt: Dùng để nghiên cứu các đại phân tử sinh học. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2