intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lát ốp (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lát ốp (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của công tác lát, ốp; Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại vật liệu gạch lát, ốp; Phân tích được khối lượng, nhân công, vật liệu và thiết bị phục vụ công tác lát, ốp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lát ốp (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: LÁT ỐP NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số: 511/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lát ốp được Tổ bộ môn xây dựng của Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp thực hiện với mục đích sử dụng cho công tác đào tạo của Nhà trường.Giáo trình này là một phần kiến thức không thể thiếu đối với việc giảng dạy và học tập nghề Kỹ thuật xây dựng. Nội dung của giáo trình bao gồm những kiến thức cơ bản, dễ hiểu về công tác lát ốp tại công trình xây dựng giúp người học tiếp thu tốt và phát triển kiến thức phù hợp với các môn học và mô đun chuyên ngành. Tổ biên soạn xin chân thành cảm ơn các giảng viên, doanh nghiệp và các nhà chuyên môn đã có các ý kiến đóng góp.Qua đó giúp Tổ biên soạn hoàn thiện giáo trình một cách tốt nhất. Đồng Tháp, ngày… tháng … năm 20… Người biên soạn Lê Minh Giang 1
  4. MỤC LỤC  LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 BÀI 1: KIỂM TRA VÀ XỬ LÍ NỀN, SÀN ĐỂ LÁT ...................................... 6 1.1.Yêu cầu kỹ thuật chung của mặt lát .......................................................... 6 1.2. Xác định cao độ (code, cốt) mặt lát: ......................................................... 7 1.3. Xử lí bề mặt nền. ....................................................................................... 7 1.4. Yêu cầu kỹ thuật: ...................................................................................... 8 1.5. Thao tác thực hành.................................................................................... 8 1.6. An toán và vệ sinh chu vi nơi thực hành: ................................................. 8 BÀI 2: LÁT GẠCH DÀY ............................................................................... 10 1.1. Vật liệu lát: .............................................................................................. 10 1.2. Đặc điểm và phạm vi áp dụng: ............................................................... 11 1.3. Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật: .................................................................. 11 1.4. Kỹ thuật lát: ............................................................................................. 12 1.5. Những sai phạm và biện pháp khắc phục: ............................................. 13 1.6. Yêu cầu kỹ thuật khi lát gạch dày .......................................................... 13 1.7. Các bước thực hành lát gạch dày ........................................................... 13 1.8. An toán và vệ sinh chu vi nơi thực hành: ............................................... 14 1.9. Sai phạm và cách khắc phục:.................................................................. 14 BÀI 3: LÁT GẠCH LÁ NEM (GẠCH TÀU) ............................................... 16 1.1.Vật liệu: ..................................................................................................... 16 1.2. Đặc điểm và phạm vi sử dụng:................................................................ 17 1.3. Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật: .................................................................. 17 1.4.Yêu cầu kỹ thuật: ..................................................................................... 17 1.5. Yêu cầu kỹ thuật khi lát gạch lá nem ..................................................... 18 1.6. Các bước thực hành lát gạch dày ........................................................... 18 1.7. An toán và vệ sinh chu vi nơi thực hành: ............................................... 19 1.8. Những sai phạm và biện pháp khắc phục: ............................................. 19 BÀI 4: ỐP GẠCH TRÁNG MEN (GẠCH CERAMIC) .............................. 21 1.1.Vật liệu: ..................................................................................................... 22 1.2. Đặc điểm và phạm vi sử dụng:................................................................ 22 2
  5. 1.3. Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật: .................................................................. 22 1.4. Kỹ thuật ốp gạch: .................................................................................... 23 1.5. Kỹ thuật ốp gạch có mạch: ..................................................................... 25 1.6. Yêu cầu kỹ thuật khi ốp gạch men ceramic ........................................... 26 1.7. Các bước thực hành ốp gạch men ceramic ............................................ 26 1.8. An toán và vệ sinh chu vi nơi thực hành: ............................................... 27 1.9. Những sai phạm và cách khắc phục: ...................................................... 27 BÀI 5: ỐP GẠCH TRANG TRÍ .................................................................... 30 1.1.Vật liệu: ..................................................................................................... 31 1.2. Đặc điểm và phạm vi sử dụng:................................................................ 31 1.3. Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật: .................................................................. 31 1.4. Kỹ thuật ốp gạch: .................................................................................... 32 1.5. Kỹ thuật ốp gạch có mạch: ..................................................................... 34 1.6. Yêu cầu kỹ thuật khi ốp gạch trang trí .................................................. 35 1.7. Các bước thực hành ốp gạch trang trí ................................................... 35 1.8. An toán và vệ sinh chu vi nơi thực hành: ............................................... 36 1.9. Những sai phạm và cách khắc phục: ...................................................... 36 BÀI 6: TÍNH KHỐI LƯỢNG, VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG ........................ 39 1.1. Mục đích: ................................................................................................. 39 1.2. Cách thức thực hiện: ............................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 45 3
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lát Ốp Mã mô đun: MĐ20 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí mô đun: Mô đun MĐ20 được giảng dậy sau khi học sinh đã học xong các mô đun MĐ 12, MĐ13, MĐ14, MĐ15, MĐ16. - Tính chất mô đun: Đây là mô đun học bắt buộc, giúp cho người học hình thành kỹ năng lát, ốp và kỹ năng sử dụng các loại máy cắt gạch. Học xong mô đun này người học lát, ốp được các loại gạch lát, ốp đạt yêu cầu kỹ thuật. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Lát ốp gạch là công tác thuộc giai đoạn hoàn thiện bề mặt công trình. Đây là 1 công tác rất quan trọng và không thể thiếu tại công trình xây dựng. Công trình có trở nên hoàn thiện tốt, tính thẩm mỹ cao phụ thuộc rất nhiều vào công tác hoàn thiện lát ốp này. Chính vì vậy mô đun lát ốp này giúp người học rèn luyện kỹ năng tay nghề và qui trình thực hiện lát ốp gạch tại công trình. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của công tác lát, ốp. + Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại vật liệu gạch lát, ốp. + Phân tích được khối lượng, nhân công, vật liệu và thiết bị phục vụ công tác lát, ốp. - Kỹ năng: + Lát, ốp được các loại vật liệu đạt yêu cầu kỹ thuật. + Sử dụng được các loại máy cắt gạch. + Tính toán được khối lượng, nhân công, vật liệu phục vụ công tác lát, ốp. 4
  7. - Thái độ: + Có trách nhiệm trong công việc. Hợp tác tốt với người cùng làm, cẩn thận để đảm bảo an toàn khi thực hành trên thiết bị. Tạo thái độ, tác phong nghiêm túc và cẩn thận trong quá trình thực hiện. + Tỷ mỷ, cẩn thận và kiên trì trong khi luyện tập. + Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động của nghề và vệ sinh công nghiệp. + Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Nội dung của mô đun: 5
  8. BÀI 1: KIỂM TRA VÀ XỬ LÍ NỀN, SÀN ĐỂ LÁT Mã chương:MĐ20 -01 Giới thiệu: Trước khi thực hiện công tác lát gạch nền thì công việc đầu tiên cần thực hiện là kiểm tra nền cần lát có chuẩn về cao độ chưa có bụi bẩn và tạp chất nhiều không. Trong bài học này giúp cho người học thực hiện thao tác kiểm tra nền sàn trước khi lát gạch nền. Mục tiêu: - Kiến thức: + Xác định được cốt nền, sàn. + Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt nền, sàn. + Trình bày được các bước xử lý nền, sàn. - Kỹ năng: + Đọc được bản vẽ, xử lý được cốt nền, sàn theo yêu cầu. -Thái độ: + Có ý thức tổ chức kỷ luật. + Tập trung, tự giác trong luyện tập. Nội dung chính: 1.1.Yêu cầu kỹ thuật chung của mặt lát - Mặt lát đúng cao độ, độ dốc (nếu có) và độ phẳng. Nếu mặt lát là gạch hoa trang trí thì phải đúng hình hoa văn, đúng màu sắc thiết kế. Viên gạch lát dính kết tốt với nền không bị bong bộp. - Mạch thẳng, đều được chèn đầy bằng vữa xi măng cát hay hồ xi măng lỏng. 6
  9. 1.2. Xác định cao độ (code, cốt) mặt lát: Căn cứ vào cao độ (cốt) thiết kế còn gọi là cốt hoàn thiện của mặt lát thường vạch dấu trên hàng cột hiên, dùng ống nhựa mềm dẫn vào xung quanh khu vực cần lát, những vạch cốt trung gian cao hơn cốt hoàn thiện một khoảng từ 20 đến 30 cm. Người ta dẫn cốt trung gian vào 4 góc phòng. Sau đó phát triển ra xung quanh tường. Dựa vào cốt trung gian ta đo xuống một khoảng 20 đến 30 cm sẽ xác định được cốt mặt lát chính là cốt hoàn thiện. 1.3. Xử lí bề mặt nền. - Kiểm tra cốt mặt nền: + Dựa vào cốt trung gian đã vạch ở xung quanh tường khu vực cần lát đo xuống phía dưới để kiềm tra cốt mặt nền. + Ví dụ nền lót gạch xi măng hoa chúng ta phải đo từ cốt trung gian xuống một khoảng là 300+20+15 = 335mm để kiểm tra cốt nền trước khi lát. Trong đó 300mm là khoảng cách từ cốt trung gian đến cốt mặt lát, 20mm là chiều dày viên gạch lát, 15mm là bề dầy lớp vữa lót. 7
  10. Xử lí mặt nền: - Đối với nền đất hoặc cát: chỗ cao phải bạt đi, chỗ thấp đỗ cát, tưới nước đầm chặt. - Nền bê tông gạch vở: nếu nền thấp nhiều so với cốt qui định thì phải đổ thêm một lớp bê tông gạch vỡ cùng mác với vữa trước. Nếu nền thấp hơn so với cốt qui định từ 2 đến 3 cm thì tưới nước sau đó láng một lớp vữa xi măng cát mác 50. Nếu nền có chỗ cao hơn qui định phải đục hết những chỗ gồ cao, cạo sạch vữa, tưới nước. Sau đó láng tạo 1 lớp vữa xi măng cát mác 50. - Nền sàn bê tông và bê tông cốt thép: nếu nền thấp hơn cốt qui định thì tưới nước rồi làng thêm một lớp vữa xi măng cát vàng mác 50. Nếu nền thấp nhiều phải đổ một lớp bê tông đá mác 100. - Nếu nền cao hơn cốt qui định thì phải hỏi ý kiến cán bộ kỹ thuật và chủ đầu tư có trách nhiệm và biện pháp xử lí. Có thể nâng cao cốt nền sàn để khắc phục nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc đóng mở cửa hoặc phải bạt chỗ cao đi. 1.4. Yêu cầu kỹ thuật: - Nền bằng phẳng - Nền nhẳn và sạch bụi bẩn 1.5. Thao tác thực hành - Bước 1: kiểm tra nền - Bước 2: cân nước nền kiểm tra độ bằng phẳng. - Bước 3: làm mốc nền. - Bước 4: tạo gém cho nền và đánh dấu mốc nền trên bề mặt - Bước 5: cán nền theo mốc đã đánh dấu. - Bước 6: dùng thước tầm, thước nhôm cán nền bằng phẳng. 1.6. An toán và vệ sinh chu vi nơi thực hành: - Phải dữ vệ sinh sau khi thực hành cán nền gạch xong - Chú ý an toán khi cán nền như dùng búa đóng đinh và dùng thước tầm. 8
  11. - Cần có tinh thần phối hợp với giáo viên hướng dẫn và các thành viên trong nhóm thực hành. Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy nêu các bước thực hành thao tác cán nền trước khi lát gạch? 2. Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật của công tác cán nền? 9
  12. BÀI 2: LÁT GẠCH DÀY Mã chương: MĐ20 -02 Giới thiệu: - Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch lát nền. Tùy theo nhu cầu sử dụng và công năng riêng mà lựa chọn loại gạch cho phù hợp. - Một trong số những loại gạch mà khá phổ biến đó là gạch dày như gạch tàu, gạch bê tông, gạch vỉa hè. - Bài học này sẽ giúp cho người học rèn luyện thao tác lát gạch dày. Mục tiêu: - Kiến thức: + Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt lát gạch dầy. + Trình bày được trình tự lát gạch dầy. - Kỹ năng: + Lát được gạch dầy đạt yêu cầu kỹ thuật. + Kiểm tra, đánh giá được chất lượng lát gạch dầy. - Thái độ: + Tập trung, tự giác kiên trì trong học tập. + Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1.1. Vật liệu lát: - Gạch đất sét nung (gạch chỉ, gạch thẻ, gạch đinh) - Gạch bê tông. + Gạch đất sét nung (gạch chỉ, gạch thẻ, gạch đinh) được chế tạo từ đất sét đem nung ở nhiệt độ cao. - Kích thước tiêu chuẩn viên gạch (220x115x60)mm - Mác gạch: là sức chịu tải nén giới hạn của viên gạch. Gạch nung có cường độ mác từ 50 đến 100. 10
  13. - Độ hút nước: gạch dễ hút nước mức độ hút nước tùy thuộc vào độ nung lửa, gạch già hút nước ít có cường độ cao, gạch ngọn hút nước nhiều có cường độ thấp. - Chất lượng gạch: viên gạch phải cân đối các cạnh vuông góc với nhau. Không bị cong vênh, mẻ cạnh, gãy góc và bị rạng nứt. - Gạch bê tông: được chế tạo từ xi măng, cát vàng, đá dâm. Có kích thước (300x300x40)mm. Có trọng lượng nặng từ 2 đến 3 kg. Mác gạch từ 50 đến 150. 1.2. Đặc điểm và phạm vi áp dụng: - Gạch chỉ, gạch thẻ, gạch đinh và gạch bê tông là loại gạch dày, thô, cứng chịu được va chạm mạnh. - Dùng để lát những nơi có yêu cầu mĩ quan không cao như nền nhà kho, đường đi lại trong cơ quan, công viên vỉa hè. 1.3. Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật: 1.3.1. Cấu tạo: có thể lát trên nền đất pha cát đầm kĩ. - Lát trên nền bê tông gạch vỡ ít dùng. - Gạch chỉ, gạch thẻ, gạch đinh, gạch bê tông có thể lát nằm, lát nghiêng thường dùng các kiểu gạch: chéo mạch, chéo mạch chữ công, chéo gạch chữ điền, lát vuông. 1.3.2. Yêu cầu kĩ thuật: - Mặt lát phải phẳng. Mạch vửa đặc chắc và đều, thẳng dính kết tốt với viên gạch mạch không lớn hơn 1cm mác vữa ≥50. 11
  14. 1.4. Kỹ thuật lát: 1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ vật liệu: - Gạch: chọn những viên gạch già không cong vênh, khuyết tật, ngâm nước hút ẩm trước khi lát. - Vữa: phải dẻo không sỏi sạn mác vữa đúng yêu cầu thiết kề. - Dụng cụ: bay dàn vữa, thước tầm, thước ni vô, nêm gỗ chèn mạch vữa, dây gai (dây gân). 1.4.2. Phương pháp lát: - Kiểm tra nền lát đã đạt yêu cầu kỹ thuật chưa, cao độ nền, độ ổn định nền, độ bằng phẳng. - Xế ướm gạch để mạch vữa rộng khoảng 1 cm, xác định vị trí viên mốc chính ở góc căng dây kiểm tra góc vuông của phòng. - Lát hàng gạch ngang và hàng gạch dọc ngoài cùng làm chuẩn (hàng cầu). - Căng dây rải vửa lát các hàng trong. - Khi lát rải vửa lót dầy khoảng 2cm, nếu diện rộng có thể lót được 4÷6 viên theo dây. - Đặt gạch dùng búa cao su vổ nhẹ điều chỉnh cho gạch ăn dây. - Dùng thước tầm ni vô để kiếm tra độ bằng phẳng của mặt lát. Lát đến đâu vét vữa đùn ra mạch đến đó để mạch có độ lỏm. - Chèn mạch: chờ mạch lát khô sau 48 giờ tiến hành chèn mạch bằng vữa xi măng cát vàng tỷ lệ 1/2 hoặc 1/3. 12
  15. - Dùng bay nhỏ miết kĩ bề mặt mạch vữa và cắt mạch cho phẳng theo cạnh viên gạch. Chèn mạch đến đâu tiến hành quét sạch vữa đến đó. Sau 24 giờ tiến hành tưới nước để bảo dưỡng mạch vữa. 1.5. Những sai phạm và biện pháp khắc phục: - Gạch chỉ, gạch thẻ, gạch đinh, gạch bê tông thường lát trên mặt nền đất cát pha như đường đi và vỉa hè. Cho nên hay xảy ra hiện tượng mặt lát bị lún, sụt cục bộ. Nguyên nhân do mặt nền không đầm kĩ sau một thời gian nền bị lún. Trước khi lát kiểm tra kỹ thuật mặt nền. Nếu phát hiện những chỗ đầm chưa chặt thì phải gia cố lại cho ổn định. - Viên lát bị bong, nguyên nhân do mạch vữa không chèn chặt hoặc gạch và vữa khô quá làm cho vữa không bám dính vào gạch. Vì vậy gạch phải ngâm nước để giử độ ẩm vữa phải dẻo không bị sỏi sạn. 1.6. Yêu cầu kỹ thuật khi lát gạch dày - Bề mặt bằng phẳng không nhấp nhô và bộng dợp. - Mạch ron gạch phải đều theo hàng ngang và hàng dọc. - Các điểm giao nhau hình chữ thập không bị chớp. - Bề mặt đáy viên gạch được tràng đều hồ lót. 1.7. Các bước thực hành lát gạch dày - Bước 1:chuẩn bị bề mặt nền trước khi lát (đã thực hiện ở bài 1) - Bước 2: chuẩn bị gạch lát và chuẩn bị dụng cụ cần thiết như bay, hồ lát, thước đo, thước tầm, búa nhựa, dây gân, máng hồ, đinh, búa đóng đinh, thước ni vô. - Bước 3: dùng ống nước cân cao độ tường cần lát gạch và làm dấu mốc cao độ. - Bước 4: trộn hồ dầu. - Bước 5: ngâm gạch cần ốp. - Bước 6: chú ý quan sát hoa văn gạch và hình thức kiểu dáng cần lát gạch theo nhu cầu của thiết kế. 13
  16. - Bước 7: dùng hồ dầu tráng đều bề mặt gạch. Thao tác trát hồ dầu lên bề mặt gạch ốp. - Bước 8: lát gạch lên nền và dùng búa nhựa gõ nhẹ bề mặt - Bước 9: cân chỉnh và cố định vị trì viên gạch trên bề mặt phải đều ron và bằng phẳng. 1.8. An toán và vệ sinh chu vi nơi thực hành: - Phải dữ vệ sinh sau khi thực hành lát gạch xong. - Chú ý an toán khi lát gạch như dùng búa đóng đinh và dùng búa nhựa để gõ gạch. - Cần có tinh thần phối hợp với giáo viên hướng dẫn và các thành viên trong nhóm thực hành. 1.9. Sai phạm và cách khắc phục: - Sai phạm: + Viên lát bị bong tróc: nguyên nhân do rải vữa không đều, viên gạch dính vữa không kín khắp. + Viên lát bị nứt vở: do vửa bị khô, dàn vửa không phẳng, chổ vữa dày không lấy bớt ra trước khi đặt viên gạch lát. Viên gạch lát bị nhấp nhô gõ điều chỉnh nhiều làm viên gạch bị nứt vỡ. + Mặt lát không phẳng, mạch không thẳng: do chọn gạch không kĩ, lẫn những viên có kích thước không đều khi lát mạch không phẳng. Những viên gạch bị cong vênh làm cho mặt lát không phẳng phải điều chỉnh nhiều lần tốn công không hiệu quả. - Cách khắc phục: + Luyện kĩ năng rải vữa cho thật đều, phẳng đặt viên gạch đều tay tiếp xúc tốt với mặt nền, gõ nhẹ nhàng như dán gạch. Khi đặt gạch chỉ đặt 1 lần và không được điều chỉnh nhiều lần, không nên dùng búa gõ lên bề mặt viên gạch nhiều lần. 14
  17. + Chọn gạch kĩ loại bỏ những viên cong vênh nhiều, những viên cùng kích thước nên lát chung một hàng. + Những viên bị bong tróc phải cậy lên vét sạch vữa cũ rải vữa mới và lát lại. Câu hỏi ôn tập: 1. Hãy nêu các bước thực hành thao tác lát gạch dày? 2. Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật của công tác lát gạch dày? 3. Hãy nêu những sai phạm và cách khắc phục của công tác lát gạch dày? 4. Hãy nêu an toàn vệ sinh chu vi nơi thực hành của công tác lát gạch dày? 15
  18. BÀI 3: LÁT GẠCH LÁ NEM (GẠCH TÀU) Mã chương: MĐ20 -03 Giới thiệu: - Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch lát nền. Tùy theo nhu cầu sử dụng và công năng riêng mà lựa chọn loại gạch cho phù hợp. - Một trong số những loại gạch mà khá phổ biến đó là gạch dày như gạch tàu, gạch bê tông, gạch vỉa hè. - Bài học này sẽ giúp cho người học rèn luyện thao tác lát gạch tàu. Mục tiêu: - Kiến thức: + Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt lát gạch tàu. + Trình bày được trình tự lát gạch tàu. + Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại gạch tàu. - Kỹ năng: + Lát được gạch tàu đạt yêu cầu kỹ, mỹ thuật. + Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt lát. - Thái độ: + Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận, và kiên trì trong học tập. + Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1.1.Vật liệu: - Gạch lá nem thuộc loại viên gạch mỏng kích thước viên gạch (200x200x15) làm bằng đất sét nung ở các địa phương đều sản xuất được. Trọng lượng viên gạch từ (0,5 ÷0,8)kg. - Chất lượng gạch: gạch tốt là những viên gạch có tiếng kêu thanh ít hút nước. 16
  19. 1.2. Đặc điểm và phạm vi sử dụng: - Gạch lá nem có cường độ không cao, không chịu được những va chạm mạnh dùng để lát trên mái nhà bê tông cốt thép để bảo vệ lớp bê tông cốt thép bên dưới không bị tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng. Ngoài ra gạch lá nem còn tham gia 1 phần chống thấm cho mái nhà. 1.3. Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật: Cấu tạo: - Lớp vữa xi măng hoặc vữa tam hơp dày (20÷50)mm. - Mạch vữa hàng trước không trùng với mạch vữa hàng sau. Yêu cầu kỹ thuật: - Mặt lát phẳng và thoát nước tốt. - Mạch vữa đặt chắc không lớn quá 1cm. - Không bong, bộp nứt vở. 1.4.Yêu cầu kỹ thuật: Chuẩn bị vật liệu dụng cụ - Gạch: chọn những viên già lửa, không nứt, cong vênh, mẻ góc. Trước khi lát phải ngâm nước giữ độ ẩm. - Vữa: pha trộn đúng mác thiết kế, dẻo không sỏi sạn và tạp chất. - Dụng cụ: chuẩn bị dụng cụ như lát gạch dày. Phương pháp lát: - Kiểm tra mặt nền lát vệ sinh tưới ẩm. - Xếp ướm gạch theo chu vi một mái dốc đểm mạch vữa ≤1cm. 17
  20. - Lát 4 viên mốc chính ở từng mái dốc. Nếu mái rộng dựa vào mốc chính căng dây lập mốc trung gian. - Căng dây lát hàng gạch đầu tiên từ chân mái. Tiếp tục lót các hàng tiếp theo đến đỉnh mái. Dùng thước tầm và ni vô kiểm tra độ bằng phẳng của mặt lát. - Chèn mạch sau khi lát gạch 24 giờ tiến hành chèn mạch. Nếu mạch vữa đùn đầy thì vét đi ngay. - Vệ sinh mặt lát: dùng giẻ khô hoặc chổi đót quét sạch vữa trên mặt lát sau 24 giờ tiến hành tưới nước bảo dưỡng mạch vữa. 1.5. Yêu cầu kỹ thuật khi lát gạch lá nem - Bề mặt bằng phẳng không nhấp nhô và bộng dợp. - Mạch ron gạch phải đều theo hàng ngang và hàng dọc. - Các điểm giao nhau hình chữ thập không bị chớp. - Bề mặt đáy viên gạch được tràng đều hồ lót. 1.6. Các bước thực hành lát gạch dày - Bước 1:chuẩn bị bề mặt nền trước khi lát (đã thực hiện ở bài 1) - Bước 2: chuẩn bị gạch lát và chuẩn bị dụng cụ cần thiết như bay, hồ lát, thước đo, thước tầm, búa nhựa, dây gân, máng hồ, đinh, búa đóng đinh, thước ni vô. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0