intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lát, ốp (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lát, ốp (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) nhằm trang bị cho người học, những người lao động tương lai của ngành Xây dựng những kiến thức, kỹ năng nghề thuộc lĩnh vực của ngành Xây dựng. Giáo trình kết cấu gồm 8 bài và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: lát gạch rỗng chống nóng; lát đá tấm; ốp gạch tráng men; tính khối lượng vật liệu, nhân công;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lát, ốp (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. 53 BÀI 5: LÁT GẠCH RỖNG CHỐNG NÓNG Mãi bài: M27-05 Giới thiệu - Gạch rỗng chống nóng được làm từ đất sét nung độ rỗng của gạch từ 15 ÷ 52 % tuỳ theo số lượng lỗ trong gạch. Lát trên mái để chống nóng cho mái nhà bê tông cốt thép Mục tiêu - Mô tả được cấu tạo, tác dụng của lớp gạch rỗng chống nóng. - Trình bày được trình tự các bước lát gạch rỗng chống nóng. - Biết kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt lát gạch rỗng chống nóng. - Cần cù chịu, khó trong học tập. Nội dung chính 1. Cấu tạo, phạm vi sử dụng 1.1. Cấu tạo - Gạch rỗng chống nóng được lát trên nền gạch lá nem chống thấm vữa xi măng cát mác 50 dày 20 mm (hình 27- 26). - Miết mạch vữa xi măng cát mác 100 Hình 27-26 1.2. Phạm vi sử dụng - Gạch rỗng chống nóng có cường độ không cao, không chịu được những va đập mạnh dùng để lát trên mái nhà bê tông cốt thép để bảo vệ lớp bê tông cốt thép bên dưới không bị tiếp xúc trực tiếp với nhiệt bức xạ của mặt trời chiếu xuống mái. - Ngoài ra không khí lưu thông trong gạch mang nhiệt đi giảm nhiệt thừa bên trong phòng. 2. Yêu cầu kỹ thuật - Mặt lát phẳng
  2. 54 - Đúng cấu tạo, độ dốc thiết kế - Không bị nứt vỡ, bong bộp - Không khí lưu thông dễ dàng bên trong gạch lát 3. Công việc chuẩn bị 3.1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ Chuẩn bị vật liệu - Gạch: + Chọn những viên già không cong vênh, rạn nứt + Kích thước lỗ rỗng bên trong đồng đều, không bị tắc nghẽn để không khí lưu thông bên trong dễ dàng - Vữa lát: Đúng mác thiết kế, có độ dẻo, không lẫn sỏi sạn Chuẩn bị dụng cụ - Máy cắt gạch cầm tay (cắt những viên gạch nhỡ hàng) - Bay dàn vữa - Thước tầm - Ni vô - Búa cao su - Nêm gỗ để chèn mạch vữa - Dây gai (hoặc dây nilông) - Chổi đót 3.2. Xác định tim thep chiều dài mái Căn cứ vào tim trục ngang đo để xác định đỉnh theo chiều dọc mái, từ đó xác định kích thước khe thoát khí theo yêu cầu dọc theo đỉnh mái 3.3. Kiểm tra phẳng, độ dốc mái Kiểm tra về độ phẳng, độ dốc mái đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi lát 3.4. Vệ sinh, tạo ẩm mái Vệ sinh tạo ẩm bề mặt mái để làm tăng độ liên kết bám dính giữa lớp vữa lót với bề mặt nền, sàn 4. Trình tự và phương pháp lát 4.1. Lát lớp gạch thứ nhất
  3. 55 4.1.1. Xếp ướm gạch Xếp theo chu vi của một mái dốc chú ý chiều rộng mạch vữa tối thiểu, tối đa 5 đến 10 mm. - Gạch rỗng là loại gạch (đất sét nung) có độ sai số về kích thước khá lớn nên dùng cữ đo xếp ướm để bề rộng mạch vữa có kích thước đồng đều - Gạch có kích thước 200, cữ đo 210 (10 là bề rộng của mạch vữa) 4.1.2. Lát 4 viên mốc Lát 4 viên mốc chính của ở từng mái dốc, nếu mái rộng nếu mái rộng phải chia ô để căng dây lát các viên mốc trung gian 4.1.3. Lát 2 hàng cầu Lát dọc theo mái (hình 27-27) Hình 27- 27 4.1.4. Lát các hàng bên trong hàng cầu - Căng dây lát hàng gạch đầu tiên từ chân mái, rải vữa lát cho từ 3 đến 5 viên gạch. Đặt gạch vào vị trí, dùng búa cao su gõ nhẹ chỉnh cho mép viên gạch ăn bóng dây (hình 27-28) - Lát các hàng gạch tiếp theo lên đỉnh mái với phương pháp lát như hàng gạch thứ nhất. Sau khi lát được từ 3 đến 5 hàng dùng thước tầm kiểm tra phẳng của mặt lát. - Chú ý: + Trong quá trình lát khi đặt gạch lỗ các viên gạch phải thẳng nhau, dọc theo mái dốc để không khí lưu thông trong lỗ viên gạch dễ dàng
  4. 56 + Các viên gạch bị nhỡ phải dùng máy cắt tuyệt đối không dùng dao chặt gạch, làm viên gạch vỡ vụn. - Sau khi lát xong lớp gạch thứ nhất chờ chờ mặt lát khô cứng tiến hành làm mạch - Dùng bay nhỏ chèn vữa xi măng cát vào mạch bằng cách nghiêng bay lèn vữa xuống mạch cho đến khi đầy và miết kỹ bề mặt mạch vữa và cắt mạch cho thẳng theo cạnh viên gạch. - Khi chèn mạch dọc cần chú ý không để vữa rơi xuống làm hạn chế không khí lưu thông trong gạch - Vệ sinh mặt lát dùng chổi quét sạch vữa bám trên bề mặt lát, sau 24 giờ tưới nước bảo dưỡng lớp vữa lát. - Tạo cửa hút gió ở chân mái: Khi mái chống nóng bằng gạch rỗng, mép dưới viên lát phải ngang bằng với thành sê nô (hình 19-28) 1- Gạch rỗng chống nóng 2- Hai lớp gạch lá nem 3- Vữa lót XM/CV mác 75 dày 20 4- Lớp bê tông chống thấm dày 40 5- Lớp Pa nel hộp 6- Lớp vữa trát trần Hình 27-28 - Tạo cửa hút gió ở đỉnh mái: Sau khi lát xong xây các trụ gạch dọc theo mép gạch lát ở đỉnh của 2 mái và lắp đan bê tông đúc sẵn che khe thông hơi (hình 27-29) Hình 27-29 4.2. Lát lớp gạch thứ hai (Trình tự và phương pháp lát tương tự như lớp thứ nhất)
  5. 57 BÀI 6: LÁT ĐÁ TẤM Mã bài: M27-06 Giới thiệu - Đá tấm tự nhiên, đá tấm nhân tạo có kích thước 300x300x10, 400x600x20, 600x1200x20, ... được lát nền, bậc tam cấp, bậc cầu thang, ... để làm được công việc này đòi hỏi người thợ phải có các kỹ năng - Đọc bản vẽ - Phải có sức khoẻ tốt, tay nghề cao - Biết lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc Mục tiêu - Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại đá tấm. - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của mặt lát đá tấm. - Trình bày được trình tự các bước lát đá tấm. - Lát được đá tấm đạt yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt lát đá tấm. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận và kiên trì trong luyện tập - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính 1. Cấu tạo, phạm vi sử dụng 1.1. Cấu tạo - Đá tấm thường lát trên nền cứng như nền bê tông gạch vỡ, bê tông không cốt thép (hình 27 - 30 a), nền bê tông cốt thép (hình27-30 b ), lát bậc cầu thang, bậc tam cấp (hình 27-30 c). Viên lát được gắn kết bởi lớp vữa xi măng mác cao hoặc lớp keo ốp, Hình 27-30 a Hình 27-30 b
  6. 58 - Nền được láng tạo phẳng (hoặc nghiêng) khi lớp vữa này khô, đạt cường độ tiến hành lát. 1- Đá lát 2- Lớp keo gắn kết 3- Lớp vữa láng mặt bậc 4- Bậc xây gạch chỉ Hình 27-30 c 1.2. Phạm vi sử dụng Đá nhân tạo, đá tự nhiên dùng lát nền những công trình kiến trúc có yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao, như khách sạn, nhà hát, công sở và các nhà dân dụng 2. Yêu cầu kỹ thuật 2.1. Yêu cầu về cấu tạo - Mặt lát phẳng, màu sắc, độ dốc đúng theo yêu cầu thiết kế 2.2. Yêu cầu về mặt lát - Mặt lát đá sau khi lát xong phải giữ được độ bóng tự nhiên - Viên lát không bị bong bộp, phải được dính kết tốt với nền - Mạch thẳng đều, bề rộng mạch không 2 mm, được chèn đầy bằng bột chà mạch - Các cạnh đường gờ chỉ thẳng, ngang bằng, đúng hình dạng thiết kế quy định 3. Công việc chuẩn bị 3.1. Đọc bản vẽ Đọc bản vẽ trước khi lát là công việc không thể thiếu được, đọc bản vẽ để biết được màu sắc, kích thước viên đá, biết được cấu tạo vật liệu của mặt lát 3.2. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ lát - Chuẩn bị vật + Đá lát phải đúng quy cách, không khuyết tật, không sứt mẻ, không rạn nứt + Chọn những hộp có cùng số lô sản xuất sẽ có kích thước và màu sắc đồng đều
  7. 59 + Kiểm tra kích thước, màu sắc bề mặt (bằng cách trải ra sàn 2 đến 3 hộp) để lựa chọn trường hợp không đảm bảo phải liên hệ với nhà phân phối để có biện pháp xử lý + Keo lát nền chọn những loại có khả năng bám dính tốt, cường độ chịu lực cao, khi đóng rắn không co ngót, tính ổn định tốt, dễ sử dụng, lát đến đâu trộn dần đến đó + Keo chà mạch (keo miết mạch) chọn những loại có khả năng bám dính, chống thấm tốt, màu sắc cùng với màu đá lát, chống rêu mốc phát triển, bền với thời gian khi đóng rắn không co ngót, tính ổn định cao, dễ sử dụng. - Dụng cụ + Máng đựng keo lát + Bàn xoa răng cưa + Bay dàn keo + Thước tầm + Ni vô + Búa cao su + Dây ni lông + Máy cắt đá + Xô pha keo miết mạch + Máy khuấy keo + Bàn xoa cao su mỏng để gạt keo tráng mạch + Bàn xoa xốp vệ sinh mặt lát + Ke mạch kích thước 2 mm + Giẻ lau mạch, dấm + Chổi đót vệ sinh mặt lát 3.3. Láng một lớp vữa tạo phẳng Căn cứ vào cao độ mặt lát láng lớp xi măng cát vàng mác 50 dày 20 đến 25 mm dùng thước tầm cán phẳng đúng cao độ theo yêu cầu sau 24 giờ chờ khô tiến hành các bước tiếp theo 3..4. Kiểm tra góc vuông vị trí cần lát Kiểm tra góc vuông (bằng cách kiểm tra 1 góc vuông và hai đường chéo hoặc kiểm tra 4 góc vuông của phòng) 4. Trình tự và phương pháp lát
  8. 60 4.1. Lát đá tấm nền, sàn 4.1.1. Xếp ướm gạch các hàng đá xung quanh khu vực cần lát - Xếp theo chi vi của phòng các cạnh viên gạch liền kề phải song song nhau và cách nhau bằng bề rộng mạch vữa (2 mm) trường hợp mặt lát lẻ viên phải bố trí hàng gạch đó ở sát tường phía bên trong. - Khi xếp ướm phải chú ý vân, màu sắc các viên đá liền kề khớp nhau (đối với mặt lát đá tự nhiên) 4.1.2. Lát 4 viên gạch mốc - Rải vữa lát định vị 4 viên gạch mốc phải đảm bảo: - Đúng vị trí, cao độ, độ dốc theo yêu cầu thiết kế 4.1.3. Lát hai hàng cầu - Căn cứ vào các viên mốc 1, 2, 3, 4 lát hàng cầu (1-2) và (3,4) được lát song song với hướng lát (lùi dần về phía cửa) - Đá tấm thường có kích thước lớn. Khi lát hàng cầu cần căng dây 2 cạnh của viên mốc để hàng cầu phẳng mặt và ngang bằng (hình 27-31) - Trường hợp phòng rộng phải căng dây lát thêm hàng cầu trung gian. Hình 27-31 1, 2, 3, 4 Viên mốc chính
  9. 61 4.1.4. Lát các hàng nối giữa hai hàng cầu - Dùng bàn xoa răng cưa cán lên mặt nền một lớp keo dọc theo dây cho 2 hoặc 3 viên, bề rộng keo bằng bề rộng viên lát, dầy khoảng 3 ÷ 5 mm (hình 27 – 32) Hình 27-32 - Đặt viên lát vào vị trí dùng búa cao su gõ nhẹ chỉnh cho cạnh trong viên gạch phẳng với cạnh viên lát trước, cạnh ngoài ăn bóng dây - Khi chải keo lát lên bề mặt phải đảm bảo bề dầy theo quy định để thuận tiện cho việc điều chỉnh độ phẳng mặt lát - Chèn ke mạch tại vị trí góc viên lát để mạch lát có kích thước đồng đều - Khi gõ chỉnh mặt phẳng tuyệt đối không dùng vật cứng dễ làm sước mặt viên lát - Sau khi lát xong 2 ÷ 3 viên dùng thước tầm, ni vô kiểm tra phẳng, ngang bằng của mặt lát 4.1.5. Lát các hàng lẻ viên Với các thao tác đo, cắt viên lát tương tự như lát nền gạch men kích thước kích thước ≤ 300 mm đã nêu ở trên - Lau mạch + Sau khi lát xong 24 giờ tiến hành lau mạch + Vệ sinh kỹ các khe mạch + Trộn keo miết mạch + Dùng chổi sơn nhúng vào keo miết mạch quét nhẹ vào mạch viên lát + Dùng bàn xoa cao su gạt cho keo phủ kín khe mạch, dùng bàn xoa xốp lau vệ sinh sạch keo bám dính trên mặt lát tạo cho mạch gọn và đẹp + Sau khi bề mặt lát khô dùng vải mềm nhúng nước pha dấm loãng lau lại một lần nữa cho mặt lát sạch và có độ bóng theo yêu cầu.
  10. 62 4.1.6. Lau mạch Sau khi lát song tiến hành lau mạch chú ý keo chà mạch nên dùng loại có cùng màu sắc với đá lát. 4.2. Lát đá tấm bậc tam cấp, bậc cầu thang 4.2.1. Lát bậc thứ nhất - Dựng tấm thành; phết lên thành bậc một lớp keo dầy khoảng 3÷5 mm, đặt tấm đá vào vị trí dùng búa cao su gõ chỉnh cho tấm thành cao hơn mặt láng bậc khoảng 2÷3 mm dùng ni vô kiểm tra độ thẳng đứng, ngang bằng của tấm thành - Lát tấm mặt + Dùng bàn xoa răng cưa cán đều lên mặt bậc một lớp keo, độ dầy của lớp keo phụ thuộc vào độ phẳng của mặt sau viên đá (thông thường lớp keo lát có độ dầy 3÷5 mm + Đặt tấm đá vào vị trí dùng búa cao su gõ, chỉnh cho cạnh ngoài (mũi bậc) nhô ra so với tấm thành bằng kích thước thiết kế + Sau khi lát xong bậc thứ nhất kiểm tra lại kích thước, độ phẳng mặt ngang bằng để làm cơ sở căng dây lát cho các bậc ở giữa 4.2.2. Lát bậc trên cùng Căn cứ vào cao độ mặt bậc làm mốc lát cho bậc trên cùng, yêu cầu mốc gá phải đảm bảo đúng cao độ, mũi bậc nhô ra đúng kích thước thiết kế, ngang bằng (hình 27-33). Hình 27-33
  11. 63 4.2.3. Lát các bậc ở giữa - Căn cứ vào cao độ bậc thứ nhất và mốc gá ở mặt bậc trên cùng căng dây theo theo mũi bậc để lát với trình tự, phương pháp lát như bậc đầu tiên - Khi điều chỉnh những tấm mặt bậc sao cho mũi bậc ăn bóng dây, lát xong bậc nào kiểm tra độ phẳng mặt, ngang bằng, kích thước chiều cao bậc đó rồi tiến hành lát các bậc tiếp theo - Dựng các tấm thành bậc tiếp theo phải tỳ lên tấm mặt của bậc lát trước bằng bề dầy tấm thành (thông thường dầy 20 mm) hoặc vạch cữ để khống chế bề rộng mặt bậc (hình 27-34) Hình 27-34 - Chú ý: + Khi lát các bậc tiếp theo phải lát ván lên mặt của bậc lát trước tránh làm xước mặt + Khi sử dụng keo lát đến đâu trộn đến đó không để thời gian từ khi trộn đến khi lát quá 30 phút làm giảm chất lượng của keo. 4.2.4. Lau mạch hoàn thiện bề mặt lát Với trình tự và phương pháp giống như lát đá tấm đã nêu ở trên chú ý keo chà mạch lên dùng loại có cùng màu sắc với đá lát. 5. Các lỗi và cách khắc phục - Mặt lát không phẳng, mép viên lát mấp mô. - Viên lát bị bong - Khi lát bậc tam cấp, bậc cầu thang các mũi bậc không thẳng hàng
  12. 64 Nguyên nhân + Khi cán lớp keo lát lên mặt nền và mặt sau viên lát không đảm bảo độ dầy theo quy định + Vì đá lát thuộc dạng tấm lớn khi lát hàng cầu không căng đủ 2 dây để lát + Do sử dụng keo lát không đúng chủng loại hoặc khi lát lớp keo đã khô gõ chỉnh lại làm bong viên lát + Khi lát bậc tam cấp, bậc cầu thang không căng dây kiểm tra thẳng hàng giữa các mũi bậc Cách khắc phục + Nền lát phải ổn định và phẳng mặt + Khi lát các viên trong hàng cầu phải căng 2 dây theo 2 cạnh đối diện của viên mốc, + Khi cán lớp keo lát lên mặt nền và mặt sau viên lát không đảm bảo độ dầy đều theo quy định từ 3÷5 mm + Quá trình lát keo sử dụng đúng chủng loại, được trộn đều và dẻo + Đặt viên lát vào vị trí gõ chỉnh một lần là được, tránh gõ chỉnh nhiều lần làm bong viên lát + Đối với bậc tam cấp, bậc cầu thang phải căng dây mũi bậc đầu tiên và mốc gá để lát cho các bậc ở giữa 6. An toàn lao động An toàn lao động vệ sinh xưởng - Các dụng cụ phục vụ cho công tác lát phải để vị trí thuận tiện cho việc thao tác. - Khi cắt gạch phải có vòi nước tuyệt đối không cắt khô bị làm ô nhiễm phân xưởng. An toàn lao động khi sử dụng máy cắt gạch - Khi cắt gạch phải thao tác ở khu vực riêng, phải có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như; giầy, găng tay, kính, mũ bảo hộ. - Máy cắt gạch phải có đủ bộ phận bảo vệ, chắn nước đảm bảo an toàn cho người sử dụng. - Phải được học tập các biện pháp, kỹ thuật an toàn đối với từng loại máy cắt để biết sử dụng và phòng ngừa tai nạn. An toàn lao động khi sử dụng thiết bị điện
  13. 65 - Cổng cấp điện cho máy cắt phải đặt ở độ cao đúng quy phạm về điện. - Khi thao tác cắt gạch xong phải ngắt điện dể đảm bảo an toàn cho máy. Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: Bài 1: Đề bài: Lát đá tấm (đá tự nhiên, đá nhân tạo) cho công trình có mặt bằng như hình vẽ? 1. Mô tả kỹ thuật bài thực hành Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị. Xác định kích thước mặt lát, lát nền đá tấm kích thước 300x300 theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biết đánh giá chất lượng mặt lát 2. Bố trí luyện tập - Phân công nhóm 4 học sinh thực hiện công việc - Thời gian thực hiện 6.5 giờ - Số lần thực hiện 02 lần (3.25 giờ /1 lần) - Khối lượng 0.81m2/ học sinh đạt 50% định mức - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành 3. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập 3.1. Vật liệu TT Vật liệu Đơn vị Số lượng Đặc tính Ghi chú 1 Đá tấm 300x300x10 Viên 36 Loại A1 2 Keo lát Kg 17.1
  14. 66 3 Xi măng trắng (bột Kg 1.82 chà mạch) 3.2. Dụng cụ Đơn Số lượng Ghi TT Dụng cụ Đặc tính vị /1HS chú 1 Bay lát Cái 1/1 Bay lưỡi vuông 2 Thước tầm Cái 1/1 Nhôm hộp 3 Thước mét Cái 1/1 Thước thép 4 Ni vô Cái 1/1 0,5 1 m 5 Ni vô ống nước M 6m/ 4 Ø 10 mm 6 Búa cao su Cái 1/1 TCVN 7 Bàn xoa chà mạch Cái 1/1 TCVN 8 Bàn xoa răng cưa Cái 1/1 TCVN 9 Giẻ lau bề mặt lát Kg 0.5/1 Sợi cotton 10 Thước vuông Cái 1/4 Thước thép 30x60 11 Dây lát Cuộn 1/1 Nilon 12 Xô tôn Cái 1/1 Loại 5 lít 13 Hộc đựng vữa Cái 2/1 Hộc tôn 14 Xẻng trộn vữa Cái 1/2 Mũi vuông Xe rùa (xe cút kít) Cái 1/4 Thùng sắt 3.3. Trang thiết bị Đơn Số lượng Ghi TT Thiết bị Đặc tính vị /HS chú 1 Máy cắt gạch cầm tay Cái 1/4 Động cơ điện 1 pha 2 Quần áo bảo hộ Bộ 1/1 TCVN 3 Kính bảo hộ Cái 1/1 TCVN 4 Khẩu trang Cái 1/1 TCVN 4. Các tiêu chí, vị trí kiểm tra 4.1. Các tiêu chí đánh giá
  15. 67 Mã tiêu chí Nội dung tiêu chí Điểm quy định Ghi chú C Ngang bằng 10 D Phẳng mặt 10 E Kích thước mạch lát 10 G Cao độ 10 H Đặc chắc 10 Quy ra điểm 10 Tổng điểm đạt được/ số tiêu chí đánh giá 4.2. Vị trí kiểm tra - Ngang bằng; C - Phẳng mặt; D - Kích thước mạch; E - Cao độ; G - Đặc chắc; H Bài 2:
  16. 68 Đề bài: Lát đá tấm bậc tam cấp có kích thước như hình vẽ? 1. Mô tả kỹ thuật bài thực hành Đọc bản vẽ, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, tam đá tấm kích thước > 300x300 theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biết đánh giá chất lượng mặt lát 2. Bố trí luyện tập - Phân công nhóm 4 học sinh thực hiện công việc - Thời gian thực hiện 3.8 giờ - Số lần thực hiện 1 lần - Khối lượng 1m2/ học sinh đạt (40% định mức) - Địa điểm luyện tập; xưởng học thực hành 3. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện bài tập 3.1. Vật liệu TT Vật liệu Đơn vị Số lượng Đặc tính Ghi chú 1 Đá tấm 1200x300x20 Viên 5 Loại A1 Đá tấm 1200x150x20 Viên 5 3 Keo gắn kết Kg 12.69 3 Xi măng trắng (bột Kg 1.35 chà mạch) 3.2. Dụng cụ Ghi TT Dụng cụ Đơn vị Số lượng Đặc tính chú
  17. 69 /1HS 1 Bay lát Cái 1/1 Bay lưỡi vuông 2 Thước tầm Cái 1/1 Nhôm hộp 3 Thước mét Cái 1/1 Thước thép 4 Ni vô Cái 1/1 0,5 1 m 5 Ni vô ống nước M 6m/ 4 Ø10 mm 6 Búa cao su Cái 1/1 TCVN 7 Bàn xoa chà Cái 1/1 TCVN mạch 8 Bàn xoa răng cưa Cái 1/1 TCVN 9 Giẻ lau bề mặt lát Kg 0.5/1 10 Thước vuông Cái 1/4 Thước thép 300x600 11 Dây lát Cuộn 1/1 Nilon 12 Xô tôn Cái 1/1 Loại 5 lít 13 Hộc đựng vữa Cái 2/1 Hộc tôn 14 Xẻng trộn vữa Cái 1/2 Mũi vuông 15 Xe rùa(xe cút kít) Cái 1/4 Thùng sắt 3.3. Trang thiết bị Đơn Số lượng Ghi TT Thiết bị Đặc tính vị /1HS chú 1 Máy cắt gạch cầm Cái 1/4 Động cơ điện 1 tay pha 2 Quần áo bảo hộ Bộ 1/1 TCVN 3 Kính bảo hộ Cái 1/1 TCVN 4 Khẩu trang Cái 1/1 TCVN 4. Các tiêu chí, vị trí kiểm tra 4.1. Các tiêu chí đánh giá Mã Điểm quy Nội dung tiêu chí Ghi chú tiêu chí định
  18. 70 A Kích thước 10 B Vuông góc 10 C Ngang bằng 10 D Phẳng mặt 10 H Đặc chắc 10 Quy ra điểm 10 Tổng điểm đạt được/ số tiêu chí đánh giá 4.2. Vị trí kiểm tra - Kích thước; A - Vuông góc; B - Ngang bằng; C - Phẳng mặt; D - Đặc chắc; H
  19. 71 BÀI 7: ỐP GẠCH TRÁNG MEN Mã bài: M27-07 Giới thiệu Ốp tường bằng gạch gốm, trong các toà nhà, nhà máy, bể bơi. Trang trí trên các bức tường nhỏ các hình hoa trang trí. Để làm được công việc này ngời thợ phải có các kỹ năng - Đọc bản vẽ - Trát vữa thông thường - Cắt đúng kích thước các viên gạch, biết lựa chọn công nghệ ốp phù hợp cho từng loại gạch - Biết lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc Mục tiêu - Mô tả được đặc điểm và phạm vi sử dụng của một số loại gạch ốp tráng men. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của mặt ốp gạch tráng men. - Trình bày được trình tự các bước ốp gạch tráng men. - Ốp được gạch tráng men đạt yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, đánh giá được chất lượng mặt ốp. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận và kiên trì trong luyện tập. - Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Nội dung chính 1. Cấu tạo, phạm vi sử dụng 1.1. Cấu tạo - Mặt ốp gồm những lớp sau (hình 27-35) 1- Lớp vữa lót tạo phẳng bằng vữa xi măng cát vàng mác 75 dáy 10 đến 15 mm 2- Lớp vữa gắn kết: Thường dùng vữa xi măng mác 100 đến 150 dày từ 3 đến 5 mm (hoặc dùng keo ốp) 3- Mặt ốp thường ốp dạng mạch ô cờ (hình 27-35 a), mạch so le (hình 27-35 b). Hình 27-35
  20. 72 Hình 27- 35 a Hình 27- 35 b 1.2. Phạm vi sử dụng - Gạch để ốp trang trí ở mặt đứng công trình kiến trúc, những phòng thí nghiệm, sản xuất hoá dược, bệnh viện, phòng ăn, bếp, phòng tắm, khu vệ sinh 2. Yêu cầu kỹ thuật - Mặt ốp phẳng, màu sắc tuân theo thiết kế. - Mạch thẳng đều, bề rộng mạch không lớn hơn 2 mm. - Vữa dính kết tốt, viên ốp không bị bong bộp. 3. Công việc chuẩn bị 3..1 Đọc bản vẽ - Đọc bản vẽ mặt đứng để biết được cấu tạo, màu sắc mặt ốp - Bản vẽ mặt cắt cho biết cấu tạo các lớp vật liệu 3.2. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ - Gạch ốp ; chọn những hộp có cùng xêri sản xuất là tốt nhất, gạch sẽ có kích thước, mầu sắc đồng đều, loại bỏ những viên cong vênh, rạn nứt, ngâm gạch vào nước để đảm bảo độ ẩm khi ốp. - Vữa ốp (keo ốp); dẻo, kết dính tốt, đúng chủng loại, đúng mác thiết kế, không lẫn sỏi sạn. ốp gạch đến đâu trộn vữa đến đó. - Bột chà mạch - Ke mạch 2 mm -.Dụng cụ ốp - Bay dàn vữa, bàn xoa, bàn xoa răng cưa - Thước tầm, thước mét - Nẹp gỗ (la ti)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1