Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 4
lượt xem 341
download
CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước: Thu ngân sách nhà nước là một loại hoạt động nhà nước, hoạt động của một tổ chức có quyền lực công, luôn gắn liền với yếu tố chính trị của nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 4
- CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước: Thu ngân sách nhà nước là một loại hoạt động nhà nước, hoạt động của một tổ chức có quyền lực công, luôn gắn liền với yếu tố chính trị của nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước. Xét về bản chất, thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó là việc nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tham gia vào việc phân chia của cải xã hội được các chủ thể khác nhau trong xã hội tạo ra. Đối tượng của hoạt động thu ngân sách Nhà nước là của cải xã hội biểu hiện dưới hình thức giá trị. Nội dung vật chất của thu ngân sách nhà nước thể hiện ở việc nhà nước tập trung vào trong tay mình những nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nứơc nhằm đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước là phục vụ lợi ích công cộng và duy trì sự tồn tại của nhà nước. Do đó, thu ngân sách nhà nước là hoạt động có vai trò quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính để đáp ứng nhu cầu công cộng và nhu cầu chi tiê của bộ máy nhà nước. Trong thực tiễn đời sống xã hội, của cải xã hội được hình thành từ các nguồn khác nhau, có các tính chất, đặc điểm và thuộc nhiều loại chủ 1
- thể khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào nội dung, tính chất của các nguồn của cải mà Nhà nước quy định các hình thức và biện pháp phù hợp nhằm tập trung một phần của cải xã hội vào quỹ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ở nước ta cũng như phổ biến ở các nước trên thế giới, các khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước được thực hiện chủ yếu theo phương thức bắt buộc mang tính quyền lực Nhà nước dưới hình thức phổ biến là thuế. Thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau: -Thu ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. -Các khoản thu ngân sách nhà nước bắt nguồn và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và các quá trình kinh tế. 2. Phân loại các khoản thu của ngân sách Nhà nước: Hiện nay trong quản lý ngân sách Nhà nước, nội dung kinh tế là căn cứ phổ biến để phân loại các khoản thu ngân sách Nhà nước.Căn cứ vào nội dung này thì các khoản thu ngân sách Nhà nước được chia thành 02 loại: Nhóm I: Thu từ thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế. Nhóm II: Thu không mang tính chất thuế, bao gồm một số nhóm tiêu biểu như sau: - Lợi tức của Nhà nước thu được từ hoạt động góp vốn tại các tổ chức kinh tế. - Tiền bán và cho thuê tài sản của Nhà nước; tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các cơ sở kinh tế. 2
- - Viện trợ không hoàn lại và vay của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ ở nước ngoài. - Thu khác ( thu từ hoạt động sự nghiệp có thu, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu cơ sở hạ tầng, các khoản di sản nhà nước được hưởng…) Nếu chúng ta dựa vào tính pháp lý để phân loại, các khoản thu của ngân sách Nhà nước được chia thành các nhóm sau: -Các khoản thu mang tính bắt buộc: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí. -Các khoản thu mang tính chất tự nguyện: bao gồm các khoản thu tự viện trợ, vay nợ, tặng, cho… Dựa trên nguyên tắc thăng bằng ngân sách, người ta có thể phân biệt các khoản thu ngân sách nhà nước thành 2 loại chủ yếu sau đây, tuỳ thuộc vào tác dụng của nó đối với sự thăng bằng ngân sách:1 - Các khoản thu có tính chất hoa lợi. Đó là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của quốc khố nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia; hoặc đó là những khoản thu làm giảm trái khoản của quốc gia mà không làm giảm ngân quỹ. NHững khoản thu này rất có lợi cho nhà nước. Việc áp dụng chúng có thể góp phần cải thiện tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước. Thông thường, các khoản thu có tính chất h oa lợi bao gồm các khoản thu từ thuế, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; thu từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Chính phủ, thu từ tiền phạt vi phạm pháp luật… -Các khoản thu không có tính chất hoa lợi. Đây là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của ngân khố nhưng đồng thời cũng làm 1 Xem Philip E. Taylor, Tài chính công, Trung tâm nghiên cức Việt Nam phiên dịch vào xuất bản 1963, tr 26. 3
- tăng một số lượng tương ứng các trái vụ của quốc gia. Những khoản thu này thường không có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tình trạng mất cân đối ngân sách. Bởi lẽ, đối với những khoản thu này, Chính phủ thu bao nhiêu tiền vào kho bạc nhà nước, sau đó, Chính phủ cũng phải chi ra tương ứng bấy nhiêu tiền để thực hiện các trái vụ. Thông thừong, các khoản thu không mang tính chất hoa lợi bao gồm: thu từ vay nợ và viện trợ có hoàn lại, thu từ phí, lệ phí, thu từ tiền bồi thường thiệt hại cho nhà nước… II. PHÁP LUẬT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm: Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước là một hệ thống các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ thu ngân sách Nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động thu ngân sách Nhà nước trong quá trình Nhà nước thực hiện các hoạt động thu ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nội dung của các quy phạm pháp luật, pháp luật về thu ngân sách Nhà nước bao gồm các bộ phận sau: - Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước từ thuế. - Pháp luật về thu ngân sách Nhà nước từ phí, lệ phí. - Pháp luật về các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước như vay nợ, tiền viện trợ,… 2. Nội dung pháp lý các khoản thu ngân sách Nhà nước: 2.1 Các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí. 2.1.1 Các khoản thu từ thuế: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn 4
- bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Các quốc gia đều mong muốn thuế trở thành nguồn thu chính của ngân sách nhà nước vì nguồn thu từ thuế phản ánh được tình hình phát triển kinh tế của quốc gia và thu nhập của người dân. Thông thường, các quốc gia chỉ đặt chỉ tiêu thu thuế bằng tỉ lệ tương ứng với tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Hệ thống pháp luật thuế của Nhà nước ta hiện nay bao gồm các loại thuế chủ yếu như sau: - Thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Thuế giá trị gia tăng. - Thuế tiêu thụ đặc biệt. - Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thuế thu nhập cá nhân - Thuế nhà đất. - Thuế chuyển quyền sử dụng đất. 2.1.2 Các khoản thu từ phí, lệ phí: 2.1.2.1 Khái niệm - Phí là khỏan thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khỏan tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó. Dịch vụ công cộng thuần túy là những dịch vụ mà nhà nước có thể lượng hóa được mức độ sử dụng của từng cá nhân tổ chức vì vậy mà nhà 5
- nước có thể thu lại một phần hoặc tòan bộ chi phí đã bỏ ra để cung cấp dịch vụ cho các đối tượng này thông qua chế độ thu phí. - Lệ phí là những khỏan thu gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý của nhà nước cho các cá nhân và tổ chức nhằm phục vụ cho công việc quản lý hành chính nhà nước theo qui định của pháp luật. Cần lưu ý là khỏan tiền đó không phải là giá của dịch vụ mà là khỏan thu phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nước. 2.1.2.2. Phân cấp thẩm quyền quy định về phí và lệ phí 1) Đối với phí Chính phủ quy định đối với một số phí quan trọng, có số thu lớn, liên quan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong từng loại phí do Chính phủ quy định, Chính phủ có thể ủy quyền cho Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định mức thu đối với từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế. - Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định đối với một số khoản phí về quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên; một số khoản phí gắn với chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương. - Bộ Tài chính quy định đối với các khoản phí còn lại để áp dụng thống nhất trong cả nước. - Thẩm quyền quy định đối với phí được quy định cụ thể trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 24/CP ngày 06 tháng 03 năm 2006 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí. Thẩm quyền quy định đối với phí bao gồm việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng phí cụ thể. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về khoản phí chưa có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 24/CP thì Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền phí thu được cho phù hợp với Điều 6
- 2) Đối với lệ phí. Việc phân cấp thẩm quyền quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với lệ phí như sau: - Chính phủ quy định đối với một số lệ phí quan trọng, có số thu lớn, có ý nghĩa pháp lý quốc tế; - Bộ Tài chính quy định đối với những lệ phí còn lại. 2.1.2.3.Nguyên tắc xác định mức thu phí, lệ phí *Đối với phí - Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn đều phải trên cơ sở bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý; phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp; thuận tiện cho cả người thu phí và người nộp phí. Ngoài ra, mức thu đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư còn phải bảo đảm thi hành các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với tình hình thực tế. - Các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ thu phí, phục vụ cho việc xác định mức thu phí bao gồm: + Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc,... hoặc thuê ngoài tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí. Chi phí này được phân bổ theo mức độ hao mòn của những tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí; + Chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện công việc thu phí; + Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí; - Mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định thì thực hiện theo quy định của Chính phủ đối với từng loại phí cụ thể. 7
- - Mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Thời gian hợp lý để thu hồi vốn đầu tư thực hiện các dịch vụ thu phí căn cứ vào đánh giá khả năng thu phí, hiệu quả thu phí, vốn đầu tư và nhu cầu cần thu hồi vốn đầu tư để thực hiện dịch vụ thu phí, được xác định (dự kiến) trong đề án thu phí. - Căn cứ vào quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân được thu phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo đề án thu phí (gồm: phương thức đầu tư, thời gian đầu tư hoàn thành, thời gian đưa dự án đầu tư vào sử dụng, thời gian dự kiến bắt đầu thu phí, dự kiến mức thu và căn cứ xây dựng mức thu, đánh giá khả năng đóng góp của đối tượng nộp phí, hiệu quả thu phí và khả năng thu hồi vốn) để trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí (Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định. Mức thu phí trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cần có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, trừ trường hợp cơ quan xây dựng mức thu là cơ quan tài chính. Ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính phải được gửi kèm trong hồ sơ và là một căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quy định về phí xem xét, quyết định. Việc quy định mức thu phí phải căn cứ vào chủ trương chính sách của Nhà nước; tình hình kinh tế – chính trị – xã hội và đặc điểm của các vùng trong từng thời kỳ; tính chất, đặc điểm của từng dịch vụ thu phí, có tham khảo mức thu loại phí tương ứng ở các nước trong khu vực và thế giới (nếu có). * Đối với lệ phí Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích bù đắp chi phí để thực hiện công việc thu lệ phí. Riêng đối với lệ phí trước bạ, mức thu được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản trước bạ theo quy định của Chính phủ. 8
- Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định mức thu đối với những lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, để bảo đảm việc thi hành thống nhất trong cả nước. 2.2 Các khoản thu khác ngoài thuế, phí, lệ phí. 2.2.1 Các khoản thu từ bán tài sản của nhà nước và thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước2 Để quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội, Chính phủ tham gia vào các hoạt động kinh tế ở những mức độ nhất định như đầu tư, tài trợ, góp vốn…Việc nhà nước tham gia vào các hoạt động đó có thể phát sinh các khoản thu từ lợi tức cổ phần, thu hồi vốn của nhà nước đầu tư vào các cơ sở kinh tế. Khoản thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là một khoản thu vào yếu tố sản xuất, kinh doanh tính trên số vốn ngân sách Nhà nước cấp và có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Ngoài ra, nhà nước có thể cho thuê hoặc bán các tài sản của nhà nước. Tiền bán hoặc cho thuê công sản là khoản thu thuộc về ngân sách nhà nước Chế độ thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: 2.2.2 Chế độ thu ngân sách Nhà nước về vay nợ3: - Vay trong nước. Các khoản vay trong nước đều được thực hiện thông qua việc Chính phủ phát hành các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, công trái, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc. Toàn bộ nguồn vốn thu được từ việc phát hành các loại giấy tờ có giá đều phải được tập trung vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho các nhu cầu chi đầu tư phát triển kinh tế theo kế hoạch và mục tiêu đã đựoc Chính phủ đề ra. - Vay nước ngoài. Đó là các khoản vay do Chính phủ vay và cam kết thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài. Đó cũng có thể là những khoản 2 Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính 2005, tr 164 3 Dương Thị Bình Minh, Vũ Thị Minh Hằng, Sử Đình Thành, Nguyễn Tiến Hùng, Luật Tài chính, NXB Giáo dục 1996, tr89, 90. 9
- vay do Chính phủ uỷ quyền cho các doanh nghiệp vay được Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đứng ra bảo lãnh. Toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ đều phải được cân đối vào ghi vào ngân sách. 2.2.3 Các khoản viện trợ: Viện trợ là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác của chính phủ các nước, các tổ chức nước ngoài dành cho 1 quốc gia. Viện trợ nước ngoài là nguồn quan trọng để bổ sung cho ngân sách nhà nước, góp phần hỗ trợ nhà nước thực hiện các khoản chi phát triển, cải cách kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Viện trợ có thể là song phương hoặc đa phương. Viện trợ có thể dưới hình thức có hoàn lại hoặc không hoàn lại. Thông thường, các khoản viện trợ có hoàn lại sẽ được thể hiện dưới dạng cho vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời hạn hoàn trả gốc dài và có thể được ân hạn Ngoài ra, thu ngân sách nhà nước còn có thể bao gồm các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 10
- Phụ lục DANH MỤC CHI TIẾT PHÍ, LỆ PHÍ (Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ ) A. DANH MỤC PHÍ STT TÊN PHÍ CƠ QUAN QUY ĐỊNH I. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN 1. Thủy lợi phí: 1.1. Thủy lợi phí; Chính phủ 1.2. Phí sử dụng nước (tiền nước). Chính phủ 2. Phí kiểm dịch động vật, thực vật: Phí kiểm dịch động vật, sản phẩm 2.1. Bộ Tài chính động vật; 2.2. Phí kiểm dịch thực vật; Bộ Tài chính Phí giám sát khử trùng vật thể thuộc 2.3. Bộ Tài chính diện kiểm dịch thực vật. Phí kiểm nghiệm chất lượng động vật, 3. thực vật: 3.1. Phí kiểm soát giết mổ động vật; Bộ Tài chính Phí kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo 3.2. Bộ Tài chính vệ thực vật và sản phẩm thực vật; Phí kiểm nghiệm chất lượng thức ăn 3.3. Bộ Tài chính chăn nuôi. 4. Phí kiểm tra vệ sinh thú y. Bộ Tài chính 5. Phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bộ Tài chính Phí kiểm nghiệm thuốc dùng cho 6. động vật, thực vật: 6.1. Phí kiểm nghiệm thuốc thú y; Bộ Tài chính 6.2. Phí kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo Bộ Tài chính 11
- vệ thực vật. II. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG Phí kiểm nghiệm chất lượng sản 1. phẩm, hàng hoá, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu: Phí kiểm tra Nhà nước về chất lượng 1.1. Bộ Tài chính hàng hoá; Phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm, 1.2. Bộ Tài chính vật tư, nguyên vật liệu. Hội đồng nhân dân 2. Phí xây dựng. cấp tỉnh Hội đồng nhân dân 3. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính. cấp tỉnh Hội đồng nhân dân 4. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất. cấp tỉnh III. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ Phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá 1. Bộ Tài chính (C/O). Hội đồng nhân dân 2. Phí chợ. cấp tỉnh Phí thẩm định đối với kinh doanh 3. thương mại có điều kiện: Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.1. Bộ Tài chính có điều kiện thuộc lĩnh vực văn hoá; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.2. Bộ Tài chính có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.3. có điều kiện thuộc lĩnh vực nông Bộ Tài chính nghiệp, lâm nghiệp; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.4. Bộ Tài chính có điều kiện thuộc lĩnh vực xây dựng; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.5. có điều kiện thuộc lĩnh vực thương Bộ Tài chính mại; 12
- Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.6. có điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh, Bộ Tài chính quốc phòng; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.7. có điều kiện thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính ngân hàng; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.8. Bộ Tài chính có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.9. có điều kiện thuộc lĩnh vực công Bộ Tài chính nghiệp; Phí thẩm định kinh doanh thương mại 3.10 có điều kiện thuộc lĩnh vực khoa học, Bộ Tài chính . công nghệ và môi trường; 3.11 Phí thẩm định kinh doanh thương mại Bộ Tài chính . có điều kiện thuộc lĩnh vực giáo dục. Phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu, 4. thuyền, tàu bay: Phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu, 4.1. Bộ Tài chính thuyền; 4.2. Phí thẩm định hồ sơ mua bán tàu bay. Bộ Tài chính 5. Phí thẩm định đầu tư: Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng 5.1. bao gồm: thẩm định phần thuyết minh Bộ Tài chính và thiết kế cơ sở; 5.2. Phí thẩm định thiết kế kỹ thuật; Bộ Tài chính 5.3. Phí thẩm định các đồ án quy hoạch; Bộ Tài chính Phí thẩm định đánh giá trữ lượng 5.4. Bộ Tài chính khoáng sản; Phí thẩm định, phân hạng cơ sở lưu 5.5. Bộ Tài chính trú du lịch. - Bộ Tài chính quy 6. Phí đấu thầu, đấu giá. định đối với phí do cơ quan trung ương 13
- tổ chức thu; - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với phí do cơ quan địa phương tổ chức thu. - Bộ Tài chính quy định đối với hoạt động thẩm định do cơ quan trung ương thực hiện; 7. Phí thẩm định kết quả đấu thầu. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện. Phí giám định hàng hoá xuất nhập 8. Bộ Tài chính khẩu. IV. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI - Bộ Tài chính quy định đối với đường thuộc trung ương quản lý. 1. Phí sử dụng đường bộ. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với đường thuộc địa phương quản lý. Phí sử dụng đường thủy nội địa (phí 2. Bộ Tài chính bảo đảm hàng giang). 3. Phí sử dụng đường biển. Bộ Tài chính - Bộ Tài chính quy 4. Phí qua cầu. định đối với cầu thuộc trung ương 14
- quản lý. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với cầu thuộc địa phương quản lý. 5. Phí qua đò, qua phà: Hội đồng nhân dân 5.1. Phí qua đò; cấp tỉnh - Bộ Tài chính quy định đối với phà thuộc trung ương quản lý. 5.2. Phí qua phà. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với phà thuộc địa phương quản lý. 6. Phí sử dụng cảng, nhà ga: Phí sử dụng cầu, bến, phao neo thuộc 6.1. Bộ Tài chính khu vực cảng biển; Phí sử dụng cầu, bến, phao neo thuộc 6.2. Bộ Tài chính cảng, bến thủy nội địa; Hội đồng nhân dân 6.3. Phí sử dụng cảng cá. cấp tỉnh Phí sử dụng vị trí neo, đậu ngoài 7. Bộ Tài chính phạm vi cảng. 8. Phí bảo đảm hàng hải. Bộ Tài chính Phí hoa tiêu, dẫn đường trong lĩnh 9. vực: 9.1. Đường biển; Bộ Tài chính 9.2. Đường thủy nội địa; Bộ Tài chính 9.3. Hàng không. Bộ Tài chính 10. Phí trọng tải tàu, thuyền. Bộ Tài chính 11. Phí luồng, lạch đường thủy nội địa. Bộ Tài chính 12. Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt Hội đồng nhân dân 15
- nước. cấp tỉnh Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư, phương 13. Bộ Tài chính tiện giao thông vận tải, phương tiện đánh bắt thủy sản. V. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC THÔNG TIN, LIÊN LẠC Phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến 1. điện: 1.1. Phí sử dụng tần số vô tuyến điện; Bộ Tài chính 1.2. Phí bảo vệ tần số vô tuyến điện. Bộ Tài chính Phí cấp tên miền địa chỉ sử dụng 2. Internet: 2.1. Phí cấp tên miền, địa chỉ Internet; Bộ Tài chính 2.2. Phí sử dụng kho số viễn thông. Bộ Tài chính Phí khai thác và sử dụng tài liệu do 3. nhà nước quản lý: Phí khai thác và sử dụng tài liệu dầu 3.1. Bộ Tài chính khí; Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất Hội đồng nhân dân 3.2. đai; cấp tỉnh Phí khai thác và sử dụng tài liệu thăm 3.3. Bộ Tài chính dò điều tra địa chất và khai thác mỏ; Phí khai thác và sử dụng tài liệu tài 3.4. Bộ Tài chính nguyên khoáng sản khác; Phí khai thác và sử dụng tài liệu khí 3.5. tượng thủy văn, môi trường nước và Bộ Tài chính không khí; - Bộ Tài chính quy định đối với thư viện thuộc trung ương 3.6. Phí thư viện; quản lý. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với thư viện 16
- thuộc địa phương quản lý. Phí khai thác tư liệu tại các Bảo tàng, 3.7. Bộ Tài chính khu di tích lịch sử, văn hoá; Phí khai thác và sử dụng tài liệu lưu 3.8. Bộ Tài chính trữ. Phí thẩm định điều kiện hoạt động 4. bưu chính viễn thông: Phí thẩm định điều kiện hoạt động 4.1. Bộ Tài chính bưu chính; Phí thẩm định điều kiện hoạt động 4.2. Bộ Tài chính viễn thông; VI. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI Phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết 1. bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn: Phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết 1.1. bị, vật tư và các chất có yêu cầu Bộ Tài chính nghiêm ngặt về an toàn lao động; Phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu 1.2. Bộ Tài chính nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp. 2. Phí an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Hội đồng nhân dân 2.1. Phí an ninh, trật tự; cấp tỉnh 2.2. Phí phòng cháy, chữa cháy; Bộ Tài chính - Bộ Tài chính quy định đối với hoạt Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật động thẩm định do 2.3. liệu nổ công nghiệp; cơ quan trung ương thực hiện; - Hội đồng nhân dân 17
- cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện Phí kiểm tra, đánh giá, cấp giấy 2.4. chứng nhận quốc tế về an ninh tàu Bộ Tài chính biển; Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an 2.5. ninh cảng biển, kế hoạch an ninh cảng Bộ Tài chính biển, cấp sổ lý lịch tàu biển; Phí thẩm định cấp phép hoạt động cai 2.6. Bộ Tài chính nghiện ma tuý; Phí thẩm định cấp phép hoạt động hoá chất nguy hiểm, thẩm định báo 2.7. Bộ Tài chính cáo đánh giá rủi ro hoá chất mới sản xuất, sử dụng ở Việt Nam. 3. Phí xác minh giấy tờ, tài liệu: Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu 3.1. Bộ Tài chính cầu của tổ chức, cá nhân trong nước; Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu 3.2. Bộ Tài chính cầu của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hội đồng nhân dân 4. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô. cấp tỉnh VII. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC VĂN HOÁ, XÃ HỘI Phí giám định di vật, cổ vật, bảo vật 1. Bộ Tài chính quốc gia 2. Phí tham quan: - Bộ Tài chính quy định đối với danh lam thắng cảnh thuộc 2.1. Phí tham quan danh lam thắng cảnh; trung ương quản lý. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định 18
- đối với danh lam thắng cảnh thuộc địa phương quản lý. - Bộ Tài chính quy định đối với di tích lịch sử quốc gia, di sản thế giới. 2.2. Phí tham quan di tích lịch sử; - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với di tích lịch sử thuộc địa phương quản lý. - Bộ Tài chính quy định đối với công trình văn hoá thuộc trung ương quản lý. 2.3. Phí tham quan công trình văn hoá. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với công trình văn hoá thuộc địa phương quản lý. 3. Phí thẩm định văn hoá phẩm: Phí thẩm định nội dung văn hoá phẩm 3.1. Bộ Tài chính xuất khẩu, nhập khẩu; Phí thẩm định kịch bản phim và 3.2. Bộ Tài chính phim; Phí thẩm định chương trình nghệ 3.3. Bộ Tài chính thuật biểu diễn; Phí thẩm định nội dung xuất bản 3.4. phẩm; chương trình trên băng, đĩa, Bộ Tài chính phần mềm và trên các vật liệu khác. 4. Phí giới thiệu việc làm. Bộ Tài chính VIII. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Học phí: 19
- 1.1. Học phí giáo dục mầm non; Chính phủ 1.2. Học phí giáo dục phổ thông; Chính phủ 1.3. Học phí giáo dục nghề nghiệp; Chính phủ Học phí giáo dục đại học và sau đại 1.4. Chính phủ học; 1.5. Học phí giáo dục không chính quy; Chính phủ Phí sát hạch đủ điều kiện cấp văn 1.6. bằng, chứng chỉ, giấy phép hành Bộ Tài chính nghề. - Bộ Tài chính quy định đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trung ương quản lý; 2. Phí dự thi, dự tuyển. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc địa phương quản lý. IX. PHÍ THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ Viện phí và các loại phí khám chữa 1. Chính phủ bệnh. 2. Phí phòng, chống dịch bệnh: Phí phòng, chống dịch bệnh cho động 2.1. Bộ Tài chính vật; 2.2. Phí chẩn đoán thú y; Bộ Tài chính 2.3. Phí y tế dự phòng. Bộ Tài chính 3. Phí giám định y khoa. Bộ Tài chính Phí kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên 4. liệu làm thuốc, thuốc: 4.1. Phí kiểm nghiệm mẫu thuốc; Bộ Tài chính Phí kiểm nghiệm nguyên liệu làm 4.2. Bộ Tài chính thuốc; 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KINH TẾ VĨ MÔ - Chương 4 - TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
48 p | 254 | 71
-
Bài giảng tài chính tiền tệ - Chương 4: Tài chính doanh nghiệp
48 p | 303 | 17
-
Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
106 p | 62 | 9
-
Nguyên lý thống kê tài liệu foxit sofware - 1
24 p | 62 | 7
-
Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
58 p | 48 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn