Giáo trình Lý luận và phương pháp dạy học: Phần 1
lượt xem 0
download
Giáo trình "Lý luận và phương pháp dạy học" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Lý luận và phương pháp dạy học là một khoa học; Quá trình dạy học; Mục tiêu học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lý luận và phương pháp dạy học: Phần 1
- PGS.TS DƯƠNG THỊ KIM OANH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
- 2
- LỜI MỞ ĐẦU Trong chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, ngành Giáo dục học của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Lý luận và phương pháp dạy học là học phần bắt buộc, thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. Học phần này cung cấp kiến thức chuyên sâu và nâng cao về quá trình dạy học, mục tiêu học tập, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Bên cạnh đó, học phần còn trang bị cho học viên kỹ năng thiết kế mục tiêu học tập, lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung dạy học, thiết kế công cụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Nhằm giúp học viên cao học ngành Giáo dục học có thêm tư liệu học tập, giáo trình Lý luận và phương pháp dạy học trình bày những nội dung sau: Chương 1: Lý luận và phương pháp dạy học là một khoa học. Chương 1 tổng hợp, khái quát các tư liệu về lịch sử phát triển của lý luận dạy học, xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Lý luận và phương pháp dạy học. Chương 2: Quá trình dạy học. Chương 2 trình bày khái niệm quá trình dạy học, thành tố của quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học, nhiệm vụ của dạy học, logic của quá trình dạy học và nguyên tắc dạy học. Ngoài ra, Chương 2 còn phân tích nội dung cách tiếp cận học tập và phong cách học tập. Các nội dung này là cơ sở khoa học giúp giáo viên xây dựng chiến lược dạy học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu và sở thích về cách học của học sinh. Chương 3: Mục tiêu học tập. Mục tiêu học tập là thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Mục tiêu học tập định hướng xác nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Chương 3 trình bày khái niệm mục tiêu học tập, phân biệt mục đích, mục tiêu và mục tiêu học tập, phân loại học tập và mối quan hệ với các lĩnh vực của mục tiêu học tập, thiết kế mục tiêu học tập. Chương 4: Phương pháp dạy học. Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại phương pháp dạy học, Chương 4 giới thiệu một 3
- số phương pháp và kỹ thuật dạy thúc đẩy học sinh học tập tích cực và trải nghiệm. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu và thực tiễn dạy học nên có giá trị cả về mặt lý luận và thực tế. Chương 5: Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Chương 5 trình bày khái niệm kiểm tra và đánh giá, các phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Bên cạnh đó, Chương 5 còn đề cập đến vấn đề đánh giá năng lực, phương pháp và công cụ đánh giá năng lực. Giáo trình Lý luận và phương pháp dạy học biên soạn trên cơ sở phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và kế thừa nguồn thông tin từ nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa học đã công bố và chia sẻ rộng rãi kết quả nghiên cứu trên những ấn phẩm in hay trực tuyến được kế thừa, trích dẫn trong giáo trình này. Ngoài ra, một số nội dung trong giáo trình này được kế thừa từ sách chuyên khảo Dạy học phát triển năng lực cho sinh viên trong giáo dục đại học (Dương Thị Kim Oanh, 2022). Trong quá trình biên soạn nội dung, mặc dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được ý kiến chia sẻ, góp ý của bạn đọc để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, các nhà khoa học tham gia phản biện giáo trình đã hỗ trợ, động viên và đưa ra nhiều nhận xét có giá trị học thuật để giáo trình này tiếp tục được hoàn thiện. TP Thủ Đức, tháng 10 năm 2022 Tác giả PGS.TS Dương Thị Kim Oanh 4
- MỤC LỤC Chương 1 LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC....................................................... 11 1. Khái quát về Lý luận và phương pháp dạy học............................... 11 1.1. Dạy học trong xã hội cộng sản nguyên thủy............................. 12 1.2. Dạy học trong xã hội chiếm hữu nô lệ...................................... 13 1.3. Dạy học trong xã hội phong kiến.............................................. 16 1.4. Dạy học trong thời kỳ văn hóa phục hưng................................ 19 1.5. Dạy học trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa............................ 20 . 1.6. Dạy học trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa................................... 25 . 1.7. Dạy học trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21................................ 35 2. Đối tượng nghiên cứu của Lý luận và phương pháp dạy học.......... 38 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Lý luận và phương pháp dạy học.......... 39 . CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN............................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1.............................................. 41 Chương 2 QUÁ TRÌNH DẠY HỌC..................................................... 43 1. Khái quát về quá trình dạy học........................................................ 43 2. Hoạt động dạy.................................................................................. 47 3. Hoạt động học.................................................................................. 50 4. Tiếp cận học tập............................................................................... 53 5. Phong cách học tập.......................................................................... 57 5.1. Nghiên cứu phong cách học tập của David A. Kolb................. 59 5.2. Nghiên cứu phong cách học tập của Neil D. Fleming.............. 73 6. Nhiệm vụ của dạy học..................................................................... 81 . 6.1. Nhiệm vụ giáo dưỡng............................................................... 82 6.2. Nhiệm vụ giáo dục.................................................................... 82 6.3. Nhiệm vụ phát triển trí tuệ........................................................ 82 7. Logic của quá trình dạy học............................................................. 84 8. Nguyên tắc dạy học. ........................................................................ 89 . CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN............................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2.............................................. 97 5
- Chương 3 MỤC TIÊU HỌC TẬP...................................................... 102 . 1. Khái niệm mục tiêu học tập........................................................... 102 2. Phân biệt mục đích, mục tiêu và mục tiêu học tập........................ 107. 3. Phân loại học tập và mối quan hệ với các lĩnh vực của mục tiêu học tập................................................................................................ 109 3.1. Lĩnh vực nhận thức (Cognitive).............................................. 111 3.2. Lĩnh vực tình cảm (Afflective). .............................................. 123 . 3.3. Lĩnh vực tâm vận động (Psychomotor).................................. 130 4. Thiết kế mục tiêu học tập............................................................... 133 4.1. Đặc điểm của mục tiêu học tập tốt.......................................... 133 4.2. Các thành phần của mục tiêu học tập tốt................................ 135 4.3. Viết mục tiêu học tập tốt......................................................... 138 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN............................................. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3............................................ 143 Chương 4 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. ........................................... 147 . 1. Khái quát về phương pháp dạy học............................................... 147 1.1. Khái niệm phương pháp dạy học............................................ 147 1.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học....................................... 148 1.3. Phân loại phương pháp dạy học.............................................. 152 2. Các quan điểm dạy học thúc đẩy học sinh học tập tích cực và trải nghiệm.......................................................................................... 153 2.1. Dạy học định hướng hành động.............................................. 154 2.2. Dạy học tích cực..................................................................... 155 2.3. Dạy học trải nghiệm................................................................ 158 3. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học thúc đẩy học sinh học tập tích cực và trải nghiệm. ............................................................... 162 . 3.1. Phương pháp dạy học đàm thoại............................................. 162 3.2. Phương pháp dạy học theo nhóm. .......................................... 167 . 3.3. Học tập theo dự án.................................................................. 171 3.4. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. .................... 177 . 3.5. Phương pháp dạy học theo tình huống................................... 183 . 3.6. Phương pháp dạy học qua đóng vai........................................ 184 3.7. Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học......................... 186 3.8. Phương pháp dạy học thực hành/thí nghiệm.......................... 189 . 3.9. Kỹ thuật khăn phủ bàn............................................................ 191 6
- 3.10. Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi.................................................... 194 3.11. Kỹ thuật sơ đồ tư duy............................................................ 195 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN............................................. 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4............................................ 198 Chương 5 KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP........... 202 . 1. Khái quát về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.......................... 202 . 1.1. Khái niệm kiểm tra - đánh giá kết quả học tập....................... 202 1.2. Phương pháp kiểm tra - đánh giá............................................ 204 2. Đánh giá năng lực.......................................................................... 210 3. Phương pháp đánh giá năng lực..................................................... 212 3.1. Phương pháp đánh giá năng lực nhận thức............................. 213 3.1.1. Các phương pháp đánh giá cấp độ nhớ và hiểu........... 213 . 3.1.2. Các phương pháp đánh giá cấp độ phân tích, tổng hợp và đánh giá...................................................................... 215 3.1.3. Phương pháp đánh giá cấp độ sáng tạo........................ 217 3.2. Phương pháp đánh giá năng lực chung/cốt lõi và năng lực thực hiện.................................................................................. 218 . 3.2.1. Phương pháp dự án học tập (cá nhân và nhóm)........... 219 3.2.2. Nhật ký học tập............................................................ 230 4. Công cụ đánh giá năng lực............................................................ 230 . 4.1. Câu hỏi nhiều lựa chọn........................................................... 231 4.2. Câu hỏi tự tìm tòi rồi trình bày câu trả lời (tự luận)............... 233 4.3. Công cụ đánh giá năng lực chung/cốt lõi và năng lực thực hiện................................................................................................ 234 . 4.3.1. Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí....................... 234 4.3.2. Công cụ quan sát.......................................................... 237 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN............................................. 239 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5............................................ 240 7
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates (470-399 BC). .............14 . Hình 1.2: Nhà giáo dục John Amos Comenius (1592-1670)...................21 Hình 1.3: Nhà giáo dục Jean Jacques Rousseau (1712-1778).................25 Hình 1.4: Nhà giáo dục Johann Heinrich Pestalozzi (1746-1872)..........26 Hình 1.5: Nhà giáo dục Friedrich Adolph Wilhelm Diesterweg (1790-1866).............................................................................30 Hình 1.6: Nhà giáo dục Konstantin Dmitrievich Ushinsky (1823-1871).............................................................................33 Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học.............44 Hình 2.2: Chu trình học tập trải nghiệm (Kolb và Fry, 1975).................60 Hình 2.3: Chu trình học tập trải nghiệm tương ứng với các phong cách học tập lĩnh hội và chuyển hóa kinh nghiệm (Kolb và Kolb, 2013).........................................................................64 Hình 2.4: Danh mục các phong cách học tập của Kolb và Kolb (2013) - Phiên bản 4.0.............................................................66 Hình 3.1: Tổng hợp sự phát triển các lĩnh vực học tập của O’Neill và Murphy (2010)..................................................................110 Hình 3.2: Thay đổi về cấu trúc từ phân loại mục tiêu giáo dục (Bloom và cộng sự, 1956) sang phân loại mục tiêu giáo dục Bloom sửa đổi (Anderson và cộng sự, 2001)................122 Hình 4.1: Phân loại phương pháp dạy học theo ba cấp độ....................152 Hình 4.2: Đặc điểm dạy học định hướng hành động.............................154 Hình 4.3: Đặc điểm dạy học tích cực....................................................157 Hình 4.4: Chu trình học tập trải nghiệm của Kolb (1984).....................160 Hình 4.5: Các dạng đàm thoại trong dạy học........................................162 Hình 4.6: Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm...................................169 Hình 4.7: Phân loại học tập theo dự án (Oanh, 2020)...........................173 Hình 4.8: Quy trình tổ chức học tập theo dự án....................................175 Hình 4.9: Quy trình tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề.............179 Hình 4.10: Quy trình tổ chức dạy học qua đóng vai. .............................185 . 8
- Hình 4.11: Quy trình tổ chức sử dụng trò chơi trong dạy học...............187 Hình 4.12: Phân loại phương pháp dạy học thực hành theo tiêu chí nội dung..........................................................................189 Hình 4.13: Quy trình tổ chức dạy học thực hành/thí nghiệm.................190 Hình 4.14: Sơ đồ nhóm theo kỹ thuật khăn phủ bàn..............................191 Hình 4.15: Kết quả phân tích bản chất hiện tượng tâm lý người thể hiện qua sản phẩm Xe máy điện của sinh viên lớp Tâm lý học Kỹ sư.................................................................193 Hình 5.1: Mẫu Rubric phân tích (USAID, 2018).................................234 Hình 5.2: Quy trình xây dựng Rubric phân tích...................................235 9
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm các tiếp cận học tập (Entwistle, McCune và Walker, 2001)......................................................................... 55 . Bảng 3.1: Sáu cấp độ nhận thức và các quá trình nhận thức cụ thể (Anderson và cộng sự, 2001). .............................................. 115 . Bảng 3.2: Các danh động từ hành động và phạm vi quá trình nhận thức (Anderson và cộng sự, 2001). ...................................... 118 . Bảng 3.3: Phân loại lĩnh vực tình cảm của Krathwohl, Bloom và Masia.................................................................................... 124 Bảng 3.4: Phân loại cấp độ tình cảm và động từ biểu đạt của Krathwohl và cộng sự (1964, 1984)..................................... 128 Bảng 3.5: Phân loại lĩnh vực tâm vận động của Dave (1970, 1975).......131 Bảng 3.6: Các thành phần của mục tiêu học tập tốt.............................. 138 Bảng 4.1: Hành động của giáo viên và học sinh trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề.............................................................. 180 Bảng 4.2: Mức độ học sinh tham gia nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề................................................................................... 181 . Bảng 4.3: Từ khóa và gợi ý diễn giải từ khóa về lịch sử thế giới cận đại................................................................................... 187 Bảng 5.1: Đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng. ............. 211 . Bảng 5.2: Phương pháp đánh giá năng lực........................................... 213 Bảng 5.3: Rubric đánh giá kết quả thực hiện dự án học tập................. 221 Bảng 5.4: Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề......................... 222 Bảng 5.5: Rubric đánh giá năng lực làm việc nhóm............................. 224 Bảng 5.6: Rubric đánh giá năng lực thuyết trình.................................. 227 Bảng 5.7: Rubric đánh giá kỹ năng miêu tả mẫu vật............................ 236 10
- Chương 1 LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Khái quát về Lý luận và phương pháp dạy học Lý luận và phương pháp dạy học là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Giáo dục học - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Lý luận và phương pháp dạy học cung cấp cho học viên ngành Giáo dục học các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về quá trình dạy học (bản chất của quá trình dạy học, thành tố của quá trình dạy học, logic của quá trình dạy học, nguyên tắc dạy học, tiếp cận học tập, phong cách học tập), mục tiêu học tập, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Bên cạnh đó, Lý luận và phương pháp dạy học còn trang bị cho học viên kỹ năng thiết kế mục tiêu học tập, lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung dạy học, thiết kế các phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Lý luận và phương pháp dạy học là phân ngành chuyên sâu của “khoa học về trí dục và dạy học - còn gọi là Lý luận dạy học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Lý luận và phương pháp dạy học không chỉ đề cập đến các vấn đề lý luận chung của khoa học dạy học mà còn nhấn mạnh thành tố phương pháp dạy học và mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với các thành tố khác của quá trình dạy học. Cũng giống như Lý luận dạy học, Lý luận và phương pháp dạy học là một khoa học vì thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: (1) Lý luận và phương pháp dạy học có hệ thống khái niệm và phạm trù khoa học; (2) Lý luận và phương pháp dạy học có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu; (3) Lý luận và phương pháp dạy học có hệ thống phương pháp nghiên cứu; (4) Lý luận và phương pháp dạy học ứng dụng được trong thực tiễn dạy học. Lịch sử phát triển của Lý luận và phương pháp dạy học gắn liền với lịch sử phát triển của Lý luận dạy học. Lịch sử phát triển của Lý luận dạy học có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Giáo trình trình bày các đặc điểm chính về lịch sử phát triển của Lý luận dạy học qua tổng hợp nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước. 11
- 1.1. Dạy học trong xã hội cộng sản nguyên thủy Xã hội cộng sản nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người kể từ khi xuất hiện con người trên trái đất đến khi xã hội phân chia thành giai cấp và xuất hiện nhà nước (Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Tâm, 1998). Ba đặc trưng quan trọng để phân biệt con người với động vật trong xã hội cộng sản nguyên thủy là (1) lao động (sử dụng và chế tạo công cụ lao động); (2) sử dụng ngôn ngữ; (3) có “giáo dục” (Tiêu Kim Cương, 2009). Xã hội cộng sản nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trong đó con người sống chủ yếu dựa vào tự nhiên. Con người trong xã hội cộng sản nguyên thủy thực hiện các hoạt động lao động rất đơn giản (săn bắn, hái lượm) bằng những công cụ thô sơ chế tạo từ đá, cây và xương thú. Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội cộng sản nguyên thủy là công xã thị tộc, sống theo chế độ mẫu hệ. Bước chuyển quan trọng của người nguyên thủy là chuyển từ săn bắn, hái lượm sang trồng trọt, chăn nuôi và tìm ra lửa. Cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, gia đình xuất hiện và xã hội thay đổi. Khi con người có nhu cầu truyền thụ, lĩnh hội kinh nghiệm lao động và sinh hoạt xã hội giữa các thành viên trong công xã thị tộc, giáo dục xuất hiện. Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có trường học và người dạy nên giáo dục thực hiện chủ yếu qua truyền thụ, tiếp thu kinh nghiệm lao động ngay trong quá trình sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, bắt đầu xuất hiện những người chuyên lo công việc giáo dục, trong đó có truyền dạy hay dạy học cho người trẻ. Dạy học trong xã hội cộng sản nguyên thủy có những đặc điểm chính sau (Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Tâm, 1998; Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị, 2018): - Nội dung dạy học: Gắn với những thứ thiết yếu để sống, tồn tại và phát triển như kinh nghiệm sản xuất, chống chọi với thiên nhiên hay thú dữ, phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo, luật lệ công xã. - Hình thức tổ chức dạy học: Chủ yếu theo hình thức cá nhân, diễn ra trong quá trình sản xuất và quan hệ xã hội - người lớn có kỹ năng săn bắn và hái lượm dạy bảo, truyền thụ sự hiểu biết cho người trẻ theo cách trực tiếp qua truyền khẩu. - Phương pháp dạy học: Dùng lời nói, trực quan, hoạt động thực tiễn. Dạy học trong xã hội cộng sản nguyên thủy tuy mới ở hình thức sơ khai nhưng phân biệt rõ nét với hoạt động “truyền thụ theo bản năng” để duy trì bản năng giống loài có ở động vật (chim xây tổ, mèo bắt chuột, hổ săn mồi…). Hoạt động dạy học diễn ra có mục đích, có ý thức, chủ yếu qua 12
- lao động để dạy cách săn bắn, hái lượm (Tiêu Kim Cương, 2009). Phương pháp dạy học trong xã hội cộng sản nguyên thủy rất đơn giản: người lớn có kinh nghiệm truyền đạt, hướng dẫn, làm mẫu; người học quan sát, bắt chước, làm theo, thử và sai. Dạy học trong xã hội cộng sản nguyên thủy phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của người hướng dẫn. Người học học được một số kỹ năng cần thiết để sinh tồn nhưng việc học thiếu tính hệ thống và chủ yếu ở mức kinh nghiệm. 1.2. Dạy học trong xã hội chiếm hữu nô lệ Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, với hai tầng lớp đối lập nhau là chủ nô - nô lệ và dân tự do. Xã hội chiếm hữu nô lệ có phân hóa giàu nghèo, đẳng cấp gồm tăng lữ, quý tộc, chủ nô, điền chủ, thường dân, nô lệ. Chủ nô lập ra nhà nước, có quân đội bảo vệ, tòa án để xét xử, luật pháp buộc mọi người, nhất là nô lệ và thường dân phải tuân theo. Nhà nước phục vụ cho tầng lớp trên. Công cụ lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ gồm công cụ câm (cày, cuốc), công cụ nửa câm (trâu, bò, ngựa) và công cụ biết nói (nô lệ). Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, trường học chuyên biệt ra đời - nơi con cái chủ nô được chăm sóc, giáo dục. Chủ nô không chỉ mở ra trường học mà còn ủy quyền cho một lớp người chuyên môn làm việc vụ chăm sóc và giáo dục cho con của họ. Lớp người này được gọi là Thầy giáo và nghề dạy học ra đời (Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thanh Tâm, 1998). Tìm hiểu về giáo dục trong xã hội chiếm hữu nô lệ qua nghiên cứu của Hà Nhật Thăng và Nguyễn Thanh Tâm (1998) cho thấy, dạy học ở thời kỳ này có các đặc điểm cơ bản sau: • Nội dung dạy học: Dạy những gì cần thiết và có lợi cho chủ nô. Nội dung dạy học đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực giúp con em chủ nô phát triển về trí tuệ, thể chất, đạo đức và kỹ năng thực hành. Các nội dung dạy học được chú trọng gồm: - Rèn luyện thể chất để có sức khỏe tốt qua dạy học các môn thể thao như chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, đánh vật, đấu kiếm, bơi. - Dạy về các dạng vũ khí, cách sử dụng vũ khí thông thường, kỹ thuật tác chiến, tổ chức chỉ huy tác chiến trên bộ và dưới nước (hải quân). - Rèn luyện kỹ năng cần thiết của lính chiến. - Quan niệm sống của chủ nô, quan niệm về đạo đức để hình thành lớp người trung thành với chủ nô và bắt nô lệ phải phục tùng. 13
- - Dạy các môn học như triết học, số học, hình học, tiếng La-tinh, ngữ pháp, âm nhạc, hội họa, kinh thánh. • Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm nhỏ và nhóm lớn. • Phương pháp dạy học: Dùng lời nói, trực quan, hoạt động thực tiễn, lý thuyết gắn với thực hành và luyện tập. • Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập: Sau mỗi năm học, người học phải trải qua kỳ thi các môn văn hóa, quân sự, chính trị, pháp luật (giáo dục ở nhà nước Athens). Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện nhiều triết gia vĩ đại như Socrates (469-399 trước Công nguyên), Platon (428/427 hay 424/423- 348/347 trước Công nguyên), Aristotles (384-322 trước Công nguyên) và Democritos (460-370 trước Công nguyên). Trong số các triết gia vĩ đại, Socrates có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những triết gia sau thời kỳ cổ đại và kỷ nguyên hiện đại. Socrates (470-399 trước Công nguyên) là con trai của Sophroniscus, thợ điêu khắc ở thành Athens. Ông học nghề từ người cha và rèn nghề trong nhiều năm. Ông là người rất bí ẩn, không viết ra bất cứ điều gì, được biết đến chủ yếu qua các tác phẩm do những tác giả cổ đại cùng thời kể lại, trong đó nổi bật nhất là hai môn sinh Platon và Xenophon. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và văn hóa đại chúng miêu tả về Socrates khiến ông trở thành một trong những hình tượng được biết đến rộng rãi nhất trong nền tư tưởng triết học phương Tây (Wikipedia, 2021). Hình 1.1: Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates (470-399 BC)1 1. https://www.britannica.com/biography/Socrates. 14
- Socrates là bậc thầy của phương pháp lập luận truy vấn biện chứng, còn gọi là “phương pháp Socrates” hay “bác bỏ bằng logic” (elenchus). Phương pháp Socrates bắt đầu bằng những câu hỏi, các câu trả lời sẽ dần kết tinh ra lời giải cần tìm kiếm. Khi sử dụng phương pháp Socrates, giáo viên đưa ra câu hỏi liên quan tới chủ đề học tập, người học tư duy độc lập để tìm câu trả lời. Câu trả lời cho những câu hỏi liên quan giúp người học lĩnh hội tri thức mới và tìm ra chân lý. Phương pháp Socrates là cách thức hiệu quả để thúc đẩy người học khám phá sâu nội dung học tập, có thể sử dụng vào mọi giai đoạn của quá trình dạy học. Sử dụng câu hỏi trong dạy học kích thích học sinh suy nghĩ, thảo luận, tranh luận, đánh giá và phân tích nội dung học tập. Chương trình sáng kiến giáo dục của Intel (2007) đề xuất cách thức sử dụng phương pháp Socrates trong lớp học như sau: - Thiết lập các câu hỏi quan trọng để khai thác ý và giúp định hướng cho cuộc hội thoại. - Sử dụng thời gian chờ: ít nhất 30 giây trước khi học sinh trả lời. - Theo sát các ý kiến trả lời của học sinh. - Đưa ra những câu hỏi thăm dò. - Tóm tắt thường xuyên bằng cách ghi lại những điểm mấu chốt vừa được thảo luận. - Thu hút càng nhiều học sinh tham gia thảo luận càng tốt. - Để học sinh tự khám phá kiến thức qua những câu hỏi thăm dò. Chương trình sáng kiến giáo dục của Intel (2007) đưa ra câu hỏi Socrates và ví dụ minh họa: 1) Câu hỏi làm rõ (Clarification question): Ý của em là gì...? Em có thể diễn đạt theo cách khác? Theo em, đâu là vấn đề chính? Em có thể đưa ra một ví dụ? Em có thể mở rộng thêm luận điểm này?. 2) Câu hỏi về một câu hỏi hoặc vấn đề ban đầu (Questions about an initial question or issue): Tại sao câu hỏi này lại quan trọng? Câu hỏi này dễ hay khó trả lời? Tại sao em nghĩ như vậy? Chúng ta có thể đưa ra giả định nào dựa trên câu hỏi này? Câu hỏi này có dẫn đến các vấn đề và câu hỏi quan trọng khác? 3) Câu hỏi giả định (Assumption question): Tại sao người ta lại đưa ra giả định này? Điều đang được giả định là gì? Ta có thể đưa ra giả định nào thay thế? Em dường như đang giả định là…? Cô/Thầy có hiểu đúng ý của em?. 4) Câu hỏi tìm hiểu lý do và bằng chứng (Reason and evidence 15
- question): Ví dụ sẽ là gì? Tại sao em nghĩ điều này là đúng? Chúng ta cần thông tin gì khác? Em có thể giải thích lý do? Em đi đến kết luận đó bằng lập luận nào? Có lý do nào để nghi ngờ bằng chứng này không? Điều gì khiến em tin như thế? 5) Câu hỏi về nguồn gốc hoặc nguồn dẫn (Origin or source question): Đây là ý tưởng của em hay em đã nghe từ nguồn nào khác? Em đã cảm thấy như vậy chưa? Ý kiến của em có bị ảnh hưởng bởi điều gì hoặc ai đó? Ý tưởng của em đến từ đâu? Điều gì khiến em giải quyết như vậy? 6) Câu hỏi hàm ý và hệ quả (Implication and consequence question): Điều đó sẽ có tác dụng gì? Điều đó chắc chắn xảy ra hay có khả năng xảy ra? Giải pháp thay thế là gì? Em hàm ý điều gì qua việc này? Nếu điều đó xảy ra, nó có thể gây hậu quả gì? Tại sao? 7) Câu hỏi về quan điểm (Viewpoint question): Các nhóm khác sẽ trả lời câu hỏi này thế nào? Tại sao? Em sẽ phản hồi về ý kiến “A” như thế nào? Những người tin rằng “…” sẽ nghĩ gì? Giải pháp thay thế là gì? Quan điểm của A và B giống và khác nhau như thế nào? Các câu hỏi nêu trên cho thấy, bản chất của phương pháp Socrates trong dạy học là phương pháp đàm thoại - phương pháp hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh để giúp người học tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi hay tình huống có vấn đề trong học tập. 1.3. Dạy học trong xã hội phong kiến Nền kinh tế trong xã hội phong kiến dựa vào tự nhiên, tự cung, tự cấp; nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Xã hội phong kiến có giai cấp đối kháng (quý tộc, địa chủ, nông dân), quyền uy độc tôn của vua, chúa. Trong xã hội phong kiến, giáo dục là đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị với chế độ thi cử hà khắc. Điển hình của giáo dục phong kiến ở phương Đông là giáo dục phong kiến Trung Hoa. Nho giáo trở thành công cụ thống trị, góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh, củng cố ý thức tự cường. Nội dung giáo dục tập trung vào tam cương (vua - tôi, cha - con, chồng - vợ), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), tam tòng, tứ đức. Việc học theo công thức: học - thi - làm quan, trong đó học thuộc lòng là cách học chủ yếu. Một số nguyên tắc dạy học của Khổng Tử, Mặc Tử vẫn có giá trị đến ngày nay như phát huy tính tích cực của người học, học đi đôi với hành, học gắn liền với thực tiễn và tự nhiên, cá biệt hóa 16
- đối tượng, dạy học dựa vào sức và theo khả năng của người học (Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thành Tâm, 1998). Chế độ phong kiến phương Tây ra đời chậm hơn so với phương Đông. Có hai hệ thống giáo dục cùng tồn tại trong chế độ phong kiến phương Tây là giáo dục của giáo hội và giáo dục của lãnh chúa phong kiến. Thứ 1: Hệ thống giáo dục của giáo hội Trong hệ thống giáo dục của giáo hội, giáo dục nhằm tuyên truyền giáo lý của Chúa: nhẫn nhịn chịu đựng, rèn luyện sự phục tùng vô điều kiện, chấp nhận cuộc sống trần thế để có được cuộc sống vĩnh hằng trên thiên đàng. Toàn bộ nội dung dạy học giúp trẻ em trở thành lớp tăng lữ với bảy môn học chủ yếu: ngữ pháp, tu từ học, biện chứng pháp, số học, hình học, thiên văn học và lý luận âm nhạc (Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thành Tâm, 1998), cụ thể: • Ngữ pháp tiếng La-tinh: Hiểu về Kinh thánh. • Tu từ học: Hiểu về tôn giáo, văn bản, đơn từ và trở thành những người đi truyền đạo. • Biện chứng pháp: Có khả năng bảo vệ các tín điều tôn giáo và ca ngợi Chúa. • Số học: Tính toán và hiểu được ý nghĩa tôn giáo qua các con số như: - Số 1: Thượng đế chỉ có một đấng. - Số 2: Tính hai mặt của Chúa Giê-su (vừa là Chúa, vừa là người). - Số 3: Chúa có 3 ngôi (Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần). - Số 7: Chỉ sự quy định của Thượng đế như 7 ngày trong một tuần, 7 hành tinh trên trái đất, 3 hồn 7 vía trong linh hồn con người. • Thiên văn học: Tính toán những ngày lễ chính có liên quan đến Chúa trời và Thượng đế như ngày lễ Phục sinh,... • Lý luận âm nhạc: Biết về ngôn ngữ âm nhạc và biểu đạt nghệ thuật trong những nghi lễ về tôn giáo. Phương pháp dạy học chủ yếu là dùng lời nói, trong đó thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng, viện dẫn sách vở, biện luận hùng hồn (Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị, 2018). Thứ 2: Hệ thống giáo dục của lãnh chúa phong kiến Trong hệ thống giáo dục của lãnh chúa phong kiến, lãnh chúa phương Tây sử dụng (1) tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần và (2) tầng lớp “Hiệp sĩ” để bảo vệ chính quyền phong kiến. Giáo dục trẻ em nam chia thành các giai đoạn (Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thành Tâm, 1998): 17
- 1) Trước 7 tuổi: Giáo dục ở gia đình. 2) Từ 7-14 tuổi: Lãnh chúa gửi con trai của mình đến nhà lãnh chúa lớn có uy tín trong vùng làm Thị đồng để hầu hạ vợ chồng lãnh chúa và học những phong thái cần có của xã hội thượng lưu. 3) Từ 14-21 tuổi: Tiếp tục theo hầu lãnh chúa với tên gọi là Tòng sĩ để học đạo đức phong kiến - lòng trung thành với lãnh chúa, phục tùng mệnh lệnh, khinh bỉ người lao động. Nội dung dạy học gồm bảy môn học: cưỡi ngựa, bơi lội, ném lao, đánh kiếm, săn thú, đánh cờ, làm thơ, trong đó: - Các môn học rèn luyện kỹ thuật thể thao, quân sự: Cưỡi ngựa, bơi lội, ném lao, đánh kiếm, săn thú. - Môn học rèn luyện tính kiên nhẫn và kỹ năng tác chiến: Đánh cờ. - Các môn học ca tụng chiến công rực rỡ, tán dương vẻ đẹp của người yêu: Làm thơ và ngâm thơ. Các môn học giúp Tòng sĩ có sự hiểu biết đầy đủ về 3 lĩnh vực (tôn giáo, chiến tranh và ái tình), được lãnh chúa công nhận và phong tước hiệu Kỵ sĩ hay Hiệp sĩ. Bên cạnh các nội dung dạy học đã nêu, từ Thị đồng tới Kỵ sĩ còn được học về Kinh thánh và các nghi thức tôn giáo. Khác với con trai của lãnh chúa phong kiến học để trở thành mẫu người Hiệp sĩ hay Kỵ sĩ, con gái của họ được dạy để trở thành phu nhân, mệnh phụ trong giới quý tộc thượng lưu. Nội dung dạy học cho con gái của lãnh chúa phong kiến gồm tôn giáo, lễ nghi, quy tắc đạo đức phong kiến, công việc nội trợ, học đọc, viết, âm nhạc, tính toán… (Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị, 2018). Như vậy, dạy học trong xã hội phong kiến phương Tây lãnh đạm với khoa học và kỹ thuật, chú trọng học thuộc lòng Kinh thánh và hát Thánh ca, đào tạo tín đồ của đức tin mới. Lao động và cầu nguyện là hai quy tắc vàng của nhiều tu viện. Từ thế kỷ XI, kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu bắt đầu phát triển, các thành thị và tầng lớp cư dân mới là thị dân được hình thành. Những thay đổi về kinh tế - xã hội dẫn tới sự ra đời trường học của thị dân và trường đại học. Từ thế kỷ XII, nhiều trường học không thuộc giáo hội được thành lập và là cơ sở hình thành các trường đại học (Bùi Minh Hiền, Nguyễn Quốc Trị, 2018). Đại học Bologna (tiếng Ý: Alma Mater Studiorum Università di Bologna hay UNIBO) ở Bologna (Italia) thành lập vào năm 1088 và trở thành trường lâu đời nhất trên thế giới với chất lượng giảng dạy hàng đầu 18
- không chỉ ở Ý mà còn trên toàn châu Âu. Khẩu hiệu của Đại học Bologna bằng tiếng La-tinh “Alma mater studiorum”, có nghĩa “Người mẹ nuôi dưỡng các ngành học” (Wikipedia, 2021). Đại học Oxford (University of Oxford) là đại học nghiên cứu liên hợp ở Oxford (Vương quốc Anh). Mặc dù ngày thành lập của Oxford chưa được xác định song có bằng chứng cho thấy hoạt động giảng dạy đã diễn ra từ năm 1096. Oxford là viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh và là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới. Oxford phát triển mạnh kể từ năm 1167 khi vua Henry II ra lệnh cấm học sinh Anh đến học tại Viện Đại học Paris ở Pháp (Wikipedia, 2021). Đại học Paris (tiếng Pháp: Université de Paris) thành lập vào giữa thế kỷ XII và chính thức được công nhận là viện đại học trong khoảng thời gian từ năm 1160 đến 1250. Sau nhiều thay đổi, bao gồm một thế kỷ ngừng hoạt động (từ 1793 đến 1896), Viện Đại học Paris được chia thành 13 viện đại học độc lập (Viện Đại học Paris I-XIII) vào năm 1970 (Wikipedia, 2021). Đại học Cambridge (University of Cambridge) là đại học nghiên cứu liên hợp danh giá tại Cambridge (Vương quốc Anh), thành lập vào năm 1209. Vua Henry III ban đặc quyền hoàng gia cho Đại học Cambridge vào năm 1231. Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động. Đến cuối thế kỷ XIV, có hơn 40 trường đại học ở châu Âu. Tiếng La- tinh là ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong các trường đại học. Người dạy chủ yếu dùng lời nói còn người học nghe giảng, ghi chép và thảo luận. 1.4. Dạy học trong thời kỳ văn hóa phục hưng Từ thế kỷ thứ 14, kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh làm cho chủ nghĩa cá nhân và tự do vượt ra khỏi khuôn khổ của nhà thờ và vua chúa. Các môn khoa học tự nhiên dần được đưa vào nhà trường. Tự do và ham muốn hiểu biết của con người làm nảy sinh sự hoài nghi về khả năng của Chúa. Các cuộc thánh chiến, khám phá và thám hiểm mở rộng tầm nhìn của con người đối với thế giới hiện thực. Những sáng chế như kính viễn vọng, la bàn, máy in thúc đẩy con người chống lại giáo hội về mặt tư tưởng và khoa học. Trong thời kỳ văn hóa phục hưng, chế độ phong kiến bắt đầu giải thể, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa khởi xướng và tràn sang nhiều thành thị ở Địa Trung Hải. Thời kỳ này xuất hiện những phần tử tri thức thành thị. Họ 19
- phản đối chủ nghĩa cấm dục, đề xướng sùng bái sức khỏe, sự vui vẻ hồn nhiên, yêu quý tự nhiên và vẻ đẹp của tự nhiên, làm sống lại nền văn học nghệ thuật cổ đại. Tất cả những điều này đặt nền móng cho sự ra đời chủ nghĩa mới - chủ nghĩa nhân văn. Văn học, khoa học, nghệ thuật trở nên phồn thịnh trong thời kỳ văn hóa phục hưng. Nghiên cứu về giáo dục trong thời kỳ văn hóa phục hưng, Hà Nhật Thăng và Nguyễn Thanh Tâm (1998) cho rằng, các nhà giáo dục tiêu biểu như Thomas More (Anh), Michel de Montaigne (Pháp), Desiderius Erasmus Roterodamus (Hà Lan) lý giải những vấn đề giáo dục một cách mới mẻ theo khuynh hướng khoa học, không ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến và triết lý nhà thờ. Thomas More (Anh) có nhiều tư tưởng tiến bộ về lý luận giáo dục nói chung, trong đó có lý luận dạy học: - Giáo dục bình đẳng cho mọi người. - Lao động là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian còn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội. - Dạy học bằng tiếng mẹ đẻ. - Coi trọng khoa học tự nhiên. - Đề cao phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục. - Tôn trọng nhân cách của trẻ em. - Giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em: thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động. Các tư tưởng tiến bộ của Thomas More tạo tiền đề cho thời kỳ giáo dục cận đại. 1.5. Dạy học trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa (trước Cách mạng tư sản Pháp 1789) là thời kỳ quá độ từ xã hội phong tiến sang chủ nghĩa tư bản: chủ xưởng cướp ruộng đất của nông nô, đuổi họ ra khỏi ruộng vườn để lấy đất trồng cỏ, nuôi cừu phục vụ cho phương thức sản xuất mới - sản xuất hàng hóa (len, dạ) để đem ra thị trường. Phương thức sản xuất hàng hóa hình thành, từng bước phát triển mạnh lên trong lòng xã hội phong kiến. Sự phát triển của phương thức sản xuất hàng hóa làm cho chế độ phong kiến bị xâm thực dần và được thay thế bằng chế độ xã hội mới: xã hội tư bản thông qua cuộc cách mạng tư sản. Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều tư tưởng giáo dục tiến bộ xuất hiện (Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thanh Tâm, 1998): - Giáo dục bình đẳng cho mọi trẻ em. - Giáo dục xuất phát từ đặc điểm trẻ em. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lý luận dạy học: Phần 1 - Bùi Thị Mùi
66 p | 917 | 273
-
Giáo trình Lý luận dạy học - TS.Bùi Thị Mùi
174 p | 1377 | 149
-
Giáo trình Lý luận dạy học: Phần 2 - Bùi Thị Mùi
96 p | 500 | 140
-
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC THỂ THAO phần 2
20 p | 471 | 103
-
Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học đại học: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Bích Hồng
29 p | 504 | 90
-
Giáo trình Lý luận văn học: Phần 1 - NXB Giáo dục (462 trang)
462 p | 739 | 84
-
Giáo trình Lý luận văn học: Phần 2 - NXB Giáo dục (257 trang)
257 p | 180 | 38
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ: Phần 1 - GVC.TS. Chu Thị Hậu
112 p | 164 | 32
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ: Phần 2 - GVC.TS. Chu Thị Hậu
286 p | 162 | 25
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh (In lần thứ sáu): Phần 2
114 p | 59 | 9
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 2 - GS. TS Võ Khánh Vinh
268 p | 15 | 8
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh (In lần thứ sáu): Phần 1
91 p | 57 | 8
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non (in lần thứ 11): Phần 1
303 p | 39 | 8
-
Giáo trình Lý luận giáo dục: Phần 2
72 p | 42 | 8
-
Giáo trình Lý luận giáo dục: Phần 1
58 p | 64 | 8
-
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Phần 1 - GS. TS Võ Khánh Vinh
196 p | 32 | 7
-
Giáo trình Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non (in lần thứ 11): Phần 2
170 p | 36 | 6
-
Thực trạng quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường đại học Việt Nam
7 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn