intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lý thuyết dược lý (Đối tượng: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:250

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lý thuyết dược lý (Đối tượng: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn bởi Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ nhằm cung cấp cho người học những kiến thức như: đại cương về dược lý học; dược động học; các cách tác dụng của thuốc; các nhân tố ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc; thuốc mê và thuốc tiền mê; thuốc giảm đau thực thể;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lý thuyết dược lý (Đối tượng: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ KHOA DƯỢC BỘ MÔN HÓA DƯỢC – DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT DƯỢC LÝ ĐỐI TƯỢNG : DSCĐ TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM HỌC 2022-2023 MỤC LỤC
  2. BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ HỌC MỤC TIÊU HỌC TẬP Trình bày được khái niệm về thuốc, quan niệm về cách dùng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người. Kể được nội dung môn học, sự liên quan giữa Hóa dược - Dược lý học với các môn học khác. Xác định phương pháp học tập môn học để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế và góp phần chống lạm dụng thuốc. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC Hóa dược - Dược lý học là môn học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hóa học dùng làm thuốc và tác dụng của thuốc trong cơ thể để áp dụng vào công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho người. 2. KHÁI NIỆM VỀ THUỐC Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể. 3. QUAN NIỆM VỀ DÙNG THUỐC Thuốc đóng vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh. Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để giải quyết các bệnh. Thuốc tác dụng với bệnh theo cơ chế rất đa dạng và phức tạp, nhưng thường là nhờ đặc tính của thuốc mà xâm nhập được qua tế bào của các cơ quan đến nơi bị thương tổn để giúp cơ thể “ hàn gắn’ vết thương hoặc phục hồi chức năng hoạt động hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn hoặc gây miễn dịch ở người. Ranh giới giữa thuốc với chất độc nói chung rất khó phân định vì chỉ khác nhau về liều lượng. Các loại thuốc không phải là vô hại nên chỉ dùng thuốc khi bị bệnh và phải sử dụng hợp lý và an toàn. Khi cần dùng thuốc để chữa bệnh phải lựa chọn kỹ những loại thuốc đặc hiệu với bệnh, ít gây độc hại cho cơ thể, phải sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế. Riêng các thuốc nằm trong danh mục thuốc gây nghiện thuốc hướng tâm thần, thuốc có độc tính cao hoặc tác dụng dược lý phức tạpthì ngoài việc sử dụng đúng liều lượng còn phải chấp hành đúng luật ngày dùng thuốc và phải quản lý đúng quy chế, có theo dõi cẩn thận nhằm sửb lý kịp thời các tai bién có thể xảy ra với bệnh nhân. 4. NỘI DUNG MÔN HỌC Nội dung môn học gồm 2 phần : Hóa dược học và dược lý học. - Phần Hóa dược học nghiên cứu về công thức hóa học, tính chất lý học, hóa học, mối liên quan giữa cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý của các hợp chất dùng làm thuốc - Phần Dược lý học nghiên cứu về tác dụng của thuốc trong cơ thể để áp dụng trong công tác phòng bệnh , chữa bệnh.
  3. 5. SỰ LIÊN QUAN VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC Liên quan y học: - Bệnh lý học : Nghiên cứu yêu cầu của thuốc đối với cơ thể bệnh. - Giải phẫu học, sinh lý học : Nghiên cứu vị trí, tác dụng của thuốc trong cơ thể. - Sinh hóa học : Nghiên cứu sự biến hóa của thuốc trong cơ thể. - Điều trị học : Nghiên cứu kết quả của thuốc đối với cơ thể bệnh. - Đông y : Nghiên cứu kinh nghiệm chữa bệnh bằng thuốc đông dược với xu hướng Đông Tây Y kết hợp Liên quan Dược học: - Hóa học : Nghiên cứu cấu trúc, tính chất lý, hóa học của các hợp chất dùng làm thuốc. - Dược liệu : Nghiên cứu các nguyênliệu làm thuốc từ thực vật , động vật. - Độc chất học : Nghiên cứu độc tính và cách giải độc - Dược lâm sàng : Nghiên cứu sử dụng thuốc tối ưu dựa vào những kiến thức về Dược và Y sinh học. - Bào chế : Nghiên cứu kĩ thuật điều chế và sinh dược học các dạng thuốc. - Quản lý dược : Giúp cho việc sử dụng thuốc đạt tới mục tiêu Hợp lý - An Toàn –Hiệu Quả - Bảo quản : Giúp cho thuốc bảo đảm được nguyên vẹn cả hình thức và chất lượng từ khâu Sản xuất –Lưu thông –Phân phối đến tay người sử dụng. 6. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC Muốn học tập môn Hóa dược - Dược lý học đạt kết quả tốt phải căn cứ vào mục tiêu học tập từng bài để có kiến thức chung về thuốc : + Tên thuốc + Công thức hóa học + Tính chất lý, hóa học + Tác dụng, tác dụng phụ của thuốc + Dược động học + Chỉ định, chống chỉ định + Cách dùng, liều lượng + Độc tính, cách giải độc (nếu có) + Bảo quản Để có khả năng hướng dẫn sử dụng thuốc Hợp lý, An toàn trước hết phải nhận thức được từng loại thuốc và các thuốc có tác dụng tương tự để thay thế khi cần thiết. Trong quá trình học tập và sau khi ra trường học sinh cần phải biết vận dụng kiến thức về Y học và dược học cũng như phải đọc tài liệu tham khảo như - Dược Điển Việt Nam. - Danh Mục Thuốc Thiết Yếu. - Cách Sử Dụng Thuốc Và Biệt Dược - Thuốc Và Cách sử Dụng.
  4. BÀI 2 DƯỢC ĐỘNG HỌC MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa thuốc trong cơ thể người. 2. Kể được các đường thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể và ý nghĩa của nó trong sử dụng thuốc. NỘI DUNG 1. SỰ HẤP THU THUỐC Sự hấp thu thuốc là quá trình thuốc thấm vào nội môi trường. Để phát sinh tác động thuốc thường phải đi qua một hay nhiều màng tế bào. Vì vậy sự hấp thu thuốc phụ thuộc bản chất của màng tế bào. 6.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HẤP THU THUỐC Tính hòa tan của thuốc Nồng độ thuốc tại nơi hấp thu pH nơi hấp thu Tuần hoàn nơi hấp thu Bề mặt nơi hấp thu. 6.2. CÁC ĐƯỜNG HẤP THU THUỐC 6.2.1. Đường hấp thu qua da 2.1.a) Cấu tạo da Biểu bì (lớp sừng) Bì Hạ bì. 2.1.b) Nguyên tắc vận chuyển thuốc qua da Lớp sừng là hàng rào cản trở thấm qua da của hầu hết các loại thuốc. Hấp thu thuốc qua da phụ thuộc hệ số phân chia D/N của thuốc. Đường thấm qua da có thể gây được tác dụng từ nông đến sâu và cả tác động toàn thân, cụ thể: Tác dụng dùng ngoài da: thuốc mỡ, cao dán. Tác dụng nông, tại chỗ: thuốc sát khuẩn, chống nấm. Tác động tới lớp bě: tinh dầu, salicylat, hormon. Tác động toàn thân: bôi nitroglycerin trên da vùng tim, dán băng dán scopolamin lên da vùng thái dương, băng dán estraderm chứa estradiol. 2.1.c) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc qua da Hydrat hóa lớp sừng Loại tá dược Độ dày của lớp sừng Chà xát, xoa bóp da Tuổi tác 6.2.2. Đường tiêu hóa 2.2.a) Hấp thu qua niêm mạc miệng Gồm có niêm mạc lưỡi, niêm mạc sàn miệng, niêm mạc mặt trong hai má. Từ đó thuốc đổ vào tĩnh mạch cổ phía trong rồi đổ vào hệ đại tuần hoàn mà không bị gan
  5. biến đổi. Do đó các thuốc dễ bị gan hủy hoại sẽ có tác dụng tốt hơn nếu đặt dưới lưỡi như hormon sinh dục, corticosteroid, trinitrin, isoprenalin.. 2.2.b) Hấp thu qua niêm mạc dạ dày Hấp thu qua niêm mạc dạ dày rất hạn chế do hệ thống mao mạch ít phát triển và môi trường pH rất acid. Các acid yếu như salicylat, barbiturat ít phân ly ở dịch vị nên hấp thu được qua dạ dày. Các base yếu như pyramidon, quinin, ephedrin dễ phân ly nên khó hấp thu. 2.2.c) Hấp thu qua niêm mạc ruột non Dễ dàng nhất so với các phần khác của hệ tiêu hóa vì: Hệ thống mao mạch rất phát triển Diện tích hấp thu rất rộng Thời gian lưu ở ruột non lâu Nhu động ruột giúp phân tán thuốc. 2.2.d) Hấp thu qua niêm mạc ruột già (đường trực tràng) Năng lực hấp thu ở ruột già kém hơn ở ruột non rất nhiều. Có một số ưu điểm: Tránh được một phần tác động của gan Liều dùng nhỏ hơn liều cho uống Dùng tiện lợi đối thuốc có mùi khó chịu, bệnh nhân nôn mửa, hôn mê Có tác dụng tại chỗ như trĩ, viêm trực tràng. Ngày nay thường được dùng trong các trường hợp tổng quát (thuốc ngủ, thuốc hạ nhiệt). 6.2.3. Đường hô hấp Các chất được hấp thu qua đường này ở dạng hơi hay dễ bay hơi, chất lỏng dạng khí dung. Sau khi tiếp xúc với niêm mạc bộ máy hô hấp, thuốc đi vào tuần hoàn không bị gan phân hủy. Liều dùng vào khoảng liều tiêm dưới da. 6.2.4. Đường tiêm chích 2.4.a) Đường tiêm dưới da (Sous cutané = SC) Thuốc được hấp thu chậm và đau hơn tiêm bắp vì: Hệ thống mao mạch dưới da ít hơn cơ Ngọn dây thần kinh cảm giác dưới da nhiều hơn cơ. 2.4.b) Đường tiêm bắp (Intramusculaire = IM) Tương tự đường tiêm dưới da nhưng nhanh hơn và ít đau hơn. 2.4.c) Đường tiêm tĩnh mạch (Intraveineux = IV) Thuốc thấm nhập nhanh chóng và toàn vẹn, dùng khi khẩn cấp Liều dùng chính xác và kiểm soát được Tránh dùng các chất gây kích ứng, không dùng các chất dầu hay các chất không tan, tránh dùng các chất gây tiêu huyết hay có hại cho cơ tim. 7. SỰ PHÂN PHỐI THUỐC 7.1. GẮN VỚI PROTEIN HUYẾT TƯƠNG Khi vào máu thuốc thường gắn với protein huyết tương. Các protein thường gắn thuốc gồm có albumin, globulin, 1-glycoprotein acid, lipoprotein. Tính chất của sự gắn thuốc - protein huyết tương: o Không có tính chuyên biệt o Phức hợp thuốc - protein không sinh tác động dược lực (dạng tự do mới có hoạt tính), không bị chuyển hoá và đào thải o Khả năng gắn nhiều hay ít tùy từng loại thuốc 7.2. TÍCH LŨY TẠI CÁC MÔ Tùy loại thuốc có thể tích lũy ở các mô khác nhau:
  6. - Nơi đó sinh tác động dược lực như thuốc mê, thuốc ngủ gắn vào tế bào thần kinh. - Nơi đó không sinh tác động dược lực như digitalin gắn vào hồng cầu. Ý nghĩa của sự tích lũy thuốc tại mô và dịch thể: - Thuốc tích lũy nhiều chỉ cần sử dụng một liều thuốc trong ngày. - Thuốc tích lũy nhiều và phải sử dụng lâu dài nhớ giảm liều. - Các dịch thể chứa ít protein như bạch huyết, dịch não tủy liều sử dụng thấp - Nếu hai thuốc có ái lực trên cùng một nơi của protein huyết tương sẽ có hiện tượng cạnh tranh, chất có ái lực mạnh đẩy chất có ái lực yếu ra khỏi những vị trí đó và có thể gây độc tính. Ví dụ phenylbutazon đẩy tolbutamid ra khỏi protein huyết tương gây chết do hạ đường huyết. - Ở trẻ sơ sinh khả năng gắn thuốc vào protein rất kém. - Trong điều trị liều tấn công của thuốc gắn mạnh vào protein phải cao đủ để bảo hòa vị trí gắn và dạng tự do phải đến liều duy trì thì mới đạt hiệu lực mong muốn. - Khi dự trữ protein huyết tương giảm, dạng tự do của thuốc tăng lên và độc tính tăng theo. Hiện tượng cạnh tranh gắn trên protein huyết tương chỉ có ý nghĩa lâm sàng khi thuốc bị đẩy khỏi protein huyết tương có những tính chất sau: - Thể tích phân phối (Vd) thấp - Có hệ số trị liệu thấp - Thuốc bị đẩy thuộc loại gắn mạnh vào protein huyết tương. Mức độ phân phối thuốc từ máu vào mô phụ thuộc vào: - Mức độ thuốc gắn vào protein huyết tương - Khả năng thuốc khuếch tán vào mô - Sự tưới máu của mô. 7.3. SỰ PHÂN PHỐI THUỐC VÀO NÃO Khi màng não viêm thì tính thấm qua hàng rào máu não tăng. Ở bào thai và trẻ sơ sinh, hàng rào máu não chưa hoàn chỉnh nên cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Nếu thuốc không thấm qua não thì tiêm tủy sống. 7.4. PHÂN PHỐI THUỐC QUA NHAU THAI Mạch máu của phôi thai và mạch máu mẹ được phân cách bởi một số lớp mô, các lớp mô này tập hợp lại thành hàng rào nhau thai. Có đến 90% lượng thuốc vào tuần hoàn bào thai tiếp xúc với nhu mô gan. Nhưng gan bào thai và các cơ quan ngoài gan chưa trưởng thành nên hầu hết thuốc đến bào thai không được chuyển hóa và có khả năng gây độc, đặc biệt vào ba tháng đầu của thai kỳ 8. SỰ BIẾN ĐỔI SINH HỌC CỦA THUỐC 8.1. SỰ BIẾN ĐỔI SINH HỌC TRƯỚC KHI HẤP THU Một số muối kiềm hay kiềm thổ của các acid dễ bay hơi (carbonat) hay các loại acid không tan (benzoat) bị phân hủy bởi HCl trong dịch vị. 8.2. SỰ BIẾN ĐỔI SINH HỌC TRONG MÁU Trong máu có các esterase làm mất hoạt tính các thuốc có nối ester như procain. 8.3. SỰ BIẾN ĐỔI SINH HỌC TRONG MÔ Sự biến đổi xảy ra ở nhiều nơi như thận, phổi, hệ tiêu hóa, cơ, lách nhưng đặc biệt quan trọng ở gan. Người ta chia sự biến đổi ấy thành hai loại: 8.3.1. Các phản ứng không liên hợp 3.1.a) Phản ứng oxid hóa
  7. Hầu hết phản ứng ở pha 1 là phản ứng oxid hóa. Ví dụ: Oxid hóa vòng thơm: phenylbutazon, phenytoin R R OH Oxid hóa dây nhánh: pentobarbital, meprobamat R CH2 CH3 R CH CH3 OH 3.1.b) Phản ứng khử như khử nitro của cloramphenicol. R NO2 R NH2 3.1.c) Phản ứng thủy giải như amidase thủy giải amid của lidocain. R CONH R1 R COOH + R1 NH2 8.3.2. Các phản ứng liên hợp Các chất nội sinh thường kết hợp với thuốc là acid glucuronic, glycin, glutamin, sulfat, glutathion, gốc acetyl và metyl 3.2.a) Liên hợp với acid glucuronic Các thuốc có nhóm NH2, phenol, hydroxyl, carboxyl. Hầu như đây là phản ứng khử độc. Sản phẩm là glucuronid dễ tan trong nước, khó thấm qua màng tế bào, không có hoạt tính dược lực và dễ đào thải ra ngoài. 3.2.b) Liên hợp với glycin Glycin thường liên hợp với acid thơm hay acid có dây nhánh để thành lập các amid. 3.2.c) Liên hợp với glutathion Là phản ứng khử độc nhiều chất độc trong môi trường và các tác nhân gây ung thư hóa học. Chất chuyển hóa của acetaminophen là N-acetylbenzoquinoneimin rất độc đối với gan liên hợp với glutathion để cho acid mercapturic (giải độc bằng N- acetylcystein). 3.2.d) Liên hợp với sulfat Gốc phản ứng là phenol hoặc alcol, ví dụ như terbutalin 3.2.e) Liên hợp với acid acetic (acetyl hóa): drazid  Isoniazid 8.4. KẾT QUẢ Thuốc bị mất tác dụng: morphin, barbiturat, clorpromazin, paracetamol. Thuốc vẫn giữ tác dụng: phenylbutazon, oxyphenylbutazon. Thuốc tăng tác dụng: codein khử metyl thành morphin, prednison  prednisolon. Thông qua chuyển hóa mới có tác dụng như cyclophosphamid aldophophamid, acetanilid  acetaminophen. Thay đổi tác dụng của thuốc: iproniazid (chống trầm cảm)  isoniazid (chống lao). Tăng độc tính của thuốc như isoniazid bị chuyển hóa thành các chất gây độc gan. Tạo các chất trung gian có phản ứng
  8. Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu bằng sự oxid hóa, rồi liên hợp với acid glucuronic và sulfat (95%), glutathion (5%). Khi ngộ độc acetaminophen (10g / ngày), sự glucuronyl và sulfat hóa bão hòa thì sự liên hợp với glutathion trở nên quan trọng. Nếu gan không đủ glutathion thì chất chuyển hóa trung gian có hoạt tính của acetaminophen như N- acetylbenzoquinoneimin sẽ phản ứng với protein của tế bào gây độc cho gan và có thể chết. 8.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỔI SINH HỌC CỦA THUỐC Có nhiều yếu tố sinh lý bệnh và dược lý có thể làm biến đổi sự chuyển hóa của các thuốc về lượng cũng như chất 8.5.1. Các yếu tố di truyền Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thuốc 8.5.2. Tuổi tác Ở trẻ sơ sinh nhiều enzym chưa hoàn chỉnh dẫn đến sự chậm thải trừ nhiều thuốc gây ra hiện tượng tích tụ. Ví dụ: nordiazepam 8.5.3. Sự ức chế enzym Một số thuốc ức chế enzym microsom gan như allopurinol, cloramphenicol, isoniazid, cimetidin, dicoumarol, disulfiram, ketoconazol. Với thuốc nào mất tác dụng do enzym microsom gan, nếu enzym này bị ức chế sẽ làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc. Ví dụ ketoconazol dùng chung terfenadin làm giảm chuyển hóa terfenadin nên tăng nồng độ gây độc tính loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. 8.5.4. Sự cảm ứng enzym microsom gan Như phenobarbital và các barbiturat, phenylbutazon, phenytoin, rifampicin... gây cảm ứng enzym. Ví dụ thuốc ngủ barbiturat dùng chung thuốc chống đông làm giảm tác dụng thuốc này, dùng chung rifampicin với thuốc tránh thai gây giảm tác dụng thuốc tránh thai. 8.5.5. Thời điểm dùng thuốc Giờ sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc 8.5.6. Thức ăn ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc 9. SỰ ĐÀO THẢI THUỐC 9.1. ĐÀO THẢI THUỐC QUA THẬN Đây là đường đào thải chủ yếu của các chất có cực, tan trong nước, phân tử lượng nhỏ (PM< 500), các thuốc bị chuyển hóa chậm. Chủ động thay đổi pH nước tiểu sẽ gây đào thải thuốc theo ý muốn. Nếu ngộ độc chất kiềm yếu (quinidin, amphetamin) nên acid hóa nước tiểu bằng NH 4Cl. Nếu ngộ độc thuốc là acid yếu (phenylbutazon, streptomycin, tetracyclin) nên kiềm hóa nước tiểu bằng NaHCO3 9.2. ĐÀO THẢI THUỐC QUA MẬT Thường là các hợp chất có phân tử lượng cao (PM>500), các thuốc có cực như reserpin, digoxin, các chất liên hợp với acid glucuronic. * Chu kỳ gan ruột: - Một số thuốc có chu kỳ gan ruột như cloramphenicol, morphin, clorpromazin, indomethacin… có thời gian tác động dài. - Chu kỳ gan ruột giúp bảo quản một số chất nội sinh quan trọng như acid mật, vitamin D, acid folic, estrogen…
  9. - Các kháng sinh làm giảm vi khuẩn ở ruột nên làm giảm các men như - glucuronidase nên làm giảm chu kỳ gan ruột 4.3. ĐÀO THẢI THUỐC QUA PHỔI Đường đào thải này chỉ quan trọng đối với các chất hơi hay dễ bay hơi như etanol, eter, cloroform, tinh dầu thực vật (eucalyptol, mentol) 4.4. ĐÀO THẢI THUỐC QUA SỮA MẸ Có khoảng 1% lượng thuốc mẹ dùng trong ngày được đào thải qua sữa mẹ. Sự đào thải này phụ thuộc vào các yếu tố của thuốc, người mẹ và đứa bé. 4.5. CÁC ĐƯỜNG ĐÀO THẢI KHÁC Qua da, lông, tóc như thạch tín. Qua niêm mạc mắt, mũi như iodur. Qua mồ hôi như iodur, bromur, quinin. Qua nước bọt như iodur, penicillin, tetracyclin. 4.6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC ĐƯỜNG THẢI TRỪ THUỐC Làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Tránh tai biến do dùng thuốc. Góp phần tăng tốc độ thải trừ chất độc trong cấp cứu ngộ độc thuốc. LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 5 1. Kể 2 thuốc ức chế enzym microsom gan (A) và (B) 2. Kể 2 thuốc cảm ứng emzym microsom gan (A) và (B) 3. Chủ động thay đổi pH nước tiểu sẽ gây tác động (A) 4. Ethanol được đào thải chủ yếu qua đường (A) 5. Các kháng sinh làm giảm vi khuẩn ở ruột nên giảm các men như glucuronidase nên gây tác động (A) Phân biệt đúng, sai các câu hỏi từ 6 đến 10 (Chọn A đúng, B sai) 6. Khi màng não viêm thì tính thấm qua hàng rào máu não tăng 7. Trong máu có các esterase làm tăng hoạt tính các thuốc có nối ester như procain 8. Sự biến đổi sinh học trong mô xảy ra ở nhiều nơi nhưng đặc biệt quan trọng ở lách. 9. Dùng chung rifampicin với thuốc tránh thai gây giảm tác dụng rifampicin 10. Khi ngộ độc quinidin nên kiềm hóa nước tiểu bằng NaHCO 3 để tăng đào thải quinidin Chọn câu trả lời đúng nhất từ câu 11 đến câu 15 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng A. Lớp sừng là hàng rào cản trở thấm qua da của hầu hết các loại thuốc B. Hấp thu thuốc qua da phụ thuốc hệ số phân chia D/N của thuốc C. Hấp thu thuốc qua da không bao giờ gây tác động toàn thân D. Khi bôi ngoài da thuốc sát khuẩn, chống nấm có tác động đến lớp bì E. C và D đúng 12. Đặc điểm của hấp thu qua niêm mạc dạ dày: A. Rất hạn chế do hệ thống mao mạch ít phát triển B. Rất hạn chế do pH rất acid C. Các base yếu như pyramidon, quinin, ephedrin khó phân ly nên dễ hấp thu
  10. D. Các acid yếu như salicylat, barbiturat dễ phân ly ở dịch vị nên khó hấp thu E. A và B đúng 13. Hấp thu qua niêm mạc ruột non A. Hệ thống mao mạch rất phát triển B. Diện tích hấp thu rất rộng C. Thời gian lưu ở ruột non lâu D. Nhu động ruột giúp phân tán thuốc E. Tất cả đều đúng 14. Protein thường gắn với thuốc nhất là A. Albumin B. Globulin C. 1-glycoprotein acid D. lipoprotein E. Một loại protein khác 15. Hiện tượng cạnh tranh gắn trên protein huyết tương chỉ có ý nghĩa lâm sàng khi thuốc bị đẩy khỏi protein huyết tương có những tính chất sau: A. Thể tích phân phối cao B. Có hệ số trị liệu thấp C. Thuốc bị đẩy thuộc loại gắn mạnh vào protein huyết tương D. A và C đúng E. B và C đúng Chọn câu trả lời tương ứng chéo từ câu 16 đến câu 20 Biến đổi sinh học của thuốc Thuốc 16. Oxit hóa vòng thơm A. Lidocain 17. Oxit hóa dây nhánh B. Phenytoin 18. Phản ứng khử nitro C. Hydrazid 19. Phản ứng thủy giải D. Chloramphenicol 20. Phản ứng acetyl hóa E. Meprobamat
  11. BÀI 3 CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC MỤC TIÊU HỌC TẬP Kể được các cách tác dụng của thuốc. Vận dụng được các cách tác dụng của thuốc để sử dụng, phối hợp thuốc hợp lý, an toàn. NỘI DUNG 1. TÁC DỤNG CHÍNH VÀ TÁC DỤNG PHỤ Tác dụng chính là tác dụng đáp ứng được mục đích điều trị. Tác dụng phụ là tác dụng không phục vụ cho mục đích điều trị. Ví dụ quinin trị sốt rét nhưng lại gây ù tai, hoa mắt. 2.TÁC DỤNG TẠI CHỖ VÀ TÁC DỤNG TOÀN THÂN Tác dụng tại chỗ là tác dụng chỉ khu trú tại một bộ phận hoặc một cơ quan nào đó tiếp xúc với thuốc. Ví dụ tiêm novocain để gây tê. Tác dụng toàn thân là tác dụng được phát huy sau khi thuốc được hấp thu vào máu và lan ra toàn thân như uống dung dịch digitalin 0,1% chữa suy tim. 3.TÁC DỤNG HỒI PHỤC VÀ TÁC DỤNG KHÔNG HỒI PHỤC Tác dụng hồi phục là những tác dụng của thuốc sau khi chuyển hóa, thải trừ sẽ trả lại trạng thái sinh lý bình thường cho cơ thể như tiêm thuốc tê novocain 3% / 2ml chỉ có tác dụng ức chế tạm thời các dây thần kinh. Tác dụng không hồi phục là những tác dụng để lại những trạng thái hoặc những di chứng bất thường cho cơ thể sau khi thuốc đã được chuyển hóa, thải trừ như khi dùng tetracyclin gây hỏng men răng ở trẻ. 4.TÁC DỤNG CHỌN LỌC VÀ TÁC DỤNG ĐẶC HIỆU Tác dụng chọn lọc là tác dụng chủ yếu xuất hiện sớm nhất và mạnh nhất trên một cơ quan nhất định trong cơ thể như morphin có tác dụng chọn lọc trên trung tâm đau. Tác dụng đặc hiệu là tác dụng mạnh nhất đối với một nguyên nhân gây bệnh như quinin có tác dụng đặc hiệu đối với ký sinh trùng sốt rét. 5.TÁC DỤNG HIỆP ĐỒNG VÀ TÁC DỤNG ĐỐI LẬP Khi phối hợp hai thuốc A và B hoặc nhiều thuốc với nhau trong điều trị thì các thuốc này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ, cường độ, thời gian tác dụng và có thể xảy ra: Tác dụng đối lập: Làm giảm tác dụng lẫn nhau. S A+ B Ví dụ phối hợp sulfamethoxazol và trimethoprim Tác dụng hiệp đồng cộng: không ảnh hưởng tác dụng lẫn nhau nhưng có cùng hướng tác dụng. S =A+ B Ví dụ phối hợp rimifon và streptomycin trong điều trị lao. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp:
  12. Quinin và cloroquin có tác động hiệp đồng trực tiếp vì cùng gắn vào ADN của ký sinh trùng sốt rét. Atropin và adrenalin có tác dụng hiệp đồng gián tiếp vì cùng gây giãn đồng tử nhưng atropin làm liệt cơ vòng, còn adrenalin làm co cơ thẳng. 6.TÁC DỤNG ĐẢO NGƯỢC Tác dụng đảo ngược là những tác dụng đối lập của một số thuốc khi sử dụng với liều lượng khác nhau. Ví dụ terpin hydrat có tác dụng long đàm, lợi tiểu khi uống với liều nhỏ hơn 0,6g. Nếu uống với liều lớn hơn 0,6g sẽ gây hiện tượng khó long đàm, bí tiểu tiện. LƯỢNG GIÁ Chọn câu trả lời tương ứng chéo từ câu 1 đến câu 5 1 Quinin gây ù tai, hoa mắt A. Tác dụng chọn lọc . 2 Tiêm Novocain để gây tê B. Tác dụng hiệp đồng . 3 Morphin có tác dụng trên trung tâm đau C. Tác dụng tại chỗ . 4 Quinin có tác dụng đối với kí sinh trùng sốt rét D. Tác dụng phụ . 5 Phối hợp Rimifon và Streptomycin trong điều trị lao E. Tác dụng đặc hiệu .
  13. BÀI 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC DỤNG CỦA THUỐC MỤC TIÊU HỌC TẬP Kể được các nhân tố ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Phân biệt sự dung nạp và sự không dung nạp thuốc. NỘI DUNG 1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC 1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC 1.1.1. Thay đổi cấu trúc làm thay đổi dược lực học của thuốc Một sự thay đổi nhỏ về cấu trúc hoá học cũng có thể gây ra những thay đổi lớn về tác dụng. Ví dụ isoniazid (thuốc chống lao) và iproniazid (thuốc chống trầm cảm) Isoniazid Iproniazid 1.1.2. Thay đổi cấu trúc làm thay đổi dược động học của thuốc Khi cấu trúc thuốc thay đổi, làm tính chất lư hoá của thuốc thay đổi, ảnh hýởng đến sự hoŕ tan của thuốc trong nýớc hoặc trong lipid, ảnh hýởng đến sự gắn thuốc vŕo protein, độ ion hoá của thuốc vŕ tính vững bền của thuốc. Ví dụ : estradiol thięn nhięn không uống đýợc vì bị chuyển hoá mạnh ở gan, dẫn xuất ethinyl estradiol rất ít bị chuyển hoá nên uống được. 1.1.3. Dạng thuốc 1.3.a) Trạng thái của dược chất Độ tán nhỏ: Thuốc càng mịn, diện tiếp xúc càng tăng, hấp thu thuốc càng nhanh Dạng vô định hình và dạng tinh thể: Thuốc rắn ở dạng vô định hình dễ tan, dễ hấp thu. 1.3.b) Tá dược 1.3.c) Kỹ thuật bào chế và dạng thuốc Liều lượng thuốc đưa vào cơ thể ảnh hưởng đến cường độ tác dụng, kiểu tác dụng của thuốc. 1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH 1.2.1. Đặc điểm về tuổi 2.1.a) Trẻ em Hệ thống chuyển hóa thuốc chưa hoàn chỉnh Sự gắn vào protein huyết tương kém Hàng rào máu não chưa hoàn chỉnh Hệ thống đào thải thuốc qua thận cũng chưa hoàn chỉnh. Một số tác giả đã đưa các công thức để tính liều lượng cho trẻ em: * Công thức của Young: dùng cho trẻ từ 2- 12 tuổi * Công thức của Cowling: dùng cho trẻ từ 2- 12 tuổi * Công thức của Fried: dùng cho nhũ nhi
  14. * Công thức của Clark * Tuy nhiên tính liều theo diện tích cơ thể (BSA) thì tốt hơn, dùng công thức: (BSA: m2) 2.1.b) Người cao tuổi Các hệ enzym đều kém hoạt động vì đã lão hoá Các tế bào ít giữ nước nên không chịu được thuốc gây mất nước Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh (cao huyết áp, xơ vữa mạch, thấp khớp, tiểu đường…) nên phải dùng nhiều thuốc một lúc, cần chú ý tương tác thuốc khi kê đơn. 1.2.2. Đặc điểm về giới Với giới nữ, cần chú ý 3 thời kỳ: Thời kỳ có kinh nguyệt Thời kỳ có thai Thời kỳ cho con bú 1.3. Thức ăn - Nói chung thuốc hấp thu ở đường tiêu hóa tốt nhất vào lúc đói. - Một số trường hợp thức ăn làm tăng hấp thu thuốc Ví dụ : Hypothiazid , vitamin B6 ,… - Một số thuốc bị giảm tác dụng hoặc giảm hấp thu do thức ăn Ví dụ : Ampicillin , Amoxicillin. - Một số thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn Ví dụ : Glucocorticoid. - Chế độ ăn thiếu lipid, protein sẽ làm chậm chuyển hóa một số thuốc ở gan. 1.4. Thời điểm dùng thuốc Hiệu quả của một số thuốc sẽ khác nhau khi dùng ở các thời điểm khác nhau Ví dụ : - Penicilin G tiêm vào buổi tối sẽ đạt nồng độ trong máu cao hơn và tác dụng kéo dài hơn khi tiêm vào ban ngày. - Indomethacin uống lúc 7 - 11 giờ sẽ hấp thu nhanh hơn khi uống lúc 17 – 23 giờ,… 2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC 2.1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADVERSE DRUG REACTIONS- ADR ) Một phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc hại, không định được trước và xuất hiện ở liều lượng thường dùng cho người. 2.2. PHẢN ỨNG DỊ ỨNG Dị ứng thuốc cũng là một ADR Do thuốc là một protein lạ, là đa peptid, polysaccharid có phân tử lượng cao, mang tính kháng nguyên. Tuy nhiên, những thuốc có phân tử lượng thấp hoặc chính sản phẩm chuyển hoá của nó cũng có thể gây dị ứng. Các phản ứng dị ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng và thường có dị ứng chéo. 2.3. TAI BIẾN THUỐC DO RỐI LOẠN DI TRUYỀN
  15. Thường do thiếu enzym bẩm sinh, mang tính di truyền trong gia đình hay chủng tộc. Ví dụ thiếu men G6PD hoặc glutathion reductase dễ bị thiếu máu tan máu khi dùng primaquin, quinin, sulfamid … 2.4. QUEN THUỐC Quen thuốc là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn so với người bình thường dùng cùng liều. Liều điều trị trở thành không có tác dụng, đòi hỏi ngày càng phải tăng liều cao hơn. 2.4.1. Quen thuốc nhanh Thực nghiệm dùng những liều ephedrin bằng nhau, tiêm tĩnh mạch cách nhau từng 15 phút, sau 4- 6 lần, tác dụng gây tăng huyết áp giảm dần rồi mất hẳn. Một số thuốc khác cũng có hiện tượng quen thuốc nhanh như amphetamin, isoprenalin, adrenalin, histamin… 2.4.2. Quen thuốc chậm Sau một thời gian dùng thuốc liên tục, tác dụng của thuốc giảm dần, đòi hỏi phải tăng liều hoặc đổi thuốc khác. Để tránh hiện tượng quen thuốc, trong lâm sàng thường dùng thuốc ngắt quãng hoặc luân phiên thay đổi các nhóm thuốc. 2.5. NGHIỆN THUỐC Nghiện thuốc là một trạng thái đặc biệt làm cho người nghiện phụ thuộc cả về tâm lý và thể chất vào thuốc với các đặc điểm sau: Thèm thuồng mãnh liệt nên xoay sở mọi cách để có thuốc dùng Có khuynh hướng tăng liều Thuốc làm thay đổi tâm lý và thể chất Khi cai thuốc sẽ bị thuốc “vật” hay lên cơn “đói thuốc” Các phương pháp cai nghiện cần được phối hợp với nhiều phương pháp khác như cách ly, lao động, tâm lý liệu pháp….Hiện nay không có phương pháp cai nghiện nào có hiệu qua chắc chắn nếu không có ý chí của người nghiện. Vì vậy, nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội phải được loại trừ. LƯỢNG GIÁ Phân biệt đúng, sai các câu hỏi từ 1 đến 3 (Chọn A đúng, B sai) 1. Quen thuốc là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn so với người bình thường 16. Các phản ứng dị ứng thuốc không bao giờ có dị ứng chéo 17. Atropin và adrenalin có tác dụng hiệp đồng trực tiếp Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 4 đến 5 18. Nguyên nhân của phản ứng dị ứng thuốc: A. Do thuốc là một protein lạ, mang tính kháng nguyên B. Những thuốc có phân tử lượng thấp hoặc chính sản phẩm chuyển hóa của nó cũng có thể gây dị ứng thuốc C. Do quá liều sử dụng D. Do quá số lần dùng thuốc E. A và B đúng 10.Khi dùng primaquin, quinin, sulfamid,..dễ bị thiếu máu tan huyết do: A. Thiếu men G6PD B. Thiếu men glutathion reductase C. Thiếu enzym bẩm sinh D. Do phản ứng dị ứng E. A, B, C đúng
  16. BÀI 5 THUỐC MÊ VÀ THUỐC TIỀN MÊ MỤC TIÊU HỌC TẬP Trình bày được đặc điểm, tiêu chuẩn, phân loại, các tai biến khi dùng thuốc mê và vai trò của thuốc tiền mê. Kể được tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và bảo quản các thuốc mê thông dụng. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG A. ĐỊNH NGHĨA Thuốc mê là thuốc ức Pchế có hồi phục hệ thần kinh trung ương khi dùng ở liều điều trị. Thuốc mê có tác dụng làm mất ý thức cảm giác và phản xạ mà không làm xáo trộn các chức năng hô hấp và tuần hoàn. Thuốc mê ức chế thần kinh trung ương theo thứ tự: vỏ não  dưới vỏ não  tủy sống làm mất ý thức, ức chế thần kinh vận động, nếu ngừng đưa thuốc thì tác dụng ức chế sẽ hết, các chức năng được hồi phục, bệnh nhân sẽ tỉnh dần, nếu tiếp tục đưa thêm thuốc mê vào cơ thể sẽ gây liệt hành tủy dẫn đến tử vong. B. ĐẶC ĐIỂM TÁC DỤNG CỦA THUỐC MÊ Khi thuốc mê được hấp thụ vào máu sẽ lần lượt biểu hiện tác dụng bằng các dấu hiệu như an thần, suy giảm ý thức, giãn cơ vận động, mất dần phản xạ, vô cảm tạm thời. Thời gian gây mê thay đổi phụ thuộc vào hai yếu tố: mức độ nhạy cảm của neuron thần kinh với thuốc mê và liều lượng. Nếu dùng thuốc quá liều thì trung tâm hô hấp và tuần hoàn bị ức chế có thể dẫn đến tử vong. C. TIÊU CHUẨN THUỐC MÊ LÝ TƯỞNG - Khởi mê nhanh, hồi phục nhanh - Dễ chỉnh liều - Có tác dụng giãn cơ vận động - Không ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp - Không độc, không gây tác dụng phụ - Không gây cháy nổ, giá thành hạ Trên thực tế không có loại thuốc mê nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên. * Do vậy để hạn chế nhược điểm của các thuốc mê người ta thường sử dụng phối hợp các thuốc mê hay thuốc tiền mê trong phẫu thuật. D. PHÂN LOẠI THUỐC MÊ Căn cứ đường đưa thuốc vào cơ thể mà thuốc mê được chia thành hai loại: 1.D.1. Thuốc mê dùng đường hô hấp * Đặc điểm - Thường ở thể lỏng dễ bay hơi hoặc thể khí - Đưa vào cơ thể qua đường hô hấp - Hấp thu nhanh, dễ sử dụng, dễ chỉnh liều - Đào thải qua phổi, nên khi tai biến xảy ra dễ loại trừ * Một số thuốc mê đường hô hấp Ether etylic, halothan, enfluran, nitrogen protoxide
  17. 1.D.2. Thuốc mê dùng đường chích * Đặc điểm - Thể rắn tan trong nước - Đưa vào cơ thể bằng đường tiêm chích thường là tĩnh mạch - Tác dụng gây mê nhanh, thời gian gây mê ngắn - Ít có tác dụng giảm đau và giãn cơ - gây ngừng hô hấp và khó chỉnh liều lượng thuốc * Một số thuốc mê đường chích Thiopental, ketamin, fentanyl, etomidat, propofol E. TAI BIẾN KHI DÙNG THUỐC MÊ Khi sử dụng thuốc mê có thể gặp các tai biến tức thời hay chậm trễ trên hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, gan, thận. - Trên hô hấp: co thắt thanh quản, tăng tiết dịch đường hô hấp, ngất do ngừng hô hấp phản xạ (ether) - Trên tim mạch: ngất do ngừng tim phản xạ, rung tâm thất còn gọi là ngất adrenalin – cloroform (halothan), hạ huyết áp, sốc. - Trên tiêu hóa: ói mửa làm nghẽn đường hô hấp. - Tổn thương gan (halothan), tổn thương thận (methoxyfluran). F. THUỐC TIỀN MÊ 1.F.1. Mục đích Thuốc tiền mê thuốc được dùng trước khi gây mê nhằm mục đích: - Làm dịu và giảm sự lo lắng của bệnh nhân. - Phòng ngừa các tai biến của thuốc mê. - Tăng tác dụng của thuốc mê, giảm liều các thuốc gây mê, giảm tác dụng phụ. 1.F.2. Các thuốc tiền mê thường dùng - Thuốc an thần: diazepam, midazolam, droperidol - Thuốc liệt đối giao cảm: atropin, scopolamine - Thuốc giảm đau: morphin, fentanyl - Thuốc giãn cơ: succinylcholin 2. CÁC THUỐC MÊ THÔNG DỤNG A. THUỐC MÊ ĐƯỜNG HÔ HẤP 2.A.1. ETHER ETHYLIC Diethyl ether, Ether mê. A.1.a) Tính chất Chất lỏng, trong suốt, linh động, không màu, mùi đặc trưng, vị ngọt nóng, bay hơi nhanh, dễ bắt lửa. Hỗn hợp hơi với không khí dễ nổ khi ma sát. Bị oxy hóa dưới tác dụng của ánh sáng, không khí ẩm tạo peroxyd C 2H5OOC2H5 . Ether tan trong 12 phần nước, tan trong ethanol, benzen, cloroform, các dầu béo và tinh dầu. Ether là dung môi hòa tan được nhiều chất như tinh dầu, chất béo, hắc ín. Tỷ trọng d 25°C = 0,713 – 0,716 Nhiệt độ sôi = 34°C – 35°C A.1.b) Tác dụng Tác dụng gây mê tương đối chậm, tác dụng hồi phục kéo dài. Dùng ether gây mê có ưu điểm là giới hạn an toàn rộng, ít ảnh hưởng đến tim nhưng có nhược điểm dễ cháy nổ, nồng độ gây cháy nổ tương đương với nồng độ gây mê nên việc sử dụng ether bị hạn chế A.1.c) Tác dụng phụ - Tăng tiết dịch hô hấp, khó thở.
  18. - Buồn nôn, ói mửa, giảm nhu động ruột thời kỳ hậu phẫu. A.1.d) Chỉ định Dùng để gây mê cho phẫu thuật nhỏ hay nắn xương gãy thường phối hợp với thiopental Na, N2O. A.1.e) Chống chỉ định - Phẫu thuật trên 90 phút . - Dùng dao điện để mổ. A.1.f) Cách dùng – Liều dùng - Dạng dùng: chất lỏng đóng chai 100ml – 150ml. - Cách dùng – liều dùng: mỗi lần gây mê dùng 60 – 150ml, nếu dùng phối hợp với các thuốc mê khác thì lượng ether có thể giảm từ 1/3 – 1/2 A.1.g) Bảo quản Thuốc độc B, ở nhiệt độ mát ( 15°C ), tránh ánh sáng, theo dõi hạn dùng 2.A.2. HALOTHAN Fluothan, Narcotan A.2.a) Tính chất Chất lỏng, bay hơi, không màu, mùi cloroform, vị ngọt để lại cảm giác nóng, không cháy, không nổ. Ít tan trong nước, tan trong ethanol, ether. cloroform, ra ánh sáng bị biến chất dần thành các acid bay hơi. A.2.b) Tác dụng Tác dụng gây mê mạnh hơn ether (khoảng 4 lần), tác dụng giảm đau và an thần kém. So với thuốc mê khác halothan có ưu điểm không gây cháy nổ, không gây kích ứng, tác dụng êm dịu và tỉnh nhanh (< 1 giờ). A.2.c) Tác dụng phụ - Loạn nhịp tim thoáng qua, hạ huyết áp. - Viêm gan hoại tử thường gặp ở người lớn tuổi hay sử dụng lặp lại. - Giãn tử cung. - Giảm oxygen huyết, suy hô hấp. A.2.d) Chỉ định Gây mê trong phẫu thuật, cần phối hợp với thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Nên phối hợp với thuốc tiền mê như atropin. A.2.e) Chống chỉ định - Gây mê trong sản khoa ( cần thiết giảm liều ). - Tiền sử sốt hay vàng da không rõ nguyên nhân. - Suy tim, gan, thận. - Hạ huyết áp. - Lập lại halothan dưới 3 tháng . A.2.f) Cách dùng – Liều dùng - Dạng dùng: Chất lỏng đóng lọ 125 – 250 ml. - Cách dùng – liều dùng 3. Khởi mê: Người lớn : dùng hỗn hợp với N2O và Oxy, nồng độ 2 – 3% Trẻ em : dùng hỗn hợp với N2O và Oxy, nồng độ 1,5 – 2% 4. Duy trì mê cho người lớn và trẻ em liều 0,5 – 1%. A.1.a) Bảo quản Thuốc độc bảng B, bảo quảnở nhiệt độ ≤ 25°C và tránh ánh sang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2