intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Mài phẳng, mài tròn (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Mài phẳng, mài tròn (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được nguyên lý, công dụng, tính chất của công nghệ mài phẳng, mài tròn; phân tích được các yếu tố cắt khi mài phẳng, mài tròn; nắm được cấu tạo của đá mài, phương pháp chọn vật liệu đá mài phù hợp với vật liệu gia công; giải thích được yêu cầu cân bằng đá mài, phương pháp cân bằng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Mài phẳng, mài tròn (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH Mô đun 19: MÀI PHẲNG, MÀI TRÒN NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này là giáo trình nội bộ của trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo tại trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh đều bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề cắt gọt kim loại là một trong những nghề rất cần thiết trong sự phát triển nền công nghiệp hiện nay, đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo máy. Với tầm quan trọng đó việc xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo rất quan trọng và cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo hiện nay. Trong đó mỗi môn học/Mô đun được xây dựng một phần kiến thức, kỹ năng cần thiết của nghề. Mô đun mài phẳng, mài tròn là một mô đun rất quan trọng đảm bảo đào tạo đầy đủ kiến thức và kỹ năng gia công các chi tiết yêu cầu độ chính xác cao mà các phương pháp Tiện, Phay, Bào không đạt được. Cấu trúc chương trình và giáo trình rất thuận lợi cho người học có thể xác định được kiến thức, kỹ năng cần thiết của mô đun. Người học có thể vận dụng được trong khi học tập và thực tế làm việc thông qua giáo trình này với nội dung như: Lý thuyết cơ bản để thực hiện các kỹ năng cần thiết; Quy trình thực hiện các kỹ năng để thực hiện sản phẩm thực tế; Thực hành các kỹ năng cơ bản trên sản phẩm thực tế. Người học có thể tự nghiên cứu về lý thuyết hướng dẫn để thực hiện các kỹ năng, hướng dẫn về kiểm tra, hướng dẫn đánh giá, hướng dẫn quy trình thực hiện kỹ năng và thực hành các sản phẩm tương tự thực tế có hướng dẫn hoặc độc lập thực hiện sản phẩm có khả tự kiểm tra đánh giá sản phẩm thông qua giáo trình. Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có tính liên thông cho 3 cấp đảm bảo kỹ năng thực hành với các mục tiêu sau: Tính quy trình trong công nghiệp Năng lực người học và tư duy về mô đun đào tạo ứng dụng trong thực tiễn. Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo. Trong quá trình biên soạn giáo trình khoa đã tham khảo ý kiến từ doanh nghiệp, giáo trình của các trường Đại học, học viện,... Nhóm biên soạn đã cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất, nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1- Chủ biên : Trần Đức Thuấn 2- Hỗ trợ chuyên môn: Bộ môn CGKL
  4. 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 I. Vị trí, tính chất của mô-đun: 5 II. Mục tiêu mô-đun: 5 Bài 1: Thực hiện công tác an toàn khi mài phẳng, mài tròn 8 1.1 Lý thuyết an toàn khi mài phẳng, mài tròn 8 1.1.1 Nội quy và những quy định khi thực tập tại xưởng MCC 8 1.1.2. Nguyên tắc an toàn khi mài phẳng, mài tròn 8 1.1.3. Các sự cố, tai nạn thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. 9 1.2. Trình tự thực hiện an toàn khi mài 11 1.3. Thực hành an toàn khi mài 11 Bài 2: Thử và cân bằng đá mài 13 2.1. Lý thuyết thử và cân bằng đá mài 13 2.1.1. Cấu tạo, công dụng và phân loại đá mài 13 2.1.2. Thử nghiệm đá mài 16 2.1.3. Cân bằng đá mài : 30 2.2 Trình tự thực hiện 32 2.3 Thực hành Cân bằng đá mài 33 Bài 3: Vận hành máy mài phẳng, mài tròn 35 3.1. Lý thuyết vận hành máy mài phẳng 35 3.2. Trình tự thực hiện 37 3.3. Lý thuyết vận hành máy mài tròn 38 3.3.1. Lắp đá mài: 38 3.3.2. Rà, sửa đá: 39 3.1.3. Chăm sóc và bảo dưỡng máy mài tròn 40 3.4. Trình tự thực hiện vận hành máy mài tròn 40 3.5. Thực hành 41 Bài 4: Mài mặt phẳng trên máy mài phẳng 42 4.1. Lý thuyết mài mặt phẳng trên máy mài phẳng 42 4.1.1. Phương pháp mài mặt phẳng 42
  5. 4 4.1.2. Mài mặt phẳng ngang 43 4.1.3. Mài các mặt phẳng song song vuông góc 43 4.1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 43 4.1.5. Kiểm tra sản phẩm 44 4.2. Trình tự thực hiện 44 4.3. Thực hành: 48 Bài 5: Mài tròn trên máy mài tròn 50 5.1. Lý thuyết Mài tròn trên máy mài tròn 50 5.1.1. Các phương pháp mài tròn. 50 5.1.2. Yêu cầu kỹ thuật khi gia công mài trụ tròn trên máy mài tròn vạn năng 55 5.1.3. Phương pháp gia công 55 5.1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. 58 5.2. Trình tự thực hiện: 58 5.3. Thực hành: 59
  6. 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN Tên mô đun: MÀI PHẲNG, MÀI TRÒN Mã số của mô-đun: MĐ 19 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30; Thực hành: 58; KT: 2) I. Vị trí, tính chất của mô-đun: - Vị trí: + Mô-đun mài mặt phẳng, mài tròn được bố trí sau khi sinh viên đã học các mô-đun: Mài trụ ngoài; Gia công mặt trụ trong; Mài bào mặt phẳng, mặt bậc, rãnh và trước khi thực hiện mô đun thực tập sản xuất 1. - Tính chất: + Mô-đun mài mặt phẳng, mài tròn là mô-đun trang bị cho sinh viên kỹ năng gia công tinh nhẵn bề mặt. II. Mục tiêu mô-đun: - Kiến thức: + Trình bày được nguyên lý, công dụng, tính chất của công nghệ mài phẳng, mài tròn; + Phân tích được các yếu tố cắt khi mài phẳng, mài tròn; + Trình bày được cấu tạo của đá mài, phương pháp chọn vật liệu đá mài phù hợp với vật liệu gia công; + Giải thích được yêu cầu cân bằng đá mài, phương pháp cân bằng. - Kỹ năng: + Lắp được đá mài lên máy đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật; + Xác định được các yêu cầu kỹ thuật khi mài mặt phẳng; + Rà gá được phôi đạt yêu cầu và an toàn khi gia công; + Vận hành thành thạo máy mài phẳng, mài tròn; + Mài mặt phẳng đúng quy trình, đúng kỹ thuật, đạt độ chính xác theo yêu cầu và đúng thời gian quy định; + Mài được chi tiết trụ ngoài đúng quy trình, đúng kỹ thuật, đạt độ chính xác theo yêu cầu và đúng thời gian quy định; + Phát hiện được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng; + Đánh giá được kết quả sản phẩm làm được và rút ra những bài học kinh nghiệm sau khi học xong mô-đun này; + Thể hiện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong công việc. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; + Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
  7. 6 + Đánh giá chất lượng sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun T K TT TS LT H T Bài 1. Thực hiện công tác an toàn trong mài phẳng, mài tròn 1.1 Lý thuyết an toàn khi mài phẳng, mài tròn 1.1.1 Nội quy và những quy định khi thực tập tại xưởng MCC 1 3 3 1.1.2. Nguyên tắc an toàn khi mài phẳng, mài tròn 1.1.3. Các sự cố, tai nạn thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 1.2. Trình tự thực hiện an toàn khi mài 1.3. Thực hành an toàn khi mài Bài 2: Thử và cân bằng đá mài 2.1. Lý thuyết thử và cân bằng đá mài 2.1.1. Cấu tạo, công dụng và phân loại đá mài 2 2.1.2. Thử nghiệm đá mài 18 3 15 2.1.3. Cân bằng đá mài 2.2 Trình tự thực hiện 2.3 Thực hành Cân bằng đá mài Bài 3: Vận hành máy mài phẳng, mài tròn 3.1. Lý thuyết vận hành máy mài phẳng 3.2. Trình tự thực hiện 3 18 6 12 3.3. Vận hành máy mài tròn 3.4. Trình tự thực hiện vận hành máy mài tròn 3.5. Thực hành Bài 4: Mài mặt phẳng trên máy mài phẳng 4.1. Lý thuyết mài mặt phẳng trên máy mài phẳng 4.1.1. Phương pháp mài mặt phẳng 4.1.2. Mài mặt phẳng ngang 4.1.3. Mài các mặt phẳng song song vuông góc 4 27 9 17 1 4.1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 4.1.5. Kiểm tra sản phẩm 4.2. Trình tự thực hiện 4.3. Thực hành Bài 5: Mài tròn trên máy mài tròn vạn năng. 5.1. Lý thuyết Mài tròn trên máy mài tròn 5.1.1. Các phương pháp mài tròn 5 24 9 14 1 5.1.2. Yêu cầu kỹ thuật khi gia công mài trụ tròn trên máy mài tròn vạn năng 5.1.3. Phương pháp gia công
  8. 7 Thời gian Số Tên các bài trong mô đun T K TT TS LT H T 5.1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 5.2. Trình tự thực hiện 5.3. Thực hành Cộng 90 30 58 2 2. Nội dung chi tiết:
  9. 8 Bài 1: Thực hiện công tác an toàn khi mài phẳng, mài tròn Mã bài : MĐ 19-01 Thời gian: 3 giờ (lý thuyết: 2; thực hành: 0; tự học: 1; kiểm tra 0) Giới thiệu Nội dung bài học trình bày được các nguyên tắc an toàn giác, các sự cố, tai nạn thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi mài ren tam giác. Mục tiêu: - Trình bày được các nguyên tắc an toàn khi mài phẳng, mài tròn. - Trình bày được các sự cố, tai nạn thường xảy ra, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung: 1.1 Lý thuyết an toàn khi mài phẳng, mài tròn 1.1.1 Nội quy và những quy định khi thực tập tại xưởng MCC - Trước khi vào xưởng: đúng giờ, xếp hàng, đồng phục thực tập xưởng: áo, bảng tên, giày, sổ thực tập, viết. hướng dẫn do giáo viên thực tập phụ trách. - Trong thực tập đảm bảo có mặt thực tập như lúc trong phòng học, không được tự ý bỏ ra ngoài xưởng, cũng như đem vật tư , dụng cụ ra khỏi xưởng. - Không được sử dụng hoặc quay các tay quay máy móc nếu không được sự cho phép của giáo viên. - Trong quá trình thực tập phải thực hiện tốt vị trí, không được đùa giỡn. - Sau khi thực tập phải vệ sinh máy móc, nhà xưởng sạch sẽ, tắt hết tất cả các cầu dao điện , nhận xét đánh giá ca thực tập, điểm danh và ra về. 1.1.2. Nguyên tắc an toàn khi mài phẳng, mài tròn 1.1.2.1. Trước khi mài phẳng, mài tròn - Phải có đầy đủ bảo hộ lao động. - Kiểm tra nơi làm việc phải có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý; bố trí phôi liệu, dụng cụ để thao tác được thuận mài, an toàn theo các quy tắc sau: + Những vật cầm ở tay phải đặt ở bên phải. + Những vật cầm ở tay trái đặt ở bên trái. + Những vật thường dùng đặt ở gần. + Những vật ít dùng đặt ở xa. + Dụng cụ đo và kiểm tra đặt trong hộp hoặc trên giá. - Kiểm tra máy: phải xem xét các bộ phận bao che bánh răng, đai truyền, bộ bánh răng thay thế, dây tiếp đất, đèn chiếu sáng cục bộ (bảo đảm ánh sáng không làm
  10. 9 chói mắt), kiểm tra máy chạy không tải, kiểm tra công tắc đóng mở máy, bộ phận điều khiển phanh hãm, hệ thống bôi trơn làm nguội,… Hình 1. 1 Các phương mài bảo hộ cho mắt. 1.1.2.2. Trong quá trình mài - Nếu phôi và chi tiết gia công có khối lượng hơn 20kg, khi gá lắp trên máy phải dùng palăng, cẩu. Chỉ dỡ những thiết bị nâng cẩu ra khi vật đã được gá kẹp vững chắc. Kẹp thật chắc vật gia công trên máy (trong mâm cặp, mũi tâm hoặc trên trục gá). - Dụng cụ phải gá đúng vị trí và bảo đảm vững chắc.. Trước khi cho máy chạy, phải cho đá cách xa vật làm và trước khi dừng máy, phải rút đá ra. Chọn chế độ cắt hợp lý theo sổ tay kỹ thuật hoặc theo sơ đồ công nghệ. - Phải tắt máy khi không làm việc, khi đo, khi điều chỉnh và sửa chữa máy. Thu dọn nơi làm việc, bôi trơn máy và điều chỉnh khi giải lao và lúc mất điện. - Không tháo dỡ các nắp che an toàn và bộ phận bảo hiểm, không tháo các nắp che của thiết bị điện, không mở các tủ điện, không sờ vào các đầu dây và các mối nối trên dây điện. - Không thu dọn phoi hoặc lau máy khi máy còn đang làm việc. - Không đeo găng tay hoặc bao tay khi đang làm việc. Nếu ngón tay bị đau, phải băng lại và đeo găng cao su. Lau tay bằng giẻ sạch. Không sử dụng giẻ đã lau máy để lau tay vì giẻ có rất nhiều phoi nhỏ (dầm thép). - Không để dung dịch làm nguội hoặc dầu bôi trơn đổ ra chỗ bục đứng hay trên nền nhà, xung quanh chỗ làm việc. Nếu thấy dầu trong thùng đã cạn, phải gọi thợ cho dầu đến để đổ thêm dầu. - Không đứng dựa vào máy khi làm việc. - Chỉ làm việc khi các dụng cụ thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Phải kiểm tra lại các cơ cấu kẹp ở dao lắp ghép. Khi sờ vào máy, nếu thấy có điện giật, phải tắt máy, báo cho đốc công hoặc người trực điện biết. 1.1.2.3. Sau khi mài. - Phải tắt động cơ điện. - Thu dọn dụng cụ, lau chùi máy sạch sẽ và bôi trơn. - Sắp xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào nơi quy định. 1.1.3. Các sự cố, tai nạn thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. 1.1.3.1. Đối với con người.
  11. 10 - Những tai nạn thường xảy ra trên máy mài: Phoi bắn vào mắt, bỏng do phoi, đứt tay, chân do phoi; hít phải bụi kim loại; quần áo và tóc bị cuốn vào máy, điện giật… - Những biện pháp an toàn khi vận hành máy mài: + Đề phòng tai nạn do phoi; + Đề phòng tai nạn do gá lắp và kiểm tra; + An toàn đối với việc thao tác trên máy mài: + Phòng ngừa máy cuốn tóc, quần áo…; + Điện áp chiếu sáng cục bộ phải đảm bảo nhỏ hơn 36 vôn. + Biện pháp an toàn cần chú ý: + Đảm bảo an toàn khi gia công những chi tiết dài: Khi gia công những chi tiết dài và yếu, dưới tác dụng của lực ly tâm, phôi có thể bị nới lỏng, văng khỏi thiết bị kẹp hoặc bị uốn cong như một sợi roi thép quay tít, do đó có khẳ năng gây chấn thương công nhân, làm mẻ dung cụ cắt hoặc hư hỏng các bộ phận của thiết bị. Vì vậy các chi tiết dài trên máy mài nếu cong thì phải nắn thẳng, nếu chiều dài lớn L/D > 12 thì phải dùng luy nét đỡ. + Trên máy mài không có ống che phôi thì chiều dài thanh phôi chỉ cho phép nhô ra khỏi phía sau của trục chính là 0,3 mét. Nếu nhô ra quá dài cũng phải che chắn an toàn. 1.1.3.2. Đối với thiết bị. Nguyên tắc an toàn khỉ sử dụng đối với thiết bị: - Ngoài người phụ trách ra không ai được khỏi động điều khiển máy; - Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng; - Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển; - Khi bị mất điện phải tắt công tắc nguồn; - Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi máy dừng hẳn, không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy; - Khi vận hành máy phải có đầy đủ bảo hộ lao động đảm bảo an toàn; - Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành; - Đối với máy hỏng cần treo biển ghi “Máy hỏng”. Quy tắc làm cho máy an toàn hơn, năng suất hơn: - Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn; - Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ; - Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển; - Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm những nguy hiểm do máy gây ra;
  12. 11 - Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy: bộ phận che chắn cần phải: + Cố định chắc vào máy; + Che chắn được phần chuyển động của máy; + Không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân; + Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy; + Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên; + Sử dụng trang bị phương mài bảo vệ cá nhân thích hơp; + Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đầy đủ; + Đảm bảo hệ thống điện an toàn; + Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháỵ chữa cháy. 1.1.3.3. Đối với sản phẩm Sản phẩm sau gia công phải được thu dọn, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật để không bị biến dạng, rỉ sét. 1.2. Trình tự thực hiện an toàn khi mài Bước 1: Kiểm tra bảo hộ người thợ - Kiểm tra trang phục bảo hộ lao động theo công việc người thợ mài - Kiểm tra dụng cụ bảo hộ hỗ trợ cho công việc người thợ mài Bước 2: Kiểm tra an toàn điện trên máy mài - Kiểm tra nguồn điện vào máy đảm bảo ổn định, khô rò rỉ - Kiểm tra nối đất tránh điện giật - Kiểm tra công tắc, cần gạt điều khiển điện đề phòng rò rỉ điện Bước 3: Kiểm tra an toàn các bộ phận trên máy mài - Kiểm tra các bộ phận che chắn, các bộ phận chuyển động - Kiểm tra sự chắc chắn của các bộ phận gá khi máy hoạt động - Kiểm tra công tắc, cần gạt điều khiển hoạt động máy Bước 4: Kiểm tra điều kiện an toàn các bộ phận khi vận hành - Kiểm tra mức dầu bôi trơn - Kiểm tra dầu trên các băng trượt Bước 5: Xác định quy trình vận hành đảm bảo an toàn trên máy mài Bước 6: Xác định nguyên tắc an toàn khi vệ sinh công nghiệp - Kiểm tra tắt điện, tắt máy - Kiểm tra dụng cụ vệ sinh đảm bảo an toàn 1.3. Thực hành an toàn khi mài - Thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn trên máy mài vạn năng
  13. 12 - Báo cáo kết quả cụ thể các nội dung thực hiện an toàn CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1: Trình bày nguyên tắc an toàn khi vận hành máy mài phẳng, mài tròn? Câu 2: Trình bày các sự cố, tai nạn thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa?
  14. 13 Bài 2: Thử và cân bằng đá mài Mã bài: MĐ 19-02 Thời gian:18 giờ (lý thuyết: 2; thực hành: 8; tự học: 8; kiểm tra 0) Giới thiệu Qua bài học giúp các em nắm được cấu tạo, công dụng và phân loại đá mài, cân bằng được đá mài đúng quy trình, đảm bải kỹ thuật và an toàn. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, công dụng và phân loại đá mài. - Giải thích và chọn lựa được loại đá mài phù hợp với điều kiện gia công. - Cân bằng được đá mài đúng quy trình, đảm bải kỹ thuật và an toàn. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong công việc. Nội dung: 2.1. Lý thuyết thử và cân bằng đá mài 2.1.1. Cấu tạo, công dụng và phân loại đá mài 2.1.1.1. Các loại đá mài: - Đá mài thẳng - Đá mài trụ - Đá mài kiểu ống loe -Đá mài kiểu đĩa Một số loại đá mài khác: Hình 2. 1 Các loại đá mài: 2.1.1.2.Các loại hạt mài mòn: + Al203 Al2O3 : Là loại hạt được sử dụng phổ biến nhất vì có 75% đá mài được chế tạo từ vật liệu này. Nó thường dùng để mài các vật liệu bằng thép nhưng hạn chế dùng đối với gang.
  15. 14 Độ cứng và giòn của hạt mài phụ thuộc vào độ tinh khiết của Al2O3; độ tinh khiết tăng thì độ cứng và độ giòn tăng. Có 2 dạng là tự nhiên và nhân Al2O3 ổn định có độ tinh khiết khoảng 94,5%, nó có màu xám, có khả năng chịu được sự chà xát, thường dùng mài các loại vật liệu cứng bền như thép, gang dẻo, đồng thau… Al2O3 nếu có độ tinh khiết khoảng 97,5% thì hạt mài sẽ giòn hơn nhưng không bền bằng Al2O3 ổn định nó có màu xám. Al2O3 nếu có độ tinh khiết lớn hơn 97,1% thì hạt mài có dạng màu trắng, loại này được chế tạo để mài các loại vật liệu (thép) cứng. + Silicon cacbide: Là loại hạt mài hơi cứng hơn so với Al2O3 nhưng sắc hơn, dễ vụn hơn, và có cấu trúc kết tinh hoàn toàn dễ vỡ. Loại hạt này dùng chế tạo đá, mài trên các vật liệu bằng gang và các vật liệu không chứa sắt. Hình 2. 2 Các hạt silicon carbide lớn + Nitrit bo: Là loại hạt mài cứng hơn so với silicon cacbide. Loại này được chế tạo để mài các hợp kim có chứa sắt được tôi cứng đặt biệt là trong các hợp kim khó gia công như cobalt và động cơ phản lực. Hình 2. 3 Nitrit bo thể lập phương + Kim cương nhân tạo: Nó là loại hóa chất cứng tốt nhất, thường dùng để điều chỉnh và sửa chữa đá mài. Vì lý do kinh tế nên người ta rất chú trọng đến việc phát triển kim cương nhân tạo. Nó sử dụng rất tốt cho việc mài các hợp kim gốm và tungsten ngược lại nó không hiệu quả khi sử dụng mài thép hoặc các hợp kim chứa cobalt hoặc nickel vì các loại
  16. 15 vật liệu này lấy carbon ra khỏi kim cương rất dễ dàng. Vì lý do kinh tế nên kim cương ít được sử dụng nếu không có vật liệu nào hiệu quả hơn. Hình 2. 4 Hạt mài kim cưng nhân tạo 2.1.1.3. Các loại chất kết dính: Chức năng của chất kết dính là liên kết các hạt mài lại với nhau tạo thành bánh mài. Có 6 loại chất kết dính thông dụng trong việc chế tạo bánh mài đó là: Thủy tinh biến tính; cao su; nhựa shellat; silicat; nhựa dẻo và kim loại….. 2.1.1.3.1. Chất keo Kêramic (gốm G ): Được dùng phổ biến có sức bền làm việc lớn, có độ bền nhiệt cao và trong môi trường ẩm, có độ bền hóa học, mài với các loại dung dịch làm nguội khác nhau, đạt được tốc độ mài đến 65m/s 2.1.1.3.2. Chất keo bakêlit (B) : Là loại chất keo hữu cơ cũng được dùng phổ biến. Đá mài có chất keo B có đàn tính cao, chịu nhiệt, độ xốp tốt hơn đá mài bằng chất keo V nhưng thấp hơn đá mài bằng chất keo G, tốc độ mài đạt 35 70m/s, có thể chế tạo đá cắt có chiều dày 0,18mm để cắt kim loại, nhiệt độ cắt đến 3000C. Chất keo này không được dùng dung dịch làm nguội có chứa quá 1,5% xút. 2.1.1.3.3. Chất keo vuncanic(V): Là loại chất keo hữu cơ có sức bền cơ học, có đàn tính cao, tốc độ mài của đá có chất keo V từ 18 80m/s, có độ bền mòn cao nên dùng làm đá dẫn của máy mài vô tâm, nhiệt độ mài thấp đạt 1500C 2.1.1.3.4. Thủy tinh biến tính: Thủy tinh biến tính được chế tạo bằng đất xét hoặc feld-spar, các chất này nóng chảy ở nhiệt độ cao và khi được làm nguội tạo thành chất kết dính thủy tinh bao quanh mõi hạt mài. Ưu điểm của chất thủy tinh biến tính là rất chắc nhưng vỡ vụn dễ dàng trên bề mặt bánh mài để lộ ra các hạt mài mới trên bề mặt bánh mài. Loại chất kết dính này đặt biệt thích hợp cho các bánh mài dùng để loại bỏ nhanh kim loại, không bị ảnh hưởng bởi tác động của nước, dầu hoặc axit. 2.1.1.3.5. Nhựa dẻo: Dùng nhựa dẻo tổng hợp để liên kết các hạt mài thành đá mài, loại này thường dùng cho các hoạt động cắt, mài thô, mài lăn.
  17. 16 2.1.1.3.6. Cao su: Đá mài được kết dính bằng cao su tạo ra độ bóng cao. Do độ bền và tính mềm dẻo của loại đá mài này nên nó thường dùng cho các đĩa mài cắt đứt, mài lệch tâm. 2.1.1.3.7. Chất kết dính nhựa shellac: Các bánh mài được kết dính bằng nhựa shellac thường dùng để mài các chi tiết yêu cầu độ bóng cao, loại này không thích hợp cho mài thô. 2.1.1.3.8. Chất kết dính silicat: Bánh mài được kết dính bằng silicat ít dùng trong công nghiệp, chỉ dùng trong trường hợp duy trì sự phát sinh nhiệt tối thiểu. 2.1.1.3.9. Chất kết dính kim loại (thường là kim loại màu): Được dùng trên các bánh mài kim cương và cho hoạt động mài điện phân (có dòng điện đi qua bánh mài). 2.1.2. Thử nghiệm đá mài 2.1.2.1. Độ hạt của đá mài Được biểu thị bằng kích thước thực tế của hạt mài, tính năng cắt gọt của vật liệu phụ thuộc vào kích thước của hạt mài. Khi mài thô dùng loại hạt mài có kích thước lớn, mài tinh hạt mài có kích thước nhỏ. Hạt mài được phân ra thành 3 nhóm: hạt mài, bột mài và phấn mài. Độ hạt của đá mài được biểu thị bằng kích thước thực tế của hạt mài theo TOCT -3647 – 59 xem bảng 1  Tính năng cắt gọt của vật liệu phụ thuộc vào kích thước hạt mài, khi mài thô dùng hạt mài có kích thước lớn và ngược lại khi mài tinh dùng loại hạt nhỏ, hạt mài được phân làm 3 nhóm:  Nhóm 1: Gồm các số hiệu 200; 160; 125; 100; 80; 63; 50; 40; 32; 25; 20; 16  Nhóm 2: Gồm các số hiệu 12; 10; 8; 6; 5; 4; 3  Nhóm 3: Gồm các số hiệu M40; M28; M20; M14; M7; M5 Khi chọn đá mài, kích thước của hạt cần phải chọn tăng lên trong những trường hợp sau:(Giảm mật độ hạt) + Khi dùng đá mài bằng chất keo B hay V để thay thế đá mài có chất keo G + Khi tăng tốc độ vòng quay của đá + Khi tăng cung tiếp xúc giữa chi tiết gia công và đá mài + Khi mài vật liệu có độ dẻo cao + Khi chuyển từ mài bằng mặt trụ của đá sang mài bằng mặt đầu của đá     
  18. 17 Bảng 1: Độ hạt của đá mài ĐỘ HẠT MÀI   Theo TOCT 3647 PHẠM VI SỬ DỤNG Hệ Anh( số -59(μm) hạt/cm2) - Mài vật liệu phi kim loại: Nhựa, 200 – 160 10 – 12 kính 125 – 80 16 – 24 - Làm sạch mối hàn, vật đúc - Mài thô những chi tiết và dụng 50 – 40 36 – 46 cụ cắt đồng, gang đúc - Mài sửa tinh, mài tinh chi tiết, 40 – 25 – 10 46 – 60 – 120 các loại dao mài bằng hợp kim cứng, thép gió, gang trắng.. - Mài tinh những chi tiết có độ 10 – 6 120 – 180 bóng và độ chính xác cao, các loại dụng cụ đo kiểm. - Mài ren, mài sửa có độ nhẵn từ 12 – 4 100 – 280 cấp 8 trở lên - Mài nghiền các chi tiết và các 6–5 180 – 230 loại dụng cụ nhiều lưỡi cắt có độ bóng cao - Mài khôn xi lanh, mài mỏng, mài 6–3 180 – 320 rà 2.1.2.2. Mật độ của đá Là kết cấu bên trong của đá, tức là tỉ lệ giữa thể tích hạt, chất kết dính, khoảng trống. Mật độ càng lớn thì khoảng cách giữa các hạt càng tăng vì vật khi chọn mật độ của đá mài phải theo nguyên tắt là vật liệu càng mềm phải chọn mật độ càng cao, ngược lại vật liệu càng cứng phải chọn mật độ càng thấp. Mật độ của đá mài là kết cấu ở bên trong của đá, tức là tỷ lệ giữa thể tích hạt, chất keo, độ xốp (khoảng trống). Kẽ của đá mài là khoảng trống nhỏ để chứa phoi và dung dịch làm nguội .   Hình 2. 5 Cấu trúc của đá mài
  19. 18 Mật độ của đá mài có từ 1 12 cấp, mỗi cấp chỉ những tỷ lệ giữa hạt mài, chất keo, khoảng trống trong một đơn vị thể tích của đá. Mật độ càng lớn thì khoảng cách giữa các hạt mài càng tăng Vì vậy khi chọn mật độ của đá mài phải theo nguyên tắc là vật liệu càng mềm thì chọn mật độ càng cao, ngược lại vật liệu càng cứng thì chọn mật độ càng thấp. Ngoài ra còn phải biết điều kiện mài, độ chính xác gia công và độ nhẵn bề mặt của chi tiết. Thành phần hạt mài của các cấp mật độ như bảng 2  Bảng 2: Thành phần hạt mài của các cấp mật độ Mật độ % thể tích hạt mài 1 60 2 58 3 56 4 54 5 52 6 50 7 48 8 46 9 44 10 42 11 40 12 38   Ví dụ: Đá mài có mật độ cấp 5, thể tích hạt chiếm 52%, chất keo chiếm 9%, còn lại là thể tích khoảng trống 39% 2.1.2.3. Độ cứng của đá Là khả năng giữ lại trong chất keo những hạt ở mặt ngoài của đá khi có lực tác dụng vào. Độ cứng của đá được chia thành nhiều cấp. M;MV; TB; CV; C; RC; ĐC Là khả năng giữ lại trong chất keo những hạt ở mặt ngoài của đá khi có lực tác dụng vào (khi đá mài tham gia cắt gọt) Độ cứng của đá mài được phân làm nhiều cấp, tiêu chuẩn TVN- C11- 64 quy định phân cấp độ cứng như  bảng 3. Trong các nhóm độ cứng, các chữ số 1,2,3 ở bên phải chữ cái của ký hiệu là biểu thị độ cứng tăng dần.  Bảng 3 Cấp độ cứng của đá mài Độ cứng dụng cụ Nhóm M - Mềm M1, M2, M3 MV -  Mềm vừa MV1, MV2 TB - Trung bình TB1, TB2 CV - Cứng vừa CV1,CV2, CV3 C - Cứng C1, C2 RC - Rất cứng RC1, RC2 ĐC-Đặc biệt cứng ĐC1, ĐC2
  20. 19 Độ cứng của đá mài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước hạt mài, chất keo và tỷ lệ của nó, lực ép khi chế tạo đá mài, độ rung  Độ cứng của đá mài có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm mài, nếu chọn độ cứng không đúng thì khả năng cắt gọt bị hạn chế, nếu đá mềm quá thì mòn nhanh hao phí đá nhiều, nếu cứng quá dễ sinh ra cháy nứt bề mặt đá mài Theo nguyên tắc chung: khi gia công vật liệu cứng thì chọn đá mềm và ngược lại khi gia công vật liệu mềm thì chọn đá cứng. Khi gia công thô dùng đá cứng hơn Ví dụ: khi mài tinh thép đã tôi, hợp kim cứng nên chọn đá mềm M3 MV1 2.1.2.4. Cấu trúc đá mài Nếu gọi 100% là thể tích viên đá. Vậy ta có: Vhm + Vcdk + Vkt = 100%. Vhm: thể tích hạt mài. Vcdk: thể tích chất dính kết. Vkt: thể tích khoảng trống. 2.1.2.5. Ký hiệu, hình dạng của đá mài và tên gọi: 2.1.2.5.1. Ký hiệu, hình dạng đá mài: Ký hiệu đá mài là các số hiệu kỹ thuật cơ bản ghi trên đá theo thứ tự quy định sau: Nhà máy chế tạo - vật liệu - độ hạt, độ cứng - chất keo - mật độ - dạng đá mài - đường kính ngoài - bề dày đá - đường kính trong - tốc độ dài Theo TCN- C4 -64 ghi ký hiệu đá mài viên căn cứ vào hình dáng mặt cắt đường kính ngoài D, chiều cao H, đường kính lỗ d và số tiêu chuẩn này Ví dụ:V1 -20 x 10 x 6. TCN -C4-64 là: đá mài tròn có cạnh vuông, đường kính ngoài 20mm, chiều dày 10mm, đường kính lỗ 6mm Xem bảng 4, bảng 5 và bảng 6 là ký hiệu đá mài  hiện nay Bảng 4 Ký hiệu độ cứng đá mài                                   Ký hiệu          Độ cứng Việt nam Liên xô Trung quốc Tiệp khắc Mềm M1, M2, M3 M1, M2, M3 R1, R2, R3 E, F, G Mềm vừa MV1, MV2 CM1, CM2 ZR1, ZR2 H, I, K
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2