intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Miễn dịch học

Chia sẻ: Lê Hồng Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

902
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Miễn dịch học gồm 12 chương với các nội dung sau: Đại cương về miễn dịch học, các cơ quan của hệ thống miễn dịch, kháng thể, kháng nguyên, các tế bào chủ yếu của hệ thống miễn dịch, bổ thể, cytokin, miễn dịch chống vi sinh vật, quá mẫn, thiếu hụt miễn dịch, tính tự miễn và bệnh tự miễn, các kỹ thuật miễn dịch thường dùng ngày nay và kỹ thuật miễn dịch dùng trong lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Miễn dịch học

Chương 1<br /> <br /> ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC<br /> Tên gọi tiếng Anh “immunity” (tính miễn dịch) có nguồn gốc từ tiếng<br /> Latinh “immunitas” có nghĩa là miễn trừ sự cáo buộc pháp luật dành cho các<br /> nghị sĩ quốc hội trong thời gian âæång chức. Trong lịch sử, miễn dịch được<br /> dùng để chỉ sự không mắc bệnh, mà cụ thể là các bệnh nhiễm trùng. Trong<br /> cơ thể, tất cả các tế bào và phân tử hoá học chịu trách nhiệm về tính miễn<br /> dịch hợp thành hệ thống miễn dịch, và toàn bộ những đáp ứng của chúng tạo<br /> ra đối với những chất lạ xâm nhập vào cơ thể được gọi là đáp ứng miễn dịch.<br /> Chức năng sinh lý của hệ thống miễn dịch là bảo vệ một cơ thể chống<br /> lại các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đó. Tuy nhiên, những chất<br /> lạ không gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cũng gây ra đáp ứng miễn dịch. Hơn<br /> nữa, cơ chế bảo vệ bình thường còn có khi gây ra một số thương tổn cho cơ<br /> thể. Do đó, người ta đã đưa ra một định nghĩa bao hàm hơn đối với tính<br /> miễn dịch là phản ứng đối với các chất lạ, bao gồm cả vi khuẩn và các đại<br /> phân tử như protein, các polysaccharide, không kể phản ứng đó là sinh lý<br /> hay bệnh lý. Miễn dịch học là môn học nghiên cứu tính miễn dịch với nghĩa<br /> rộng này đối với các hoạt động phân tử và tế bào xảy ra sau khi các vi sinh<br /> vật và đại phân tử xâm nhập vào cơ thể.<br /> Các nhà sử học kể rằng: Thucydides, một người Hy Lạp ở Athens, là<br /> người đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên đề cập đến tính miễn<br /> dịch chống lại bệnh nhiễm trùng mà lúc đó được gọi là “bệnh dịch”. Khái<br /> niệm “tính miễn dịch” có lẽ đã tồn tại rất lâu trước đó ở Trung Quốc vì<br /> người dân ở đây có tập tục cho người dân hít chất bột làm từ da của người bị<br /> đậu mùa đã khỏi để phòng ngừa bệnh này. Còn miễn dịch học, với tư cách là<br /> một môn học hiện đại, lại là một ngành khoa học thực nghiệm, trong đó các<br /> hiện tượng miễn dịch được giải thích dựa trên những quan sát thực nghiệm.<br /> Miễn dịch học, với tư cách là một môn học thực nghiệm, đã tiến hoá theo<br /> năng lực của con người hiểu biết và kiểm soát chức năng của hệ thống miễn<br /> dịch. Bằng chứng đầu tiên trong lịch sử về năng lực này là thành công của<br /> Edward Jenner trong việc chủng ngừa phòng bệnh đậu mùa. Jenner là một<br /> thầy thuốc người Anh, ông đã quan sát thấy rằng những người vắt sữa đã bị<br /> bệnh đậu bò và sau đó hồi phục thì không bao giờ mắc bệnh đậu mùa nữa.<br /> Dựa vào nhận định này, ông đã lấy dịch từ vết thương của người bị đậu bò<br /> tiêm cho một đứa trẻ 8 tuổi. Đứa trẻ này sau đó cho tiếp xúc trực tiếp với<br /> người bệnh đậu mùa thì đã không mắc bệnh và ông gọi cách bảo vệ của<br /> mình là "vaccination” (chủng ngừa) (chữ vaccination bắt nguồn từ tiếng<br /> <br /> Latinh “vacca” nghĩa là con bò cái) và đã cho xuất bản quyển sách<br /> “Vaccination” vào năm 1798. Từ đó biện pháp phòng bệnh nhiễm trùng này<br /> đã phát triển rộng rãi và cho đến nay nó vẫn là phương pháp phòng ngừa<br /> hiệu quả nhất đối với các bệnh nhiễm trùng (Bảng 1.1). Một văn bản có ý<br /> nghĩa quan trọng đối với ngành Miễn dịch học là công bố của Tổ chức Y tế<br /> Thế giới năm 1980 rằng bệnh đậu mùa là căn bệnh đầu tiên trên thế giới đã<br /> bị loại trừ nhờ vào công tác chủng ngừa.<br /> Từ những năm 1960, chúng ta đã có một sự chuyển biến trong hiểu<br /> biết về hệ thống miễn dịch và chức năng của nó. Các tiến bộ về kỹ thuật<br /> nuôi cấy tế bào (kể cả kỹ thuật sản xuất kháng thể đơn dòng), hoá miễn dịch,<br /> phương pháp DNA tái tổ hợp, động vật biến đổi gen, ... đã chuyển miễn dịch<br /> học từ chỗ chủ yếu là các hoạt động mô tả thành một ngành khoa học mà<br /> trong đó các hiện tượng miễn dịch được giải thích bằng những thuật ngữ<br /> sinh hoá và cấu trúc. Trong chương này chúng tôi trình bày những đặc điểm<br /> chung của đáp ứng miễn dịch cũng như giới thiệu những khái niệm tạo nên<br /> những bước ngoặc trong ngành miễn dịch học hiện đại.<br /> Bảng 1.1. Hiệu quả của vắc-xin đối với một số bệnh nhiễm trùng<br /> thường gặp tại Hoa Kỳ<br /> Bệnh<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> năm 2000<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> năm 2000<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> phần trăm<br /> <br /> Bạch hầu<br /> <br /> 206.939 (1921)<br /> <br /> 2<br /> <br /> -99,99<br /> <br /> Sởi<br /> <br /> 894.134 (1941)<br /> <br /> 63<br /> <br /> -99,99<br /> <br /> Quai bị<br /> <br /> 152.209 (1968)<br /> <br /> 315<br /> <br /> -99,99<br /> <br /> Ho gà<br /> <br /> 265.269 (1934)<br /> <br /> 6.755<br /> <br /> -97,73<br /> <br /> Bại liệt<br /> <br /> 21.269 (1952)<br /> <br /> 0<br /> <br /> -100,00<br /> <br /> Rubella<br /> <br /> 57.686 (1969)<br /> <br /> 152<br /> <br /> -99,84<br /> <br /> Uốn ván<br /> <br /> 1.560 (1923)<br /> <br /> 26<br /> <br /> -98,44<br /> <br /> ~20.000 (1984)<br /> <br /> 1.212<br /> <br /> -93,14<br /> <br /> 26.611 (1985)<br /> <br /> 6.646<br /> <br /> -75,03<br /> <br /> H. Znfluenza typ B<br /> Viêm gan B<br /> <br /> 1.1. Tính miễn dịch bẩm sinh và thu được<br /> Sự đề kháng chống lại vi sinh vật trong cơ thể ban đầu là những phản<br /> ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và sau đó là của miễn dịch thu được<br /> (Hình 1.1, Bảng 1.2). Hệ miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch tự nhiên)<br /> bao gồm các cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa có nhiễm trùng<br /> và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập. Các cơ chế này chủ<br /> yếu phản ứng chống lại vi sinh vật chứ không phản ứng với các vật lạ không<br /> phải là vi sinh vật; đồng thời chúng phản ứng theo một cơ chế giống hệt<br /> nhau khi vi sinh vật xâm nhập tái đi tái lại. Các thành phần chính của miễn<br /> <br /> dịch bẩm sinh bao gồm: (1) các hàng rào vật lý và hoá học như da, niêm<br /> mạc, các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt này; (2) các tế bào<br /> thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên);<br /> (3) các protein trong máu, bao gồm các thành phần của hệ thống bổ thể và<br /> các chất trung gian khác của phản ứng viêm; và (4) các protein gọi là<br /> cytokin có vai trò điều hoà và phối hợp các hoạt động của tế bào trong hệ<br /> miễn dịch bẩm sinh. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bẩm sinh chỉ đặc<br /> hiệu cho những cấu trúc chung của từng nhóm vi sinh vật và không đặc hiệu<br /> cho những khác biệt tinh tế trong từng nhóm này. Hệ miễn dịch bẩm sinh tạo<br /> ra những phản ứng đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.<br /> Ngược với hệ miễn dịch bẩm sinh, có những đáp ứng miễn dịch khác được kích<br /> thích bởi sự tiếp xúc với vi sinh vật và tạo ra cường độ tăng dần nếu sự tiếp xúc này được<br /> lặp đi lặp lại. Bởi vì dạng đáp ứng này chỉ xuất hiện sau khi vi sinh vật xâm nhập cơ thể<br /> nên nó được gọi là miễn dịch thu được. Tính chất đặc biệt của đáp ứng miễn dịch thu<br /> được là tính đặc hiệu đối với từng phân tử và khả năng “nhớ” khi phân tử đó xâm nhập<br /> trở lại cơ thể để tạo ra một đáp ứng mạnh hơn nhiều so với lần xâm nhập đầu tiên. Hệ<br /> miễn dịch thu được có khả năng nhận diện và phản ứng lại với nhiều vật lạ có bản chất<br /> nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có khả năng tuyệt vời trong<br /> viãûc phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa các vật lạ này và vì vậy mà nó còn được gọi<br /> là miễn dịch đặc hiệu. Các thành phần của miễn dịch thu được là tế bào lymphô và các<br /> sản phẩm của chúng. Những chất lạ tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu hoặc chịu tác động<br /> của hệ miễn dịch này được gọi là kháng nguyên. Theo thói quen, các thuật ngữ “đáp ứng<br /> miễn dịch” và “hệ thống miễn dịch” thường dùng cho đáp ứng miễn dịch thu được, trừ<br /> khi có những nhấn mạnh riêng khác đến miễn dịch bẩm sinh.<br /> <br /> Hình 1.1. Miễn dịch bẩm sinh và thu được<br /> <br /> Các cơ chế của miễn dịch tự nhiên cung cấp sức đề kháng ban đầu đối với nhiễm trùng. Đáp ứng miễn dịch<br /> thu được đến muộn hơn với sự hoạt hoá tế bào lymphô. Mức độ mạnh hay yếu của đáp ứng miễn dịch bẩm<br /> sinh và thu được phụ thuộc từng loại nhiễm trùng.<br /> <br /> Bảng 1.2. Đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được<br /> Đặc điểm<br /> Tính đặc hiệu<br /> Tính đa dạng<br /> Tính nhớ<br /> Tính không đáp ứng<br /> với bản thân<br /> Hàng rào lý hoá<br /> Các protein máu<br /> Tế bào<br /> <br /> Bẩm sinh<br /> Đối với cấu tạo chung<br /> của nhóm vi sinh vật<br /> Ít<br /> Không<br /> Có<br /> <br /> Thu được<br /> Đối với kháng nguyên có<br /> hoặc không nhiễm trùng<br /> Rất nhiều<br /> Có<br /> Có<br /> <br /> Các thành phần tham gia<br /> Da, niêm mạc, các hoá<br /> chất kháng khuẩn<br /> Bổ thể<br /> Thực bào, tế bào NK<br /> <br /> Tế bào lymphô niêm mạc;<br /> kháng thể ở niêm mạc<br /> Kháng thể<br /> Tế bào lymphô<br /> <br /> Các thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thu được thường<br /> xen lẫn với nhau trong một cơ chế đề kháng chung của cơ thể thông qua<br /> nhiều loại tế bào và phân tử. Riêng miễn dịch bẩm sinh có thể giúp cơ thể<br /> thoát khỏi sự tấn công của một số vi sinh vật, nhưng nhiều vi sinh vật gây<br /> bệnh có khả năng vượt qua hàng rào miễn dịch này nên sự loại trừ chúng cần<br /> đến một cơ chế đề kháng mạnh hơn nhiều, đó là miễn dịch thu được. Có hai<br /> mối liên kết quan trọng giữa miễn dịch bẩm sinh và thu được. Thứ nhất,<br /> miễn dịch bẩm sinh có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch thu được và<br /> ảnh hưởng đến bản chất của miễn dịch thu được. Đáp ứng của miễn dịch thu<br /> được có sử dụng nhiều cơ chế hiệu quả của miễn dịch bẩm sinh để loại trừ vi<br /> sinh vật và có khả năng tăng cường hoạt động kháng khuẩn của miễn dịch<br /> thu được.<br /> Miễn dịch bẩm sinh về mặt di truyền thuộc hệ thống đề kháng cổ nhất<br /> của cơ thể chủ, còn miễn dịch thu được thì mới có được nhờ tiến hoá về sau.<br /> Ở động vật có xương sống, sức đề kháng của cơ thể chủ chống lại vi sinh cơ<br /> thể chủ yếu được đảm trách bởi miễn dịch bẩm sinh, bao gồm các thực bào,<br /> và các phân tử protein lưu động trong máu. Miễn dịch thu được bao gồm tế<br /> bào lymphô và kháng thể, xuất hiện đầu tiên ở loài xương sống có hàm và<br /> càng biệt hoá đối với các loài tiến hoá về sau.<br /> 1. 2. Các kiểu đáp ứng miễn dịch thu được<br /> Có hai kiểu đáp ứng miễn dịch thu được, đó là đáp ứng thể dịch và đáp<br /> ứng qua trung gian tế bào. Cả hai kiểu này đều có sự tham gia của rất nhiều<br /> thành phần của hệ thống miễn dịch với mục đích là loại trừ nhiều loại vi sinh<br /> <br /> vật khác nhau ra khỏi cơ thể (Hình 1.2). Miễn dịch dịch thể được thực hiện qua<br /> trung gian của những phân tử hiện diện trong máu và dịch niêm mạc có tên là<br /> kháng thể, được sản xuất bởi tế bào lymphô B (còn gọi là tế bào B). Kháng thể<br /> có khả năng nhận diện kháng nguyên vi sinh vật, trung hoà tính gây bệnh và tác<br /> động lên vi sinh vật để loại trừ nó qua nhiều cơ chế hiệu quả khác nhau. Miễn<br /> dịch dịch thể là cơ chế đề kháng chủ yếu chống lại các vi sinh vật ngoại bào<br /> cũng như độc tố của chúng theo cơ chế kháng thể liên kết với các vi sinh vật<br /> hoặc độc tố để xúc tiến việc loại trừ. Bản thân kháng thể là những phân tử được<br /> chuyên môn hoá, những tuýp kháng thể khác nhau có thể tạo ra nhiều cơ chế<br /> loại bỏ kháng nguyên khác nhau. Một số tuýp kháng thể có khả năng xúc tiến<br /> hoạt động thực bào, một số khác lại kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra các<br /> chất trung gian của phản ứng viêm. Miễn dịch qua trung gian tế bào (còn gọi là<br /> miễn dịch tế bào) là kiểu đáp ứng được thực hiện qua trung gian của tế bào<br /> lymphô T (còn gọi là tế bào T). Các vi sinh vật nội bào như virus và một số vi<br /> khuẩn có khả năng sống và nhân lên trong đại thực bào cũng như một số tế bào<br /> chủ khác, vì thế chúng không chịu tác động trực tiếp của kháng thể lưu động<br /> trong máu. Sự đề kháng chống lại những vi sinh vật kiểu này là chức năng của<br /> miễn dịch tế bào.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2