Chương 1<br />
<br />
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC<br />
Tên gọi tiếng Anh “immunity” (tính miễn dịch) có nguồn gốc từ tiếng<br />
Latinh “immunitas” có nghĩa là miễn trừ sự cáo buộc pháp luật dành cho các<br />
nghị sĩ quốc hội trong thời gian âæång chức. Trong lịch sử, miễn dịch được<br />
dùng để chỉ sự không mắc bệnh, mà cụ thể là các bệnh nhiễm trùng. Trong<br />
cơ thể, tất cả các tế bào và phân tử hoá học chịu trách nhiệm về tính miễn<br />
dịch hợp thành hệ thống miễn dịch, và toàn bộ những đáp ứng của chúng tạo<br />
ra đối với những chất lạ xâm nhập vào cơ thể được gọi là đáp ứng miễn dịch.<br />
Chức năng sinh lý của hệ thống miễn dịch là bảo vệ một cơ thể chống<br />
lại các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đó. Tuy nhiên, những chất<br />
lạ không gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cũng gây ra đáp ứng miễn dịch. Hơn<br />
nữa, cơ chế bảo vệ bình thường còn có khi gây ra một số thương tổn cho cơ<br />
thể. Do đó, người ta đã đưa ra một định nghĩa bao hàm hơn đối với tính<br />
miễn dịch là phản ứng đối với các chất lạ, bao gồm cả vi khuẩn và các đại<br />
phân tử như protein, các polysaccharide, không kể phản ứng đó là sinh lý<br />
hay bệnh lý. Miễn dịch học là môn học nghiên cứu tính miễn dịch với nghĩa<br />
rộng này đối với các hoạt động phân tử và tế bào xảy ra sau khi các vi sinh<br />
vật và đại phân tử xâm nhập vào cơ thể.<br />
Các nhà sử học kể rằng: Thucydides, một người Hy Lạp ở Athens, là<br />
người đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên đề cập đến tính miễn<br />
dịch chống lại bệnh nhiễm trùng mà lúc đó được gọi là “bệnh dịch”. Khái<br />
niệm “tính miễn dịch” có lẽ đã tồn tại rất lâu trước đó ở Trung Quốc vì<br />
người dân ở đây có tập tục cho người dân hít chất bột làm từ da của người bị<br />
đậu mùa đã khỏi để phòng ngừa bệnh này. Còn miễn dịch học, với tư cách là<br />
một môn học hiện đại, lại là một ngành khoa học thực nghiệm, trong đó các<br />
hiện tượng miễn dịch được giải thích dựa trên những quan sát thực nghiệm.<br />
Miễn dịch học, với tư cách là một môn học thực nghiệm, đã tiến hoá theo<br />
năng lực của con người hiểu biết và kiểm soát chức năng của hệ thống miễn<br />
dịch. Bằng chứng đầu tiên trong lịch sử về năng lực này là thành công của<br />
Edward Jenner trong việc chủng ngừa phòng bệnh đậu mùa. Jenner là một<br />
thầy thuốc người Anh, ông đã quan sát thấy rằng những người vắt sữa đã bị<br />
bệnh đậu bò và sau đó hồi phục thì không bao giờ mắc bệnh đậu mùa nữa.<br />
Dựa vào nhận định này, ông đã lấy dịch từ vết thương của người bị đậu bò<br />
tiêm cho một đứa trẻ 8 tuổi. Đứa trẻ này sau đó cho tiếp xúc trực tiếp với<br />
người bệnh đậu mùa thì đã không mắc bệnh và ông gọi cách bảo vệ của<br />
mình là "vaccination” (chủng ngừa) (chữ vaccination bắt nguồn từ tiếng<br />
<br />
Latinh “vacca” nghĩa là con bò cái) và đã cho xuất bản quyển sách<br />
“Vaccination” vào năm 1798. Từ đó biện pháp phòng bệnh nhiễm trùng này<br />
đã phát triển rộng rãi và cho đến nay nó vẫn là phương pháp phòng ngừa<br />
hiệu quả nhất đối với các bệnh nhiễm trùng (Bảng 1.1). Một văn bản có ý<br />
nghĩa quan trọng đối với ngành Miễn dịch học là công bố của Tổ chức Y tế<br />
Thế giới năm 1980 rằng bệnh đậu mùa là căn bệnh đầu tiên trên thế giới đã<br />
bị loại trừ nhờ vào công tác chủng ngừa.<br />
Từ những năm 1960, chúng ta đã có một sự chuyển biến trong hiểu<br />
biết về hệ thống miễn dịch và chức năng của nó. Các tiến bộ về kỹ thuật<br />
nuôi cấy tế bào (kể cả kỹ thuật sản xuất kháng thể đơn dòng), hoá miễn dịch,<br />
phương pháp DNA tái tổ hợp, động vật biến đổi gen, ... đã chuyển miễn dịch<br />
học từ chỗ chủ yếu là các hoạt động mô tả thành một ngành khoa học mà<br />
trong đó các hiện tượng miễn dịch được giải thích bằng những thuật ngữ<br />
sinh hoá và cấu trúc. Trong chương này chúng tôi trình bày những đặc điểm<br />
chung của đáp ứng miễn dịch cũng như giới thiệu những khái niệm tạo nên<br />
những bước ngoặc trong ngành miễn dịch học hiện đại.<br />
Bảng 1.1. Hiệu quả của vắc-xin đối với một số bệnh nhiễm trùng<br />
thường gặp tại Hoa Kỳ<br />
Bệnh<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
năm 2000<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
năm 2000<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
phần trăm<br />
<br />
Bạch hầu<br />
<br />
206.939 (1921)<br />
<br />
2<br />
<br />
-99,99<br />
<br />
Sởi<br />
<br />
894.134 (1941)<br />
<br />
63<br />
<br />
-99,99<br />
<br />
Quai bị<br />
<br />
152.209 (1968)<br />
<br />
315<br />
<br />
-99,99<br />
<br />
Ho gà<br />
<br />
265.269 (1934)<br />
<br />
6.755<br />
<br />
-97,73<br />
<br />
Bại liệt<br />
<br />
21.269 (1952)<br />
<br />
0<br />
<br />
-100,00<br />
<br />
Rubella<br />
<br />
57.686 (1969)<br />
<br />
152<br />
<br />
-99,84<br />
<br />
Uốn ván<br />
<br />
1.560 (1923)<br />
<br />
26<br />
<br />
-98,44<br />
<br />
~20.000 (1984)<br />
<br />
1.212<br />
<br />
-93,14<br />
<br />
26.611 (1985)<br />
<br />
6.646<br />
<br />
-75,03<br />
<br />
H. Znfluenza typ B<br />
Viêm gan B<br />
<br />
1.1. Tính miễn dịch bẩm sinh và thu được<br />
Sự đề kháng chống lại vi sinh vật trong cơ thể ban đầu là những phản<br />
ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và sau đó là của miễn dịch thu được<br />
(Hình 1.1, Bảng 1.2). Hệ miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch tự nhiên)<br />
bao gồm các cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa có nhiễm trùng<br />
và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập. Các cơ chế này chủ<br />
yếu phản ứng chống lại vi sinh vật chứ không phản ứng với các vật lạ không<br />
phải là vi sinh vật; đồng thời chúng phản ứng theo một cơ chế giống hệt<br />
nhau khi vi sinh vật xâm nhập tái đi tái lại. Các thành phần chính của miễn<br />
<br />
dịch bẩm sinh bao gồm: (1) các hàng rào vật lý và hoá học như da, niêm<br />
mạc, các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt này; (2) các tế bào<br />
thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên);<br />
(3) các protein trong máu, bao gồm các thành phần của hệ thống bổ thể và<br />
các chất trung gian khác của phản ứng viêm; và (4) các protein gọi là<br />
cytokin có vai trò điều hoà và phối hợp các hoạt động của tế bào trong hệ<br />
miễn dịch bẩm sinh. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch bẩm sinh chỉ đặc<br />
hiệu cho những cấu trúc chung của từng nhóm vi sinh vật và không đặc hiệu<br />
cho những khác biệt tinh tế trong từng nhóm này. Hệ miễn dịch bẩm sinh tạo<br />
ra những phản ứng đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.<br />
Ngược với hệ miễn dịch bẩm sinh, có những đáp ứng miễn dịch khác được kích<br />
thích bởi sự tiếp xúc với vi sinh vật và tạo ra cường độ tăng dần nếu sự tiếp xúc này được<br />
lặp đi lặp lại. Bởi vì dạng đáp ứng này chỉ xuất hiện sau khi vi sinh vật xâm nhập cơ thể<br />
nên nó được gọi là miễn dịch thu được. Tính chất đặc biệt của đáp ứng miễn dịch thu<br />
được là tính đặc hiệu đối với từng phân tử và khả năng “nhớ” khi phân tử đó xâm nhập<br />
trở lại cơ thể để tạo ra một đáp ứng mạnh hơn nhiều so với lần xâm nhập đầu tiên. Hệ<br />
miễn dịch thu được có khả năng nhận diện và phản ứng lại với nhiều vật lạ có bản chất<br />
nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có khả năng tuyệt vời trong<br />
viãûc phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa các vật lạ này và vì vậy mà nó còn được gọi<br />
là miễn dịch đặc hiệu. Các thành phần của miễn dịch thu được là tế bào lymphô và các<br />
sản phẩm của chúng. Những chất lạ tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu hoặc chịu tác động<br />
của hệ miễn dịch này được gọi là kháng nguyên. Theo thói quen, các thuật ngữ “đáp ứng<br />
miễn dịch” và “hệ thống miễn dịch” thường dùng cho đáp ứng miễn dịch thu được, trừ<br />
khi có những nhấn mạnh riêng khác đến miễn dịch bẩm sinh.<br />
<br />
Hình 1.1. Miễn dịch bẩm sinh và thu được<br />
<br />
Các cơ chế của miễn dịch tự nhiên cung cấp sức đề kháng ban đầu đối với nhiễm trùng. Đáp ứng miễn dịch<br />
thu được đến muộn hơn với sự hoạt hoá tế bào lymphô. Mức độ mạnh hay yếu của đáp ứng miễn dịch bẩm<br />
sinh và thu được phụ thuộc từng loại nhiễm trùng.<br />
<br />
Bảng 1.2. Đặc điểm của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được<br />
Đặc điểm<br />
Tính đặc hiệu<br />
Tính đa dạng<br />
Tính nhớ<br />
Tính không đáp ứng<br />
với bản thân<br />
Hàng rào lý hoá<br />
Các protein máu<br />
Tế bào<br />
<br />
Bẩm sinh<br />
Đối với cấu tạo chung<br />
của nhóm vi sinh vật<br />
Ít<br />
Không<br />
Có<br />
<br />
Thu được<br />
Đối với kháng nguyên có<br />
hoặc không nhiễm trùng<br />
Rất nhiều<br />
Có<br />
Có<br />
<br />
Các thành phần tham gia<br />
Da, niêm mạc, các hoá<br />
chất kháng khuẩn<br />
Bổ thể<br />
Thực bào, tế bào NK<br />
<br />
Tế bào lymphô niêm mạc;<br />
kháng thể ở niêm mạc<br />
Kháng thể<br />
Tế bào lymphô<br />
<br />
Các thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thu được thường<br />
xen lẫn với nhau trong một cơ chế đề kháng chung của cơ thể thông qua<br />
nhiều loại tế bào và phân tử. Riêng miễn dịch bẩm sinh có thể giúp cơ thể<br />
thoát khỏi sự tấn công của một số vi sinh vật, nhưng nhiều vi sinh vật gây<br />
bệnh có khả năng vượt qua hàng rào miễn dịch này nên sự loại trừ chúng cần<br />
đến một cơ chế đề kháng mạnh hơn nhiều, đó là miễn dịch thu được. Có hai<br />
mối liên kết quan trọng giữa miễn dịch bẩm sinh và thu được. Thứ nhất,<br />
miễn dịch bẩm sinh có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch thu được và<br />
ảnh hưởng đến bản chất của miễn dịch thu được. Đáp ứng của miễn dịch thu<br />
được có sử dụng nhiều cơ chế hiệu quả của miễn dịch bẩm sinh để loại trừ vi<br />
sinh vật và có khả năng tăng cường hoạt động kháng khuẩn của miễn dịch<br />
thu được.<br />
Miễn dịch bẩm sinh về mặt di truyền thuộc hệ thống đề kháng cổ nhất<br />
của cơ thể chủ, còn miễn dịch thu được thì mới có được nhờ tiến hoá về sau.<br />
Ở động vật có xương sống, sức đề kháng của cơ thể chủ chống lại vi sinh cơ<br />
thể chủ yếu được đảm trách bởi miễn dịch bẩm sinh, bao gồm các thực bào,<br />
và các phân tử protein lưu động trong máu. Miễn dịch thu được bao gồm tế<br />
bào lymphô và kháng thể, xuất hiện đầu tiên ở loài xương sống có hàm và<br />
càng biệt hoá đối với các loài tiến hoá về sau.<br />
1. 2. Các kiểu đáp ứng miễn dịch thu được<br />
Có hai kiểu đáp ứng miễn dịch thu được, đó là đáp ứng thể dịch và đáp<br />
ứng qua trung gian tế bào. Cả hai kiểu này đều có sự tham gia của rất nhiều<br />
thành phần của hệ thống miễn dịch với mục đích là loại trừ nhiều loại vi sinh<br />
<br />
vật khác nhau ra khỏi cơ thể (Hình 1.2). Miễn dịch dịch thể được thực hiện qua<br />
trung gian của những phân tử hiện diện trong máu và dịch niêm mạc có tên là<br />
kháng thể, được sản xuất bởi tế bào lymphô B (còn gọi là tế bào B). Kháng thể<br />
có khả năng nhận diện kháng nguyên vi sinh vật, trung hoà tính gây bệnh và tác<br />
động lên vi sinh vật để loại trừ nó qua nhiều cơ chế hiệu quả khác nhau. Miễn<br />
dịch dịch thể là cơ chế đề kháng chủ yếu chống lại các vi sinh vật ngoại bào<br />
cũng như độc tố của chúng theo cơ chế kháng thể liên kết với các vi sinh vật<br />
hoặc độc tố để xúc tiến việc loại trừ. Bản thân kháng thể là những phân tử được<br />
chuyên môn hoá, những tuýp kháng thể khác nhau có thể tạo ra nhiều cơ chế<br />
loại bỏ kháng nguyên khác nhau. Một số tuýp kháng thể có khả năng xúc tiến<br />
hoạt động thực bào, một số khác lại kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra các<br />
chất trung gian của phản ứng viêm. Miễn dịch qua trung gian tế bào (còn gọi là<br />
miễn dịch tế bào) là kiểu đáp ứng được thực hiện qua trung gian của tế bào<br />
lymphô T (còn gọi là tế bào T). Các vi sinh vật nội bào như virus và một số vi<br />
khuẩn có khả năng sống và nhân lên trong đại thực bào cũng như một số tế bào<br />
chủ khác, vì thế chúng không chịu tác động trực tiếp của kháng thể lưu động<br />
trong máu. Sự đề kháng chống lại những vi sinh vật kiểu này là chức năng của<br />
miễn dịch tế bào.<br />
<br />