Giáo trình môn học: Khái quát về Kỹ thuật viên đồng - sơn và an toàn lao động - Trường CĐN Đà Lạt
lượt xem 4
download
(NB) Nội dung của giáo trình Khái quát về Kỹ thuật viên Đồng- Sơn và An toàn lao động đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường dạy nghề, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình môn học: Khái quát về Kỹ thuật viên đồng - sơn và an toàn lao động - Trường CĐN Đà Lạt
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT VIÊN ĐỒNG- SƠN VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH/ NGHỀ: CÔNG NGHỆ ĐỒNG SƠN Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: ………./QĐ-CĐNĐL ngày ……tháng ……năm……..của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Lâm Đồng, năm 2019 1
- 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Giáo trình được lưu hành nội bộ Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt. LỜI GIỚI THIỆU Nội dung của giáo trình Khái quát về Kỹ thuật viên Đồng- Sơn và An toàn lao động đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường dạy nghề, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới, đề cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo nghề. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm: Bài 1: Giới thiệu về chương trình khóa học / cơ sở đào tạo Bài 2: Thông tin chỉ dẫn bảo dưỡng thân xe và sơn Bài 3: Yêu cầu về trang phục, bảo hộ lao động Bài 4: An toàn trong phân xưởng sửa chữa Bài 5: Phòng tránh hỏa hoạn Bài 6: An toàn về thiết bị điện Bài 7: Các hoạt động có nguy cơ xảy ra tai nạn Xin trân trọng cảm ơn Khoa Cơ khí Động lực, Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn.. 3
- Lâm Đồng, ngày …………tháng…………..năm………. Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thị Quý 2. Lê Thanh Quang 4
- MỤC LỤC CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐUN ĐÀO TẠO ...................................................... 8 KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT VIÊN ĐỒNG- SƠN & AN TOÀN LAO ĐỘNG.. 8 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: ........................................................ 8 II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: ...................................................................... 8 Kiến thức: ...................................................................................................... 8 Kỹ năng: ........................................................................................................ 8 Thái độ: ......................................................................................................... 8 Điều kiện thực hiện: ....................................................................................... 8 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN : ............................................................................ 9 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian. ................................................... 9 BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC /CƠ SỞ ĐÀO TẠO 1.Tên nghề: Công nghệ Đồng- Sơn ô tô ........................................................ 10 2. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC: ................................................................ 10 2.1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: ............................................... 10 2.2.Cơ hội việc làm: ..................................................................................... 10 3. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: ......................................................................................................... 11 3.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: ........................ 11 3.2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu: ..................................................... 11 4. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN ............................................................................................................ 11 5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: ................................................ 11 6. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP; ............................ 11 6.1. Quy trình đào tạo: ................................................................................. 11 6.2. Điều kiện tốt nghiệp .............................................................................. 11 7. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ; ................................. 12 8. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP: ............................................................................................................. 12 8.1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các mô đun đào tạo; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo: ........................................ 12 8.2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học hoặc thi tốt nghiệp: ................... 13 8.3. Các chú ý khác: ..................................................................................... 13 BÀI 2. THÔNG TIN CHỈ DẪN BẢO DƯỠNG THÂN XE VÀ SƠN ............ 14 5
- 1. Giới thiệu các thông số kỹ thuật cơ bản của ô tô........................................ 14 1.1. Chiều cao tổng thể của xe. .................................................................... 14 1.2. Chiều dài tổng thể của xe. ..................................................................... 14 1.3. Chiều rộng tổng thể của xe.................................................................... 15 2. Sử dụng các loại ấn phẩm. ......................................................................... 16 2.1. Sử dụng cẩm nang sửa chữa. ................................................................. 16 2.2. Nhận dạng phụ tùng. ............................................................................. 17 3. Nhận dạng số VIN và số serial động cơ. .................................................... 22 3.1. Khái niệm về số VIN và số serial. ......................................................... 22 3.2. Nhận dạng số serial của xe ô tô. ............................................................ 23 4. Thông tin liên quan kiểm định xe. ............................................................. 24 4.1. Thông tin trước khi tiến hành kiểm định xe. .......................................... 24 4.2. Các công đoạn kiểm tra. ........................................................................ 24 BÀI 3: YÊU CẦU VỀ TRANG PHỤC, BẢO HỘ LAO ĐỘNG ..................... 25 1. Mục đích của công tác bảo hộ lao động. ...................................................... 25 2. Trang bị bảo hộ lao động và các thiết bị an toàn. ....................................... 25 2.1. Kính an toàn. ........................................................................................ 25 2.2. Giày. ..................................................................................................... 25 2.3. Bình chữa cháy. .................................................................................... 26 BÀI 4. AN TOÀN TRONG PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA.............................. 28 1. Những điều cần biết khi làm việc. ............................................................. 28 2. An toàn và trách nhiệm. ............................................................................ 28 3. Nội quy an toàn cơ bản.............................................................................. 29 4. Hoạt động phòng ngừa. ............................................................................. 29 BÀI 5. PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN........................................................... 32 1. Khái niệm và nguyên nhân gây cháy, nổ. ..................................................... 32 2. Tác hại của cháy, nổ và biện pháp phòng chống cháy, nổ. ............................. 32 2.1. Tác hại của cháy, nổ. .............................................................................. 32 2.2. Biện pháp phòng chống cháy, nổ. ......................................................... 32 3. Sử dụng các thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy. .......................... 33 3.1. Nước. .................................................................................................... 33 3.2. Bụi nước. .............................................................................................. 34 3.3. Hơi nước. .............................................................................................. 34 3.4. Bình bột chữa cháy. .............................................................................. 34 3.5. Bình chữa cháy bọt hóa học. ................................................................. 34 6
- 3.6. Xe chữa cháy và máy bơm chữa cháy thông dụng. ................................ 35 3.7. Xe chữa cháy chuyên dụng. ................................................................ 35 3.8. Phương tiện báo và chữa cháy tự động................................................ 35 3.9. Các trang bị chữa cháy tại chỗ. ............................................................. 35 3.10. Các phương tiện và thiết bị chữa cháy khác. ........................................ 36 BÀI 6. AN TOÀN THIẾT BỊ ĐIỆN ............................................................... 38 1. Tác dụng của dòng điện. ............................................................................. 38 1.1. Tác động sinh lý. ................................................................................... 38 1.2. Gây tổn thương cơ thể sống................................................................... 38 2. Nguyên nhân tai nạn điện. .......................................................................... 38 2.1. Khái niệm về điện áp an toàn và trị số điện áp an toàn. ......................... 38 2.2. Tác động của dòng điện đối với cơ thể con người. ................................ 38 2.3. Nguyên nhân và biện pháp đề phòng tai nạn điện. ................................. 39 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của dòng điện. ........... 39 2.5. Các biện pháp phòng ngừa điện giật. ..................................................... 40 BÀI 7. CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ NGUY CƠ XẢY RA TAI NẠN .................. 43 1. Các yếu tố gây tai nạn. .............................................................................. 43 2. Biển chỉ dẫn và ký hiệu cảnh báo các nguy cơ........................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45 7
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐUN ĐÀO TẠO KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT VIÊN ĐỒNG- SƠN & AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã môn học, mô đun: MĐ 01 Thời lượng của mô đun: 25 giờ Lý thuyết :10 giờ ; Thực hành : 15 giờ I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là môn đun được bố trí học tập đầu tiên của khóa học, nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật đồng, sơn và an toàn lao động. - Tính chất: Là môn đun chuyên môn bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: Kiến thức: - Nắm vững chương trình, nội dung khóa học; - Phương pháp tra cứu thông tin cơ bản về xe và sơn xe; - Hiểu, biết các tác động qua lại, yêu cầu phải phối hợp trong hoạt động dịch vụ sửa chữa khung thân xe và sơn xe; - Xác định được yêu cầu của cơ sở dịch vụ và khách hàng đối với kỹ thuật viên sơn xe; - Hiểu rõ các qui định, qui tắc an toàn cho người và phương tiện; - Hiểu biết tác dụng của phương tiện bảo hộ lao động; - Nhân biết được các nguy cơ gây cháy, nổ, điện giật, khí độc hại; - Cách di chuyển, sắp xếp nơi làm việc. Kỹ năng: - Có kế hoạch học tập thích ứng với khóa học; - Tra cứu các thông tin liên quan; - Sử dụng đúng tính năng của các phương tiện bảo hộ; - Xử lý tình huống tai nạn; - Xắp sếp, bố trí nơi làm việc khoa học. Thái độ: - Tuân thủ các yêu cầu đặt ra đối với kỹ thuật viên sơn xe; - Có tinh thần đồng đội trong công việc; - Tuân thủ các nguyên tắc, qui định về an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường; trong lĩnh vực nghề như một nhiệm vụ bắt buộc. Điều kiện thực hiện: - Môi trường học tập, thực hành đảm bảo các điều kiện an toàn; - Máy chiếu; Máy tính để bàn; Quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ; Bình chữa cháy; Các biển, báo chỉ dẫn nguy cơ mất an toàn; - Kết cấu điển hình: thân- vỏ; khung- sườn xe con bị biến dạng do va chạm; 8
- - Tài liệu học tập liên quan. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN : 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian. Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ học) Tổn Lý Thực Kiểm g số thuyết hành tra* 1 Giới thiệu về chương trình khóa học / 2 2 0 cơ sở đào tạo 2 Thông tin chỉ dẫn bảo dưỡng thân xe 8 3 4 1 và sơn 3 Yêu cầu về trang phục, bảo hộ lao 1 1 0 động 4 An toàn trong phân xưởng sửa chữa 5 1 4 5 Phòng tránh hỏa hoạn 3 1 2 6 An toàn về thiết bị điện 4 1 3 7 Các hoạt động có nguy cơ xảy ra tai 2 1 0 1 nạn Cộng 25 10 13 2 9
- BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH KHÓA HỌC /CƠ SỞ ĐÀO TẠO 1.Tên nghề: Công nghệ Đồng- Sơn ô tô 1.1.Trình độ đào tạo: Sơ cấp 1.2.Đối tượng tuyển sinh: Có đủ sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Công nghệ Đồng- Sơn ô tô. 1.3.Số lượng môn học, mô đun đào tạo : 06 1.4.Bằng cấp sau khi tốt nghiệp : Chứng chỉ sơ cấp. 1.5.Mô tả về khóa học: Khóa học đào tạo về Công nghệ Đồng- Sơn ô tô bao gồm các kiến thức, kỹ năng về An toàn lao động, chuẩn bị bề mặt, điều chỉnh màu, phun sơn,.... cho phép các học viên tham gia có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng mới học của mình để thực hiện công nghệ đồng sơn trên ô tô. Đây là nhu cầu thiết yếu đáp ứng nhu cầu người dân địa phương. 2. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC: 2.1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: + Kiến thức: - Hiểu biết các đặc tính của sơn ô tô; - Nắm vững đặc điểm hấp thụ sơn và vật sơn; - Đánh giá được mức độ hư hỏng của lớp sơn; - Hiểu biết công thức, cách bảo quản và phương pháp pha chỉnh màu sơn; - Sử dụng thành thạo cẩm nang sửa chữa liên quan đến kỹ thuật sơn. + Kỹ năng: - Sử dụng đúng chức năng các dụng cụ, phương tiện nghề; - Vận hành, sử dụng các thiết bị, dụng cụ đúng quy trình kỹ thuật; - Lựa chọn chủng loại sơn phù hợp; - Thành thạo các công việc xử lý bề mặt vật sơn; phân tích, pha trộn, tạo mầu sơn; sử dụng, điều chỉnh, bảo quản, bảo dưỡng các dụng cụ, thiết bị xử lý bề mặt, dụng cụ thiết bị sơn, xấy, đánh bóng…; - Khắc phục thành công các khuyết tật sơn ô tô như bong, tróc, xước, lõm. - Thái độ: - Tuân thủ các quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường; - Làm việc với tác phong công nghiệp, có tinh thần đồng đội và lòng yêu nghề. 2.2.Cơ hội việc làm: Người thợ làm Công nghệ Đồng- Sơn ô tô có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp bán hàng, bảo dưỡng, sữa chữa ô tô. 10
- 3. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 3.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian đào tạo: 5 tháng - Thời gian học tập: 20 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 725 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun và thi tốt nghiệp: 45 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 15 giờ) 3.2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 725 giờ - Thời gian học lý thuyết: 46 giờ ; Thời gian học thực hành: 679 giờ 4. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN Mã Thời gian đào tạo (giờ) MĐ Tên mô đun Trong đó Lý Thực Tổng số Kiểm tra thuyết hành MH 01 Khái quát về Kỹ thuật viên 25 10 13 2 đồng- sơn và An toàn lao động MĐ 02 Phương pháp chuẩn bị bề mặt 85 10 64 11 MĐ 03 Phương pháp điều chỉnh màu 15 3 9 3 MĐ 04 Phương pháp phun sơn 50 11 34 5 MĐ 05 Phương pháp che chắn vật sơn 70 10 50 10 và đánh bóng MĐ 06 Thực tập sản xuất 480 2 472 6 Tổng cộng 725 46 642 37 5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) 6. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP; 6.1. Quy trình đào tạo: Giảng dạy lý thuyết đến hướng dẫn thực hành đến rèn luyện kỹ năng và kiểm tra đầu ra theo nhu cầu thực tế của xã hội. 6.2. Điều kiện tốt nghiệp - Người học phải tham gia đầy đủ các mô đun đào tạo; 11
- - Không vắng quá 20% số giờ lý thuyết của mô đun. - Các bài kiểm tra định kỳ, kết thúc mô đun, bài kiểm tra kết thúc khóa ≥ 5. 7. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ; - Kiểm tra định kì: 1 bài kiểm tra viết, thời gian từ 30 đến 45 phút; 1 bài kiểm tra kỹ năng, thời gian từ 1 giờ đến 2 giờ; - Kiểm tra kết thúc mô-đun (hình thức kiểm tra: kiến thức và kỹ năng; thời gian 2 giờ đến 4 giờ) - Thang điểm 10. 8. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP: 8.1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các mô đun đào tạo; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo: - Phạm vi áp dụng: Chương trình mô đun này được sử dụng cho các khóa đào tạo ngắn hạn có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; - Chương trình Sơ cấp Công nghệ Đồng- Sơn ô tô bao gồm 06 môn học, mô đun; - Đối với chương trình Công nghệ Đồng- Sơn ô tô yêu cầu đầu vào tối thiểu đối với học viên là phải tốt nghiệp Tiểu học trở lên; - Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy mô đun này, giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của học viên. Kết quả thực hành của các bài trước sẽ được sử dụng cho các bài thực hành kế tiếp. - Khi giảng dạy cần giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài; - Các nội dung lý thuyết liên quan đến các thao tác trên máy, sa bàn nên phân tích, giải thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế; - Để giúp cho học viên nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng học viên. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết và thực hành đã học; - Kết thúc mỗi mô đun học viên được cơ sơ đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun. 12
- 8.2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học hoặc thi tốt nghiệp: Số Hình thức thi Thời gian thi TT Môn thi 1 Kiến thức, kỹ năng Viết Không quá 30 phút Chuẩn bị không quá: 20 phút; - Lý thuyết Vấn đáp Trả lời không quá: 10 phút Trắc nghiệm Không quá: 30 phút - Thực hành Bài thi thực hành Không quá 04 giờ *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp Bài thi lý thuyết và Không quá 05 giờ 2 lý thuyết với thực hành) thực hành 8.3. Các chú ý khác: Trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực tế giáo viên nên bố trí cho người học tham gia thực tập tại các cơ sở sản xuất có thực hành Đồng- Sơn ô tô trong thời gian phù hợp với chương trình đào tạo. 13
- BÀI 2. THÔNG TIN CHỈ DẪN BẢO DƯỠNG THÂN XE VÀ SƠN 1. Giới thiệu các thông số kỹ thuật cơ bản của ô tô. Chúng ta sẽ không thể nào hiểu rõ chiếc xe của mình nếu không tìm hiểu kỹ thông số kỹ thuật của nó. Trong giáo trình này sẽ cung cấp cho chúng ta một số thuật ngữ liên quan đến thông số kỹ thuật của xe, giúp cho chúng ta tư vấn với khách hàng trong việc lựa chọn mua xe mới và tự tin trong việc sử dụng. 1.1. Chiều cao tổng thể của xe. Chiều cao tổng thể của xe được tính từ vị trí bánh xe tiếp xúc với mặt đất cho đến hết nóc xe, bao gồm cả trụ ăng ten hoặc giá để hàng trên nóc xe. Chiều cao tỷ lệ thuận với sức cản khí động học (cản gió), chiều cao thấp làm tăng tính thể thao của xe, (hình 2.1. minh họa chiều cao tổng thể của xe). Hình 2.1. Chiều cao tổng thể của xe 1.2. Chiều dài tổng thể của xe. Chiều dài tổng thể của xe được tính từ đầu xe đến hết toàn bộ chiều dài xe. Chiều dài tổng thể của xe tỷ lệ nghịch với khả năng linh hoạt của xe, có nghĩa là xe càng dài thì khả năng quay vòng trong đường hẹp càng khó. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần quan tâm đến chiều dài cơ sở, đây chính là khoảng cách 14
- giữa hai trục bánh xe. Chiều dài cơ sở càng lớn thì khoang nội thất càng rộng và xe vận hành càng ổn định. (Hình 2.2. Minh họa chiều dài tổng thể của xe) Hình 2.2. Chiều dài tổng thể của xe 1.3. Chiều rộng tổng thể của xe. Chiều rộng tổng thể của xe được tính từ sườn xe bên này, đến hết sườn xe bên kia. Chiều rộng tổng thể tỷ lệ thuận với khoang nội thất, chiều rộng càng lớn thì khoang nội thất sẽ lớn (Hình 2.3. Minh họa chiều rộng tổng thể của xe). Hình 2.3. Chiều rộng tổng thể của xe 15
- Ví dụ với thông số kỹ thuật xe Toyota Vios sản xuất năm 1014, kích thước tổng thể là 4410mm X 1700mm X 1475 và chiều dài cơ sở là 2550mm và chiều ngang cơ sở phía đầu xe là 1470mm, chiều ngang cơ sở phía sau là 1460mm (Hình 2.4). Hình 2.4. Kích thước tổng thể (Dài x Rộng x Cao) 2. Sử dụng các loại ấn phẩm. 2.1. Sử dụng cẩm nang sửa chữa. Cẩm nang sửa chữa gồm có hai loại, một loại file đã được in sẵn trên giấy, một loại được lưu giữ trên đĩa CD hoặc trong máy tính dưới dạng file *.pdf. Việc sử dụng cẩm nang trong quá trình sửa chữa là điều hết sức cần thiết, khi sử dụng cẩm nang, người dùng cần quan xem kỹ mục lục để biết những vị trí cần tra cứu ( Phần kết cấu cơ khí, hệ thống bôi trơn, làm mát, hệ thống điện…), tra cứu kỹ các tiêu chuẩn kỹ thuật của chi tiết, các cụm từ viết tắt trong cẩm nang, mômen xiết tiêu chuẩn,… do đó đòi hỏi người thợ phải hiểu rõ cẩm nang của xe chuẩn bị sửa chữa, Phương pháp tra cứu các thông số kỹ 16
- thuật, vị trí lắp ráp chi tiết nhằm giảm thời gian và chi phí sửa chữa. 2.2. Nhận dạng phụ tùng. Do sự phát triển của công nghệ ô tô, các hệ thống và đặc điểm mới được đưa vào các kiểu xe mới, người thợ sửa chữa những xe ôtô có độ phức tạp cao mà chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân ngày càng trở nên khó khăn hơn. Để thông báo cho những người thợ sửa chữa trên toàn thế giới về quy trình sửa chữa thích hợp và những công nghệ mới, hãng Toyota phát hành nhiều loại tài liệu khác nhau. Như hình: 2.5 dưới đây là cẩm nang sửa chữa của Hãng TOYOTA Hình: 2.5. Cẩm nang sửa chữa của Hãng 1. Hướng dẫn sửa chữa; 2. Sách EWD (Sơ đồ mạch điện); 3. Danh sách SST (Dụng cụ sửa chữa chuyên dùng); 4. Sách NCF (Đặc điểm của xe mới); 5. SDS (Phiếu thông tin sửa chữa); 6. Hướng dẫn sử dụng; 7. Các tài liệu khác - Các đặc điểm của phụ tùng chính hiệu: Phụ tùng chính hiệu của các hãng là thích hợp nhất để thay thế, do chúng là những phụ tùng mới giống hệt như phụ tùng đã được sử dụng trên xe. Những chi tiết này đã trải qua việc kiểm tra chất lượng ngặt nghèo nhất để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cao. Ví dụ: Phụ tùng chính hãng của Toyota, Hyundai,… 17
- Hình 2.6. Phụ tùng các hãng + Mã số phụ tùng: Để phân biệt chính xác những bộ phận của tất cả các xe, một mã số phụ tùng gồm 10 hay 12 chữ số theo ký tự La tinh được gán cho từng phụ tùng. Chi tiết của mã số phụ tùng nằm trong hướng dẫn catalo phụ tùng Được phát hành bởi Bộ phận quản lý phụ tùng của Hãng. 18
- Hình:2.7. Mã số phụ tùng 1. mã số phụ tùng cơ bản;2. Mã số thiết kế; 3. Cốt 00 + Catalô phụ tùng: Hình 2.8. Lưu trữ Catalô phụ tùng Mặc dù mã số phụ tùng được gán cho tất cả các chi tiết, chúng không cần thiết phải chỉ ra trên bản thân các chi tiết. Tất cả mã số phụ tùng có thể tìm thấy trong catalô phụ tùng. Catalô phụ tùng có 3 loại. Hãy tham khảo Hướng dẫn catalô phụ tùng để biết phương pháp thích hợp cho từng loại. Hình 2.8 trên đây chỉ ra cho chúng ta biết Catalô phụ tùng được lưu trữ; trong đó: 1. Catalô phụ tùng trên vi phim; 19
- 2. Sách Catalô phụ tùng; 3. Catalô phụ tùng điện tử (CD-ROM). + Tra mã phụ tùng: - Các thông tin dùng cho việc tra mã phụ tùng Để tìm một số điện thoại trong danh bạ điện thoại, chúng ta sẽ cần biết trước tên hay địa chỉ của người mà chúng ta cần tìm số điện thoại Tương tự như vậy, để tìm mã số phụ tùng trong catalô phụ tùng, chúng ta sẽ cần một số thông tin về xe. Ví dụ: * Mã kiểu xe; * Mã màu thân xe; * Mã nội thất; * Mã hộp số; * Mã cầu xe. Những thông tin về xe này được in trên tấm nhãn tên xe hay nhãn đăng ký của xe. Hình: 2.9. 1. Vị trí nhãn tên xe - Nhãn tên xe: Nhãn tên xe cũng được gọi là “nhãn nhà sản xuất” Nội dung của nó thay đổi tùy theo nơi xe được chuyển đến. Nhãn tên xe của xe du lịch được đặt trên vách ngăn khoang động cơ; hướng dẫn sửa chữa cho biết vị trí chính xác của nhãn này. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình cơ khí đại cương
30 p | 2312 | 706
-
Giáo trình Máy xây dựng
79 p | 1137 | 278
-
Giáo trình Kiểm tra chất lượng thực phẩm - GS.TS. Phạm Xuân Vượng
256 p | 628 | 264
-
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
203 p | 429 | 169
-
Giáo trình ô tô 2 - Chương 1
19 p | 295 | 109
-
Giáo trình Ôtô máy kéo và xe chuyên dụng - PGS. Ts. Nguyễn Ngọc Quế
351 p | 489 | 91
-
Giáo trình nền và móng - Trung cấp Cầu đường & Dạy nghề
130 p | 249 | 76
-
Giáo trình môn Xử lý tín hiệu số
108 p | 293 | 71
-
Giáo trình Cung cấp điện (Nghề: Điện công nghiệp-CĐ) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
131 p | 44 | 11
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy và thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
218 p | 14 | 7
-
Giáo trình Thiết bị cơ khí đại cương (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 38 | 5
-
Giáo trình Chính trị (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
69 p | 32 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật-Vẽ điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
126 p | 19 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
49 p | 41 | 4
-
Giáo trình môn học Máy bơm và Trạm bơm
0 p | 65 | 4
-
Giáo trình Vẽ điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
93 p | 8 | 4
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
110 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn