intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nghiệp vụ đấu thầu xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Nghiệp vụ đấu thầu xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Những văn bản chủ yếu trong đấu thầu, các khái niệm cơ bản trong hoạt động đấu thầu; lập kế hoạch đấu thầu, các hình thức và phương thức đấu thầu; đấu thầu qua hệ thống mạng quốc gia; khái niệm, nội dung và quy định Hồ sơ mời thầu xây lắp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nghiệp vụ đấu thầu xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 -------- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Hoạt động đầu tư xây dựng là một trong những hoạt động quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước và là một hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp. Để hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu quả đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp và đồng bộ về đầu tư xây dựng, trong đó kiến thức về hoạt động đấu thầu trong xây dựng là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, chưa có tài liệu riêng phục vụ đào tạo về hoạt động đấu thầu trong xây dựng cho hệ Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế Xây dựng. Chính vì vậy, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã giao cho khoa Quản lý Xây dựng & Đô thị nghiên cứu biên soạn nội dung Giáo trình môn Nghiệp vụ đấu thầu xây dựng dành cho hệ Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế Xây dựng. Giáo trình được trình bày thành 7 bài: - Bài 1: Những văn bản chủ yếu trong đấu thầu, các khái niệm cơ bản trong hoạt động đấu thầu - Bài 2: Lập kế hoạch đấu thầu, các hình thức và phương thức đấu thầu - Bài 3: Đấu thầu qua hệ thống mạng quốc gia - Bài 4: Khái niệm, nội dung và quy định Hồ sơ mời thầu xây lắp - Bài 5: Quy định Hồ sơ mời quan tâm; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn - Bài 6: Quy trình tổ chức đấu thầu và lập hồ sơ dự thầu xây lắp - Bài 7: Nội dung hồ sơ dự thầu xây lắp và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp Giáo trình được viết phục vụ chủ yếu cho hệ đào tạo Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế Xây dựng của trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tác giả của các tài liệu đã được dùng để biên soạn giáo trình này. Hà Nội, ngày ……tháng….năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS. Lê Văn Hiếu - viết các Bài 1, 2, 3, 4,5,6,7 2
  3. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Bài 1: Những văn bản chủ yếu trong đấu thầu, các khái niệm cơ bản trong 6 hoạt động đấu thầu 1.1. Những văn bản chủ yếu trong đấu thầu 6 1.2. Các khái niệm cơ bản trong hoạt động đấu thầu 7 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 8 Yêu cầu về đánh giá 8 Ghi nhớ 8 Bài 2: Lập kế hoạch đấu thầu, các hình thức và phương thức đấu thầu 9 2.1. Lập kế hoạch đấu thầu 9 2.1.1. Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu 9 2.1.2. Nội dung kế hoạch đấu thầu 10 2.2. Các hình thức đấu thầu 11 2.2.1. Đấu thầu rộng rãi 11 2.2.2. Đấu thầu hạn chế 11 2.2.3. Chỉ định thầu 12 2.3. Phương thức đấu thầu 12 2.3.1. Phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ 12 2.3.2. Phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ 13 2.3.3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ 13 2.3.4. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ 13 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 14 Yêu cầu về đánh giá 14 Ghi nhớ 14 Bài 3: Đấu thầu qua hệ thống mạng quốc gia 15 3.1. Nội dung cơ bản 15 3.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu 18 3.2.1 Theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ 18 3.2.2. Theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ 19
  4. Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 19 Yêu cầu về đánh giá 20 Ghi nhớ 20 Bài 4: Khái niệm, nội dung và quy định HSMT xây lắp 21 4.1. Khái niệm và nội dung 21 4.1.1. Khái niệm 21 4.1.2. Nội dung 21 4.2. Quy định về HSMT xây lắp 21 4.2.1. Phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ 21 4.2.2. Phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ 22 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 23 Yêu cầu về đánh giá 24 Ghi nhớ 24 Bài 5: Quy định Hồ sơ mời quan tâm; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch 25 vụ tư vấn 5.1. Hồ sơ mời quan tâm 25 5.2. Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn 25 5.3. Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn 26 5.4. Thảo luận: Nội dung về Hồ sơ mời thầu, các hình thức và phương thức đấu 27 thầu Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 27 Yêu cầu về đánh giá 27 Ghi nhớ 28 Bài 6: Quy trình tổ chức đấu thầu và lập hồ sơ dự thầu xây lắp 28 6.1. Quy trình tổ chức đấu thầu 28 6.2. Lập Hồ sơ dự thầu xây lắp 30 6.3. Bài tập vận dụng 31 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 31 Yêu cầu về đánh giá 33 Ghi nhớ 33 Bài 7: Nội dung hồ sơ dự thầu xây lắp và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp 34 7.1 Nội dung hồ sơ dự thầu xây lắp 34 7.2. Đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp 35 4
  5. 7.3. Bài tập vận dụng 38 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 49 Yêu cầu về đánh giá 51 Ghi nhớ 51 Phụ lục 51 Tài liệu tham khảo 70 Danh mục từ viết tắt 70
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG; Mã môn học: MH16; Vị trí, vai trò và tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 3; + Môn học tiên quyết: Không; - Tính chất: là môn học thuộc nhóm môn học cơ sở và chuyên môn chung; - Vai trò: là môn học giúp người học làm quen và hình thành kỹ năng cơ bản về lập hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp. Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có khả năng: - Kiến thức + Trình bày được tổng quan về hoạt động đấu thầu; + Trình bày được nội dung, thành phần và yêu cầu của hồ sơ mời thầu xây lắp, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn; + Trình bày được bảng tổng hợp giá dự thầu, đơn giá dự thầu và đơn giá chi tiết; + Giải thích được nội dung, thành phần của bảng tổng hợp giá dự thầu xây lắp, đơn giá dự thầu xây lắp và đơn giá chi tiết. + Sơ lược đánh giá Hồ sơ dự thầu; - Kỹ năng + Thu thập được một số nội dung cơ bản trong hồ sơ mời thầu để phục vụ cho việc lập hồ sơ dự thầu; + Lập được giá dự thầu cho gói thầu xây lắp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm Cẩn thận, kiên trì, trung thực, tình thần trách nhiệm cao, hiểu biết pháp luật và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn. Nội dung của môn học 6
  7. Phần 1- TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU BÀI 1: NHỮNG VĂN BẢN CHỦ YẾU TRONG ĐẤU THẦU, CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Mã Bài: B1 Giới thiệu: Bài 1 “Những văn bản chủ yếu trong đấu thầu, các khái niệm cơ bản trong hoạt động đấu thầu” là bài học đầu tiên nằm trong môn học Nghiệp vụ đấu thầu xây dựng. Bài học này sẽ trình bày và giới thiệu cho người học về các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến lĩnh vực đấu thầu trong xây dựng; giới thiệu các khái niệm cơ bản về hoạt động đấu thầu. Mục tiêu: - Xác định được những văn bản cần thiết trong hoạt động đấu thầu; - Trình bày được những khái niệm cơ bản trong hoạt động đấu thầu. Nội dung chính: 1.1. Những văn bản chủ yếu trong đấu thầu 1.1.1. Những văn bản chính - Luật Xây dựng 50/2014/QH11 (Ngày Quốc hội thông qua 18/06/2014 - hiệu lực 01/01/2015); - Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 (Ngày Quốc hội thông qua 26/11/2013 - hiệu lực từ ngày 1/7/2014). - Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và Lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Đấu thầu (hiệu lực 15/08/2014); - Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; 1.1.2. Các văn bản có liên quan khác -Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn; -Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp; -Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa; -Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu; -Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh; -Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia; -Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 12 năm 2019 Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả;
  8. -Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 1.2. Các khái niệm cơ bản trong hoạt động đấu thầu. 1.2.1. Nhà thầu Là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 1.2.2. Bên mời thầu Là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu. 1.2.3. Đấu thầu trong nước Là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu 1.2.4. Đấu thầu quốc tế. Là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được tham dự thầu. 1.2.5. Hồ sơ mời thầu Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư 1.2.6. Hồ sơ dự thầu Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu 1.2.7. Giá gói thầu Là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. 1.2.8. Giá dự thầu Là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 1.2.9. Giá đề nghị trúng thầu Là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). 1.2.10. Giá trúng thầu. Là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu 1.2.11. Giá đánh giá Là giá dự thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng trong suốt thời gian sử dụng quy về cùng một mặt bằng. Giá đánh giá dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu. 8
  9. 1.2.12. Bảo đảm dự thầu. Là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu 1. Trình bày các khái niệm nhà thầu, bên mời thầu, đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế? Câu 2. Trình bày các khái niệm Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, giá gói thầu, giá dự thầu? Câu 3. Trình bày các khái niệm về Giá đề nghị trúng thầu, giá trúng thầu, chi phí trên cùng một mặt bằng? Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi và làm các bài tập thực hành được giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động đấu thầu; - Các khái niệm cơ bản trong hoạt động đấu thầu xây dựng.
  10. BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU, CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU Mã Bài: B2 Giới thiệu: Bài 2 “ Lập kế hoạch đấu thầu, các hình thức và phương thức đấu” là bài học thứ hai nằm trong môn học Nghiệp vụ đấu thầu xây dựng. Bài học này sẽ trình bày và giới thiệu cho người học về lập kế hoạch đấu thầu trong xây dựng; các hình thức lựa chọn nhà thầu; các phương thức đấu thầu chủ yếu trong xây dựng. Mục tiêu: - Trình bày được một số vấn đề cơ bản về lập kế hoạch đấu thầu; - Trình bày được các hình thức đấu thầu; - Trình bày được các phương thức đấu thầu. Nội dung chính: 2.1. Lập kế hoạch đấu thầu 2.1.1. Lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu 2.1.1.1. Lập kế hoạch đấu thầu * Nguyên tắc lập kế hoạch đấu thầu - Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch cho toàn bộ thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước. - Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. - Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ và quy mô gói thầu hợp lý. 2.1.1.2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu * Trách nhiệm trình duyệt - Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. - Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì: + Nếu xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt + Nếu chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt. * Hồ sơ trình duyệt 10
  11. -Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan tới chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước; -Phần công việc thuộc KH đấu thầu gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng được thực hiện theo các hình thức lựa chọn NT; -Phần công việc không áp dụng được các hình thức lựa chọn NT: hoạt động của ban QLDA, đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công.. -Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của công việc này; -Phần tổng hợp giá trị của tất cả các phần công việc trên, phần này không được vượt quá tổng mức đầu tư được phê duyệt. -Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu. 2.1.1.3. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu * Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu: là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung của kế hoạch phù hợp với yêu cầu của dự án và pháp luật - Tổ chức được giao thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt ; - Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt DA thì Tổ chức được giao thẩm định lập báo cáo thẩm định trình người đứng đầu CĐT hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị DA phê duyệt . * Phê duyệt kế hoạch đấu thầu: -Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu bằng văn bản làm cơ sở lựa chọn nhà thầu ; -Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định ĐT thì người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ phê duyệt kế hoạch. 2.1.2. Nội dung kế hoạch đấu thầu - Tên gói thầu: thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu; - Giá gói thầu: Xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư hoặc dự toán được duyệt ; - Nguồn vốn: nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; - Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu ; - Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu: được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu ; - Loại hợp đồng ;
  12. - Thời gian thực hiện hợp đồng: Là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có). 2.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu. 2.2.1. Đấu thầu rộng rãi * Áp dụng đấu thầu rộng rãi trong các trường hợp: - DA sử dụng vốn NN từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư ; - DA sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan thuộc nhà nước; - Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; * Không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. * Bên mời thầu thông báo mời thầu rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp HSDT . * Bên mời thầu phải cung cấp HSMT cho các NT, nhà ĐT tham gia đấu thầu. HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của NT, nhà ĐT. * Quy trình lựa chọn nhà thầu: - Chuẩn bị lựa chọn NT (lập và phê duyệt KH đấu thầu); - Tổ chức lựa chọn NT (thông báo mời thầu, phát hành HSMT, lập HSDT, thu và bảo quản HSDT của nhà thầu); - Đánh giá hồ sơ dự thầu; -Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả; - Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 2.2.2. Đấu thầu hạn chế * Áp dụng trong các trường hợp sau : Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu ; * Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, bên mời thầu phải gửi thư mời trực tiếp đến các nhà thầu có đủ năng lực. * Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu. 12
  13. * Quy trình lựa chọn nhà thầu: -Chuẩn bị lựa chọn NT (lập và phê duyệt KH đấu thầu); -Tổ chức lựa chọn NT (thông báo mời thầu, phát hành HSMT, lập HSDT, thu và bảo quản HSDT của nhà thầu); -Đánh giá hồ sơ dự thầu; -Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả; -Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 2.2.3. Chỉ định thầu * Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Sự cố bất khả kháng, cần khắc phục ngay ; - Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản; -Gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; -Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo; -Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không quá 500 triệu đồng; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên ; - Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu. Dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt trước theo quy định. *Quy trình lựa chọn nhà thầu: - Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu; - Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; - Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; - Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 2.3. Phương thức đấu thầu 2.3.1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ * Được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp ; - Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp ; - Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
  14. * Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. * Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. 2.3.2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ * Được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; - Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư ; - Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu ; - Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá. 2.3.3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ * Áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp. * Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định HSMT giai đoạn hai. * Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp HSDT. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của HSMT giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu. 2.3.4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ * Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù. * Trong giai đoạn một: - Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. -Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai. 14
  15. * Trong giai đoạn hai: - Các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. - Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật - Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá. Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu 1. Trình bày nội dung về lập kế hoạch đấu thầu? Câu 2. Trình bày nội dung về trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu trong nội dung phê duyệt kế hoạch đấu thầu? Câu 3. Trình bày nội dung hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu trong nội dung phê duyệt kế hoạch đấu thầu? Câu 4. Trình bày các hình thức lựa chọn nhà thầu? Câu 5. Trình bày các phương thức đấu thầu? Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi và làm các bài tập thực hành được giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Các hình thức lựa chọn nhà thầu chủ yếu trong xây dựng; - Các phương thức đấu thầu trong xây dựng; - Một số nội dung về kế hoạch đấu thầu.
  16. BÀI 3: ĐẤU THẦU QUA MẠNG QUỐC GIA Mã Bài: B3 Giới thiệu: Bài 3 “ Đấu thầu qua mạng quốc gia” là bài học thứ ba nằm trong môn học Nghiệp vụ đấu thầu xây dựng. Bài học này sẽ trình bày và giới thiệu cho người học về các vấn đề cơ bản của đấu thầu qua mạng quốc gia; quy trình cơ bản của đấu thầu qua mạng quốc gia. Mục tiêu: - Trình bày được nội dung cơ bản của đấu thầu qua mạng quốc gia; - Xác định được cơ quy trình cơ bản của đấu thầu qua mạng quốc gia. Nội dung chính: 3.1. Nội dung cơ bản 3.1.1 Phạm vi điều chỉnh - Quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (sau đây gọi là "lựa chọn nhà thầu qua mạng") đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh trong nước theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ; -Không áp dụng đối với gói thầu chia thành nhiều phần. Trường hợp cần áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với gói thầu chia thành nhiều phần thì phải tách các phần thành gói thầu riêng biệt để lựa chọn nhà thầu. 3.1.2. Đối tượng và lộ trình áp dụng 3.1.2.1.Đối tượng áp dụng -Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu qua mạng thuộc phạm vi điều chỉnh; -Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh. 3.1.2.2. Lộ trình áp dụng Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo các chủ đầu tư, bên mời thầu trực thuộc phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng theo lộ trình những sau: * Năm 2020: 16
  17. - Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù; - Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tổi thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh. * Năm 2021:
  18. Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù; - Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh. * Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: - Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung. 3.1.3 Biện pháp bảo đảm dự thầu * Khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành. Đối với những ngân hàng, tổ chức tín dụng đã kết nối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống), nhà thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu qua mạng. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa có kết nối đến Hệ thống, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp E-HSDT. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cam kết nộp bản gốc bảo lãnh dự thầu theo quy định; * Các trường hợp phải nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu cho bên mời thầu: -Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng; -Nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu (theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Luật đấu thầu số 43/2013). * Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mời thầu, nếu nhà thầu từ chối nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu thì nhà thầu sẽ bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu. 18
  19. 3.1.4 Quy định về định dạng, dung lượng của tệp tin (file) đính kèm lên Hệ thống * File do bên mời thầu, nhà thầu đăng tải lên Hệ thống phải bảo đảm: Có định dạng MS Word, MS Excel, PDF, CAD, các định dạng ảnh; phông chữ thuộc bảng mã Unicode. Trường hợp các file có dung lượng lớn thì cần tải lên Hệ thống dưới dạng file nén định dạng *.zip, *.rar; - Không bị nhiễm virus, không bị lỗi, hỏng và không thiết lập mật khẩu. * Trường hợp file đính kèm trong E-HSDT không được lập theo định dạng quy định tại các trường hợp trên dẫn đến bên mời thầu không thể mở và đọc thì file này không được xem xét, đánh giá. 3.1.5 Xử lý kỹ thuật trong trường hợp Hệ thống gặp sự cố ngoài khả năng kiểm soát Trường hợp Hệ thống gặp sự cố phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ, các gói thầu có thời điểm đóng, mở thầu trong thời gian sự cố được gia hạn những sau: * Trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong thời gian từ 0h00’ đến 12h00’ thì thời điểm đóng thầu, mở thầu mới là 15h00’ cùng ngày (trừ trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết thì thời điểm đóng, mở thầu mới là 9h00’ của ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ); * Trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong khoảng thời gian sau 12h00’ đến 24h00’ thì thời điểm đóng, mở thầu mới là 9h00’ của ngày tiếp theo (trừ trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết thì thời điểm đóng, mở thầu mới là 9h00’ của ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ); * Trường hợp sự cố được khắc phục và Hệ thống bắt đầu hoạt động lại trong các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết thì thời điểm đóng, mở thầu mới là 9h00’ của ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ; * Trường hợp phải gia hạn thời điểm đóng, mở thầu theo quy định tại các trường hợp trên thì việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở thời điểm đóng, mở thầu nêu trong E-HSMT đã đăng tải lên Hệ thống. 3.2.Quy trình lựa chọn nhà thầu 3.2.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ 19
  20. a. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Lập E-HSMT; - Thẩm định và phê duyệt E-HSMT. b. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Đăng tải E-TBMT và phát hành E-HSMT; Sửa đổi, làm rõ E-HSMT; - Nộp E-HSDT; - Mở thầu. c. Đánh giá E-HSDT, xếp hạng nhà thầu. d. Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. e. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 3.2.2.Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ a. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Lập E-HSMT; - Thẩm định, phê duyệt E-HSMT. b. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: - Thông báo mời thầu và phát hành E-HSMT; - Sửa đổi, làm rõ E-HSMT; - Nộp E-HSDT; - Mở E-HSĐXKT. c. Đánh giá E-HSĐXKT, trình, thẩm định và phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. d. Mở E-HSĐXTC. e. Đánh giá E-HSĐXTC và xếp hạng nhà thầu. f. Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. g. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu 1. Trình bày nội dung cơ bản của Đấu thầu qua mạng quốc gia? Câu 2. Trình bày quy trình lựa chọn Nhà thầu? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2