Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Phần 1 - Thái Bá Cẩn
lượt xem 9
download
Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về kinh doanh chứng khoán; Nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán; Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và tư vấn chứng khoán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Phần 1 - Thái Bá Cẩn
- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Thái Bá Cẩn Đặng Lan Hương (Bản thảo, 12-2014) 1
- LỜI NÓI ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 15 năm ra đời và phát triển, hoạt động của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú đã dẫn đến một lĩnh vực kinh doanh mới là kinh doanh chứng khoán. Do vậy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là cần thiết đối với cán bộ quản lý kinh tế, tài chính, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thực tế đó, đòi hỏi phải trang bị cho sinh viên các chuyên ngành về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tài chính, nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản để tiếp cận với lĩnh vực chứng khoán nói chung, kinh doanh chứng khoán nói riêng. Chính vì vậy việc biên soạn giáo trình môn học “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” là yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy của nhà trường. Bố cục của giáo trình gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan về kinh doanh chứng khoán Chương 2: Nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán Chương 3: Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và tư vấn chứng khoán Chương 4: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và các nghiệp vụ khác Chương 5: Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của chủ thể khác Giáo trình được PGS.TS. Thái Bá Cẩn làm chủ biên và do Ths Đặng Lan Hương biên soạn. Đây là giáo trình được biên soạn lần đầu, mặc dù tác giả rất cố gắng, tham khảo nhiều tài liệu, Song “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” là lĩnh vực mới, phong phú, đa dạng và rất phức tạp nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Ban biên tập rất mong có sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn sau mỗi lần chỉnh sửa, tái bản để làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên các khóa tiếp theo. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về khoa Tài Chính- Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Chúng tôi xin xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc, các nhà khoa học để hoàn thiện và nâng cao chất lượng giáo trình. Ban biên tập Chủ biên PGS.TS Thái Bá Cẩn 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm về kinh doanh chứng khoán Kinh doanh chứng khoán là việc tổ chức, cá nhân tham gia một trong các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, hoặc các hoạt động có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. 1.2. Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủ yếu: 1.2.1 Các nguyên tắc tài chính: + Có năng lực tài chính: Đủ vốn theo quy định của pháp luật, đủ năng lực tài chính để giải quyết những rủi ro có thể phát sinh trong qúa trình kinh doanh + Cơ cấu tài sản hợp lý, có khả năng thanh khoản và có chất lượng tốt để thực hiện kinh doanh với hiệu quả cao + Thực hiện chế độ tài chính, thuế theo quy định của nhà nước + Tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng, không được dùng vốn, tài sản của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinh doanh công ty 1.2.2 Các nguyên tắc đạo đức: + Chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động theo đúng pháp luật, chấp hành nghiêm các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. + Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công việc. 3
- + Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi ích khách hàng lên trên lợi ích công ty. + Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo vệ tài sản của khách hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. + Không sử dụng các lợi thế của mình để làm tổn hại đến khách hàng & ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiện các hoạt động có thể làm khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán như việc sử dụng thông tin nội gián để kinh doanh, thuyết phục khách hàng mua bán chứng khoán quà nhiều… + Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản thù lao ngoài khoản thu nhập thông thường. 1.3. Chủ thể kinh doanh chứng khoán 1.3.1.Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Các công ty chứng khoán thường thực hiện hoạt động môi giới và đại diện thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng. Với lợi thế về thông tin, các công ty chứng khoán giúp cho người mua và người bán dễ dàng gặp nhau, thực hiện tư vấn đầu tư, đồng thời thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch. Một số công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho các chứng khoán. Trong hoạt động này, họ đồng thời đảm nhận vai trò môi giới và thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán. Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì công ty chứng khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình kinh doanh chứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc 4
- điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứng khoán: mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ và mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán 1.3.1.1 Mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ Theo mô hình này, công ty chứng khoán là một bộ phận của ngân hàng thương mại. Hay nói cách khác, Ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực là tiền tệ và chứng khoán. Thông thường theo mô hình này, NHTM cung ứng các dịch vụ tài chính rất đa dạng và phong phú liên quan đến kinh doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác trong lĩnh vực tài chính. Ưu điểm: - NHTM có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh nhiều lĩnh vực nên có thể giảm được rủi ro hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu được các biến động lớn trên thị trường chứng khoán. - NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có lịch sử lâu đời, có thế mạnh về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Do đó cho phép các NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn của ngân hàng, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hạn chế: - Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn, nên NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán có thể gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều hành thị trường còn yếu. - Do tham gia vào nhiều lĩnh vực sẽ làm giảm tính chuyên môn hóa, khả năng thích ứng và linh hoạt kém. - Trong trường hợp thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro, ngân hàng có xu hướng bảo thủ rút khỏi thị trường chứng khoán để tập trung kinh doanh tiền tệ. 1.3.1.2 Mô hình công ty chuyên doanh: 5
- Theo mô hình này, kinh doanh chứng khoán do các công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán. Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanh chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán. Ngày nay, với sự phát triển của thị trường chứng khoán, để tận dụng thế mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán. Các quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán bằng cách cho phép mô hình công ty đa năng một phần – các NHTM thành lập công ty con để kinh doanh chứng khoán. 1.3.2.Quỹ đầu tư 1.3.2.1 Khái niệm quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là các tổ chức tài chính phi ngân hàng thu nhận tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư số vốn đó vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ của thị trường tài chính Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư để đầu tư vào chứng khoán & các loại tài sản tài chính khác với mục đích làm tăng giá trị tài sản của quỹ. Từ các định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa chung cho quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư là một phương tiện đầu tư tập thể, là một tập hợp tiền của các nhà đầu tư và được ủy thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư để mang lại lợi nhuận cao nhất cho những người góp vốn. Quỹ đầu tư được phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. 1.3.2.2 Lợi ích của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư qua quỹ - Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro Chiến lược đầu tư đa dạng hóa nhằm cắt giảm rủi ro có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi nhuận 6
- của chứng khoán kia. Các quỹ đầu tư chuyên nghiệp thường có danh mục đầu tư đa dạng. Một danh mục đầu tư đa dạng hóa nói chung duy trì được sự tăng trưởng tốt ngay cả khi có một số cổ phiếu trong danh mục giảm giá, còn các cổ phiếu khác lại tăng giá hơn mức mong đợi, tạo ra sự cân bằng trong danh mục. - Quản lý đầu tư chuyên nghiệp Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một số lớn các nhà quản lý và các đội quản lý có được bảng thành tích tuyệt hảo. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất. - Chi phí hoạt động thấp Do các quỹ đầu tư có các danh mục đầu tư được quản lý chuyên nghiệp cho nên chúng chỉ gánh một mức hoa hồng giao dịch thấp hơn so với các cá nhân, dù các cá nhân này đã ký hợp đồng với các nhà môi giới chiết khấu thấp nhất. Một quỹ tương hỗ có thể chỉ thanh toán một số tiền rất nhỏ trên một cổ phiếu cho một giao dịch cổ phiếu lô lớn trong khi đó một cá nhân có thể phải thanh toán số tiền lớn hơn gấp nhiều lần trên một cổ phiếu cho một giao dịch tương tự. Chi phí giao dịch thấp là một trong những yếu tố giúp hoạt động đầu tư hiệu quả hơn. 1.3.2.3 Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán - Góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho phát triển các ngành. Với chức năng này, các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp. - Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp. Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, góp phần vào sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư 7
- chuyên nghiệp với các phương pháp phân tích đầu tư khoa học. - Tạo các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán. Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản tài chính ngày càng tạo khả năng sinh lời hơn, người đầu tư có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ tài chính để đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hình thành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như thời gian đáo hạn, khả năng sinh lợi, độ an toàn… - Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán Quỹ đầu tư tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán ưa thích. Góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ. 1.3.2.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư Tùy vào mô hình tổ chức, vai trò các chủ thể tham gia mà Quỹ đầu tư có những đặc thù riêng. Thông thường một quỹ đầu tư hoạt động với sự tham gia của các chủ thể sau: - Công ty quản lý quỹ: Thực hiện quản lý quỹ đầu tư đảm bảo phù hợp với điều lệ quỹ & làm tăng tài sản của Quỹ. Khách hàng của công ty quản lý quỹ thường là các nhà đầu tư có tổ chức: các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… Nhiệm vụ của công ty Quản lý quỹ là thực hiện việc đầu tư theo sự ủy thác của khách hàng sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của Quỹ mà khách hàng đã chọn. - Tổ chức quản lý tài sản của Quỹ: Thực hiện bảo quản, lưu ký chứng khoán, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan đến tài sản Quỹ. - Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động của quỹ: Tùy mô hình quỹ mà tổ chức này thường do ngân hàng hoặc Hội đồng quản trị của Quỹ thực hiện các chức năng chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của quỹ và công ty quản lý Quỹ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư. - Tổ chức kiểm toán độc lập: 8
- Thực hiện kiểm toán hàng năm về tài sản và hoạt động quản lý của Công ty quản lý Quỹ để đảm bảo các số liệu báo cáo cho nhà đầu tư là chuẩn xác. - Tổ chức tư vấn luật: Thực hiện tư vấn về pháp luật cho hoạt động của Quỹ đồng thời giám sát, quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro & bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. - Người lưu giữ chứng khoán: Đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Một số nước người lưu giữ chứng khoán là ngân hàng giám sát, do công ty quản lý quỹ lựa chọn. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm: + Tách biệt tài sản của quỹ với các tài sản khác + Kiểm tra giám sát công ty quản lý quỹ sao cho đảm bảo việc quản lý quỹ phù hợp với pháp luật nhà nước và điều lệ quỹ, bảo vệ nhà đầu tư. + Thực hiện các quyền lợi thu chi của quỹ theo đúng hướng dẫn của công ty quản lý quỹ. + Xác định các báo cáo do công ty quản lý quỹ lập liên quan đến tài sản của quỹ. + Báo cáo UBCKNN khi phát hiện công ty quản lý quỹ hoạt động vi phạm pháp luật hoặc trái với điều lệ quỹ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, đòi hỏi ngân hàng giám sát phải quản lý tài sản của quỹ tách bạch với tài sản khác của ngân hàng, ngân hàng giám sát được hưởng phí theo quy định của điều lệ quỹ. - Nhà đầu tư: Là người trực tiếp góp vốn vào qũy thông qua mua chứng chỉ quỹ đầu tư. Họ có quyền hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ và yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư theo đúng điều lệ quỹ. Tuy nhiên nhà đầu tư không được phép trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ. 1.3.3 Các nhà phát hành Là tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán bằng cách phát hành các chứng khoán ra thị trường, qua đó, nhà phát hành là 9
- người cung cấp các loại chứng khoán- hàng hóa của thị trường chứng khoán. Nhà phát hành lớn nhất trên thị trường là các tổ chức kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác. Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động vốn đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phần lớn lượng vốn này được dùng để đầu tư mua sắm các tài sản thực, do vậy làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác phát hành chứng khoán sơ cấp để huy động vốn dưới hình thức tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu, v.v… Chứng khoán do các trung gian tài chính phát hành có khối lượng lớn và có độ an toàn cao, do vậy hấp dẫn đối với công chúng đầu tư. Hoạt động phát hành của các trung gian tài chính làm tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn trên thị trường Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách và chi tiêu cho các dự án đầu tư. Phần phát hành để chi tiêu thường xuyên và phát triển dịch vụ công cộng có nguồn trả nợ từ thuế, do vậy được gọi là khoản thuế trả trước. Một phần khác được sử dụng đầu tư cho các dự án. Trong trường hợp này, nguồn thu của dự án chính là nguồn trả nợ cho trái phiếu Chính Phủ và chính quyền địa phương. Xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa thị trường tài chính tạo cơ hội cho các tổ chức phát hành có thể huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời, cho phép các tổ chức phát hành nước ngoài có thể thực hiện huy động vốn ở thị trường trong nước. Khi đó các tổ chức tài chính trung gian có vai trò cầu nối quan trọng giúp cho các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư tiếp cận thị trường 1.3.4 Các định chế tài chính khác Ngoài các chủ thể trên, tham gia kinh doanh chứng khoán còn có các chủ thể sau: - Công ty lưu ký & thanh toán bù trừ: 10
- Là công ty cung cấp dịch vụ lưu ký & thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thị trường chứng khoán. - Ngân hàng thương mại: Tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua các nghiệp vụ: đầu tư chứng khoán, lưu ký, thanh toán trên thị trường chứng khoán. - Các tổ chức trung gian tài chính khác: Công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu… các công ty này huy động một lượng vốn vốn trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù của họ. Với số vốn huy động được các công ty này sẽ thực hiện đầu tư vốn nhàn rỗi vào các tài sản tài chính, chủ yếu là các chứng khoán. Các dịch vụ bảo hiểm ngày càng phát triển giúp cho khách hàng san sẻ rủi ro, đồng thời được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động đầu tư. Vì vậy trên thị trường chứng khoán các công ty này là các nhà đầu tư có tổ chức. 1.3.5 Các nhà đầu tư cá nhân: Bên cạnh các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân có vai trò trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường. Các nhà đầu tư cá nhân thường thực hiện hoạt động đầu tư hưởng lợi thông qua mở tài khoản thanh toán và lưu ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân thường gặp bất lợi về quy mô, do vậy chi phí đầu vào cao, khả năng phân tán rủi ro và đa dạng hóa đầu tư kém, tính chuyên nghiệp thấp, do vậy, rủi ro và chi phí đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư không cao. Danh mục đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam thường đơn giản, chủ yếu là cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Hơn nữa việc hoạch định danh mục đầu tư còn thiếu khoa học, danh mục được xây dựng khá tùy tiện và quản lý thụ động, các chứng khoán được lực chọn theo cảm tính, theo tin đồn là chủ yếu, do vậy chất lượng đầu tư không cao 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán 1.4.1. Môi trường pháp lý Đối với các nhà đầu tư, chứng khoán là đối tượng kinh doanh đặc biệt, việc định giá chứng khoán rất phức tạp, hoạt động giao dịch phải tuân thủ các 11
- quy định rất nghiêm ngặt do đó nhà đầu tư có thể gặp nhiều rủi ro. Đối với mỗi quốc gia thị trường chứng khoán có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế. Do đó kinh doanh chứng khoán chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý khá chặt chẽ và buộc các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ. Các quy định này được ban hành nhằm mục đích: + Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư + Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả + Ngăn chặn các hoạt động tiêu cực trên thị trường chứng khoán + Giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán đến các hoạt động của nền kinh tế. Các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán, vì vậy nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trong trường hợp các chủ thể được kinh doanh trong một môi trường pháp lý hoàn thiện, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thị trường, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động có hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững. Ngược lại hệ thống pháp luật chưa đủ, không thống nhất, tính tiên liệu thấp, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh không hợp pháp phát sinh, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng và hiệu qủ thị trường nói chung. 1.4.2. Cơ chế chính sách Bên cạnh sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, kinh doanh chứng khoán còn chịu sự chi phối của hàng loạt các cơ chế, chính sách của nhà nước, của ngành. Đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính (thuế, phí, lệ phí, trợ cấp…) sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi & hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, các quy định về mức thuế phải nộp, các khoản phí, lệ phí… Các chủ thể kinh doanh được thu, phải nộp hợp lý sẽ giúp các chủ thể kinh doanh có nguồn thu chi hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng về tài chính hoặc thị trường chứng khoán chưa phát triển, hoạt động kinh doanh còn manh mún thì sự 12
- hỗ trợ bởi cơ chế chính sách của nhà nước là rất cần thiết để củng cố và khuyến khích hoạt động này phát triển. 1.4.3 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của nền kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế… có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán nói riêng. Nếu lạm phát được duy trì ở mức hợp lý, tăng trưởng ổn định… là điều kiện thuận lợi để kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị và xã hội sẽ tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, hoạt động kinh doanh chứng khoán có điều kiện phát triển, từ đó tạo động lực cho hoạt động kinh doanh chứng khoán hiệu quả và phát triển. 1.4.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Sự phát triển của thị trường chứng khoán được xem xét ở một số khía cạnh chủ yếu: + Cung- cầu trên thị trường: Thị trường chứng khoán phát triển khi có nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng và có đông đảo các chủ thể tham gia mua bán. + Cơ sở hạ tầng thị trường: Bao gồm hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao dịch, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ… Thị trường phát triển khi cơ cở hạ tầng tiên tiến & đồng bộ sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, giảm thiểu rủi ro hệ thống. + Sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán: TTCK là thị trường bậc cao, các chủ thể tham gia thị trường nếu không am hiểu những kiến thức cơ bản về TTCK thì dễ bị rủi ro. Thị trường sẽ thực sự năng động, hấp dẫn khi nhà đầu tư có sự hiểu biết về chứng khoán và TTCK. Vì vậy, sự hiểu biết về TTCK cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán. + Quản lý nhà nước về TTCK là việc quản lý và giám sát các hoạt động phát hành, giao dịch, thanh toán… đối với các chứng khoán. Việc quản lý này được 13
- chú trọng ở khía cạnh lập pháp và hành pháp TTCK vốn chứa đựng trong bản thân nó những nguy cơ tiềm ẩn như hiện tượng thao túng thị trường, lừa đảo của những kẻ đầu cơ bất hợp pháp, mua bán nội gián, đây là một trong những nguyên nhân làm cho TTCK có nguy cơ sụp đổ, Với những hạn chế của TTCK thì cần thiết phải quản lý nhà nước về TTCK. Quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của TTCK là hoạt động tiên quyết để có một TTCK hoạt động có hiệu quả, trung htực đáng tin cậy. Một TTCK được quản lý chặt chẽ, đảm bảo sự công khai minh bạch trong các giao dịch sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng lợi nhuận và giảm chi phí giao dịch. 1.4.5 Năng lực của chủ thể kinh doanh Hoạt động kinh doanh chứng khoán muốn đạt hiệu quả đòi hỏi bản thân chủ thể tham gia kinh doanh phải là người có kỹ năng phân tích tốt, hiểu biết về lĩnh vực mình hành nghề. Chủ thể kinh doanh có năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, làm việc có trách nhiệm sẽ tạo được uy tín trên thị trường và với khách hàng, từ đó có khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại. 1.5 Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán 1.5.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp Bản chất đạo đức của tất cả mọi nghề nghiệp là tính tin cậy, bất cứ cá nhân nào, bất kỳ ngành nghề nào đó khi được thực hiện đều phải dựa trên nguyên tắc có nghiệp vụ chuyên môn cao và có một quyền hạn nhất định xuất phát từ tính chất nghề nghiệp mang lại. Vì vậy khi cá nhân đó hành nghề thì xã hội quanh họ cần khẳng định là những người hành nghề đó có độ tin cậy và tin tưởng rằng việc sử dụng quyền hạn đó sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho xã hội, đồng thời quyền hạn đó sẽ không sử dụng vào việc gây ra thiệt hạ cho xã hội. Bản chất đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua 4 nhân tố sau: + Có trình độ và năng lực tức là có khả năng thực thi công việc một cách hiệu quả và chất lượng cao hay còn gọi là giỏi + Đủ tiêu chuẩn hành nghề: thực thi công việc đúng tiêu chuẩn và quy trình đã 14
- được quy định sẵn cho từng công việc. + Có đạo đức tức là thực hiện công việc một cách thẳng thắn, trung thực, trong sạch và công bằng hay còn gọi là tốt + Có niềm tự hào về nghề nghiệp tức là có quá trình thực thi công việc và có cuộc sống trong sạch, không có những hành vi làm cho người khác coi thường nghề nghiệp của mình. Vì vậy phẩm chất ban đầu của mọi cá nhân khi làm bất cứ nghề gì cũng phải “giỏi một cách có chuẩn mực và tốt một cách có niềm tự hào” Dựa vào bản chất của đạo đức nghề nghiệp và đặc thù của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, ta có thể khái quát một số nét chính của đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán như sau: Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán trong xã hội 1.5.2 Ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tin tưởng của khách hàng đối với những người làm nghề kinh doanh chứng khoán. Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các tổ chức cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Để thu hút khách hàng thì yếu tố hàng đầu là phải tạo được sự tin tưởng. Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sản phẩm dịch vụ là uy tín của đơn vị cung ứng dịch vụ. Trên phương diện này thì đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán. Thông qua các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lý được tiêu chuẩn về nghiệp vụ của các công ty chứng khoán. Đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh tốt đẹp của nhà kinh doanh chứng khoán Đạo đức nghề kinh doanh chứng khoán góp phần tạo ra sự tin tưởng vào 15
- trình độ, đạo đức của người kinh doanh chứng khoán. Thông quá đó tạo ra được uy tín và hình ảnh tốt đẹp cho khách hàng. Chính điều này sẽ góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữa những người kinh doanh chứng khoán với nhau. Từ đó tạo động lực cho sự phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán. 1.5.3 Những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp - Đối với những người hành nghề kinh doanh chứng khoán Đạo đức nghề nghiệp đem lại niềm tự hào cho cá nhân người hành nghề và cho nghề kinh doanh chứng khoán. Đạo đức nghề nghiệp giúp cho những người hành nghề không phải thi hành những mệnh lệnh không đúng. - Đối với những người sử dụng dịch vụ Bản chất của đạo đức nghề nghiệp là tạo ra sự tin cậy đối với khách hàng, nên khi sử dụng dịch vụ khách hàng có thể tin cậy rằng những người này làm việc mang tính chuyên nghiệp, có tiêu chuẩn hành nghề, có trình độ năng lực và đạo đức mà mình có thể công khai tài chính, xin ý kiến tư vấn đầu tư và có thể ủy quyền cho họ làm đại diện trong việc mua bán chứng khoán và cơ bản họ là những người tin cậy để ta tham khảo ý kiến trong việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. 1.5.4 Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp 1.5.4.1 Đối với công ty thành viên Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên bao gồm: - Tính trung thực trong hành nghề Công ty thành viên phải hoạt động trung thực và trong sạch dựa trên dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ - Phải chú tâm đến công việc và cẩn trọng trong khi hành nghề Công ty thành viên phải xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy và tinh thần trách nhiệm trong công việc - Tính chấp hành các chế tài trong hoạt động kinh doanh 16
- Công ty thành viên phải hoạt động đúng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán - Đối với những số liệu liên quan đến khách hàng Công ty thành viên phải có đủ dữ liệu thông tin liên quan đến khách hàng để làm cơ sở xem xét địa vị và mục đích đầu tư của khách hàng - Đối với số liệu cung cấp cho khách hàng Trong việc cung cấp thông tin đầu tư cho khách hàng, công ty thành viên phải có số liệu chính xác, đủ cho khách hàng có cơ sở quyết định đầu tư. Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải được cung cấp công bằng cho tất cả mọi khách hàng. - Xung đột về lợi ích Công ty thành viên phải tránh những xung đột về lợi ích có thể xảy ra với khách hàng. Nếu xung đột xảy ra, công ty thành viên phải giải quyết với khách hàng một cách công bằng và thấu tình đạt lý theo các biện pháp như: + Công bố thông tin + Quy định những quy chế về bảo mật nội bộ + Từ chối cung cấp dịch vụ hoặc những biện pháp phù hợp khác + Công ty thành viên tuyệt đối không được trục lợi từ khách hàng - Việc bảo quản tài sản cho khách hàng Công ty thành viên phải quản lý tài sản của khách hàng riêng rẽ với tài sản của công ty và phải có biện pháp bảo quản phù hợp riêng rẽ cho từng khách hàng. - Tính bền vững về tài chính Công ty thành viên phải khẳng định chắc chắn là công ty có địa vị tài chính tốt, có đủ nguồn vốn đáp ứng được mọi cam kết trong hoạt động kinh doanh cũng như mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Cơ cấu bộ máy và kiểm soát nội bộ công ty Công ty thành viên phải: 17
- + Có cơ cấu, tổ chức bộ máy đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách có hiệu quả. + Có hệ thống kiểm soát, giám sát nội bộ chặt chẽ và hệ thống lưu giữ số liệu phù hợp. + Có quy hoạch tuyển chọn cán bộ có chất lượng, đủ về số lượng, đảm bảo thực thi nhiệm vụ có hiệu quả. + Có quy trình tác nghiệp và các quy chế hoạt động của công ty phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý. - Đối với lợi ích chung toàn ngành Công ty thành viên phải có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành vì lợi ích chung và phải coi lợi ích chung trên lợi ích cá nhân của công ty. - Quan hệ với các công ty đồng nghiệp Công ty thành viên phải tránh những hành vi mang tính chất vu không lẫn nhau hoặc có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ của các công ty thành viên. - Mối quan hệ với các tổ chức quản lý Công ty thành viên phải cung cấp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý mình và phải nhanh chóng cung cấp tất cả mọi thông tin, số liệu mà các cơ quan quản lý yêu cầu. - Quan hệ với khách hàng Công ty thành viên phải nghiêm cấm nhân viên của mình có những hành động sau: + Sử dụng tài khoản giao dịch của khách hàng để mua bán chứng khoán cho bản thân hoặc cho người khác + Tự quyết định mua bán chứng khoán cho khách hàng trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng theo đúng các thủ tục đã được quy định. + Trực tiếp hoặc cấu kết với khách hàng có những hành động che đậy hoặc tạo giá giả làm cho giá chứng khoán đó thay đổi không theo quy luật của giá cả thị trường. Công ty thành viên không được trực tiếp hoặc gián tiếp tạo giá cho 18
- chứng khoán của công ty mình hoặc cấu kết với người khác tạo giá cho mọi loại chứng khoán nào khác. Việc sử dụng quyền mua chứng khoán mới phát hành phải được thực hiện một cách công bằng Công ty thành viên không được thực hiện những thủ thuật che đậy hoặc gian lận để tạo giá chứng khoán như: + Lôi kéo nhằm tạo ra trào lưu mua bán một loại chứng khoán nào đó hoặc làm cho công chúng hiểu nhầm về giá cả của một loại chứng khoán bằng cách cung cấp hoặc tung tin thất thiệt. + Mua bán một loại chứng khoán nào đó với mục đích giữ giá hoặc trợ giá hoặc đẩy hay dìm giá nhằm ghìm không cho giá của chứng khoán đó được vận động theo đúng cơ chế của thị trường. + Việc mua chứng khoán với giá quá cao hoặc bán với giá quá thấp nhằm mục đích tác động đến giá của chứng khoán. + Cấu kết với khách hàng để làm giá mặc dù biết lệnh mua bán của khách hàng là lệnh thao túng giá hoặc lệnh mua bán không bình thường nhưng vẫn thực hiện các lệnh mua bán đó. 1.5.4.2 Đối với người phân tích chứng khoán - Hiểu biết, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Người phân tích chứng khoán phải luôn theo dõi nghiên cứu và tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy định có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kể cả đạo đức nghề nghiệp của mình. - Không tạo điều kiện giúp cho người khác vi phạm pháp luật Không cấu kết hoặc giúp đỡ người khác vi phạm pháp luật, các quy chế, quy định có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kể cả đạo đức nghề nghiệp của mình. - Không trục lợi từ thông tin nội bộ Phải tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy định có liên quan đến việc nghiêm cấm trục lợi từ thông tin nội bộ, kể cả cho bản thân hay cho người khác. - Có tinh thần trách nhiệm trên cương vị phụ trách 19
- Nếu đảm nhận cương vị phụ trách phải chịu trách nhiệm giám sát và ngăn ngừa không cho nhân viên thuộc quyền vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời cũng được sử dụng quyền hạn của mình trong việc ngăn ngừa những hành vi trên - Việc phân tích, công bố những thông tin chỉ dẫn và mua bán chứng khoán Nhà phân tích chứng khoán phải đem hết khả năng để thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách cẩn trọng và tỉ mỉ Phải thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở có lý luận, bài bản và số liệu hỗ trợ một cách đầy đủ. Kết quả phân tích phải được công bố rõ ràng, không dẫn đến việc dễ hiểu lầm Phải bảo quản các thông tin số liệu để có thể chứng minh được nguồn thông tin làm cơ sở phân tích và cơ sở lý luận của mình. Phải biểu hiện tinh thần trách nhiệm bằng việc thường xuyên theo dõi kết quả phân tích của mình Phải cố gắng nêu bật những thông tin quan trọng và các thông tin liên quan trong việc công bố báo cáo phân tích của mình Phải phân tách một cách rõ ràng đâu là những thông tin số liệu thật, đâu là những ý kiến dự đoán của mình Trong việc chuẩn bị báo cáo phân tích dành cho những nhà đầu tư phổ thông, nhà phân tích chứng khoán phải cố gắng nêu được những đặc điểm cơ bản của loại chứng khoán đó. Trong việc hướng dẫn đầu tư hoặc quyết định đầu tư phải chú tâm đến mức độ phù hợp đối với khách hàng của mình. Việc báo cáo kết quả phân tích của mình cho các đối tượng như lãnh đạo, khách hàng hoặc công bố rộng rãi ra công chúng, nhà phân tích không được sao chép hoặc sử dụng sản phẩm phân tích của người khác mà không ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng. Công bố thông tin liên quan đến sản phẩm phân tích của mình phải chính xác, đầy đủ và rõ ràng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - Lê Trung Thành
175 p | 960 | 349
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng Trung Ương - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
128 p | 425 | 109
-
Giáo trình kế toán kinh doanh xuất nhật khẩu
322 p | 246 | 96
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng Trung Ương - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
128 p | 172 | 33
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành: Tài chính ngân hàng) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
132 p | 117 | 21
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 2
185 p | 40 | 18
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
95 p | 65 | 11
-
Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - LT Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
92 p | 17 | 9
-
Giáo trình Kế toán bán hàng - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
139 p | 70 | 9
-
Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Phần 2 - Thái Bá Cẩn
66 p | 43 | 8
-
Giáo trình Kế toán kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 2
161 p | 18 | 7
-
Giáo trình Nghiệp vụ kế toán (Ngành: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
202 p | 46 | 6
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
95 p | 37 | 5
-
Giáo trình Nghiệp vụ thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
94 p | 12 | 4
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp thương mại, dịch vụ: Phần 1
172 p | 7 | 2
-
Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
103 p | 1 | 1
-
Giáo trình Nghiệp vụ thanh toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn