YOMEDIA
ADSENSE
Giáo trình Nuôi rắn thịt - MĐ01: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
103
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giáo trình Nuôi rắn thịt có 07 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nuôi rắn thịt - MĐ01: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI RẮN THỊT MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ở nước ta theo hướng công nghiệp đa sản phẩm, Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”, trình độ sơ cấp. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng đào tạo là lao động nông thôn, người có trình độ học vấn thấp hoặc không đủ điều kiện về thời gian để học tập dài hạn các bậc đào tạo cao hơn. Chương trình diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, được dùng làm giáo trình cho các học viên nhưng đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, người sử dụng lao động... Giáo trình nuôi rắn thịt có 07 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới; vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: KS. Ngô Ngọc Sơn 2. BSTY.Trần Văn Thanh 3. Ths.Nguyễn Thị Yến Mai 4. Ths. Phan Văn Đầy 5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền 6. Ths. Phạm Chúc Trinh Bạch
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................... 2 Giới thiệu mô đun: ..................................................................................................... 6 Bài 1: Nhận biết đặc điểm sinh học ........................................................................ 7 1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể ......................................................................................... 7 1.1. Rắn độc ................................................................................................................ 7 1.2. Rắn không nọc độc .............................................................................................. 8 1.2.1.Rắn ráo trâu ....................................................................................................... 9 1.2.2. Rắn ri voi .......................................................................................................... 9 1.3. Đặc điểm cấu tạo phần đầu ............................................................................... 10 1.4. Đặc điểm cấu tạo phần thân .............................................................................. 12 1.5. Đặc điểm cấu tạo phần đuôi .............................................................................. 13 2. Đặc điểm tiêu hóa ................................................................................................. 14 2.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ................................................................................... 14 2.2. Hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan tiêu hóa ................................................ 14 2.2.1. Loài rắn sống trên cạn .................................................................................... 14 2.2.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................ 15 3. Đặc điểm sinh sản ................................................................................................ 15 3.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản ................................................................................... 15 3.2. Hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan sinh sản ................................................ 16 4. Ngoại hình và sức sản xuất .................................................................................. 17 4.1. Ngoại hình ......................................................................................................... 17 4.1.1. Rắn ráo trâu .................................................................................................... 17 4.1.2. Rắn ri voi ........................................................................................................ 17 4.2. Sức sản xuất....................................................................................................... 18 5. Tập tính................................................................................................................. 19 5.1. Tập tính bầy đàn ................................................................................................ 19 5.1.1. Loài rắn sống trên cạn .................................................................................... 19 5.1.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................ 19 5.2. Tập tính ăn uống ................................................................................................ 19 5.3. Tập tính sinh sản ............................................................................................... 20 5.3.1. Loài rắn sống trên cạn .................................................................................... 20 5.3.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................ 21 5.4. Tập tính phòng vệ .............................................................................................. 22 Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại .................................................................................. 25 1. Xác định địa điểm xây dựng ................................................................................ 25 1.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 25 1.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 25 2. Xác định diện tích ................................................................................................ 26
- 4 2.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 26 2.1.1. Nuôi bán hoang dã ......................................................................................... 26 2.1.2. Nuôi nhốt trong các ô chuồng dạng hộp ........................................................ 27 2.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 28 2.2.1. Nuôi trong ao, bể xi măng .............................................................................. 28 2.2.2. Ươm nuôi rắn con trong vèo (lồng bằng lưới nilon) ...................................... 28 3. Xác định kiểu chuồng ........................................................................................... 28 3.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 28 3.1.1.Chuồng hộp đơn xếp tầng ............................................................................... 28 3.1.2.Chuồng tập trung cửa ngang một mặt thoáng (bốn mặt thoáng) .................... 30 3.1.3.Chuồng tập trung cửa đứng một mặt thoáng ................................................... 31 3.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 33 3.2.1. Nuôi rắn con trong vèo ................................................................................... 33 3.2.2. Nuôi rắn trong bể, ao ...................................................................................... 34 3.2.3. Nuôi rắn ở lu, khạp ......................................................................................... 36 4. Xây dựng chuồng ................................................................................................. 36 4.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 36 4.1.1. Quy cách ô chuồng ......................................................................................... 37 4.1.2. Bố trí chuồng trại: .......................................................................................... 38 4.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 39 5. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi ................................................................................. 40 6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi ......................................................................... 40 6.1. Số lượng và công dụng các trang thiết bị cần thiết trong chăn nuôi rắn ........... 40 6.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật các trang thiết bị dùng trong chăn nuôi rắn...................... 41 Bài 3. Chuẩn bị thức ăn ......................................................................................... 45 1. Xác định nguồn thức ăn ....................................................................................... 45 1.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 45 2. Chuẩn bị thức ăn (dự trữ, bảo quản) .................................................................... 46 3. Chế biến thức ăn ................................................................................................... 47 Bài 4. Chuẩn bị con giống ..................................................................................... 51 1. Nhận biết đặc điểm các giống .............................................................................. 51 1.1. Rắn ráo trâu (rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là Ráo trâu và miền Bắc là rắn hổ trâu) .............................................................................. 51 1.2. Rắn ri voi (rắn ri tượng hay rắn bồng voi.) ....................................................... 51 2. Xác định tiêu chuẩn chọn giống ........................................................................... 51 2.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 51 2.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 52 3. Chọn giống ........................................................................................................... 52 3.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 52 3.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 53 Bài 5. Nuôi dưỡng chăm sóc .................................................................................. 56
- 5 1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày ............................................................................... 56 2. Kiểm tra khối lượng cá thể ................................................................................... 56 3. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi ......................................... 56 3.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 56 3.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 56 4. Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi................................................................... 57 5. Xác định khẩu phần ăn cho rắn ............................................................................ 57 5.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 57 5.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 58 6. Cho rắn ăn, uống .................................................................................................. 58 6.1. Loài rắn sống trên cạn ....................................................................................... 58 6.2. Loài rắn sống dưới nước ................................................................................... 59 7. Ghi sổ sách theo dõi ............................................................................................. 60 Bài 6. Phòng và trị bệnh......................................................................................... 63 1. Phòng và trị bệnh dinh dưỡng .............................................................................. 63 1.1. Bệnh thiếu vitamin ............................................................................................ 63 1.2. Bệnh tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa................................................................... 64 2. Phòng và trị bệnh do vi sinh vật ........................................................................... 65 2.1. Bệnh xuất huyết - sinh hơi - trụy tim ................................................................ 65 2.2. Bệnh gan thận mủ (trắng gan) - phù nề ............................................................. 66 2.3. Bệnh viêm phổi - phù thận ................................................................................ 68 2.4. Bệnh lở loét ngoài da......................................................................................... 69 2.5. Bệnh tiêu chảy (nhiễm khuẩn đường tiêu hóa) ................................................. 70 3. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng-Nấm .................................................................. 72 3.1. Bệnh sán dây – giun tròn .................................................................................. 72 3.2. Nấm miệng ........................................................................................................ 72 4. Một số giải pháp phòng bệnh tổng hợp ................................................................ 73 Bài 7. Phòng và xử lý khi bị rắn cắn ..................................................................... 78 1. Đề phòng rắn cắn.................................................................................................. 78 2. Phát hiện rắn cắn .................................................................................................. 79 3. Xử lý vết thương .................................................................................................. 80 3.1. Đối với rắn không độc ....................................................................................... 80 3.2. Đối với rắn độc .................................................................................................. 80 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN (MÔN HỌC) ....................................... 84 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành ............................................................. 86 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ................................................................... 94 VI. Tài liệu cần tham khảo ....................................................................................... 96 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, .............. 98 BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ....................... 98 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ........................................................ 98 CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ........... 98
- 6 MÔ ĐUN: NUÔI RẮN THỊT Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: Mô đun Nuôi rắn thịt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 84 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 60 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 7 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh, phòng và xử lý khi bị rắn cắn.
- 7 Bài 1: Nhận biết đặc điểm sinh học Mục tiêu - Mô tả được đặc điểm sinh học của một số giống rắn nuôi thịt - Xác định được đặc điểm của hệ tiêu hoá và hệ sinh sản của một số giống rắn nuôi thịt A. Nội dung 1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể Hiện nay con người đã biết đến khoảng 375 loài rắn độc; 2.625 loài rắn không nọc độc. Rắn phân bố rất rộng trên hầu hết các châu lục và đại dương. Tại nước ta hiện có khoảng 135 loài rắn: Trong đó có 34 loài rắn độc, khoảng 100 loài rắn không nọc độc . Rắn thuộc bộ phụ rắn (Serpentes) trong bộ có vảy, Lớp bò sát (Reptilia), thuộc ngành có dây sống (Chordata), Giới động vật (Animalia). Rắn có thân hình dài, không có chân, thuộc nhóm động vật máu lạnh, có thân nhiệt thay đổi tùy theo nhiệt độ của môi trường. 1.1. Rắn độc Trong thực tế, phân biệt rắn độc và rắn không độc nhiều khi rất khó. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận ra được một số loại rằn độc thường gặp dựa vào những đặc điểm đặc trưng bên ngoài: Rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh ra, phát âm thanh phì phì đặc trưng) Hình 1.1.1. Rắn hổ mang chúa
- 8 Rắn cạp nia (thân mình khúc trắng khúc đen), Hình 1.1.2. Rắn cạp nia Rắn cạp nong (thân mình khúc vàng khúc đen) Hình 1.1.3. Rắn cạp nong Họ rắn lục (thân thường màu xanh lá, đầu hình thoi hoặc tam giác). Hình 1.1.4. Rắn lục đầu vồ đuôi đỏ 1.2. Rắn không nọc độc Gồm nhiều loài sống chủ yếu trên cạn (rắn ráo trâu) và chủ yếu sống trong môi trường nước (rắn ri voi, rắn nước)
- 9 1.2.1. Rắn ráo trâu - Rắn ráo trâu có tên khoa học là : Ptyas Mucosus. Rắn thuộc loài bò sát, xếp ở bộ có vẩy. Rắn ráo trâu (Hình 1.1.5): Là loài rắn không nọc độc. Sinh sống ở trên cạn, gò cao, vùng khí hậu nhiệt đới như: Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam,… Trong đó loài rắn này xuất hiện nhiều nhất ở Campuchia và Việt Nam . Riêng ở Việt Nam rắn này ở nhiều nhất các tỉnh Tây Nguyên, rừng Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh , … Hình 1.1.5. Rắn ráo trâu nuôi thịt Rắn ráo trâu đã được thuần hóa và gây nuôi từ rất lâu tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh trung du phía Bắc và miền Tây Nam bộ. Hiện nay nghề nuôi rắn đã được phổ biến hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước nhằm phát triển kinh tế, một số cơ sở nuôi phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Hình 1.1.6. Rắn ráo trâu trưởng thành 1.2.2. Rắn ri voi Rắn ri voi là một họ rắn nước. Nó còn có tên khác là rắn ri tượng hay rắn bồng voi. Có lẽ nó là họ rắn nước lớn nhất, có con nặng tới 7- 8kg. Phân loại: Tên Việt Nam rắn Ri voi (Enhydris bocourti)
- 10 Rắn ri voi sinh ra ở vùng nhiệt đới nên chỉ thích ứng với khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, ở miền Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung không nuôi được rắn ri voi. Chỉ có Nam bộ là nơi thích hợp nhất để nuôi loài rắn này. Rắn ri voi (Hình 1.1.7) không thích vùng nước lợ. Khi thủy triều dâng, nước mặn tràn vào, rắn thường di trú tới nơi nước ngọt để sống. Chúng ngụp lặn rất giỏi, bắt cua cá ở cả những tầng sâu. Hình 1.1.7. Rắn ri voi 1.3. Đặc điểm cấu tạo phần đầu Cơ thể rắn chia làm 3 phần là đầu, thân và đuôi. Phần đầu và thân thường ít phân biệt Hình 1.1.8. Đầu rắn ráo trâu
- 11 Trường hợp rắn lục (Hinh 1.1.9) có đầu hình tam giác. Hình 1.1.9. Đầu rắn lục xanh đầu dồ Cấu tạo hàm rắn: - Xương hàm của rắn rất đặc biệt, các xương cấu tạo thành bộ hàm rắn đều khớp động với nhau bằng những dây chằng đàn hồi. - Đặc biệt xương vuông của rắn dài nên nó có tác dụng như chiếc đòn bẩy cho hàm dưới há rộng ra dễ dàng. Miệng có thể mở ra hết cỡ theo chiều ngang để tạo ra một khoang miệng rộng. Nhờ vậy rắn có thể nuốt được con mồi to gấp nhiều lần miệng rắn (Hình 1.1.10). Hình 1.1.10. Rắn đang nuốt chuột - Răng của các nhóm rắn cũng khác nhau. Răng của rắn không độc xếp thành 4 dãy, 2 dãy phía ngoài và 2 dãy phía trong. Trong khi rắn độc chỉ mọc trên 2 dãy và có thêm răng độc ở 2 bên. Hình 1.1.11. Đầu rắn ri voi
- 12 - Các cơ quan cảm giác: Mắt rắn có hai mi trong suốt, khép kín và dính liền với nhau như cặp kính trắng. Nhờ đó mắt rắn luôn luôn được bảo vệ, tránh được những vật cứng như đất, đá, cành cây va đập vào mắt. Để bù khả năng nhìn chưa hoàn thiện của mắt rắn và khả năng khứu giác kém của mũi, rắn có lưỡi để phục vụ cho các chức năng ngửi, nếm, sờ. Thực tế, chiếc lưỡi của rắn thò ra ngoài để tóm lấy những phần tử mùi phảng phất xung quanh. Khi đã nhận được phần tử mùi, chiếc lưỡi vội vàng thụt vào miệng, đầu lưỡi sẽ đưa chúng thẳng vào cơ quan (Jacobson). Chiếc lưỡi của rắn còn liếm và phân biệt vị của mồi. Không bao giờ rắn ăn nhầm phải mồi không thực. Rắn có thính giác rất kém. Những bộ phận tai ngoài như vành tai, lỗ tai, màng nhỉ của rắn đã hoàn toàn tiêu biến. Rắn khó nhận được tiếng động truyền qua không khí. Để bù lại, rắn có thể nhận được những tiếng động này truyền qua đất. Những tiếng động này truyền qua mình rắn, đi tới hộp sọ rồi tác động vào tai trong của rắn, khiến rắn có thể phát hiện những động tác nhỏ. Ngoài ra rắn còn có cơ quan cảm giác nhiệt nằm trên vẩy hố má. Đây được xem là cơ quan hỗ trợ và bù lại khả năng nhìn kém của chúng. 1.4. Đặc điểm cấu tạo phần thân Thân của rắn thon mảnh hay dày, lưng có thể tròn hay có gờ nổi. Các cơ quan bên trong của rắn cũng kéo dài ra theo thân. Phần đầu và thân thường ít phân biệt, trừ trường hợp rắn lục có đầu hình tam giác. Hình 1.1.12. Rắn lục đầu dồ đuôi đỏ
- 13 Rắn hổ mang (rắn hổ đất, hổ mang bành, hổ phì, hổ mèo) có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng khi đe dọa hoặc tấn công Hình 1.1.13. Rắn hổ mang Bộ xương của rắn có những nét độc đáo. Số lượng đốt sống thay đổi từ 350- 500 đốt. Trừ các đốt sống đuôi ra, các đốt khác đều mang một đôi xương sườn có khả năng di động được. Xương ức của rắn cũng tiêu biến, do đó các xương sườn không gắn lại với nhau. Điều đó làm cho lồng ngực có thể co dãn. Hệ cơ khá phát triển, đặc biệt là cơ thân và cơ dưới da bảo đảm cho rắn di chuyển bằng cách uốn mình mà tiến về phía trước. 1.5. Đặc điểm cấu tạo phần đuôi Đuôi của các loài rắn thường thon nhỏ, và nhọn về sau (rắn ráo trâu, ri voi, ...); đuôi dẹp như mái chèo (rắn chỉ sống trong môi trường nước như rắn biển). Lỗ hậu môn (lỗ huyệt) nằm ở mặt bụng được một vảy hậu môn che phủ; vảy nầy là ranh giới giữa thân và đuôi. Hình 1.1.14. Đuôi rắn ri voi
- 14 2. Đặc điểm tiêu hóa 2.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa Sau khi ăn, rắn chuyển sang trạng thái nghỉ trong khi quá trình tiêu hóa diễn ra. Tiêu hóa là một hoạt động mãnh liệt, đặc biệt sau khi nuốt con mồi lớn. Ở những loài chỉ thỉnh thoảng mới ăn thì toàn bộ ruột co nhỏ lại giữa các bữa ăn để tiết kiệm năng lượng. Hệ tiêu hóa sau đó sẽ ‘phình to' tới sức chứa tối đa trong vòng 48 giờ sau khi ăn con mồi. Là động vật ngoại nhiệt (máu lạnh), nhiệt độ môi trường xung quanh có vai trò lớn trong sự tiêu hóa của rắn. Nhiệt độ lý tưởng đối với rắn trong quá trình tiêu hóa là khoảng 30°C. Vì điều này, một con rắn bị quấy nhiễu ngay sau khi ăn thường sẽ nôn con mồi ra để có thể thoát khỏi mối đe dọa mà nó đã nhận thấy được. Khi không bị quấy nhiễu thì quá trình tiêu hóa có hiệu quả cao nhất, với các enzym tiêu hóa của rắn hòa tan và hấp thụ mọi thứ, ngoại trừ lông và móng vuốt của con mồi bị bài tiết ra ngoài dưới dạng chất thải. 2.2. Hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan tiêu hóa 2.2.1. Loài rắn sống trên cạn - Rắn là động vật thuộc nhóm ăn thịt. Thành phần thức ăn của rắn thích ứng với sự có mặt và mật độ thức ăn ở ngoài thiên nhiên. Rắn có thể ăn các loại thịt, nói chung như cóc, nhái, ếch, chuột, gà, vịt, chim,… - Trong điều kiện nuôi nhốt rắn có thể ăn lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng cơ thể. Cách 2 đến 3 ngày mới ăn một lần. Thường rắn thích ăn mồi sống mới bắt về. - Rắn là động vật có khả năng nhịn ăn rất tốt, từ vài tháng (trú đông). Giai đoạn này rắn cũng ăn nhưng ăn rất ít. Khả năng nhịn ăn của rắn còn gắn liền với sự thay đổi nhiệt độ không khí. Nếu nhiệt độ tăng khả năng nhịn ăn của rắn cũng giảm đi rõ rệt. - Người ta cũng thấy trong thời gian giao phối rắn đực nhịn ăn. Trong chu kỳ lột xác cả rắn đực và rắn cái đều bỏ ăn. Rắn không có khả năng cắn xé và nhai thịt con mồi, khi đớp được mồi, rắn nuốt vào bụng. khả năng tiêu hoá con mồi của rắn có liên quan đến nhiệt độ môi trường. Nếu để tiêu hoá con mồi vào mùa nóng thì cần 3 ngày. Vào mùa lạnh có khi cần tới hơn 10 ngày. Nhu cầu nước uống của rắn có liên quan đến thời gian nhịn đói của rắn, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Nếu rắn được ăn đều đặn và đầy đủ thì có khi không cần nhiều nước uống do thức ăn đã có sẵn. Nếu rắn vừa bị đói, vừa ở môi trường có độ ẩm thấp thì đòi hỏi nhiều nước.
- 15 2.2.2. Loài rắn sống dưới nước Sau khi nuốt xong con mồi, rắn sẽ tìm nơi kín đáo ẩn nấp nằm chờ tiêu hóa con mồi, có khi nó nằm tới cả tuần. Khi con mồi đã được tiêu hết nó mới tiếp tục đi tìm mồi mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rắn tiêu hóa con mồi trong môi trường nước nhanh hơn trên cạn, vì vậy khi nuôi rắn cần hạn chế nhốt chúng ở trên cạn. Rắn thường bắt mồi về đêm, chúng cũng dễ dàng thích ứng với điều kiện cho ăn vào ban ngày khi nuôi nhốt. 3. Đặc điểm sinh sản 3.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản - Cơ quan giao phối của rắn đực nằm ở hai bên bờ khe huyệt về phía gốc đuôi. - Rắn sống trên cạn thường đẻ trứng (rắn ráo trâu).Trứng rắn hình bầu dục và được bọc ngoài bằng một lớp vỏ dai, đảm bảo cho trứng chịu được tốt điều kiện môi trường. Các giai đoạn phát triển của phôi rắn xảy ra trong trứng. Khi kết thúc giai đoạn phôi, rắn con tự tiết ra chất dịch phá vỡ vỏ trứng tại một điểm và chui ra ngoài. Nếu cắt dọc trứng rắn trong giai đoạn phôi, ta sẽ thấy mầm phôi được túi ối có chứa dịch ối bao bọc. Dịch ối có vai trò giữ cho mầm phôi chịu được điều kiện phát triển trong môi trường cạn. Bên cạnh mầm phôi là túi niệu. Nơi tích tụ chất bài tiết của phôi trong quá trình phát triển. - Rắn sống trong môi trường nước thường đẻ con (rắn ri voi) - Quan sát và nhận biết rắn đực, cái để cho phối giống, hoặc bán giống + Rắn đực: Đầu to, thân hình thuôn dài. Phần bụng thon nhỏ đuôi dài, phần từ hậu môn về phía đuôi thon đều. Nếu vuốt nhẹ phần gần hậu môn có thể phát hiện cơ quan sinh dục đực. Chạm vào thân con đực sẽ gồng lại rắn chắc hơn con cái. Hình 1.1.15. Rắn ráo trâu đực
- 16 + Rắn cái: Đầu nhỏ, đuôi ngắn, thân hình mập mạp. Phần bụng nở nang. phần từ hậu môn về phía đuôi thắt lại Hình 1.1.16. Rắn ri voi cái 3.2. Hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan sinh sản - Đối với rắn ráo trâu: Trưởng thành sinh sản: ≥ 12 tháng tuổi, trọng lượng của rắn trung bình trong thời gian này là 1,2 - 1,5kg/con. Rắn ráo trâu tại miền Nam bắt đầu phối giống vào khoảng rằm tháng giêng âm lịch và đẻ vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch trở đi (Thời gian rắn mang thai khoảng 50 – 55 ngày); trung bình rắn đẻ 2 lứa/ năm. Số lượng trứng đẻ phụ thuộc vào khối lượng và độ tuổi của con mẹ, những lứa đầu thường đẻ ít hơn những lứa sau, rắn ráo trâu thường đẻ trung bình 20 - 21 trứng/lứa. Thời gian trứng nở: 65 - 75 ngày. - Đối với rắn ri voi: Động dục và phối giống theo mùa khoảng từ tháng 7 - 9 âm lịch, và đẻ từ tháng 4 - 6 âm lịch năm sau (rắn mang thai trong thời gian 9 tháng). Thông thường, cao điểm bắt cặp giao phối của rắn vào tháng 7 âm lịch hằng năm, từ 7 - 10 giờ tối. Trong thời gian này chăm sóc rắn phải hết sức nhẹ nhàng, yên tĩnh, tránh gây hoảng sợ cho rắn. Nhằm tránh trứng non trong bụng không bị vỡ, vì lúc này trứng chỉ mới có lớp vỏ rất mỏng, nếu trứng bị vỡ trong bụng có thể gây chết luôn cả rắn mẹ. Ri voi lại đẻ rất khoẻ. Mỗi lứa, một con cái có thể đẻ từ 20-30 con. Thậm chí, có con còn đẻ được 50 con một lứa. Hơn nữa, do đặc tính sinh học chỉ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, là mùa có dồi dào cá con là nguồn thức ăn quan trọng của chúng, còn các mùa khác trong năm chúng hiếm khi đẻ - Cách nhận biết quá trình lên giống (động dục): Khi thấy hiện tượng + Con đực mổ cắn mình con cái. + Những con rắn trong chuồng bị xước da.
- 17 + Con rắn đực nằm trên mình quấn lấy con rắn cái. Đó là quá trình giao phối đang diễn ra. Lưu ý: Giai đoạn này cả chuồng rắn sẽ ít ăn. Chổ ở của rắn sinh sản phải yên tĩnh. Sau khi giao phối xong nên tách rắn cái và rắn đực ra. 4. Ngoại hình và sức sản xuất 4.1. Ngoại hình 4.1.1. Rắn ráo trâu - Rắn hổ trâu. Ở miền Đông Nam Bộ người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là Ráo trâu và miền Bắc là rắn hổ trâu. Rắn ráo trâu (Hình 1.1.17) lưng màu xám nâu từ nửa thân phía sau đến chóp đuôi, có những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân. Bụng màu vàng, bờ sau các tấm vảy bụng và những tấm vảy dưới đuôi có viền đen. Đầu màu xám nâu. Những tấm vảy môi trên và môi dưới ở những chỗ tiếp giáp nhau có viền đen. Cá thể đực lớn hơn cá thể cái đôi chút. Hình 1.1.17. Ngoại hình rắn ráo trâu Rắn ráo trâu: Sinh sống ở trên cạn, gò cao, vùng khí hậu nhiệt đới như: Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam. Rắn ráo trâu là giống rắn lành, không có móc nọc độc, cỡ lớn dài khoảng 2 - 2,5m. 4.1.2. Rắn ri voi Rắn ri voi là một họ rắn nước. Nó còn có tên khác là rắn ri tượng hay rắn bồng voi.
- 18 Rắn ri voi (Hình 1.1.18) bụng màu vàng, trên lưng vàng sẫm, có vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng Hình 1.1.18. Ngoại hình rắn ri voi 4.2. Sức sản xuất Trọng lượng trung bình của rắn thịt trong điều kiện nuôi trưởng thành: ≥ 3 kg/con (Hình 1.1.19); tăng trưởng trung bình khoảng 700 - 800g/con/năm Trong điều kiện cho ăn bình thường không thúc béo, nuôi tốt có thể đạt ≥ 1 kg/ con/năm. Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất đối với rắn là 200C – 300C . khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 200C rắn giảm hoạt động. Nếu đem rắn đặt vào nhiệt độ môi trường 370C trở lên sẽ gây chết rắn trong một thời gian nhất định vì bệnh. Hình 1.1.19. Rắn ráo trâu trưởng thành Rắn thích nơi thoáng mát, đủ điều kiện thông thoáng, gió vào mùa nóng, ấm áp vào mùa đông, hoạt động của rắn thay đổi theo mùa, từ đầu mùa hạ tới đầu mùa đông. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, rắn tìm chỗ ẩn nấp, tránh giá lạnh và gần như ít hoạt động (người ta gọi là rắn trú đông). Ở miền Bắc rất khó nuôi loại rắn này vì rắn sẽ chậm lớn do thời tiết lạnh. Ở miền Nam thời tiết nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rắn.
- 19 Rắn là loại động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. ở môi trường nuôi, rắn kiếm ăn vào ban ngày. Thời tiết nóng bức rắn sẽ ít ăn. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rắn phải lột xác (Hình 1.1.20) để lớn lên. Lúc nhỏ, rắn lột xác định kỳ khoảng 28-30 ngày một lần. Sau 2 tuổi, chu kỳ lột xác của chúng dài hơn, khoảng từ 35-45 ngày/lần. Mùa hè và mùa thu, rắn lột xác đều đặn. Nhưng vào mùa đông và mùa xuân, chúng lột xác thất thường hơn. Trước lúc lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ. Da của chúng chuyển sang màu trắng đục. Mắt rắn mờ dần đi nhìn kém, ít hoạt động hơn và loanh quanh tìm chỗ để lột xác. Sau khi lột xác xong, rắn mang trên mình một bộ da mới sáng bóng và mềm mại. Khoảng 7-10 ngày sau da của chúng mới trở lại bình thường. Lúc này, chúng bắt đầu ăn mạnh, lớn nhanh. Hình 1.1.20. Rắn lột xác 5. Tập tính 5.1. Tập tính bầy đàn 5.1.1. Loài rắn sống trên cạn Trong tự nhiên rắn sống trên cạn, leo cây và bơi giỏi. Thường gặp rắn trong các bụi cây, hang chuột bỏ không, trong các gò đất hoặc dưới bụi tre. Rắn hoạt động mạnh và tích cực vào mùa nóng, mùa lạnh khoảng tháng 11 - 12 ít hoạt động, nếu thời tiết quá lạnh, rắn sẽ ngừng hoạt động và trú đông. 5.1.2. Loài rắn sống dưới nước Rắn không sống theo bầy đàn. Khi sinh ra, rắn đã tách riêng và sống tự lập. Tự rắn tìm tới nơi nước có nhiều cây cỏ, giàu thức ăn và tạo cuộc sống độc lập. Chỉ tới khi đã trưởng thành, tới mùa sinh sản rắn mới tìm đến nhau để cặp đôi, giao phối và sinh sản. 5.2. Tập tính ăn uống Rắn kiếm ăn chủ yếu ban đêm (ráo trâu), có thể đuổi bắt mồi cả ban ngày. Thức ăn gồm ếch nhái, cóc, thằn lằn, rắn, chuột.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn