intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nuôi tắc kè thương phẩm - MĐ05: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

197
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nuôi tắc kè thương phẩm thuộc MĐ05 nghề Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Giáo trình có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nuôi tắc kè thương phẩm - MĐ05: Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẮC KÈ THƯƠNG PHẨM MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp đa sản phẩm của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt Nam Giáo trình nuôi tắc kè thương phẩm có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh. . Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Bùi Thị Kim Dung 2. ThS. Nguyễn Văn Dương 3. Ths. Phan Văn Đầy 4. Ths. Nguyễn Tiến Huyền 5. Ths. Phạm Chúc Trinh Bạch
  4. 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 MỤC LỤC .......................................................................................................... 3 Bài 1: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ................................................. 6 1. Nhận biết đặc điểm cấu tạo cơ thể ............................................................. 6 2. Nhận biết đặc điểm tiêu hóa ....................................................................... 9 3. Nhận biết đặc điểm sinh sản ...................................................................... 9 4. Nhận biết về ngoại hình và sức sản xuất .................................................. 10 5. Nhận biết về tập tính ................................................................................ 10 Bài 2: CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI ............................................................ 17 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng .................................................................... 17 2. Xác định diện tích .................................................................................... 17 3. Xác định kiểu chuồng và xây dựng chuồng ............................................. 17 4. Chuẩn bị trang thiết bị - dụng cụ chăn nuôi ............................................. 18 Bài 3: CHUẨN BỊ THỨC ĂN ....................................................................... 23 1. Xác định nguồn thức ăn ........................................................................... 23 2. Chế biến thức ăn ....................................................................................... 23 Kỹ thuật nuôi dế mèn ................................................................................... 23 a) Phân biệt dế đực, dế cái ....................................................................... 23 b) Vòng sinh trưởng ................................................................................. 23 c) Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi ........................................................... 24 d) Thức ăn cho dế ..................................................................................... 25 e) Cách chọn dế giống .............................................................................. 25 g) Cách cho dế đẻ ..................................................................................... 25 h) Cách ấp trứng ....................................................................................... 26 i) Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi ............................................ 26 k) Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi ................................................... 27 3. Chuẩn bị thức ăn, nước uống ................................................................... 27 Bài 4: CHUẨN BỊ CON GIỐNG ................................................................... 31 1. Nhận biết đặc điểm các giống .................................................................. 31 2. Xác định tiêu chuẩn chọn giống ............................................................... 32 3. Chọn giống ............................................................................................... 33 Bài 5: NUÔI DƯỠNG – CHĂM SÓC ........................................................... 36 1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày ................................................................... 36 2. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi37 3. Xác định khẩu phần ăn cho tắc kè............................................................ 37 4. Cho tắc kè ăn, uống .................................................................................. 37 5. Ghi sổ sách theo dõi ................................................................................. 38 Bài 6: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ..................................................................... 42 1. Phòng và trị bệnh dinh dưỡng .................................................................. 42 1.1. Nguyên nhân gây bệnh ...................................................................... 42 1.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh ............................................................ 42 1.3. Phát hiện bệnh ................................................................................... 42 1.4. Phòng và trị bệnh .............................................................................. 43
  5. 4 2. Phòng và trị bệnh do vi sinh vật đường hô hấp ....................................... 43 2.1. Nguyên nhân gây bệnh ...................................................................... 43 2.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh ............................................................ 44 2.3. Phát hiện bệnh ................................................................................... 44 2.4. Phòng và trị bệnh .............................................................................. 44 3. Phòng và trị bệnh do nhiễm vi sinh vật đường tiêu hoá .......................... 45 3.1. Nguyên nhân gây bệnh ...................................................................... 45 3.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh ............................................................ 45 2.3. Phát hiện bệnh ................................................................................... 46 3.4. Phòng và trị bệnh .............................................................................. 46 4. Phòng và trị bệnh ký sinh trùng-Nấm (Bệnh nấm da) ............................. 48 4.1. Nguyên nhân gây bệnh ...................................................................... 48 4.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh ............................................................ 48 4.3. Phát hiện bệnh ................................................................................... 48 4.4. Phòng và trị bệnh .............................................................................. 48 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ......................................................... 53
  6. 5 MÔ ĐUN: NUÔI TẮC KÈ THƯƠNG PHẨM Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun Mô đun Nuôi tắc kè thương phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 64 giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 44 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 6 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh.
  7. 6 Bài 1: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Mục tiêu - Mô tả được đặc điểm sinh học của một số giống tắc kè nuôi thịt - Xác định được đặc điểm của hệ tiêu hoá và hệ sinh sản của một số giống tắc kè nuôi thịt - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động A. Nội dung 1. Nhận biết đặc điểm cấu tạo cơ thể 1.1. Nhận biết đặc điểm cấu tạo phần đầu (hình 5.1.1) Tắc kè có tên khoa học là Gekko gekko, họ Gekkonidac, bộ Lacertilia, lớp Reptilia. Tắc kè là loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Tắc kè hay còn gọi là Đại bích hổ hay Cáp giải. Theo y học dân tộc tắc kè là một vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi, chữa nhiều chứng ho khó trị, ho Hình 5.1.1. ra máu, hen suyễn, đái rắt, đái Cấu tạo đầu của tắc kè són, đau xương, tráng dương bổ thận,... rất hiệu quả. Theo các kết quả phân tích cho thấy thân và đặc biệt là đuôi tắc kè có chứa rất nhiều acid amin và các chất béo có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng sức khỏe con người. Hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn. Thân dài 15-17cm, đuôi dài 10-15cm. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt (hình 5.1.2). Chúng nổi bật với cặp mắt lập thể và con ngươi của chúng có thể xoay độc lập nên tắc kè có thể nhìn theo hai hướng cùng lúc mà không cần di chuyển đầu riêng Hình 5.1.2. biệt, chiếc lưỡi rất dài, biến hóa Cấu tạo ngoài mắt của tắc kè cao và di chuyển với tốc độ cao để tóm lấy con mồi. 1.2. Nhận biết đặc điểm cấu tạo phần thân
  8. 7 ● Tắc kè trưởng thành con đực dài 30-40 cm, con cái dài 20–30 cm, với trọng lượng khoảng 150-300 g. Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhốt có thể sống đến 18 năm. ● Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ. ● Đuôi có 6 - 9 khúc xám xen vàng nhạt, có 2 lỗ dưới hậu môn. ● Tắc kè có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón toè rộng có vuốt (trừ 1 ngón không có), Hình 5.1.3. Mặt dưới chân tắc kè mặt dưới ngón có các lông bám để con vật dễ leo trèo (hình 5.1.3). Toàn thân từ đầu đến đuôi có những vẩy nhỏ hình hạt lồi với nhiều màu sắc (hình 5.1.4). ● Tắc kè thường sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối Bằng cách sử dụng một loạt các màu, loài động vật này có thể hòa lẫn đáng kể vào nền của môi trường tự nhiên bao gồm: hồng, xanh dương, đỏ, da cam, xanh ngọc, vàng, và màu xanh lá cây. Màu sắc là một ngôn ngữ được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ, thể hiện cảm xúc và giao tiếp với bạn tình tiềm năng. Nó cũng là một phương tiện điều tiết thân nhiệt. Cách tắc kè thay đổi màu sắc thật thú vị (hình 5.1.5; hình 5.1.6): Các tế bào chứa nhiều sắc tố nằm dưới da và có thể "mở", "đóng" để phơi bày màu sắc. Chẳng hạn, khi tức giận, tắc kè hoa mở tế bào chứa sắc tố nâu - melanin, giúp biến nó thành màu thẫm. Khi nó thư giãn, tế bào chứa sắc tố vàng hoặc xanh kết hợp, làm cho da có màu xanh dịu. Khi bị kích Hình 5.1.4. thích tình dục, tắc kè hoa tạo ra Toàn thân có những vẩy nhỏ hình hạt rất nhiều màu sắc và hoa văn. Vào ban đêm, một số tắc kè hoa biến thành màu trắng.
  9. 8 Tắc kè có cơ thể dẹt, tạo điều kiện để di chuyển dễ dàng qua các cành cây và cho phép chúng hấp thụ nhiệt hiệu quả trong buổi sáng và buổi tối bằng cách hướng phần cơ thể về phía mặt trời. Chúng thích nghi độc đáo cho việc leo trèo và bắt mồi (hình 5.1.7; hình 5.1.8). Thoạt nhìn hay sờ vào, bàn chân tắc kè chẳng có gì đặc biệt cả vì chúng không hề tiết ra keo dính. Nhưng nhóm nghiên cứu của Kellar Autumn ở đại học Lewis & Hình 5.1.5. Clack (Portland- Mỹ) đã nghiên Tắc kè thay đổi màu da và cứu kỹ cấu trúc các ngón chân của thích nghi với việc leo trèo chúng và khám phá ra sự bám dính là nhờ các lực liên kết phân tử. Các nhà nghiên cứu đã lấy một sợi lông để tìm hiểu về lực kết dính (hình 5.1.3). Tắc kè còn có thể leo lên vách thuỷ tinh với tốc độ 1 m/giây mà không hề để lại dấu vết nào. Dưới kính hiển vi, các nhà khoa học đã nhận thấy mặt trên mỗi Hình 5.1.6. chiếc vẩy gồm rất nhiều sợi lông, Tắc kè thay đổi màu da chính xác hơn là 5.000 sợi trên để nguỵ trang mỗi milimét vuông. Mỗi bàn chân của tắc kè có 500.000 sợi lông dài bằng chiều rộng hai sợi tóc người. Mỗi sợi lông tận cùng bằng một túm gồm vài trăm sợi li ti có dạng thìa. Nó duỗi dài các ngón chân xuống, khiến những sợi lông nằm dài ra, trước khi bị kéo nhẹ về phía sau. Bằng cách đó, có rất nhiều lông được tiếp xúc với mặt phẳng và gây ra kết dính. Lực hút bám rất mạnh khiến phải tốn nhiều công Hình 5.1.7. sức khi nhấc chân ra. Trái lại, điều Tắc kè thích leo trèo lên cây phi thường nơi loài tắc kè là sự nhanh nhạy khi chúng chạy trên vách bám, bám chân và giở chân khoảng 15 lần/giây.
  10. 9 Dường như kích thước và số lượng khác nhau của các lông thìa trên mỗi sợi lông đã tạo sự dễ dàng cho việc này. Tắc kè trưởng thành có thân dài từ 15 - 17 cm và một chiếc đuôi cũng dài gần tương ứng. Chiếc đuôi này, nếu không may bị đứt, có thể mọc lại đuôi khác. Những kết quả phân tích Hình 5.1.8. khoa học cho thấy, thân và đặc Tắc kè thích leo trèo lên vách đứng biệt là đuôi của tắc kè có chứa nhiều acid amine và các chất béo có tác động kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường sức khoẻ cho con người (hình 5.1.9). Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc. Đuôi tắc kè được xem là phần bổ dưỡng nhất của con vật. Tắc kè mất đuôi giá trị bị giảm hẳn. 2. Nhận biết đặc điểm tiêu hóa Hình 5.1.9. Tắc kè có khả năng phóng Tắc kè với chiếc đuôi dài, lưỡi dài và dính với tốc độ chóng còn nguyên vẹn mặt để bắt con mồi đang di chuyển nhanh. Bằng cách sử dụng video tốc độ cao và phim tia X, hai nhà sinh học Hà Lan tính toán được lưỡi của tắc kè hoa lao ra khỏi miệng của nó với tốc độ lớn hơn 26 chiều dài cơ thể/giây, hay 21,6km/giờ. Nó có thể bắt con mồi nằm cách xa hơn 1,5 chiều dài cơ thể (hình 5.1.10). Tuy nhiên, khoa học vẫn Hình 5.1.10. chưa giải thích tại sao chúng lại Tắc kè phóng lưỡi để bắt mồi có thể đẩy lưỡi với sức mạnh phi thường đến thế. 3. Nhận biết đặc điểm sinh sản
  11. 10 Lật ngửa bụng con tắc kè để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt. ● Tắc kè đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, hai chấm dưới lỗ huyệt to gần bằng hạt gạo, lồi và đen, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra. Tắc kè đực ở mặt trong đùi có một hàng lỗ tạo thành hình chữ V ngược gọi là hàng lỗ trước huyệt, con cái không nổi rõ (hình 5.1.11). Hình 5.1.11. ● Tắc kè cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt Nhận biết tắc kè đực nhỏ lép, hai chấm dưới lỗ huyệt mờ; bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lộ ra ở lỗ huyệt. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lòi ra màu đỏ thẫm, con cái không có (Hình 5.1.12). Tắc kè đực kêu thành tiếng, còn tắc kè cái không biết kêu. 4. Nhận biết về ngoại hình và sức sản xuất Hình 5.1.12. Tắc kè có hình dáng bên ngoài Nhận biết tắc kè cái trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn. Tắc kè cái trưởng thành ở 8-9 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng. Mỗi năm đẻ 2-3 lứa, nếu cho ăn uống đầy đủ, một tắc kè cái có thể đẻ 7-8 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 2 trứng, đôi khi 3-4 trứng. 5. Nhận biết về tập tính 5.1. Tập tính bầy đàn Môi trường sống của tắc kè Hình 5.1.13. phong phú và đa dạng. Tắc kè Tắc kè sống thành bầy đàn thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà…
  12. 11 Tắc kè hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, những ngày giá lạnh tắc kè ẩn nấp trong tổ, nhịn ăn mà vẫn sống khỏe mạnh. Trong thời kỳ nhịn ăn, tắc kè sử dụng chất dinh dưỡng ở đuôi để nuôi cơ thể. Vì vậy, bắt tắc kè vào cuối kỳ nhịn ăn giá trị dược liệu sẽ bị giảm. Tắc kè là một loại động vật bậc thấp, khó mà thuần chủng Hình 5.1.14. thành vật nuôi gia dụng. Tắc kè ăn thằn lằn nhỏ Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc, không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi khác, người ta đã có thể nuôi được tắc kè theo phương pháp bán dã sinh (hình 5.1.13). 5.2. Tập tính ăn uống Tắc kè thường kiếm ăn vào buổi tối và trong môi trường yên tĩnh. Mồi của tắc kè là sâu, bọ, cào cào, châu chấu, bướm, chuồn chuồn, nhện, dế mèn, mối, ong hoặc thằn lằn loại nhỏ, ...(hình 5.1.14; hình 5.1.15). Tắc kè không ăn con mồi chết Hình 5.1.15. và ruồi nhặng. Tắc kè ăn dế mèn Tắc kè có thể nhịn ăn, uống dài ngày, mùa rét có thể nhịn ăn bốn tháng. 5.3. Tập tính sinh sản Tắc kè cái trưởng thành ở 8-9 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng (hình 5.1.16). Mỗi năm đẻ 2-3 lứa, nếu cho ăn uống đầy đủ, một tắc kè cái có thể đẻ 7-8 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 2 trứng, đôi khi 3-4 trứng. Chúng đẻ liên tục trong Hình 5.1.16. Tắc kè con mới nở nhiều năm, trứng bám vào vách tường hoặc thân cây, hộc gỗ nơi chúng sống.
  13. 12 Trứng tắc kè có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 - 25 mm. Tắc kè không ấp trứng, trứng phát triển 94 - 97 ngày thì nở, tùy nhiệt độ môi trường. Cần gom trứng lại đưa vào chổ ấp riêng để tránh con đực ăn trứng. Con non mới nở có thân dài 52 - 59 mm, đuôi dài 43 - 52 mm, nặng 3,4 - 4,5 g. Khi nở tắc kè con chui ra khỏi trứng và hoạt động ngay (hình 5.1.16). Ngoài tự nhiên, tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên. Tới mùa sinh sản, con đực Hình 5.1.17. thường kêu để gọi con cái. Nó kêu Tắc kè đang nguỵ trang trên “tắc kè, tắc kè” liên tục 10-12 lần. nền đất Càng về cuối tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần. Con cái “thấu tình” và sẽ tình tới. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười. 5.4. Tập tính phòng vệ Da tắc kè có nhiều màu óng ánh luôn thay đổi theo môi trường với mục đích ngụy trang để trốn tránh kẻ thù, đồng thời cũng tạo ra Hình 5.1.18. sự bất ngờ dành cho con mồi đang Tắc kè đang nguỵ trang bị chúng săn. trên thân cây Nếu khi bắt được tắc kè mà túm lấy đuôi nó, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát (hình 5.1.19). Tắc kè cũng giống như con thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh đuôi khác. Tắc kè là vận động viên bơi lội rất giỏi, tự căng phồng cơ thể bằng không khí. Con ngươi của chúng có thể xoay độc lập nên tắc kè có thể nhìn theo hai hướng cùng Hình 5.1.19. lúc mà không cần di chuyển đầu. Tắc kè bị rụng đuôi Khả năng này đặc biệt hữu ích
  14. 13 đối với một loài động vật phải nguỵ trang để tránh kẻ thù: Tắc kè có thể nằm bất động tuyệt đối để theo dõi nguy hiểm và con mồi ở mọi hướng. Khi đã định vị được con mồi, thường là côn trùng, tắc kè phóng lưỡi để tóm nó. Một công trình nghiên cứu mới cho thấy tắc kè tiến hóa khả năng đổi màu da của mình không chỉ để ngụy trang mà còn là để giao tiếp nhanh chóng với đồng loại. Các nhà khoa học từng biết rằng loài bò sát này sử dụng khả năng đổi màu cho nhiều mục đích: để hòa nhập với môi trường, điều hòa thân nhiệt và gửi tín hiệu đến những con tắc kè khác (hình 5.1.17; hình 5.1.18). Thay vì cất tiếng hoặc sử dụng tính hương, tắc kè còn giao tiếp bằng việc đổi màu và hoa văn của da. Những màu sắc và hoa văn khác nhau có nhiều ý nghĩa – tương tự như đèn giao thông điều khiển người lái xe. Ví dụ, một con đực có màu càng sáng thì nó càng chiếm ưu thế. Chính vì vậy, những con đực có thể thu hút bạn tình hoặc bảo vệ lãnh thổ bằng cách “tỏa sáng” màu sắc của mình cho những con khác thấy. Để tỏ rõ sự phục tùng hoặc quy hàng, một con đực sẽ mang màu nâu xám hoặc xám. Những con cái cũng dùng màu sắc để ra hiệu khi nào chúng muốn từ chối những anh chàng tắc kè hoặc đang mang thai. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Câu hỏi 1. Trình bày những điểm cơ bản về tập tính của tắc kè Câu hỏi 2. Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: TT Nội dung Đúng Sai 1 Hình dáng bên ngoài tắc kè trông giống như con thạch sùng nhưng to và dài hơn. 2 Tắc kè có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón toè rộng có vuốt 3 Lực hút bám rất mạnh ở chân khiến tắc kè phải tốn nhiều công sức khi nhấc chân ra. 4 Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc. 5 Đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của con vật. 6 Tắc kè thường kiếm ăn vào buổi sáng và trong môi trường yên tĩnh. 7 khả năng đổi màu da của tắc kè chỉ để ngụy trang 8 Tắc kè đẻ xong thì nằm yên để ấp trứng, 9 Tắc kè không ăn con mồi chết và ruồi nhặng. 10 Tắc kè bắt mồi bằng 4 chân.
  15. 14 11 Tắc kè thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà, ... 12 Tắc kè không ăn dế mèn sống. 13 Trứng tắc kè thường bám vào vách tường hoặc thân cây, hộc gỗ nơi chúng sống. 14 Tắc kè mới nở thường nằm im trong tổ, chờ mẹ mang thức ăn về. 15 Khi đã định vị được con mồi, tắc kè phóng lưỡi để tóm nó. 16 Tắc kè không biết bơi lội. 17 Một số tắc kè đẻ trứng, số khác đẻ con. 18 Sau khi đẻ, tắc kè không biết ấp trứng. 19 Trứng tắc kè ấp trong khoảng 94-97 tháng thì nở. 20 Tắc kè là vị thuốc bổ có tác dụng tráng dương, bổ thận. Câu hỏi 3: Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 3.1. Tắc kè là vị thuốc bổ có tác dụng chữa trị bệnh: A. Ho C. Hen suyễn B. Trang dương, bổ thận D. Tất cả đều đúng Câu 3.2. Bộ phận bổ dưỡng nhất của tắc kè là: A.Đầu C. Thân B. Chi D. Đuôi Câu 3.3. Hình thức tự vệ của tắc kè là: A Đổi màu da C. Đứt đuôi B. Cả 2 đúng D. Cả 2 sai Câu 3.4. Tắc kè bắt mồi chủ yếu nhờ vào: A Răng C. Miệng B. Lưỡi D. Chi Câu 3.5. Tắc kè thuộc họ: A. Côn trùng C. Bò sát B. Giáp sát D. Cả 3 đều sai Câu 3.6. Tắc kè là loài: A. có nọc độc C. Không nọc độc B. leo trèo giỏi D. B và C đúng Câu 3.7. Thức ăn của tắc kè là A. Côn trùng C. Bò sát
  16. 15 B. Rau D. Củ, quả Câu 3.8. Cách nhận biết tắc kè cái : A. gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt nhỏ, lép, 2 chấm dưới lỗ huyệt mờ B. gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi, 2 chấm dưới lỗ huyệt to bằng hạt gạo C. gốc đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt lồi, 2 chấm dưới lỗ huyệt to bằng hạt gạo D. gốc đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ, lép, 2 chấm dưới lỗ huyệt mờ Câu 3.9. Tắc kè thích sống trong môi trường: A. Ồn ào C. ẩm ướt B. yên tĩnh, tối D. chiếu sáng Câu 3.10. Thông thường mỗi năm tắc kè đẻ: A. 2-3 lứa C. 3-4 lứa B. 4-5 lứa D. 5-6 lứa Câu hỏi 4. Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: TT Nội dung Đúng Sai 1 Tắc kè còn có tên gọi là Bích Hổ Đại. 2 Tắc kè là vị thuốc bổ nhưng không có tác dụng chữa trị bệnh hen suyễn. 3 Đuôi của tắc kè có chứa nhiều chất đạm và chất béo. 4 Tắc kè có cặp mắt lập thể và con ngươi có thể xoay độc lập nên có thể nhìn theo 2 hướng mà không cần di chuyển đầu. 5 Tắc kè thường kêu thành 10-12 tiếng “tắc kè” . 6 Đổi màu da hoặc đứt đuôi là những hình thức tự vệ của tắc kè. 7 Tắc kè bắt con mồi chủ yếu nhờ vào răng. 8 Tuổi thọ trung bình của tắc kè khoảng 7-10 tháng. 9 Tắc kè không biết leo trèo, di chuyển qua các cành cây. 10 Nếu chiếc đuôi bị đứt, tắc kè có thể mọc lại chiếc đuôi khác. 11 Tắc kè thuộc họ côn trùng không có nọc độc. 12 Quan sát đầu và màu sắc để nhận biết tắc kè đực, cái. 13 Tắc kè đổi màu da là dùng để giao tiếp với nhau. 14 Thức ăn của tắc kè thường là côn trùng. 15 Tắc kè đực, gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ 16 Tắc kè cái, đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép.
  17. 16 17 Dùng tay trỏ và tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, lộ ra màu đỏ thẫm là con cái. 18 Trung bình tắc kè đẻ 4 trứng/ lứa. 19 Tắc kè 8-9 năm tuổi bắt đầu đẻ trứng. 20 Tắc kè hoạt động tìm thức ăn vào ban đêm, khi vừa mới lên đèn. 2. Bài tập thực hành: Phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái? 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành việc phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái 2. Yêu cầu - Biết cách bắt và cố định tắc kè để quan sát - Học viên nắm vững và thành thạo việc phân biệt tắc kè đực và cái 3. Dụng cụ, vật tư - Một số con tắc kè đực và cái đã trưởng thành - Dụng cụ để thực hiện chuồng, lồng nhốt tắc kè - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Phân loại ra được con tắc kè đực và tắc kè cái 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật để phân biệt con tắc kè đực và cái Bước 3: Phân nhóm theo giới tính tắc kè vào 2 lồng riêng C. Ghi nhớ: - Phân biệt tắc kè đực và cái bằng cách lật ngửa bụng, quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt - Đặc điểm ngoại hình tắc kè giống con thạch sùng (thằn lằn), thông thường mỗi năm đẻ 2 lứa và mỗi lứa đẻ 2 trứng - Da tắc kè thay đổi màu theo môi trường mục đích để nguỵ trang, giao tiếp.
  18. 17 Bài 2: CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI (10 giờ) Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi tắc kè thịt; - Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng. A. Nội dung 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng Hình 5.2.1. Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, Chuồng nuôi vách lưới B40 đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không thích rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở khác có thể chọn nơi cao ráo, thoáng mát xây chuồng nuôi tắc kè bán dã sinh. Nguyên vật liệu làm chuồng: Gạch, xi măng, cát, gỗ, lưới inox hoặc lưới sắt B40 (hình 5.2.1) vách kiếng (hình 5.2.2), ống tre nứa, kẻm sắt, đinh, thân cây gỗ, vải tối màu. Hình 5.2.2. 2. Xác định diện tích Chuồng nuôi vách kiếng Kích thước chuồng: Chiều cao cố định: 2m đến 2,2m. Chiều rộng: 1,2m đến 1,5m. Chiều dài tùy theo diện tích của từng hộ gia đình và số lượng tắc kè nuôi, nên làm dài tối thiểu 3m tối đa 10m. Cứ 1m2 nền nuôi khoảng 30 đến 50 con tắc kè sinh sản, khoảng 50 đến 100 con tắc kè thương phẩm. 3. Xác định kiểu chuồng và xây dựng chuồng Có thể làm bọng tổ nuôi tắc kè: Hình 5.2.3. Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô Tắc kè quen chui vào bọng tổ phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên.
  19. 18 Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột dài khoảng 1,2 - 1,5 m; đường kính 20 - 25 cm, hoặc dùng ống lồ ô 40 cm2 thông 02 đầu, xếp lên từng tầng giá cho tắc kè chui vào ở (hình 5.2.3; hình 5.2.4). Giá để ống cách mặt đất từ 30 – 40 cm. Trong chuồng đặt sẵn một số máng tre hoặc máng nhựa đựng nước sạch cho tắc kè uống. - Xây 1 hoặc 2 mặt chuồng là tường gạch thô để giữ ấm vào mùa đông và giữ ẩm vào mùa hè, 2 hoặc 3 mặt còn lại là lưới. - Làm cửa ra vào cao trên đầu Hình 5.2.4. Làm bọng tổ nuôi tắc kè người để người nuôi tiện ra vào. - Từ mặt nền xây tường gạch thô cao lên khoảng 50cm để khi dọn rửa chuồng không làm rỉ lưới. - Phía trên tường quây bằng lưới inox hoặc lưới sắt, đường kính mắt lưới 0,3cm. - Làm khe hở sát nền dài 20cm - cao 1cm, khe hở này chỉ đủ cho phân tắc kè thoát ra khi rửa chuồng mà con tắc kè không chui ra được. Sau khi rửa chuồng xong đặt vài viên gạch che kín khe hở đó lại tránh các tác động từ bên ngoài. - Nền láng xi măng hoặc lát gạch. Hình 5.2.5. Hộc gỗ, kệ gỗ cho tắc kè đẻ trứng 4. Chuẩn bị trang thiết bị - dụng cụ chăn nuôi - Làm hộc gỗ: Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành cái hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của con tắc kè (hình 5.2.5), đây là chỗ để tắc kè đẻ trứng và nghỉ ngơi vì không phải lúc nào chúng cũng bám trên tường. - Làm kệ gỗ: Dùng 2 cái kệ sắt hình tam giác vuông bắn vít vào Hình 5.2.6. khung gỗ của mặt trong cùng Vải che trong chuồng tạo bóng tối chuồng nuôi, lưu ý kệ gỗ cách mặt đất khoảng 1m để tránh ẩm thấp, tránh vi khuẩn dưới nền chuồng, gác 2 thanh gỗ dài lên 2 cái kệ chiều ngang cách nhau khoảng 18cm.
  20. 19 Buộc hoặc bắt vít chặt 2 đầu thanh gỗ vào ke sắt, rồi xếp các hộc gỗ lên thành nhiều tầng (hình 5.2.5). - Gác máng hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao (hình 5.2.8). - Nên cho thêm các cây gỗ loại to vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo cho chúng môi trường giống như ngoài thiên nhiên. - Bố trí chuồng sao thật nhiều ngăn nhỏ, đặt nhiều bóng đèn sao cho mỗi điểm đèn này không sáng tới chỗ bóng đèn kia. Bố trí vãi che, màn che tạo bóng tối (hình 5.2.6). Sau đó chọn những con tắc kè Hình 5.2.7. Chuồng lưới vuông và khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh màn che kín chuồng nuôi sản thả vào chuồng để nuôi. Tắc kè hoạt động và ăn uống về đêm, ban ngày chúng lại chui vào tổ. Sau khi đặt bọng tổ vào chuồng, sáng sớm mỗi ngày kiểm tra xem tắc kè đã chui hết vào tổ chưa. Nếu có con nào ở ngoài người nuôi tạo ra tiếng va động mạnh hoặc té nước làm cho chúng sợ buộc phải chui vào tổ. Sau ít ngày làm như vậy tắc kè sẽ quen tổ. Hình 5.2.8. Đối với một số con không Bố trí máng uống trong chuồng chịu ăn, không chịu vào tổ, cử động lười nhác là những con bị bệnh cần thải loại sớm. - Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng (hình 5.2.8; hình 5.2.9). Mật độ: 30 đến 50 con/1m2 nền . - Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền. Hình 5.2.9. B. Câu hỏi và bài tập thực Bố trí cây gỗ trong chuồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1