Giáo trình Nuôi vỗ cá bố mẹ - MĐ03: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
lượt xem 68
download
Giáo trình Nuôi vỗ cá bố mẹ là một trong những mô đun chuyên môn sơ cấp nghề "Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt". Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề sản xuất cá giống nước ngọt. Mô đun này được học sau các mô đun xây dựng ao nuôi vỗ và ương và chuẩn bị ao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nuôi vỗ cá bố mẹ - MĐ03: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình nghề sản xuất giống một số loài cá nước ngọt được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT - BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất cá giống tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 9 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ và ương 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao 3) Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ 4) Giáo trình mô đun Cho cá đẻ 5) Giáo trình mô đun Ấp trứng 6) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá bột lên thành cá hương 7) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá hương lên thành cá giống 8) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh 9) Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống Nuôi vỗ cá bố mẹ là một mô đun chuyên môn nghề. Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề sản xuất cá giống nước ngọt. Mô đun này được học sau các mô đun: Xây dựng ao nuôi vỗ và ương; Chuẩn bị ao.
- 4 Chương trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ có thể sử dụng dạy cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Giáo trình Nuôi vỗ cá bố mẹ giới thiệu về tuyển chọn cá bố mẹ, Nuôi dưỡng cá bố mẹ, quản lý môi trường, kiểm tra cá bố mẹ; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 tiết, gồm 4 bài: Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ Bài 3: Quản lý môi trường Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước…. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Th.s Lê Văn Thắng 2. Th.s Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.s Ngô Chí Phương 4. Th.s Đỗ Văn Sơn 5. Th.s Nguyễn Mạnh Hà
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................. 3 Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ ................................................................... 8 A. Nội dung ..................................................................................... 8 1. Xác định thời gian bắt đầu nuôi vỗ ............................................ 8 2. Chọn cá dựa vào ngoại hình ................................................... 13 3. Chọn tuổi và cỡ cá bố mẹ ....................................................... 13 4. Chọn cá đực, cái và tỷ lệ đực, cái ............................................ 14 5. Chọn mật độ nuôi vỗ .............................................................. 15 6. Xác định khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ ........................ 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................... 16 C. Ghi nhớ ..................................................................................... 16 Bài 2: Nuôi vỗ cá bố mẹ .................................................................. 17 1. Chọn loại thức ăn .................................................................. 17 Hình 3-2: Một số loại thức ăn công ghiệp .................................... 18 2. Tính khối lượng thức ăn ......................................................... 19 2.2.2. Khẩu phần ăn của cá mè trắng, mè hoa .............................. 20 2.2.3. Khẩu phần ăn của cá trắm cỏ ............................................. 20 2.2.4. Khẩu phần ăn của cá trôi .................................................. 21 2.2.5. Khẩu phần ăn của cá rô hu và mrigan ................................ 21 2.2.6. Khẩu phần ăn của cá chim trắng ........................................ 22 2.2.7. Khẩu phần ăn của cá tra, basa ........................................... 22 3. Cho cá ăn .............................................................................. 23 4. Quản lý chăm sóc: ................................................................. 24 C. Ghi nhớ ..................................................................................... 25 Bài 3: Quản lý môi trường ............................................................... 26 1. Quản lý độ trong, màu nước ................................................... 26
- 6 2. Quản lý nhiệt độ, pH, ôxy: ..................................................... 26 3. Quản lý độ sâu mực nước: ...................................................... 28 4. Thay nước và kích thích nước: ................................................ 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................... 30 C. Ghi nhớ ..................................................................................... 30 - Quản lý một số yếu tố môi trường.................................................. 30 - Chế độ kích nước và phương pháp kích nước. ................................ 30 Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ ................................................................. 31 1. Kiểm tra độ béo: .................................................................... 31 2. Kiểm tra ngoại hình: .............................................................. 32 3. Kiểm tra mức độ thành thục tuyến sinh dục ............................. 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................... 35 C. Ghi nhớ ..................................................................................... 35 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................ 36 I. Vị trí, tính chất của mô đun .......................................................... 36 II. Mục tiêu .................................................................................... 36 III. Nội dung chính của mô đun ....................................................... 36 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................ 37 Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ ....................................................... 37 Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ ....................................................... 37 Bài 3: Kiểm tra cá bố mẹ ........................................................... 38 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................ 38 5.1. Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ ................................................. 38 5.2. Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ ................................................ 38 5.3. Bài 3: Quản lý môi trường ................................................... 39 5.4. Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ ..................................................... 39 VI. Tài liệu tham khảo .................................................................... 39
- 7 MÔ ĐUN NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ Mã mô đun: 03 Giới thiệu mô đun: - Sau khi học xong mô đun, học viên có thể: + Trình bày được kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá bố mẹ; tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng cá bố mẹ; quản lý cá và kiểm tra mức độ thành thục. + Thực hiện được chọn và thả cá bố mẹ; quản lý cá trong quá trình nuôi và kiểm tra cá bố mẹ thành thục. - Mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 tiết và gồm 4 bài: + Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ + Bài 2: Nuôi dưỡng cá bố mẹ + Bài 3: Quản lý môi trường + Bài 4: Kiểm tra cá bố mẹ - Để học mô đun này, học viên: + Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa. + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá của các hộ gia đình tại địa phương mở lớp. - Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. - Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm.
- 8 Bài 1: Tuyển chọn cá bố mẹ Mục tiêu: - Nêu được cách tuyển chọn cá bố mẹ đặc điểm, hình dạng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ. - Nêu được mùa vụ, khối lượng, tỷ lệ cá bố mẹ nuôi vỗ theo vùng, theo loài. A. Nội dung 1. Xác định thời gian bắt đầu nuôi vỗ 1.1. Mùa vụ nuôi vỗ Những vùng có nhiệt độ cao cá thành thục sớm hơn vùng nhiệt độ thấp trên cùng một loài và cùng một giai đoạn phát triển (Ctroganop, 1954; Chung Lân, 1965; Progan, 1972). Vì vậy, khi chọn cá bố mẹ vào nuôi dưỡng ở các vùng địa lý và khí hậu khác nhau, không nhất thiết tuổi cá bố mẹ phải bằng nhau. Ở Việt Nam, thời gian nuôi dưỡng cá bố mẹ và thời gian thành thục cũng khác nhau. ở các tỉnh phía Bắc, thời gian nuôi dưỡng cá bố mẹ thường sớm hơn các tỉnh phía Nam khoảng 1 tháng, nhưng thời gian thành thục lại muộn hơn các tỉnh phía Nam (Nguyễn Duy Hoan, 1982), điều này dẫn đến thời gian cho cá đẻ của các tỉnh phía Nam thường sớm hơn các tỉnh phía Bắc khoảng 15 đến 30 ngày. Tại Lâm Đồng các đối tượng cá đưa vào nuôi vỗ bao giờ cũng sớm hơn cá tỉnh niềm Trung, đặc biệt là cá trắm cỏ. Cùng đối tượng cá bố mẹ nhưng cá nuôi ở các trại cá giống đồng bằng thường thành thục sớm hơn miền núi sử dụng nguồn nước từ hồ chứa. Nguyên nhân do nhiệt độ nước ở khu vực hồ chứa thường thấp và ổn định hơn, biên độ dao động nhiệt độ thấp hơn sơ với vùng đồng bằng, cho nên sự phát dục thành thục cũng chậm hơn (Nguyễn Duy Hoan, 1982). Các yếu tố môi trường đều chi phối các đặc điểm phát dục thành thục tuyến sinh dục của cá nuôi, nhưng yếu tố nhiệt độ là yếu tố chi phối rõ ràng nhất.
- 9 Các tỉnh phía Bắc nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông chênh lệch nhau rất rõ rệt (khí hậu Việt Nam. 1965, cho nên mỗi vụ sinh sản nhân tạo chính cho các loài nuôi là vào mùa xuân - giao điểm của mùa đông và mùa hè ở tháng 2, 3, 4 và giữa tháng 5). Vào mùa thu - giao điểm của mùa hè và mùa đông (tháng 9, tháng 10), các tháng còn lại trong năm cho sinh sản nhân tạo không có hiệu quả. Các cơ sở sản xuất cá giống thuộc các tỉnh Nam Bộ, các trại sản xuất cá giống ở các hồ chứa (vùng Ninh Thuận, Phú Ninh, Quảng Nam, Eaka - Đăk Lăk…) có thể cho cá đẻ từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm. Nhiệt độ chi phối đến tốc độ phát dục thành thục tuyến sinh dục, tỷ lệ thụ tinh và hiệu quả ấp nở trứng cá… do đó việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ và hoạch định cho cá đẻ ở các vùng khí hậu khác nhau có sự khác nhau. 1.2. Đối tượng nuôi và thời gian nuôi 1.2.1. Cá chép Ở các tỉnh phía Bắc cá chép thường đẻ vào hai vụ chính đó là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 9), ở các tỉnh miền Nam cá chép hầu như đẻ quanh năm. Trong nghiên cứu, tháng 10 tiến hành đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ đến tháng 2, tháng 3 thì cho đẻ. Trong thực tế sản xuất hiện nay người ta đưa vào nuôi vỗ từ tháng 11, thậm chí đến tháng 12, sang tháng 2, tháng 3 vẫn cho cá đẻ bình thường. Mùa thu tháng 7, tháng 8 đưa vào nuôi vỗ và cho đẻ vào tháng 9. Cá chép thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): Thời gian nuôi vỗ từ tháng 9 đến tháng 12 (khoảng 65 - 75 ngày). Khi cá chép đạt độ béo tiêu chuẩn Ball 4 từ 20/11 đến 1/12, kết thúc giai đoạn nuôi vỗ tích cực chuyển sang nuôi vỗ thành thục. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- 10 Đối với ao nuôi vỗ cá chép chung cá đực và cá cái, chậm nhất vào trung tuần tháng 1 (15/1) phải tách riêng cá đực, cái do cá chép có thể đẻ tự nhiên trong ao, như vậy sẽ không đáp ứng được mục đích của sản xuất. 1.2.2. Cá mè trắng, mè hoa - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): thời gian từ 01/10 đến 31/12. Biện pháp chủ yếu nhất của giai đoạn này là đảm bảo thức ăn tự nhiên đầy đủ để cá tích luỹ vật chất dinh dưỡng bằng cách bón phân để thúc đẩy các loài sinh vật phù du phát triển mạnh, thức ăn tinh là phụ. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): từ tháng 1 đến cuối tháng 3. Thực hiện biện pháp giảm mật độ sinh vật phù du trong ao, luyện cho cá quen với điều kiện môi trường sống khó khăn, đồng thời kết hợp với các yếu tố sinh thái kích thích cá chuyển hóa vật chất dinh dưỡng tích lũy ở cơ và gan cho tuyến sinh dục. Đến cuối tháng 3 thì kiểm tra sự thành thục của cá để quyết định thời gian đẻ. Thời điểm cá đạt thành thục: mè hoa và khoảng trung tuần tháng 3; mè trắng đến đầu tháng 4. 1.2.3. Cá trắm cỏ Tiến hành nuôi vỗ cá trắm phải thực hiện theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): Thời kỳ vỗ béo từ 1/10 - 31/12 căn cứ vào độ béo tiêu chuẩn Ball 4 - 5 để chuyển sang giai đoạn 2. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): Đây là giai đoạn để cá chuyển hóa các chất dinh dưỡng và tuyến sinh dục, thời gian nuôi vỗ từ tháng 1 đến đầu tháng 3. Cuối tháng 2 đầu tháng 3 phải tăng cường kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục bằng cách quan sát ngoại hình, kết hợp thăm trứng trực tiếp và giải phẫu thí điểm, trên cơ sở đó xác định thời gian cho cá đẻ. Lưu ý: Trước khi kiểm tra cá phải ngừng cho cá ăn 2 ngày. 1.2.4. Nuôi vỗ cá trôi - Giai đoạn nuôi vỗ tích cực: từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- 11 Trước khi qua đông (miền Bắc) vào khoảng tháng 9, tháng 11 cần tăng cường cho cá ăn thức ăn tinh để cá bố mẹ tích luỹ nhiều mỡ, từ đó tăng khả năng chịu rét của cá bố mẹ. Sau đó vào đầu tháng 2 tiếp tục cho cá ăn thức ăn tinh. - Giai đoạn nuôi vỗ thành thục: từ tháng 3 đến tháng 5. Cá trôi thành thục và bắt đầu cho đẻ vào mùa hè và kéo dài đến tháng 9, vì thế nhiệt độ nước ở thời kỳ này thường cao làm ảnh hưởng không tốt cho sự phát dục và thành thục của cá bố mẹ. Kinh nghiệm cho thấy nếu nuôi vỗ cá trôi trong điều kiện nhiệt độ nước 34 - 35 0C tuyến sinh dục của cá nhanh chóng chuyển sang giai đoạn thoái hoá. 1.2.5. Nuôi vỗ cá rôhu và mrigan Thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau. - Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): từ tháng 2 đến tháng 4 (khoảng 75 - 80 ngày). Đến đầu tháng 4 tiến hành kiểm tra mức độ thành thục của cá để quyết định thời gian cho cá đẻ. Thời điểm cá mrigan đạt mức độ thành thục vào đầu tháng 4 và của cá rôhu vào khoảng trung tuần tháng 4. 1.2.6. Nuôi vỗ cá chim trắng - Nuôi vỗ cho cá đẻ chính vụ chia ra làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ tháng 10 - 12 (thời kỳ tích luỹ vật chất để qua đông). + Giai đoạn 2: Từ tháng 1 - 2 (thời kỳ cá trú đông). + Giai đoạn 3: Từ tháng 3 - 5 để cá chuyển hoá vật chất dinh dưỡng vào tuyến sinh dục. Đầu tháng 4 kiểm tra cá để quyết định cho cá đẻ. Thông thường thời điểm cá đạt thành thục vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.
- 12 - Nuôi vỗ cá bố mẹ tái phát dục: sau khi cho đẻ chính vụ tiến hành chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ ngay, trong khoảng 40 - 50 ngày. 1.2.7. Nuôi vỗ cá tra, basa Thời gian nuôi vỗ đối với cá tra, basa ở các tỉnh Nam bộ mùa vụ nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 10 - 11 năm trước, các tỉnh miền Trung (từ Ðà nẵng trở vào) có thể chậm hơn khoảng một tháng. Đối với các tỉnh miền Bắc do ảnh hưởng thời tiết lạnh của mùa đông nên nuôi vỗ phải muộn hơn, cho nên đàn cá bố mẹ phải được nuôi lưu giữ qua đông và nuôi vỗ tích cực từ tháng 3 trở đi. Ở khu vực Nam bộ thời gian cá thành thục và cho cá bố mẹ tham gia sinh sản từ tháng 3, mùa cá đẻ có thể kéo dài tới tháng 9. Khu vực các tỉnh miền Trung thời gian cá thành thục và cho đẻ muộn hơn, từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 hàng năm. Trước khi thả cá bố mẹ vào ao, phải sát trùng cơ thể cá bằng một trong các thuốc sau: + Dung dịch nước muối 3% thời gian tắm 5 - 15phút. + Thuốc tím nồng độ 10 -15ppm và tắm từ 30 - 60 phút. Cụ thể thời gian nuôi của một số đối tượng được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3-1: Thời gian nuôi vỗ của một số đối tượng nước ngọt STT Đối tƣợng Nuôi vỗ Tháng Nuôi vỗ Tháng nuôi vỗ tích cực nuôi vỗ thành nuôi vỗ (ngày) (từ tháng thục (từ tháng đến tháng) (ngày) đến tháng) 1. Cá chép 65 - 75 9 - 12 60 - 70 12 - 2 1/10 - 1/1- 3 2. Trắm cỏ 80 - 90 60 - 70 31/12 3. Mè trắng 80 - 90 10 - 31/12 70 - 90 1/1 - 31/3
- 13 Mè hoa 4. Cá trôi 120 - 150 10 - 2 70 - 85 3-5 5. Rô hu 45 - 60 3 - 15/4 30 - 40 15/4 - 15/5 100 - 120 9 - 12 6. Cá tra, basa 30 - 40 3-4 30 - 40 1-2 7. Rô hu, mrigan 100 - 120 10 - 1 30 - 40 2-4 2. Chọn cá dựa vào ngoại hình 2.1. Vận động của cá Cá hoạt động nhanh nhẹn, khỏe mạnh, bơi ngược dòng nước. 2.2. Hình dạng cơ thể và màu sắc Hình dạng và màu sắc để chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3-2: Một số chỉ tiêu chon cá bố mẹ bằng ngoại hình Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trắm Trôi Mri- Rô- Rô Tra, trắng hoa cỏ đen Việt gal hu phi basa Ngoại Cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt . hình Màu sắc sáng sáng trắng nâu xanh đen xám trắng sáng bạc nâu bạc vàng vàng sẫm nhạt bạc đen Cảm nhiễm Không có dấu hiệu bệnh lý. bệnh
- 14 3. Chọn tuổi và cỡ cá bố mẹ Tuổi cá và cỡ cá có quan hệ mật thiết đối với lượng chứa trứng. Độ tuổi của cá bố mẹ quá thấp hoặc quá cao đều cho lượng trứng giảm, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp. Đa số các loài cá khi kích thước quá lớn và độ tuổi cao thì sức sinh sản không tăng thậm trí còn giảm. 3.1. Chọn tuổi cá bố mẹ Bảng 3-3: Tuổi cá bố mẹ của một số đối tượng nước ngọt đưa vào nuôi vỗ Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trắm Trôi Mri- Rô- Rô phi trắng hoa cỏ đen Việt gal hu Tuổi cá (năm) - Cá cái 2-6 3-7 3-7 2-5 1-2 - Cá đực 2-6 3-7 3-8 2-5 1-2 3.2. Cỡ cá bố mẹ Bảng 3-4: Khối lượng của một số đối tượng cá bố mẹ nước ngọt Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trắm Trôi Mri- Rô- Rô phi trắng hoa cỏ đen Việt gal hu Khối lƣợng (kg) - Cá cái 1,5-4 3-6 3-8 3- 10 0,5-1 1,2 - 3,0 0,25-1,0 - Cá đực 1,2-4 2-6 3-8 3-9 0,3-1 1,0 - 3,0 0,30-1,2 4. Chọn cá đực, cái và tỷ lệ đực, cái Trong nuôi vỗ cá bố mẹ đa số các loài thả theo tỷ lệ đực, cái là 1: 1 (theo khối lượng). Riêng đối với cá rô phi có thể thả theo tỷ lệ 1 : 1 hoặc 1 : 2.
- 15 Để xác định được cá đực, cá cái đưa vào nuôi vỗ chủ yếu dựa và đặc điểm của tuyến sinh dục để phân biệt: - Cá đực: Gồm có lỗ hậu môn và lỗ niệu sinh dục. - Cá cái: gồm lỗ hậu môn, lỗ sinh dục và lỗ niệu. Lỗ hậu môn Lỗ hậu môn Lỗ niệu sinh Lỗ sinh dục dục Lỗ niệu Hình 3-1: Đặc điểm phân biệt cá đực, cái ở cá rô phi 5. Chọn mật độ nuôi vỗ Mật độ thả phải khống chế với cá bố mẹ và mật độ thả hợp lý theo từng đối tượng nuôi khác nhau. Với những loài cá ăn thức ăn gián tiếp thả với mật độ thấp hơn loài cá ăn thức ăn trực tiếp. Người ta thường dùng đơn vị tính mật độ là kilogam (kg) cá đực, cái/100m2 . Điều kiện ao nuôi và mật độ cá thả có ảnh hưởng đến sự thành thục của cá bố mẹ, vì vậy các yếu tố như nhiệt độ, ôxy, nguồn nước, nguồn thức ăn tự nhiên, chất nước... phải tương đối ổn định để tạo điều kiện cho tuyến sinh dục phát triển, sinh trưởng và phát dục của cá bố mẹ. Bảng 3-5: Mật độ nuôi vỗ một số loài cá nước ngọt Loài cá Chỉ tiêu Mè Mè Trắm Trôi Mri- Rô- Rô phi Tra, trắng hoa cỏ gal hu basa Mật độ 15 - 20 12- 15 25 - 30 20- 25 10 - 15 40- 50 22 - 30 (kg/100m2 )
- 16 6. Xác định khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Phương pháp dựa vào kinh nghiệm sản xuất ở nước ta thì các loài khác nhau thì cho năng suất cá bột khác nhau. Ví dụ: Ở cá chép thông thường 1 kg cá cái sản xuất được từ 5 - 7 vạn cá bột và cho 3000 - 4000 cá giống cỡ 10cm. Dựa vào công thức tham khảo sau để xác định khối lượng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ. N G= n . P 1 . P2 Trong đó: G: khối lượng cá cái cần đưa vào nuôi vỗ N: số cá bột, giống cần sản xuất (con) P 1 : tỷ lệ thành thục (%) (cá chép: 95% = 0,95). P 2 : tỷ lệ đẻ (%) (cá chép: 90% = 0,9). n: năng suất cá bột, giống sản xuất được/ kg cá cái. Ví dụ: Tính khối lượng cá trắm cỏ bố mẹ cần đưa vào nuôi vỗ. Biết số cá bột cần sản xuất là 500 vạn con, tỷ lệ thành thục 90%, tỷ lệ đẻ 90%, và năng suất cá bột là 6 vạn/kg. Áp dụng công thức: N 5.000.000 G= = = 102 kg n . P 1 . P2 60.000 x 0,9 x 0,9 Vậy số lượng cá bố mẹ cần đưa vào nuôi vỗ là: 102 kg. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Nêu các đặc điểm và hình dạng cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ? - Bài tập: + Tính khối lượng cá bố mẹ để nuôi vỗ?
- 17 + Chọn cá bố mẹ để đưa vào nuôi vỗ? C. Ghi nhớ - Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ để nuôi dưỡng - Phương pháp tính khối lượng cá; phân biệt cá đực, cái.
- 18 Bài 2: Nuôi vỗ cá bố mẹ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp và các bước cho cá ăn. - Xác định được loại thức ăn và khối lượng thức ăn cho từng đối tượng nuôi. A. Nội dung 1. Chọn loại thức ăn Cá thành thục nhanh hay chậm, chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc vào thức ăn. Nếu điều kiện dinh dưỡng không thích hợp thì sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục cũng không thể thực hiện được. Điều kiện dinh dưỡng không những có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành thục, mà còn ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản hữu hiệu của chúng (số trứng đẻ được tính theo mỗi kilogam thể trọng). Trong các loài cá nuôi hiện nay, mối quan hệ giữa vấn đề cung cấp thức ăn với sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục của cá bố mẹ rất chặt chẽ. Vì vậy vấn đề cung cấp thức ăn cho cá phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Thức ăn đủ về chất lượng (các chất như Protid, Glucid, Lipid). - Số lượng thức ăn phải thỏa mãn nhu cầu. - Thức ăn phải được cung cấp theo đúng giai đoạn. - Đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân công. 1.1. Thức ăn xanh Thức ăn xanh gồm: các loại cỏ, lá sắn, cây ngô non, mạ non, rau lấp, rong tóc tiên... chủ yếu là những loại không có tính đắng. Chất lượng thức ăn: thức ăn phải đảm bảo tươi, non. Không bị nát và không có mùi lạ.
- 19 1.2. Thức ăn tinh + Thành phần thức ăn gồm: cám gạo, ngô, đậu tương, bột cá, thóc mầm... + Chế biến: ngô ngâm mềm hoặc làm vỡ dạng mảnh, nấu chín dạng đặc. Đậu tương ngâm mềm và được nấu chín. + Thóc ngâm và ủ nẩy mầm, độ dài của mầm từ 0,5 - 1cm. Ngoài ra sử dụng thức ăn công nghiệp có sẵn trên thị trường, hàm lượng đạm từ 20% trở lên. Thức ăn công nghiệp không bị ẩm mốc, lâu tan trong nước. Hình 3-2: Một số loại thức ăn công ghiệp
- 20 2. Tính khối lượng thức ăn 2.1. Tính khối lượng đàn cá bố mẹ trong ao Căn cứ và tổng khối lượng của đàn cá bố mẹ ban đầu, nhân với % khẩu phần ăn theo hàng tháng. 2.2. Tính khẩu phần cho ăn Sau khi xác định khối lượng đàn cá bố mẹ trong ao tiến hành tính khối lượng thức ăn cho lần sau theo công thức: A = S x (P x K) x Q/30 Trong đó: A: khối lượng thức ăn của lần sau. S: tỷ lệ sống ước lượng. P: khối lượng của mẫu. K: số lượng cá thả ban đầu. Q: khẩu phần ăn hàng ngày (% trọng lượng cá) 2.2.1. Khẩu phần ăn của cá chép a) Giai đoạn I (nuôi vỗ tích cực): - Thức ăn tinh có hàm lượng đạm 20 - 30%, lượng thức ăn 2 - 4% trọng lượng cá/ngày. Thời gian cho ăn thức ăn tinh 50 - 60 ngày từ 1 tháng 10 đến 1/12. - Thức ăn mầm (thóc, ngô, đỗ mầm): lượng thức ăn mầm 3% trọng lượng cá/ngày. - Phân bón: dùng phân chuồng ủ kỹ với 1 - 2% vôi bột, lượng 7 - 10kg/100m3 nước/lần, bón 1 - 2 lần/tuần. b) Giai đoạn II (nuôi vỗ thành thục): - Cho cá ăn thức ăn tinh và mầm, mỗi loại bằng 1% trọng lượng cá/ngày. - Phân bón: liều lượng và kỹ thuật bón phân giống giai đoạn nuôi vỗ tích cực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sản xuất giống và nuôi cua xanh thương phẩm
2 p | 331 | 88
-
Giáo trình Cho cá đẻ và ấp trứng - MĐ04: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
80 p | 452 | 88
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống - MĐ01: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
44 p | 192 | 56
-
Giáo trình Sản xuất cá giống - Ts. Nguyễn Văn Kiếm
0 p | 453 | 53
-
KỸ THUẬT NUÔI VỖ THÀNH THỤC SINH DỤC CÁ BỐ MẸ
36 p | 447 | 41
-
Giáo trình Chuẩn bị ao - MĐ02: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
41 p | 137 | 34
-
Quy trình công nghệ sản xuất cá Thác lác
3 p | 139 | 18
-
Sâu bệnh trên cây nho
6 p | 202 | 16
-
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NÁC
10 p | 142 | 13
-
Phòng Bệnh Thu Hoạch Cà Pháo
3 p | 95 | 8
-
Kỹ thuật canh tác cây rau dền
4 p | 132 | 7
-
Trồng rau nhút xóa nghèo
2 p | 106 | 6
-
Chuyện chung quanh Củ Cà Rốt
7 p | 60 | 6
-
Giáo trình mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
67 p | 18 | 6
-
Làm gì với “bệnh lạ”?
4 p | 58 | 5
-
Thực nghiệm so sánh các chất kích thích chín và rụng trứng trên cá heo xanh (Botia modesta Bleeker, 1865) tại Đồng Tháp
9 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn