Giáo trình Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống - MĐ01: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
lượt xem 56
download
Giáo trình Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề việc chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, lên sơ đồ ao nuôi và theo dõi thi công ao nuôi để phục vụ nuôi vỗ cá bố mẹ và ương nuôi cá giống. Mô đun này được học đầu tiên của nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống - MĐ01: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ ƢƠNG CÁ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
- 2 LỜI GIỚI THIỆU: Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Chƣơng trình khung quốc gia nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt đã đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề đƣợc kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề theo các mô đun đào tạo là cấp thiết hiện nay. Giáo trình đƣợc biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tƣ số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội. Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này ngƣời học có thể hành nghề việc chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, lên sơ đồ ao nuôi và theo dõi thi công ao nuôi để phục vụ nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng nuôi cá giống . Mô đun này đƣợc học đầu tiên của nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhƣng trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng 2. ThS. Nguyễn Thanh Hoa 3. ThS. Ngô Chí Phƣơng 4. ThS. Đỗ Văn Sơn 5. ThS. Nguyễn Mạnh Hà
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU: ............................................................................................ 2 MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ ƢƠNG CÁ GIỐNG.. 5 Mã mô đun: MĐ01 ........................................................................................... 5 Bài 1: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ............................................................ 6 1. Chọn chất đất: ........................................................................................... 6 1.1. Thu mẫu: ............................................................................................. 6 1.2. Xác định loại đất: ................................................................................ 7 1.3. Đánh giá kết quả: .............................................................................. 10 2. Kiểm tra nguồn nƣớc: .............................................................................. 12 2.1. Khảo sát nguồn nƣớc:........................................................................ 12 2.2. Kiểm tra chất nƣớc: ........................................................................... 13 2.3. Đánh giá kết quả: .............................................................................. 24 3. Xác định điều kiện giao thông: ................................................................ 25 Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi ................................................................................. 26 1. Chuẩn bị dụng cụ: ................................................................................... 26 2. Tiêu chuẩn ao nuôi: ................................................................................. 26 2.1. Hình dạng ao: .................................................................................... 26 2.2. Diện tích ao: ...................................................................................... 27 2.3. Kích thƣớc bờ ao ............................................................................... 27 2.4. Cống cấp và thoát nƣớc ..................................................................... 28 3. Lên sơ đồ ................................................................................................. 30 3.1. Sơ đồ hình dạng và kích thƣớc ao...................................................... 30 3.2. Sơ đồ bờ ao ....................................................................................... 30 3.3. Sơ đồ cống cấp và thoát nƣớc ............................................................ 31 4. Cắm tiêu trên thực địa: ............................................................................ 31 4.1. Cắm tiêu ao ....................................................................................... 31 4.2. Cắm tiêu bờ ....................................................................................... 32 4.3. Cắm tiêu cống ................................................................................... 34 Bài 3: Theo dõi thi công ................................................................................. 35 1. Chuẩn bị: ................................................................................................. 35 1.1. Chuẩn bị sơ đồ ao .............................................................................. 35 1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra................................................................. 35 2. Theo dõi đắp bờ:...................................................................................... 35 2.1. Giám sát chất lƣợng kỹ thuật đắp bờ ................................................. 35 2.2. Kiểm tra kích thƣớc bờ ao ................................................................. 36 3. Theo dõi xây cống: .................................................................................. 36 3.1. Giám sát vị trí cống ........................................................................... 36 3.2. Kiểm tra kích thƣớc, chất lƣợng xây dựng cống ................................ 36 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 37 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ..................................................................... 37 II. Mục tiêu:â ............................................................................................... 37 III. Nội dung chính của mô đun: .................................................................. 37
- 4 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành........................................... 38 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................... 40 VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................... 42
- 5 MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ VÀ ƢƠNG CÁ GIỐNG Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun: Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống là mô đun chuyên môn của nghề Sản xuất giống một số loài cá nƣớc ngọt. Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống nhằm giúp cho học viên sau khi học hiểu đƣợc tiêu chí để chọn địa điểm nuôi, các bƣớc lên sơ đồ ao nuôi, theo dõi thi công xây dựng ao. Thực hiện đƣợc công tác chọn địa điểm, lên đƣợc sơ đồ ao nuôi và theo dõi đƣợc công việc thi công xây dựng ao. Phục vụ cho công tác nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng nuôi cá giống. Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống cung cấp cho học viên những nội dung cơ bản về chọn địa điểm xây dựng ao nuôi. Nội dung về lên sơ đồ và theo dõi thi công ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ƣơng nuôi cá giống. Mô đun xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ƣơng cá giống đƣợc viết dƣới dạng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Ngƣời học tiếp thu chủ yếu thông qua thực hành thao tác và đánh giá kết quả học tập của mô đun qua thao tác thực hành.
- 6 Bài 1: Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi Mục tiêu: - Nêu các bƣớc chọn địa điểm xây dựng ao, lên sơ đồ ao nuôi, theo dõi thi công và xác định điều kiện giao thông; - Chọn đƣợc địa điểm xây dựng ao, lên đƣợc sơ đồ ao nuôi, theo dõi thi công và xác định đƣợc điều kiện giao thông. A. Nội dung: 1. Chọn chất đất: 1.1. Thu mẫu: - Xác định vùng đất cần thu mẫu: + Vùng đất cần thu mẫu là vùng đƣợc xác định thông qua bản đồ, bình đồ vùng miền, điạ phƣơng để tiến hành thăm dò, khảo sát. + Tiến hành thăm dò, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên môn (trắc địa, thổ nhƣỡng…) để lựa chọn xây dựng ao nuôi. + Xác định đƣợc vùng thu mẫu thông qua kết quả thăm dò khảo sát để tiến hành thu mẫu đất. - Thu mẫu đất: + Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhƣỡng, xẻng, cuốc, túi nilong, xô chậu, găng tay, nhiên liện điện, xăng, dầu… + Tiến hành thu mẫu đất: Bƣớc 1. Xác định điểm thu mẫu đất: tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều. Thƣờng từ 5- 10 điểm đƣợc phân bố đều trên toàn bộ diện tích vùng đất thu mẫu. Các điểm đƣợc xác định cắm mốc và đánh số thứ tự. Hình 1-1: Xác định các điểm thu mẫu đất
- 7 Bƣớc 2. Thu mẫu: đất đƣợc thu bằng khoan thổ nhƣỡng chuyên dụng để lấy đƣợc nhiều tầng đất hơn. Nếu thổ nhƣỡng vùng miền tƣơng đối đồng đều thì dùng cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 50cm. Thông thƣờng đối với thu mẫu đất phục vụ chọn nơi xây dựng ao nuôi thủy sản thì dung dụng cụ thô sơ lấy mẫu nhƣ cuốc, xẻng… Cho mẫu đất từng địa điểm vào từng dụng cụ thu mẫu khác nhau. Mẫu đất đƣợc cho vào thau, chậu hoặc túi nilong. Hình 1-2: Đào hố lấy mẫu đất ở các tầng khác nhau Bƣớc 3. Đánh dấu mẫu đất: đất sau khi thu đƣợc cho vào túi nilong hoặc xô chậu và tiến hành đánh số theo các điểm đã xác định. Mẫu đất đƣợc chuyển đi xác định thành phần, loại đất hoặc xác định trực tiếp loại đất tại thực địa. 1.2. Xác định loại đất: - Chỉ tiêu các loại đất: + Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lƣợng. Đất cát dễ thấm nƣớc, giữ nƣớc kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dƣỡng và các chất keo kết dính, dễ bị xói mòn và khó khăn trong việc xây dựng ao.
- 8 + Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngƣợc lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nƣớc, giữ nƣớc tốt, đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhƣng lâu nguội sét chứa nhiều chất dinh dƣỡng hơn đất cát. Đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng ao nuôi. + Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì có tính chất ngả về đất sét. Bảng 1-1: Phân loại các loại đất Loại Cấp hạt, % trọng lƣợng đất tên gọi Cát Bụi Sét (2- 0,02 (0,02- 0,002 (
- 9 + Xác định vùng đất bằng quan sát mắt thƣờng và nhận định loại đất dựa vào màu sắc đất. + Xác định loại đất thông qua màu nƣớc tự nhiên của vùng đất ngập nƣớc. Hình 1-3: Xác định loại đất dựa vào nguồn nƣớc tự nhiên (phèn sắt) + Xác định loại đất thông qua chỉ thị sinh vật sống trên vùng đất cần xác định. A, Súng mọc trên đất B, Sen mọc trên đất
- 10 C, Lúa sống trên đất D, Nghể sống trên đất Hình 1-3 (A,B,C,D): Sinh thái sống đặc trƣng loại đất - Tiến hành xác định loại đất bằng phƣơng pháp sa lắng: + Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh trong suốt hoặc chậu thể tích 10- 20 lít, nƣớc sạch, que tre, thƣớc đo, kính lúp. + Tiến hành: gồm các bƣớc sau Bƣớc 1. Cho đất vào bình đựng với lƣợng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng. Bƣớc 2. Cho nƣớc sạch vào bình với lƣợng chiếm khoảng 2/3- 3/4 thể tích bình đựng. Bƣớc 3. Dùng que tre khoắng đều để đất đƣợc hòa tan trong bình. Bƣớc 4. Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình. Bƣớc 5. Quan sát, kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt). - Xác định pH đất: pH đất là yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá chất lƣợng đất. Xác định pH đất bằng phƣơng pháp đo trực tiếp trên vùng đất ngoài tự nhiên thông qua máy đo pH nhƣ sau:
- 11 Đầu đo là 2 vòng kim loại Đầu đo là 3 vòng kim loại Hình 1-4: Thiết bị đo pH của đất Hình 1-5: Thiết bị đo pH và độ ẩm của đất Cách đo: Bƣớc 1: Cắm đầu đo xuống đất Đầu đo đƣợc cắm xuống đất sao cho 2 (hoặc 3) vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất và hƣớng màn hình lên trên. Hình 1-6: Cắm thiết bị đo pH xuống đất Bƣớc 2: Đọc kết quả Quan sát kim chỉ di chuyển trên màn hình. Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo pH tƣơng ứng từ 3 - 8) Nếu pH đất > 4 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi Hình 1-7: Kim chỉ ở mức pH=7
- 12 Không xây dựng ao nuôi ở đất có pH < 4 Hình 1-8: Kim chỉ ở mức pH=4 Lưu ý: Đất đo pH cần ẩm, mềm Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát. Lau sạch các vòng kim loại sau khi đo. 1.3. Đánh giá kết quả: - Đánh giá việc xác định vùng đất cần thu mẫu: đảm bảo về số lƣợng điểm thu mẫu. - Đánh giá việc thu mẫu đất: đảm về số lƣợng đất trên một điểm thu mẫu và đảm bảo độ sâu từ tầng mặt xuống 0,5m. - Đánh giá việc xác định loại đất bằng phƣơng pháp sa lắng: đảm bảo đúng phƣơng pháp và thực hiện đầy đủ các bƣớc. - Đánh giá việc xác định loại đất: kết thúc quá trình phải xác định đƣợc chính xác loại đất của vùng chọn xây dựng ao nuôi. - Xác định chính xác pH đất của vùng đất cần kiểm tra và lựa chọn theo pH đất. - Kết luận: loại đất phù hợp xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ƣơng nuôi cá giống. 2. Kiểm tra nguồn nƣớc: 2.1. Khảo sát nguồn nƣớc: - Khảo sát nguồn nƣớc thông qua thống kê theo dõi nguồn nƣớc mƣa hàng năm tại nơi chọn xây dựng ao. - Khảo sát nguồn nƣớc thông qua bản đồ địa lý để xác định các nguồn nƣớc trong vùng gồm: + Nguồn nƣớc từ hệ thống sông, ngòi tự nhiên
- 13 + Nguồn nƣớc từ hệ thống hồ chứa tự nhiên, nhân tạo. + Nguồn nƣớc từ hệ thống mạch ngầm. - Khảo sát nguồn nƣớc cung cấp gần nhất ở nơi xây dựng ao nuôi gồm: + Trữ lƣợng nƣớc của nguồn cung cấp gần nhất + Địa hình nguồn nƣớc (thuận lợi hay khó khăn) + Hệ thống kênh mƣơng tự nhiên, nhân tạo đẫn đến nơi xây dựng ao. 2.2. Kiểm tra chất nƣớc: 2.2.1. Kiểm tra ôxy hòa tan: - Dụng cụ đo: + Bộ test ôxy + Máy đo ôxy - Phƣơng pháp đo: + Đo bằng bộ test ôxy: Bƣớc 1: lấy mẫu nƣớc cần xác định hàm lƣợng ôxy Bƣớc 2: nhỏ dung dịch chuẩn độ (hƣớng dẫn của nhà sản xuất- thƣờng 2 lọ dung dịch), dung dịch biến đổi màu sắc theo hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc cần đo Bƣớc 3: so màu xác định hàm lƣợng ôxy hòa tan và ghi kết quả + Đo bằng máy: Bƣớc 1: Nối máy với đầu đo. Bƣớc 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đƣa đầu đo vào nguồn nƣớc cần xác định. Bƣớc 3: Bật công tắc máy về ON và giữ yên máy, chờ khoảng 1 – 2 phút để số trên màn hình LCD ổn định rồi đọc kết quả. 2.2.2. Kiểm tra pH: - Dụng cụ đo: + Giấy quỳ và bảng so màu + Bộ test pH + Máy đo pH - Phƣơng pháp đo: + Đo bằng giấy so màu (giấy quỳ): Giấy đƣợc tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi đƣợc thấm ƣớt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nƣớc, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo
- 14 trên nắp hộp, ta sẽ biết đƣợc pH của nƣớc. Hộp giấy quỳ gồm: Giấy quỳ Thang so màu Lƣu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ. Giấy quỳ Thang so màu Hình 1-8: Một số kiểu hộp giấy quỳ Tiến hành đo thông qua các bƣớc sau: Bƣớc 1: Đo trực tiếp nguồn nƣớc sông, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nƣớc khoảng 0,5m Hoặc đo mẫu nƣớc lấy từ sông, rạch với điểm lấy mẫu nhƣ trên (hình bên) Hình 1-9a: Lấy mẫu nƣớc
- 15 Bƣớc 2: Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2- 4cm (hình bên) Hình 1-9b:Lấy mẩu giấy quỳ Bƣớc 3: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nƣớc sông, rạch hoặc mẫu nƣớc cần đo Hình 1-9c: Nhúng mẩu giấy quỳ vào nƣớc Bƣớc 4: Để ráo khoảng 5-10 giây Mẩu giấy quỳ chuyển màu. Hình 1-9d: Để ráo mẩu giấy quỳ
- 16 Bƣớc 5: Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. + Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu Hình 1-9e: So màu (1) + Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên thang so màu Hình 1-9e: Màu mẩu giấy nhạt hơn(2) Bƣớc 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng so với màu mẩu giấy. Hình 1-9f: Kết quả của pH=8 đo bằng giấy quỳ Hình 1-9: Các bƣớc đo pH nƣớc bằng giấy quỳ
- 17 + Đo pH bằng dung dịch thử (test) Bộ test kit gồm: Lọ nhựa Thuốc thử Thuốc thử Thang so màu Lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc Thang so màu Hình 1-10: Các thành phần của hộp test pH Tiến hành đo: Bƣớc 1: Cho nƣớc mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần (hình bên) Hình 1-10a: Tráng lọ Đổ nƣớc tráng lọ ra Hình 1-10b: Đổ nƣớc tráng lọ
- 18 Bƣớc 2: Cho nƣớc mẫu vào lọ đến mức quy định Lau khô bên ngoài lọ Hình 1-10c: Cho mẫu nƣớc vào lọ Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất. Lƣu ý trƣớc khi cho thuốc thử vào mẫu nƣớc cần lắc đều chai thuốc thử. Hình 1-10d: Cho thuốc thử vào lọ Bƣớc 4: Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nƣớc thử. Mẫu nƣớc thử biến màu Hình 1-10e: Lắc đều lọ nƣớc mẫu
- 19 Bƣớc 5: So màu và dọc kết quả: Đặt lọ nƣớc mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nƣớc mẫu. Hình 1-10f: So màu mẫu nƣớc với thang so màu Hình 1-10: Các bƣớc đo pH nƣớc bằng bộ thử (test kit) + Đo bằng máy: Máy đo pH cầm tay có 2 loại: Màn Nút tắt-mở hình - Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) Nắp số nằm trực tiếp, phía dƣới của máy (bên trong). Đƣợc dùng nhiều do dễ sử dụng Vít hiệu chỉnh Đầu dò Hình 1-11: Bút đo pH Màn hình số - Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn. Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng Đầu dò Hình 1-12: Máy đo pH đầu dò rời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng - MĐ01: Sản xuất giống tôm sú
34 p | 518 | 154
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi tôm sú - MĐ01: Nuôi tôm sú
31 p | 233 | 77
-
Giáo trình Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh - MĐ01: Nuôi tôm càng xanh
76 p | 226 | 70
-
Giáo trình Nuôi vỗ cá bố mẹ - MĐ03: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
41 p | 345 | 68
-
Giáo trình Xây dựng ao, ruộng nuôi cua - MĐ01: Nuôi cua đồng
98 p | 276 | 66
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa - MĐ01: Nuôi cá tra, cá ba sa
121 p | 223 | 46
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè cá lăng, cá chiên - MĐ01: Nuôi cá lăng, cá chiên
117 p | 179 | 42
-
Giáo trình Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất - MĐ01: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
116 p | 152 | 38
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi cá - MĐ01: Nuôi cá rô đồng
92 p | 180 | 32
-
Giáo trình Mô đun xây dựng ao nuôi cá (Mã số: MĐ 01) Nghề: Nuôi cá rô đồng - Phần 1
53 p | 141 | 13
-
Giáo trình mô đun xây dựng ao nuôi cá (Mã số: MĐ 01) Nghề: Nuôi cá rô đồng - Phần 2
39 p | 120 | 11
-
Giáo trình Công trình và thiết bị thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
78 p | 29 | 8
-
Giáo trình Công trình và thiết bị thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
78 p | 16 | 7
-
Giáo trình mô đun Nuôi thủy đặc sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
64 p | 20 | 6
-
Giáo trình Công trình và thiết bị thủy sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
78 p | 26 | 6
-
Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú
17 p | 106 | 6
-
Giáo trình mô đun Nuôi cua (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
36 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn