intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa - MĐ01: Nuôi cá tra, cá ba sa

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

224
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa giới thiệu một số kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa, tiêu chuẩn chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong việc giải phẫu cá, sử dụng dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành chọn địa điểm xây dựng ao,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa - MĐ01: Nuôi cá tra, cá ba sa

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: NUÔI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Nuôi cá tra, cá ba sa là nghề được nhiều nông, ngư dân ở hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu thực hiện để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, cá tra cũng đã được nuôi trong các ao hay bè đặt trên hồ hay sông ở một số địa phương phía Bắc. Tuy nhiên, rất nhiều bà con không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá tra, cá ba sa trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề nuôi cá tra, cá ba sa và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá tra, cá ba sa phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá tra, cá ba sa trình độ sơ cấp do Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2011 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình dạy nghề Nuôi cá tra trình độ sơ cấp gồm các mô đun Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 96 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 96 giờ Mô đun 03. Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 100 giờ Mô đun 04. Quản lý dịch bệnh cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 96 giờ Mô đun 05. Thu hoạch cá tra, cá ba sa Thời gian thực hiện 76 giờ Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa được biên soạn theo Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa của nghề Nuôi cá tra, cá ba sa trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa, tiêu chuẩn chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa; hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong việc giải phẫu cá, sử dụng dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế và tổ chức thi công ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa. Giáo trình còn giới thiệu các quy định an toàn lao động sông nước cho người nuôi cá, hướng dẫn thực hiện cấp cứu người bị rơi xuống nước.
  4. 4 Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi người học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm việc. Nội dung của giáo trình gồm các bài học: Bài 1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa Bài 2. An toàn lao động trên sông nước Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá tra Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa Bài 5. Xây dựng ao nuôi cá Bài 6. Thiết kế và lắp đặt bè nuôi cá Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ nuôi cá tra, cá ba sa, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn LÊ TIẾN DŨNG Th.S LÊ THỊ MINH NGUYỆT
  5. 5 MỤC LỤC Giới thiệu mô đun ................................................................................................ 5 Bài 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA, CÁ BA SA........................................................................................................................ 6 A. Nội dung .................................................................................................... 6 1. Mô tả hình dáng .................................................................................. 6 2. Giải phẫu cá .......................................................................................10 3. Đặc điểm sinh thái..............................................................................11 4. Đặc điểm dinh dưỡng .........................................................................13 5. Đặc điểm sinh trưởng .........................................................................14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................14 C. Ghi nhớ .....................................................................................................14 Bài 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC ........................................15 A. Nội dung ...................................................................................................15 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá .................................15 2. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động nghề cá........................16 3. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước ....................................................18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................27 C. Ghi nhớ .....................................................................................................27 Bài 3. CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ TRA .............................28 A. Nội dung ...................................................................................................28 1. Chọn địa hình và chất đất ...................................................................28 2. Chọn nguồn nước ...............................................................................35 3. Khảo sát cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội vùng nuôi ............................56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................56 C. Ghi nhớ .....................................................................................................56 Bài 4. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT BÈ NUÔI ..........................................................58 A. Nội dung ...................................................................................................58 1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi ..................................................58 2. Khảo sát chất lượng nguồn nước ........................................................64 3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi ............................67 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................67 C. Ghi nhớ .....................................................................................................68 Bài 5. XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ .....................................................................69 A. Nội dung ...................................................................................................69 1. Thiết kế ao nuôi .................................................................................69 2. Thiết kế ao xử lý nước thải, khu chứa bùn thải ...................................76 3. Tổ chức thi công ................................................................................80 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .....................................................................86 C. Ghi nhớ .....................................................................................................86 Bài 6. THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT BÈ NUÔI CÁ .................................................87
  6. 6 A. Nội dung ...................................................................................................87 1. Thiết kế bè nuôi cá .............................................................................87 2. Tổ chức thi công bè nuôi cá................................................................96 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................106 C. Ghi nhớ ...................................................................................................106 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ..........................................................107 I. Vị trí, tính chất của mô đun .................................................................107 II. Mục tiêu ..............................................................................................107 III. Nội dung chính của mô đun ................................................................108 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .......................................108 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................117
  7. 7 MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun Mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa nhằm hướng dẫn cho học viên biết được một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa liên quan đến kỹ thuật nuôi cá tra, cá ba sa trong ao hay bè, thực hiện được việc chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá, thiết kế và tổ chức thi công xây dựng ao, lắp ráp bè nuôi cũng như các cách cấp cứu người bị nạn sông nước. Mô đun có các bài Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa, An toàn lao động trên sông nước, Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá tra, Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá tra, cá ba sa, Xây dựng ao nuôi cá và bài Thiết kế và lắp đặt bè nuôi cá. Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học và học viên được thực hành tại các khu vực nuôi cá ao, khu vực sông nuôi cá bè và cơ sở lắp ráp bè nuôi cá. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc xây dựng ao, lắp đặt bè. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành các bước công việc chọn địa điểm nuôi cá, thiết kế và tổ chức thi công ao, bè nuôi cá tra, cá ba sa theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn lao động trên sông nước. Để đạt yêu cầu đào tạo, học viên phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun.
  8. 8 Bài 1. TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA, CÁ BA SA Mã bài: MĐ01-1 Cá tra và cá ba sa là 2 loài thuộc nhóm cá da trơn được nuôi nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Có một ngộ nhận khá phổ biến: “cá tra ba sa” là một loài. Việc tìm hiểu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của 2 loài cá này và sự khác nhau giữa chúng là cần thiết cho người học nghề. Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm sinh học của cá tra, cá ba sa; - Nhận biết được cá tra, cá ba sa qua hình dạng ngoài của cá; - Giải phẫu và nhận biết được nội tạng của cá tra, cá ba sa. A. Nội dung 1. Mô tả hình dáng Cá tra và cá ba sa là cá da trơn (thân không có vẩy) thuộc họ cá tra. Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá da trơn họ cá tra ở Việt Nam Ở Việt Nam, các loài thuộc họ cá tra được nuôi là cá tra, cá ba sa, cá hú; 2 loài chưa được nuôi là cá dứa, cá bông lau; 2 loài được ghi vào sách đỏ, cấm đánh bắt là cá vồ cờ và cá tra dầu.
  9. 9 Hình 1.2. Cá tra (Pangasius hypophthalmus) Hình 1.3. Cá ba sa (Pangasius bocourti) Hình 1.4. Cá hú (Pangasius conchophilus)
  10. 10 Hình 1.5. Cá dứa (Pangasius polyuranodon) Hình 1.6. Cá bông lau (Pangasius krempfi) Hình 1.7. Cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei)
  11. 11 Hình 1.8. Cá tra dầu (Pangasius gigas) Bảng 1.1. Phân biệt cá tra và cá ba sa Chi tiết Cá tra Cá ba sa Đầu Đầu và mõm hơi dẹp bằng. Đầu lớn, dẹp bằng. Râu Có 2 đôi râu Có 2 đôi râu Râu hàm dưới vượt quá mắt Râu hàm dưới dài đến màng đến mép sau xương nắp mang mép bằng chiều dài đầu. mang. Râu hàm trên dài bằng hoặc Râu hàm trên kéo dài quá quá gốc vây ngực. mép khe mang và gần đến gốc vây ngực. Hình 1.9. Đầu cá tra Hình 1.10. Đầu cá ba sa Miệng Miệng trước, rộng ngang. Miệng rộng, hơi lệch dưới mõm. Răng Răng trên xương lá mía chia Răng xương khẩu cái và răng thành 2 đốm, mỗi đốm nối xương lá mía chia thành 4 đốm. liền với đốm răng xương khẩu Hai đốm răng xương khẩu cái cái thành hình dải song song nhỏ, nằm sát đốm răng xương với dãy răng hàm trên. khẩu cái to.
  12. 12 Hình 1.11. Răng cá tra Hình dạng Thân dài, dẹp bên về phía Thân dài, bụng to tròn, nhiều thân đuôi. mỡ, phần sau dẹp bên Màu sắc Thân màu xám, phần lưng Mặt lưng của thân và đầu màu thân thẫm hơn phần bụng. Dọc xám xanh, phía bụng nhạt dần, thân có một sọc thẫm chạy bụng trắng bạc giữa thân từ đầu đến gốc vây đuôi. Một sọc khác cong xuống ở sau đầu và kéo dài đến sau vây hậu môn. 2. Giải phẫu cá 2.1. Mổ quan sát xoang bụng cá - Dụng cụ: Bộ dao, kéo, kẹp giải phẫu Khay nhựa Khăn vải sạch Hình 1.12. Bộ dao, kéo, kẹp giải phẫu - Thực hiện: Bước 1: Tay trái giữ thân cá ở phần lưng, bụng cá hướng về phía người mổ. Lau khô thân cá bằng khăn vải sạch. Dùng kéo thẳng cắt một đường từ hậu môn dọc theo bụng về phía đầu đến gần mang cá. Không đưa mũi kéo vào quá sâu để tránh cắt vào ruột cá.
  13. 13 Bước 2: Dùng kéo cong cắt từ hậu môn lên phía lưng cá thành đường cong theo xoang bụng đến cột sống. Cắt sát cột sống về phía trước đến gần mang thành đường cong kết thúc ở điểm cuối của đường cắt trước. Bước 3: Đặt cá vào khay nhựa. Gỡ bỏ lớp cơ bụng. Dùng khăn vải thấm bớt máu cá trong xoang bụng. Bước 4: Nhẹ nhàng gỡ khối nội tạng (gan, ruột, khối mỡ …) và quan sát các bộ phận. 2.2. Nội tạng của cá Hình 1.13. Sơ đồ các bộ phận bên trong của cá Trong xoang bụng của cá có tim, dạ dày, gan, mật, ruột, bóng bơi, tuyến sinh dục (buồng trứng, túi tinh). Sát và dọc theo xương sống là thận cá. 3. Đặc điểm sinh thái 3.1. Phân bố Cá tra và cá ba sa phân bố trên lưu vực sông Mê kông, chủ yếu thuộc 4 quốc gia là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Cá ba sa sống ở những sông rộng, nước chảy mạnh. Ở nước ta, cá tra và cá ba sa được nuôi rất nhiều ở các tỉnh hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu, trong các ao, bè, đăng quầng theo phương thức nuôi công nghiệp cho xuất khẩu hay trong các ao, mương vườn phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân. Hiện nay, cá tra đang được nuôi ngày càng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và hứa hẹn phát triển tốt.
  14. 14 Cá tra, cá ba sa được nuôi trong bè ở miền Tây Nam bộ. Hình 1.14. Cụm bè nuôi cá tra trên sông Cá tra được nuôi trong lồng ở miền Bắc (hồ Thác Bà). Hình 1.15. Cụm lồng lưới nuôi cá tra trong hồ Cá tra, cá ba sa được nuôi trong đăng quầng bằng nẹp tre, cọc gỗ và lưới dọc theo bờ sông ở miền Tây Nam bộ. Hình 1.16. Đăng quầng nuôi cá tra, ba sa 3.2. Các yếu tố môi trƣờng sống Cá tra, cá ba sa sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước có độ mặn thấp hơn 10‰. pH nước thích hợp cho tăng trưởng là 7-7,5. Cá chịu đựng được nước phèn có pH > 4. Nhiệt độ thích hợp là 26-320C.
  15. 15 Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp để cá phát triển tốt là 5-8mg/l. Cá tra có lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tuy nhiên, để cá tra nuôi ao có thịt trắng, cần giữ hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao thường xuyên ở mức thích hợp. Cá basa không có cơ quan hô hấp phụ nên chịu đựng kém ở môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Nhìn chung sự chịu đựng của cá ba sa với môi trường khắc nghiệt không bằng cá tra. Do đó, cá được nuôi thương phẩm chủ yếu trong bè trên sông nước chảy. 4. Đặc điểm dinh dƣỡng 4.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa Cơ quan tiêu hóa của cá tra, cá ba sa gồm: Bên ngoài là miệng, trong khoang miệng có răng hàm. Trong xoang bụng có dạ dày to hình chữ U, vách cơ phát triển. Gan và túi mật lớn. Ruột ngắn, tận cùng của ruột là hậu môn mở ra ngoài ở phía trước vây hậu môn. Ruột thường được che khuất bởi lớp mỡ. Hình 1.17. Nội tạng của cá tra, cá ba sa
  16. 16 4.2. Tính ăn Cá tra, cá ba sa ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi có nguồn gốc động vật và dễ dàng chuyển đổi thức ăn. Ở giai đoạn cá bột, cá tra, cá ba sa thích ăn mồi tươi sống, các loài động vật nổi vừa cỡ miệng. Cá tra bột có thể ăn lẫn nhau. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc như mùn, bã hữu cơ, cám, rau, động vật đáy…. Cá ba sa dễ sử dụng các loại thức ăn khác nhau như hỗn hợp tấm, cám, rau và cá vụn nấu chín. 5. Đặc điểm sinh trƣởng - Cá tra bột ương 2 tháng trong ao đạt chiều dài 10-12cm, nặng 14-15g. Nuôi trong ao từ giai đoạn cá giống, cá đạt 1-1,5 kg/con sau khoảng 6 tháng. - Cá ba sa bột sau 60 ngày ương đạt chiều dài 8-10,5cm. Nuôi trong bè, sau 7-8 tháng đạt thể trọng 1kg. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1. Giải phẫu và nhận biết được bộ phận bên ngoài và nội tạng của cá tra, cá ba sa. Bài thực hành 2. - Nhận diện một số loài cá da trơn thuộc họ cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Phân biệt cá tra, cá ba sa. C. Ghi nhớ Cá tra thích hợp trong nuôi ao, bè, đăng quầng Cá ba sa phát triển tốt khi nuôi trong bè.
  17. 17 Bài 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN SÔNG NƢỚC Mã bài: MĐ01-2 Nuôi trồng thủy sản ở sông, hồ, đầm được xếp vào nhóm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nghề nuôi cá tra trong ao, bè phải làm việc trên môi trường sông nước với thời gian bất kỳ trong ngày. Những khi có sự cố cho cá hoặc bất thường về thời tiết, dù là ban đêm, người nuôi cá phải có mặt tại ao, bè để xử lý. Trong những điều kiện làm việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đó, ý thức về an toàn và tuân thủ các quy định an toàn lao động, thành thạo cách cấp cứu ngạt nước là rất cần thiết. Mục tiêu: - Nêu được quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá. - Sử dụng được các trang bị bảo hộ lao động. - Thực hiện được cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước. - Rèn luyện tính can đảm, có ý thức trách nhiệm trong công việc. A. Nội dung 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 1.1. Quy định đối với ngƣời sử dụng lao động - Đảm bảo ao, bè nuôi cá luôn ở trạng thái an toàn. - Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ an toàn cho người lao động. - Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc người lao động trên ao, bè nuôi cá thực hiện các quy định về an toàn lao động, nhất là người mới làm việc. - Phân công người lao động có đủ sức khỏe để thực hiện các công việc trên sông nước. - Bố trí nhóm ít nhất 2 người để thực hiện các công việc trên sông nước. - Khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. - Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. - Không sử dụng lao động nữ, có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi vào các việc phải ngâm mình trong bùn, nước, nhất là bùn, nước dơ.
  18. 18 1.2. Quy định đối với ngƣời lao động - Phải có đủ sức khỏe để làm việc trên sông nước. - Chấp hành các quy định an toàn lao động ở cơ sở nuôi cá. - Từ chối làm việc nếu không được trang bị bảo hộ lao động, ao, bè cá không đảm bảo an toàn. - Phải sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn lao động khi làm việc. - Phải tham gia cấp cứu người bị tai nạn. 2. Trang bị bảo hộ lao động cho ngƣời lao động nghề cá 2.1. Trang bị bảo hộ lao động - Quần áo lao động phổ thông - Quần áo chống rét - Áo mưa - Áo phao - Ủng cao su - Giày vải thấp cổ - Găng tay (vải dầy, cao su) - Mũ, nón chống rét, mưa nắng - Mũ bảo hộ - Kính đeo mắt - Khẩu trang Hình 2.1. Một số trang bị bảo hộ lao động 2.2. Cách sử dụng áo phao Áo phao được làm từ vải không thấm nước, bên trong được lót các tấm xốp để tạo lực nâng cho áo. Vòng quanh thân áo là các dây đai với khóa ở đầu dây. Dây đai để giữ chặt áo quanh thân người khi mặc. Một số loại áo có thêm dây đai choàng qua đùi ở phía dưới áo. Áo phao còn trang bị thêm còi, đèn chớp sáng cấp cứu.
  19. 19 Thao tác mặc áo phao như sau: 1. Dùng ngón cái và ngón trỏ ấn mạnh vào phần giữa khóa trước ngực để mở khóa. (1) 2. Nới rộng phần dây choàng qua đùi. (2) 3. Điều chỉnh khóa ở hai bên hông bằng cách kéo phần dây còn thừa ở đầu khóa ra phía trước hoặc sau. (3) 4. Mặc vào người. (4)
  20. 20 5. Dùng hai tay ấn đầu khóa lại. (5) 6. Vòng hai dây qua đùi và ấn khóa lại. Điều chỉnh dây cho vừa với đùi. Thực hiện cho cả hai đùi. (6) 7. Dùng còi thổi để kêu hỗ trợ. (7) Hình 2.2. Cách mặc áo phao 3. Cấp cứu tại chỗ ngƣời bị ngạt nƣớc 3.1. Đƣa ngƣời bị nạn vào bờ - Hô to khi phát hiện có người rơi xuống nước để nhờ người hỗ trợ. - Đưa người bị nạn vào bờ với vật hỗ trợ: Là cách tốt nhất nếu người cứu nạn bơi chưa giỏi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0