intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị ao - MĐ02: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

138
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị ao - MĐ02: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt giới thiệu về biện pháp xử lý đáy, tu sửa ao, cấp và gây màu nước cho ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương nuôi cá giống; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 50 tiết và bao gồm 3 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị ao - MĐ02: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Nuôi sản xuất giống một số loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi cá nước ngọt thương phẩm cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất giống một số loài cá nuôi nước ngọt tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ và ương 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao 3) Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ 4) Giáo trình mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng 5) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá giống 6) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cá 7) Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống Chuẩn bị ao là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề chuẩn bị ao. Mô đun này được học sau mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống và trước mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ. Giáo trình Chuẩn bị ao giới thiệu về biện pháp xử lý đáy, tu sửa ao, cấp và gây màu nước cho ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương nuôi cá giống; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 50 tiết và bao gồm 3 bài: Mô đun gồm các bài sau: Bài 1: Xử lý đáy ao Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống Bài 3: Cấp và gây màu nước
  4. 3 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước…. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Lê Văn Thắng 2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.S Ngô Chí Phương 4. Th.S Đỗ Văn Sơn 5. Th.S. Nguyễn Mạnh Hà
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .............................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 2 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO .............................................................................. 5 Bài 1: Xử lý đáy ao ........................................................................................... 6 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: ........................................................................... 6 2. Làm cạn nước ao: ...................................................................................... 7 3. Vét bùn đáy ao: ....................................................................................... 10 4. Khử trùng ao: .......................................................................................... 12 5. Phơi đáy ao .............................................................................................. 17 Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống............................................................................ 18 1. Tu sửa bờ: ............................................................................................... 18 2. Tu sửa cống: ............................................................................................ 20 3. Tu sửa đăng chắn:.................................................................................... 21 Bài 3: Cấp và gây màu nước ........................................................................... 23 1. Kiểm tra nguồn nước: .............................................................................. 23 2. Cấp nước: ................................................................................................ 27 3. Bón phân gây màu nước: ......................................................................... 28 4. Kiểm tra chất nước trước khi thả cá: ........................................................ 30 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 35 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ..................................................................... 35 II. Mục tiêu: ................................................................................................ 35 III. Nội dung chính của mô đun ................................................................... 35 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành........................................... 36 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................... 38 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 39
  6. 5 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun Chuẩn bị ao trang bị cho học viên kỹ thuật xử lý đáy ao, tu sửa bờ, cống, gây mầu nước và kiểm tra các yếu tố môi trường; rèn luyện cho người học kỹ năng xử lý đáy ao, tu sửa bờ ao, cống, gây mầu nước ao xanh nõn chuối, xanh vỏ đỗ, kỹ năng kiểm tra các yếu tố môi trường: mầu nước, pH, oxy hòa tan. Mô đun gồm 3 bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Học viên phải tham gia tối thiểu: + 80% số giờ lý thuyết + 100% số giờ thực hành
  7. 6 Bài 1: Xử lý đáy ao Mục tiêu: - Mô tả được kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ương cá giống; - Đo được pH đáy, tính được lượng vôi để khử trùng đáy ao; - Bón vôi và phơi được đáy ao; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: 1.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị máy bơm nước (máy bơm chạy bằng xăng, dầu hoặc máy bơm điện) - Chuẩn bị máy hút bùn. Hình 2-1: Máy hút bùn và máy bơm nước - Ống dẫn: ống nhựa cứng, mềm; đường kính 110mm; chiều dài phù hợp điều kiện ao. - Cuốc, xẻng, bàn chang - Xô, chậu - Bảo hộ lao động: ủng, găng tay, khẩu trang, mũ 1.2. Chuẩn bị vật tư - Vôi bột - Cọc tre: cắm đăng; đăng lưới
  8. 7 - Nhiên liệu: theo yêu cầu loại máy bơm sử dụng: + Xăng, dầu + Điện: nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha, dây dẫn…. Hình 2-2: Chuẩn bị nhiên liệu 2. Làm cạn nước ao: 2.1. Tháo cạn nước Tháo nước trong ao được tiến hành ngay sau khi kết thúc quy trình nuôi trước. - Bước 1: Điều chỉnh cao trình cống để tháo được nhiều nước nhất. Hình 2-3: Tháo nước bằng cống - Bước 2: Làm đục nước trong ao để tháo nước kết hợp với tháo lượng bùn lỏng đáy ao.
  9. 8 Hình 2-4: Đảo bùn - Bước 3: Tháo cạn nước bằng cống Hình 2-5: Tháo cạn nước 2.2. Bơm nước Đối với những ao nuôi thiết kế có hệ thống cống phù hợp thì việc tháo cạn một phần nguồn nước trong ao là có thể thực hiện được, tuy nhiên việc này thường chỉ giúp một phần công việc, lượng nước còn lại trong ao sẽ phải sử dụng máy bơm. - Bước 1: Lắp đặt máy bơm:
  10. 9 + Thời điểm lắp đặt: ngay sau khi không còn khả năng tháo nước bằng cống. + Địa điểm lắp máy: khu vực sâu nhất của ao (rốn ao). + Làm đăng chắn ở khu vực đặt ống bơm nước: không để rác, động vật thủy sinh vào khu vực ống bơm (chõ). Hình 2-6: Lắp máy bơm nước - Bước 2: Bơm nước khỏi ao: Trong quá trình bơm cần bố trí người trực máy: + Liên tục khơi dòng chảy để đảm bảo lưu lượng nước bơm. + Tiếp thêm nhiên liệu trong khi bơm (nếu cần); kiểm tra an toàn điện. + Xử lý những trường hợp bất thường xảy ra (máy không lên nước, hỏng ống bơm nước, vỡ bờ bao, hỏng đăng chắn...). Hình 2-7: Bơm nước ra khỏi ao nuôi
  11. 10 3. Vét bùn đáy ao: 3.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật đáy ao - Chất đáy là đất thịt hoặc thịt pha cát. - Đáy phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát 3- 5o. - Độ dày lớp bùn đáy 15- 25cm. 3.2. Vét bùn 3.2.1. Ao mới đào: Làm sạch đáy ao: dùng máy bơm nước áp lực cao để rửa sạch nền đáy ao sau khi đào - Bơm tháo nước nhiều lần để làm sạch nền đáy Hình 2-8: Dùng máy bơm áp lực để phụt rửa đáy ao - San nền đáy ao phẳng, nghiêng về phía cống thoát 3- 50 Hình 2-9: San phẳng đáy ao
  12. 11 3.2.2. Ao đã nuôi - Nạo vét bùn bằng máy hút bùn: + Bước 1: Cấp vào ao nuôi mực nước 30- 50cm + Bước 2: Làm đục nước (sục bùn) + Bước 3: Bơm toàn bộ nước đã làm đục khỏi ao. Hình 2-10: Làm đục nước, hút bùn khỏi ao nuôi - Vét bùn bằng phương pháp thủ công: + Dùng cào gom bùn vào một góc ao + Dùng thùng, xô, thúng... vét bùn lên bờ Hình 2-11: Nạo vét bùn đáy ao
  13. 12 4. Khử trùng ao: 4.1. Xác định lượng vôi bón: 4.1.1. Kiểm tra pH đáy ao * Dụng cụ: máy đo pH đất hoặc dụng cụ đo pH nước * Xác định độ pH nền đáy: sử dụng 2 phương pháp đo pH đáy. - Cách 1: Đo bằng máy đo pH đất: Bước 1: cắm trực tiếp đầu cực vào lớp bùn đáy để xác định độ pH, Bước 2: đọc chỉ số pH hiển thị trên màn hình LCD của thiết bị. - Cách 2: Đo pH đất bằng dụng cụ đo pH nước: Bước 1: hòa tan lượng bùn đáy và nước theo tỷ lệ 1/1. Bước 2: để lắng dung dịch bùn - nước trong 12 giờ. Bước 3: đo chỉ số pH của dung dịch. * Cách đo pH nước bằng giấy quỳ: + Nhúng giấy vào nước, để giấy quỳ theo phương nằm ngang 3-5 giây. + Đem so giấy quỳ với bảng màu chuẩn trên nắp hộp, nếu giấy quỳ trùng với màu nào trên bảng màu chuẩn thì số ghi trên màu chuẩn đó là giá trị pH của nước đã đo. Hình 2-12: So mầu giấy quỳ với bảng mầu * Cách đo pH nước bằng bộ kiểm tra nhanh (Test kit) Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo.
  14. 13 Hình 2-13: Bộ kiểm tra nhanh pH của Đức - Dụng cụ: Lọ thủy tinh, dung dịch thử, bảng mầu - Xác định bằng bộ kiểm tra nhanh Sera của Đức thực hiện như sau: + Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Hình 2-14: Rửa lọ thủy tinh + Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
  15. 14 Hình 2-15: Nhỏ thuốc thử + So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. Hình 2-16: So kết quả với bảng mầu + Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lầ n kiể m tra . * Cách đo pH nước bằng máy
  16. 15 Hình 2-17: Máy đo pH cầm tay Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng. - Dụng cụ: + Đầu đo. + Dung dịch bảo quản + Máy đo. - Cách đo: + Nối máy với đầu đo + Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo xuống mực nước cần xác định. + Bật công tắc máy, chờ đến khi chỉ số trên màn hình ổn định đọc kết quả. 4.1.2. Tính lượng vôi cần bón - Lượng vôi cần bón phụ thuộc vào diện tích ao và pH đất đáy ao. Bảng 2-1: Lượng vôi bón cho ao có pH đất khác nhau. pH đất đáy ao Lượng vôi bột sử dụng (kg/100m2) 7 10 6.5 13 6 17 5.5 22 5 25 4.5 30 4 34
  17. 16 Chú ý: vôi tôi dùng với liều lượng bằng 1,5 lần so với liều lượng của vôi bột. - Tính lượng vôi cần sử dụng: lượng vôi cần sử dụng được tính dựa theo bảng và căn cứ vào diện tích ao nuôi cá. Công thức tính lượng vôi bón cho ao: Lượng vôi bón cho Lượng vôi bón Diện tích ao ao nuôi = tương ứng với pH X (m2) /100 (kg) đáy (kg/100m2) Ví dụ: Một ao ương cá bột có diện tích 500 m2, pH đất ao là 7, trong quá trình cải tạo bón với lượng 10 kg/100 m2. Tính lượng vôi cần sử dụng để cải tạo ao? Cách làm: Lượng vôi cần sử dụng = 10 x 500/100 = 50 (kg) 4.2. Bón vôi Có thể bón vôi bột hoặc vôi tôi. - Bước 1: xác định thời điểm bón: nên bón vôi khi ao vừa cạn nước và bón vào khoảng 9-10 giờ sáng. - Bước 2 vãi vôi: + Đối với vôi bột: vãi thành một lớp trên toàn bộ diện tích đáy, mái bờ ao hoặc có thể hòa tan vôi vào nước và té đều khắp ao, mái bờ. + Đối với vôi tôi: hòa tan vào nước và té đều khắp ao, mái bờ. - Chú ý: + Những điểm có nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh, ô nhiễm như cống, đăng chắn, rốn ao chúng ta cần tăng lượng vôi bón lên 2 lần so với bình thường. + Khi bón vôi cần phải có bảo hộ lao động, xuôi chiều gió. Hình 2-18: Rải vôi khắp mặt đáy ao và mái bờ
  18. 17 5. Phơi đáy ao - Tác dụng: dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời nguồn chất hữu cơ còn lại trong đáy ao (thức ăn thừa, chất thải của cá) sẽ bị vô cơ hóa thành các chất vô cơ ít gây ảnh hưởng đến ao nuôi, giải phóng các chất độc tích tụ trong đất. - Thời gian phơi ao phụ thuộc vào thời tiết khí hậu để đảm bảo ao có thể đạt tiêu chuẩn phơi khô. Thời gian phơi đáy tối thiểu 7 ngày. - Tiêu chuẩn ao sau khi phơi: đáy ao khô, nứt chân chim Hình 2-19: Phơi đáy ao đến khi nứt chân chim B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Mô tả kỹ thuật làm cạn nước và nạo vét bùn đáy ao? - Bài tập thực hành: Xác định pH đất, tính lượng vôi cần bón cho một ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích 1000 m2, lượng vôi bón 10 kg/100 m2 đáy ao. Thực hiện thao tác bón vôi? C. Ghi nhớ - Thực hiện đúng trình tự các bước xử lý nền đáy. - Sử dụng bảo hộ lao động trong khi bón vôi.
  19. 18 Bài 2: Tu sửa bờ ao và cống Mục tiêu - Mô tả được kỹ thuật tu sửa bờ ao, cống; - Thực hiện được công việc tu sửa bờ ao, cống. A. Nội dung: 1. Tu sửa bờ: 1.1. Xác định công việc cần sửa chữa 1.1.1. Tiêu chuẩn bờ ao: - Độ cao an toàn bờ: > 0,5m - Bờ ao phải thoáng, không có cây lâu năm cao quá 1 mét, sạch cỏ rác, chắc chắn, không sạt lở, không rò rỉ nước. 1.1.2. Xác định công việc - Kiểm tra độ chắc chắn và độ cao an toàn của bờ. - Kiểm tra khả năng giữ nước… Hình 2-20: Bờ ao bị vỡ
  20. 19 Hình 2-21: Bờ ao bị sạt lở 1.2. Xác định khối lượng Căn cứ theo tiêu chuẩn bờ người học xác định những biến đổi cần tu sửa theo mẫu sau: Bảng 2-2: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí TT Nội dung thay đổi Yêu cầu sửa chữa Dự trù kinh phí Ghi chú 1. Bờ ao bị sạt, lở Sửa chữa 2. Độ cao bờ thấp, vỡ Đắp hoặc xây thêm 3. Bờ có hang hốc, rò Sửa chữa rỉ nước ... 1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Chuẩn bị dụng cụ: + Cuốc, xẻng, liềm, bao tải. + Bay, dao xây, bàn xoa + Xô, chậu + Dụng cụ bảo hộ lao động - Chuẩn bị vật tư: + Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát...). 1.4. Sửa bờ ao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2