Giáo trình Chuẩn bị áo nuôi cá chim vây vàng - MĐ02: Nuôi cá chim vây vàng
lượt xem 25
download
Giáo trình Chuẩn bị áo nuôi cá chim vây vàng - MĐ02: Nuôi cá chim vây vàng giới thiệu về biện pháp xử lý đáy, tu sửa ao, cấp nước và kiểm tra môi trường ao nuôi cá chim vây vàng; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ và bao gồm 5 bài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị áo nuôi cá chim vây vàng - MĐ02: Nuôi cá chim vây vàng
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm sống ở tầng giữa và tầng trên. Ở giai đoạn cá giống, hàng năm, sau mùa đông cá thường sống theo đàn ở vùng vịnh cửa sông. Cá trưởng thành bơi ra vùng biển sâu. Cá chim vây vàng thuộc loài cá rộng muối, phạm vi thích hợp từ 3 - 33‰. Tuy nhiên, dưới 20‰ cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng của cá chậm. Nhiệt độ thích hợp của cá 16 - 360C, sinh trưởng tốt nhất 22 - 280C. Thức ăn chính của cá trưởng thành là các loại tôm cá nhỏ.Trong điều kiện ương nuôi thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép băm nhỏ, thức ăn tổng hợp. Cá trưởng thành ăn tôm nhỏ và thức ăn công nghiệp hoặc hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, nhiều bà con chưa được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề Nuôi cá cá chim vây vàng trong ao là cấp thiết hiện nay để đào tạo cho người làm nghề nuôi cá cá chim vây vàng và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá chim vây vàng phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao trình độ sơ cấp gồm 06 mô đun: 1) Mô đun 01. Xây dựng hệ thống nuôi cá chim vây vàng 2) Mô đun 02. Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng 3) Mô đun 03. Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng 4) Mô đun 04. Chăm sóc, quản lý ao nuôi cá chim vây vàng 5) Mô đun 05. Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng 6) Mô đun 06. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng được biên soạn theo chương trình đã được thẩm định là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề chuẩn bị ao nuôi cá. Mô đun này học sau mô đun Xây dựng hệ thống nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng. Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng giới thiệu về biện pháp xử lý đáy, tu sửa ao, cấp nước và kiểm tra môi trường ao nuôi cá chim vây vàng; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ và bao gồm 5 bài:
- 3 Nội dung giảng dạy gồm các bài sau: Bài 1. Làm cạn ao nuôi Bài 2. Tu sửa bờ và cống ao Bài 3. Xử lý đáy ao Bài 4. Kiểm tra chất lượng nước và cấp nước Bài 5. Kiểm tra, xử lý ao trước khi thả giống Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là mô hình nuôi thực tế tại các địa phương …. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: ThS. Nguyễn Mạnh Hà
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 MỤC LỤC ............................................................................................................. 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT .................................... 7 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG ............................... 8 Bài 1: Làm cạn ao nuôi ......................................................................................... 9 Mục tiêu:................................................................................................................ 9 A. Nội dung: .......................................................................................................... 9 1. Xác định thời gian chuẩn bị ao ..............................................................................................9 2. Chuẩn bị ..........................................................................................................................................9 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị............................................................................................ 9 2.2. Chuẩn bị nhiên liệu ..................................................................................................... 11 3. Tháo nước qua cống ................................................................................................................ 11 3.1. Đối với ao có cống thoát dạng cánh phai: ............................................................. 11 3.2. Đối với ao có cống thoát dạng bậc thang: ............................................................. 12 4. Bơm cạn nước ............................................................................................................................ 12 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ......................................................................... 13 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 14 Bài 2: Tu sửa bờ và cống ao ................................................................................ 15 Mục tiêu:.............................................................................................................. 15 A. Nội dung: ........................................................................................................ 15 1. Sửa chữa bờ ao .......................................................................................................................... 15 1.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa ..................................................................... 15 1.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa.......................................................... 15 1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động ......................................................................... 16 1.4. Sửa bờ ao ....................................................................................................................... 18 2. Sửa chữa cống ao...................................................................................................................... 18 2.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa ..................................................................... 18 2.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa.......................................................... 18 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động ......................................................................... 19 2.4. Sửa cống ao ................................................................................................................... 19
- 5 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ......................................................................... 19 1. Câu hỏi: ........................................................................................................................................ 19 2. Bài thực hành: ............................................................................................................................ 19 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 21 Bài 3: Xử lý đáy ao.............................................................................................. 22 Mục tiêu:.............................................................................................................. 22 A. Nội dung: ........................................................................................................ 22 1. Xác định phương pháp xử lý đáy ao ................................................................................. 22 1.1. Xác định phương pháp xử lý đáy ao mới .............................................................. 22 1.2. Xác định phương pháp xử lý đáy ao đã sử dụng ................................................. 22 2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu .................................................................................................... 24 2.1. Chuẩn bị dụng cụ ......................................................................................................... 24 2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu ........................................................................................... 25 3. Vét bùn đáy ao ........................................................................................................................... 27 3.1. Ao mới đào .................................................................................................................... 27 3.2. Ao đã nuôi ..................................................................................................................... 27 4. Bón vôi tẩy trùng diệt tạp ao nuôi ..................................................................................... 30 4.1. Xác định lượng vôi cần bón ...................................................................................... 30 4.2. Bón vôi ........................................................................................................................... 38 5. Phơi đáy ao.................................................................................................................................. 39 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ......................................................................... 39 1. Câu hỏi .......................................................................................................................................... 39 2. Bài thực hành ............................................................................................................................. 39 3. Kiểm tra ........................................................................................................................................ 40 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 41 Bài 4: Kiểm tra chất lượng nước và cấp nước .................................................... 42 Mục tiêu:.............................................................................................................. 42 A. Nội dung: ........................................................................................................ 42 1. Kiểm tra nguồn nước trước khi cấp .................................................................................. 42 Yêu cầu nguồn nước: ................................................................................................................... 42 1.1. Chuẩn bị dụng cụ ......................................................................................................... 42 1.2. Kiểm tra mẫu nước ...................................................................................................... 42 1.3. Đánh giá chất lượng nước ......................................................................................... 53 2. Cấp nước qua cống cấp .......................................................................................................... 53
- 6 2.1. Xác định mức nước cần cấp ...................................................................................... 53 2.2. Cấp nước qua cống ...................................................................................................... 53 3. Bơm nước vào ao .................................................................................................................... 54 3.1. Chuẩn bị máy bơm ...................................................................................................... 54 3.2. Chuẩn bị lưới lọc ......................................................................................................... 55 3.3. Bơm nước vào ao ......................................................................................................... 55 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ......................................................................... 56 1. Câu hỏi.......................................................................................................................................... 56 2. Bài thực hành ............................................................................................................................. 56 3. Kiểm tra ........................................................................................................................................ 57 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 57 Bài 5: Kiểm tra, xử lý ao trước khi thả giống ..................................................... 58 Mục tiêu:.............................................................................................................. 58 A. Nội dung ......................................................................................................... 58 1. Kiểm tra, xử lý môi trường nước ....................................................................................... 58 1.1. Kiểm tra độ mặn .......................................................................................................... 62 1.2. Kiểm tra độ pH ............................................................................................................. 62 1.3. Kiểm tra hàm lượng ôxy hòa tan ............................................................................. 62 1.4. Kiểm tra NH3 ................................................................................................................ 62 1.5. Kiểm tra NH4 ................................................................................................................ 63 1.6. Kiểm tra H2S ................................................................................................................. 66 2. Kiểm tra, xử lý bờ ao .............................................................................................................. 70 3. Kiểm tra, xử lý cống ao.......................................................................................................... 70 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ......................................................................... 70 1. Câu hỏi .......................................................................................................................................... 70 2. Bài thực hành ............................................................................................................................. 70 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 71 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................ 72 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ............................................................................ 72 II. Mục tiêu: ......................................................................................................... 72 III. Nội dung chính của mô đun .......................................................................... 72 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 74 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 734 VI. Tài liệu tham khảo......................................................................................... 78
- 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT DO: Oxy hòa tan còn là oxy hòa tan trong nước rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước(Cá,tôm,động vật lưỡng cư, côn trùng v.v...). Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng khó hô hấp,giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có thể gây chết. Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8 - 10ppm. NTTS: Nuôi trồng thủy sản O2: Khí ôxy thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống pH: Độ chua, độ kiềm của đất (nước) được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành : - Đất chua (pH < 6,5) - Đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) - Đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng.
- 8 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Làm cạn được nước ao, tu sửa được bờ ao và cống, xử lý được đáy ao, cấp được nước vào ao nuôi; - Kiểm tra được một số yếu tố môi trường: Độ mặn, pH, ôxy hòa tan, NH3, H2S. Nội dung mô đun gồm: - Làm cạn nước ao - Tu sửa bờ và cống ao - Xử lý đáy ao - Kiểm tra chất lượng nước và cấp nước - Kiểm tra, xử lý ao trước khi thả giống Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Tự đọc tài liệu ở nhà; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá chim vây vàng của các hộ gia đình, trại sản xuất giống… tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (hoặc chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải: - Có mặt ít nhất 80% số giờ học lý thuyết và tham gia 100% các giờ thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc các mô đun. - Trung bình điểm kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm.
- 9 Bài 1: Làm cạn ao nuôi Mã bài: MĐ 02-01 Mục tiêu - Nêu được yêu cầu kỹ thuật làm cạn nước ao; - Làm cạn được nước ao; - Có ý thức chấp hành nghiêm túc vấn đề an toàn trong lao động. A. Nội dung 1. Xác định thời gian chuẩn bị ao Ao là môi trường sống không thể thiếu của động vật thủy sản nói chung và của cá nói riêng. Để cho cá lớn nhanh đạt năng suất cao, tránh bệnh tật, thì chúng ta cần phải làm tốt công việc chuẩn bị ao nuôi. Thời gian chuẩn bị ao nuôi phụ thuộc vào thời gian bắt đầu vụ nuôi mới. Các tỉnh nam Trung bộ và Nam bộ có thể nuôi cá chim vây vàng quanh năm, vì vậy có thể tiến hành chuẩn bị ao ngay sau khi thu hoạch cá của vụ nuôi trước. Tuy nhiên, thời gian để chuẩn bị ao thường tập trung vào 2 thời vụ chính: tháng 2 - 3 và tháng 6 - 7 dương lịch hàng năm. Đối với các tỉnh bắc Trung bộ và Bắc bộ, do phải chịu ảnh hưởng của mùa đông rất lớn vì vậy thông thường chỉ nuôi được 1 vụ trong năm. Cho nên thời điểm chuẩn bị ao được tiến hành vào tháng 3 - 4 dương lịch. Có thể tiến hành cải tạo ao kết hợp với thời điểm thu hoạch tổng thể của vụ nuôi trước. 2. Chuẩn bị 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị - Chuẩn bị máy bơm nước (máy bơm chạy bằng xăng, dầu hoặc máy bơm điện); Hình 2.1.1. Máy bơm nước
- 10 - Ống dẫn: ống nhựa cứng hoặc ống mềm; đường kính từ 90 - 110mm; chiều dài tùy thuộc vào điều kiện ao; Hình 2.1.2. Ống dẫn nước - Xô, chậu; Hình 2.1.3. Xô, chậu nhựa - Bảo hộ lao động: ủng, găng tay, khẩu trang, mũ. Hình 2.1.4. Một số dụng cụ bảo hộ lao động
- 11 2.2. Chuẩn bị nhiên liệu - Nhiên liệu: theo yêu cầu loại máy bơm sử dụng: + Xăng, dầu Hình 2.1.5. Chuẩn bị xăng, dầu làm nhiên liệu + Điện: nguồn điện 2 pha hoặc 3 pha, dây dẫn, kìm điện, tuốc - lơ- vít…. Hình 2.1.6. Nguồn điện 2 pha và dây dẫn điện 3. Tháo nước qua cống Tháo nước trong ao được tiến hành ngay sau khi kết thúc quy trình nuôi trước. Tháo nước qua cống được thực hiện như sau: 3.1. Đối với ao có cống thoát dạng cánh phai: - Lấy lần lượt đất giữa 2 bên cánh phai của cống - Dùng móc để móc cánh phai trong cống lên Làm trình tự như vậy điều chỉnh cao trình cống để sao cho tháo được nhiều nước nhất qua cống thoát
- 12 Khi mực nước trong ao còn 30 - 40cm tiến hành đảo bùn làm đục nước ao để tháo nước kết hợp với tháo lượng bùn lỏng đáy ao đến khi cạn nước hoặc nước không chảy được nữa thì dừng lại. Hình 2.1.7. Đảo bùn đáy ao 3.2. Đối với ao có cống thoát dạng bậc thang: Tháo trình tự theo từng cấp của cao trình cống. Hình 2.1.8. Tháo nước qua cống dạng bậc 4. Bơm cạn nước Sử dụng máy bơm để làm cạn nước ao trong trường hợp ao không tháo được nước hoặc tháo được nhưng không thể làm cạn hết được nước trong ao. Cách bơm nước như sau: - Bước 1: Lắp đặt máy bơm: + Thời điểm lắp đặt: ngay sau khi không còn khả năng tháo nước bằng cống. + Địa điểm lắp máy: tại khu vực sâu nhất của đáy ao (rốn ao). + Làm đăng chắn xung quanh ở khu vực đặt ống bơm nước nhằm mục đích tránh rác, động vật thủy sinh vào khu vực ống bơm (chõ bơm).
- 13 Hình 2.1.9. Lắp đặt máy bơm nước - Bước 2: Bơm nước khỏi ao: Trong quá trình bơm cần bố trí người trực máy: + Liên tục khơi dòng chảy để đảm bảo lưu lượng nước vào khu vực chõ bơm nhiều vá nhanh nhất; + Tiếp thêm nhiên liệu trong khi bơm (đối với máy sử dụng xăng, dầu); kiểm tra an toàn điện; + Xử lý những trường hợp bất thường xảy ra (máy không lên nước, hỏng ống bơm nước, vỡ bờ bao, hỏng đăng chắn...). Hình 2.1.10. Ao đã được làm cạn nước B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
- 14 Câu hỏi 1: Trình bày kỹ thuật làm cạn nước ao bằng cách tháo nước qua cống? Câu hỏi 2: Trình bày kỹ thuật làm cạn nước ao bằng máy bơm? 2. Bài thực hành Bài thực hành số 2.1.1: Thực hiện làm cạn nước ao nuôi cá. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức kỹ thuật làm cạn nước ao; + Rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước làm cạn nước ao nuôi cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Máy bơm nước: 02 chiếc + Ao nuôi cá: 01 ao. + Quần lội nước, găng tay, mũ: 05 bộ. + Xăng hoặc dầu: 50 lít - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, 15 người học/ nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư + Tháo nước qua cống + Bơm cạn được nước ra khỏi ao - Thời gian hoàn thành: 5 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực lao động 2 Tháo nước qua cống Ao cạn hết nước hoặc cạn bớt nước 3 Bơm nước ra khỏi ao Ao cạn hết nước C. Ghi nhớ - Chọn vị trí và lắp đặt, vận hành máy bơm. - Trong quá trình bơm nước, cần thường xuyên khơi thông dòng chảy.
- 15 Bài 2: Tu sửa bờ và cống ao Mã bài: MĐ 02-02 Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật tu sửa bờ, cống ao; - Thực hiện được công việc tu sửa bờ, cống ao. A. Nội dung 1. Sửa chữa bờ ao Một số yêu cầu kỹ thuật của bờ ao: - Độ cao an toàn bờ: Cao hơn mực nước cao nhất trong năm 0,5m; - Bờ ao phải thoáng, không có cây lâu năm cao quá 1m; - Sạch cỏ rác, chắc chắn, không sạt lở, không rò rỉ nước. 1.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa - Kiểm tra mức độ chắc chắn và độ cao an toàn của bờ. - Kiểm tra khả năng giữ được nước trong ao khi bơm đầy nước… Hình 2.2.1. Bờ ao bị sạt lở 1.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa Căn cứ theo tiêu chuẩn bờ ao cần phải xác định được những biến đổi cần tu sửa theo mẫu sau: Bảng 2.2.1: Xác định nội dung sửa chữa bờ ao và dự trù kinh phí. TT Nội dung thay đổi Yêu cầu sửa chữa Dự trù kinh phí Ghi chú 1. Bờ ao bị sạt, lở Sửa chữa 2. Độ cao bờ thấp, vỡ Đắp hoặc xây thêm
- 16 3. Bờ có hang hốc, rò Sửa chữa rỉ nước ... 1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động - Chuẩn bị dụng cụ: + Cuốc, xẻng, liềm, bao tải… Hình 2.2.2. Liềm cắt cỏ Hình 2.2.3. Cuốc, xẻng + Bay, dao xây, bàn xoa Hình 2.2.4. Bàn xoa Hình 2.2.5. Bay xây dựng
- 17 + Xô, chậu Hình 2.2.6. Chậu nhựa Hình 2.2.7. Xô nhựa + Dụng cụ bảo hộ lao động - Chuẩn bị vật tư: Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát...). Hình 2.2.8. Gạch xây dựng Hình 2.2.9. Xi măng - Chuẩn bị nguồn lực lao động: Đủ nhân lực để hoàn thành công việc.
- 18 1.4. Sửa bờ ao - Bước 1: Chặt cây, phát quang bờ để không còn nơi trú ẩn cho các sinh vật gây hại cho người nuôi và cá. - Bước 2: Bắt rắn, chuột và các loài động vật khác làm hang sống ở bờ ao. Lấp hang hốc ở cả 2 mặt trong và ngoài bờ ao - Bước 3: Đắp các đoạn bờ bị lún, sạt lở, đảm bảo nước không bị tràn bờ trong vụ nuôi mới. Hình 2.2.10. Tu sửa bờ ao 2. Sửa chữa cống ao Yêu cầu kỹ thuật của cống ao nuôi: - Cống có thể dùng gạch, đá, xi măng xây thành cống máng hoặc cống bậc thang, hoặc có thể dùng ống nhựa; - Đảm bảo cấp, thoát nước dễ dàng, đủ lưu lượng và không rò rỉ nước. - Cống cấp và thoát nước riêng biệt. 2.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa Kiểm tra và xác định những biến đổi cần sửa chữa: - Kiểm tra độ chắc chắn, độ thoáng của cống - Kiểm tra nền cống, tai cống có sạt lở không 2.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa Căn cứ theo tiêu chuẩn cống cần xác định được những biến đổi cần tu sửa của hệ thống cống và yêu cầu tu sửa theo mẫu sau: Bảng 2.2.2: Xác định nội dung sửa chữa và yêu cầu kinh phí TT Nội dung thay đổi Yêu cầu sửa chữa Dự trù kinh phí Ghi chú 1. Thân cống bị sạt lở Sửa chữa 2. Sạt lở nền cống Sửa chữa 3. Cao trình cống Sửa chữa, xây thoát không thích mới hợp .. ... ....
- 19 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động - Chuẩn bị dụng cụ: + Cuốc, xẻng, bay, dao xây, bàn xoa + Xô, chậu + Dụng cụ bảo hộ lao động - Chuẩn bị vật tư: Vật liệu làm cống: vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, cát...) hoặc ống nhựa... - Chuẩn bị lao động: đủ nhân lực để hoàn thành công việc. 2.4. Sửa cống ao - Đắp lại khe phai bị vỡ. - Gia cố những điểm bị rò rỉ của thân cống. - Sửa chữa thay thế các ván phai bị mục, gãy và bổ sung ván phai bị mất. - Bổ sung đất, đầm nén chặt khu vực trước và sau cống bị xói lở do áp lực nước. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật của bờ và cống của ao nuôi cá chim vây vàng? Câu 2: Hãy mô tả kỹ thuật tu sửa bờ, cống của ao nuôi cá? 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 2.2.1: tu sửa hệ thống bờ của ao nuôi cá chim vây vàng? - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức kỹ thuật tu sửa bờ của ao nuôi cá chim vây vàng; + Rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước tu sửa hệ thống bờ của ao nuôi cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Cơ sở nuôi thủy sản: 1 cơ sở. + Ủng, găng tay: 12 bộ. + Xi măng: 60 kg. + Cát: 200 kg. + Xô: 6 chiếc. + Gạch đỏ: 300 viên. + Dao xây, bàn xoa, bay: 6 bộ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng - MĐ02: Sản xuất giống tôm sú
61 p | 340 | 121
-
Giáo trình Chuẩn bị ao - MĐ01: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
78 p | 267 | 79
-
Giáo trình Xây dựng ao, ruộng nuôi cua - MĐ01: Nuôi cua đồng
98 p | 276 | 66
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, ruộng nuôi cua - MĐ02: Nuôi cua đồng
84 p | 203 | 58
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý tôm sú - MĐ05: Nuôi tôm sú
115 p | 159 | 56
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá tra, cá ba sa - MĐ01: Nuôi cá tra, cá ba sa
121 p | 222 | 46
-
Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè cá lăng, cá chiên - MĐ01: Nuôi cá lăng, cá chiên
117 p | 179 | 42
-
Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi tôm sú - MĐ02: Nuôi tôm sú
62 p | 150 | 41
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh - MĐ02: Nuôi tôm càng xanh
80 p | 131 | 41
-
Giáo trình Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất - MĐ01: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
116 p | 151 | 38
-
Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - MĐ04: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
97 p | 127 | 35
-
Giáo trình Chuẩn bị ao - MĐ02: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
41 p | 137 | 34
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá tra, cá ba sa - MĐ02: Nuôi nuôi cá tra, cá ba sa
102 p | 142 | 34
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên - MĐ02: Nuôi cá lăng, cá chiên
109 p | 120 | 29
-
Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng - MĐ06: Nuôi cá chim vây vàng
92 p | 130 | 20
-
Giáo trình Chuẩn bị nơi ương giống và nuôi ngao - MĐ02: Ương giống và nuôi ngao
34 p | 111 | 17
-
Bài giảng mô đun Nuôi cá nước ngọt (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
64 p | 24 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn