intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi tôm sú - MĐ02: Nuôi tôm sú

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

151
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi tôm sú - MĐ02: Nuôi tôm sú cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về công tác chuẩn bị ao nuôi tôm bao gồm các việc xử lý đáy ao, bờ ao, lắp quạt nước, lấy nước, gây màu nước; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi tôm sú - MĐ02: Nuôi tôm sú

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI TÔM SÚ MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ NUÔI TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Chuẩn bị ao nuôi tôm” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về công tác chuẩn bị ao nuôi tôm bao gồm các việc xử lý đáy ao, bờ ao, lắp quạt nƣớc, lấy nƣớc, gây màu nƣớc; có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phƣơng. Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi tôm dùng cho học viên. Giáo trình đã đƣợc phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Nội dung của Giáo trình gồm: Bài mở đầu: Các thông số môi trƣờng trong ao nuôi Bài 1: Xử lý đáy ao Bài 2: Xử lý bờ ao Bài 3: Lắp đặt hệ thống quạt nƣớc Bài 4: Lấy nƣớc Bài 5:Xử lý nƣớc Bài 6: Gây màu nƣớc Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và đƣợc sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, ngƣời nuôi tôm cũng nhƣ bạn đọc để giáo trình này đƣợc hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Nhóm biên soạn trân trọng cám ơn Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giáo viên của trƣờng Trung học thủy sản, các chuyên gia và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện Giáo trình này. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Hoàng Trâm 2. Nguyễn Thị Phƣơng Thanh 3. Lê Thị Minh Nguyệt
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: XỬ LÝ ĐÁY AO ..................................................................................... 6 A. Nội dung ........................................................................................................ 6 1. Xử lý đáy ao đã nuôi (ao cũ) ........................................................................... 6 1.1. Qui trình xử lý .............................................................................................. 7 1.2. Cách tiến hành .............................................................................................. 8 2. Xử lý đáy ao mới đào .................................................................................... 17 2.1. Qui trình xử lý đáy ao mới đào ................................................................... 17 2.2. Cách tiến hành ............................................................................................ 17 3. Lỗi thƣờng gặp .............................................................................................. 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 18 C. Ghi nhớ......................................................................................................... 18 Bài 2: XỬ LÝ BỜ AO ...................................................................................... 19 A. Nội dung ...................................................................................................... 19 1. Tu bổ bờ ........................................................................................................ 19 2. Lót bạt ........................................................................................................... 19 3. Rào lƣới quanh ao ......................................................................................... 22 4. Lỗi thƣờng gặp .............................................................................................. 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 22 C. Ghi nhớ......................................................................................................... 22 Bài 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUẠT NƢỚC .................................................. 23 A. Nội dung ...................................................................................................... 23 1. Thiết lập sơ đồ quạt nƣớc .............................................................................. 23 1.1. Mục đích quạt nƣớc .................................................................................... 23 1.2. Thiết lập sơ đồ lắp quạt nƣớc ..................................................................... 23 2. Lắp rắp hệ thống quạt nƣớc ........................................................................... 25 2.1. Giới thiệu quạt nƣớc ................................................................................... 25 2.2. Lắp hệ thống quạt nƣớc .............................................................................. 27 3. Lắp hệ thống sục khí ..................................................................................... 30 4. Những sai sót thƣờng gặp .............................................................................. 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 33 C. Ghi nhớ......................................................................................................... 33 Bài 4: LẤY NƢỚC .......................................................................................... 34 A. Nội dung ...................................................................................................... 34 1. Tìm hiểu chế độ triều .................................................................................... 34 2. Lấy nƣớc vào ao ............................................................................................ 35 2.1. Chọn con nƣớc ........................................................................................... 35 2.2. Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng .................................................................. 35 2.3. Lấy nƣớc .................................................................................................... 40 3. Lỗi thƣờng gặp .............................................................................................. 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 41 C. Ghi nhớ......................................................................................................... 41
  5. 5 Bài 5 : XỬ LÝ NƢỚC ...................................................................................... 42 A. Nội dung....................................................................................................... 42 1. Xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn ................................................................... 42 1.1. Qui trình thực hiện xử lý nƣớc bằng chất diệt khuẩn .................................. 42 1.2. Cách tiến hành ............................................................................................ 43 2. Xử lý nƣớc bằng vi sinh ................................................................................ 46 2.1. Qui trình xử lý nƣớc bằng vi sinh ............................................................... 46 2.2. Cách tiến hành ............................................................................................ 47 3. Lỗi thƣờng gặp .............................................................................................. 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 50 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 50 Bài 6: GÂY MÀU NƢỚC ................................................................................. 51 A. Nội dung....................................................................................................... 51 1. Lựa chọn các chất gây màu nƣớc ................................................................... 51 2. Chọn thời điểm gây màu nƣớc ....................................................................... 51 3. Thực hiện gây màu nƣớc ............................................................................... 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 53 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 53 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 59 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ................................. 61 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP .................................................................... 62
  6. 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI TÔM SÚ Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun Mô đun “Chuẩn bị ao nuôi tôm sú” là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành chuẩn bị ao nuôi tôm sú; nội dung mô đun trình bày cách thực hiện xử lý đáy ao, xử lý bờ ao, lắp đặt hệ thống quạt nƣớc, lấy nƣớc, xử lý nƣớc, gây màu nƣớc trƣớc khi thả giống. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản về các bƣớc công việc chuẩn bị ao nuôi tôm sú và có kỹ năng thực hiện xử lý đáy ao, xử lý bờ ao, lắp đặt hệ thống quạt nƣớc, lấy nƣớc, xử lý nƣớc, gây màu nƣớc trƣớc khi thả giống theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Bài 1: XỬ LÝ ĐÁY AO Mã bài: MĐ 02-1 Giới thiệu Công việc xử lý đáy ao gồm nhiều khâu nhƣ làm cạn nƣớc, sên vét bùn, bón vôi, phơi đáy đòi hỏi phải thực hiện trƣớc khi đƣa ao vào sử dụng lần đầu hay trƣớc mỗi vụ nuôi. Mục đích xử lý đáy ao là chuẩn bị cho tôm nuôi có đƣợc một nền đáy ao sạch, chất lƣợng nƣớc thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi. Mục tiêu - Hiểu đƣợc mục đích, phƣơng pháp xử lý đáy. - Thực hiện xử đáy ao đúng kỹ thuật - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức trách nhiệm trong công việc. A. Nội dung 1. Xử lý đáy ao đã nuôi (ao cũ) - Có hai cách xử lý đáy ao là: dọn tẩy khô và dọn tẩy ƣớt - Tùy theo điều kiện của ao mà ngƣời ta chọn phƣơng pháp dọn tẩy thích hợp. 1.1. Qui trình xử lý * Qui trình xử lý khô * Qui trình xử lý ƣớt
  7. 7 Làm cạn nƣớc ao Tháo cạn nƣớc đến mức có thể Sên vét bùn đáy Bơm, hút bùn ra khỏi ao Bón vôi Bón vôi Phơi đáy * Phương pháp dọn tẩy khô Thƣờng đƣợc áp dụng cho những ao có điều kiện tháo cạn nƣớc. Sau khi thu hoạch tôm, ngƣời ta tháo kiệt nƣớc ao cũ, sau đó tiến hành nạo vét hết lớp bùn nhão bằng máy hoặc thủ công để đƣa toàn bộ chất lắng đọng hữu cơ ra khỏi ao, bón vôi, rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 - 1.000 kg, phơi khô 10 - 15 ngày, lấy nƣớc vào qua lƣới lọc để gây mầu nƣớc. Bón vôi đƣợc thực hiện sau lần tháo rửa cuối cùng. Kiểm tra pH đất đáy ao và dựa vào bảng 1 để bón vôi cho phù hợp. Phƣơng pháp cải tạo khô thƣờng kết hợp cày xới, ủi lại ao, nhằm thúc đẩy quá trình ôxy hóa giúp phân hủy chất hữu cơ và hạn chế mầm bệnh. Đất đáy ao đƣợc xới, ủi lại sẽ làm cho đất thoáng khí hơn bởi có những khu vực bị yếm khí do tích tụ nhiều chất hữu cơ và khí độc H2S. * Phương pháp dọn tẩy ướt: Thƣờng đƣợc áp dụng cho những ao không có điều kiện tháo cạn nƣớc, phơi đáy: - Trƣớc tiên tháo cạn nƣớc đến mức có thể - Sau đó dùng áp lực nƣớc bơm sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, bơm nƣớc bùn sang ao lắng-xử lý (không tháo hoặc bơm ra mƣơng, sông, biển...); sau đó bón vôi, chú ý bón vôi cả bờ. - Vôi thƣờng dùng trong cải tạo ƣớt thƣờng là vôi nung CaO, lƣợng vôi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào pH của nƣớc ao. Thông thƣờng bón với liều
  8. 8 lƣợng từ 1.200 - 1.500 kg/ha cho ao với mực nƣớc 10 cm. Ao có mực nƣớc sâu 0,5 - 1m thì sử dụng lƣợng vôi nhiều hơn gấp đôi. Những ƣu và nhƣợc điểm của hai phƣơng pháp dọn tẩy ao này đƣợc tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1-1: Tóm tắt ƣu nhƣợc điểm của hai phƣơng pháp dọn tẩy ao Phƣơng pháp Phƣơng pháp dọn tẩy Phƣơng pháp dọn tẩy khô ƣớt Lâu và không làm đƣợc Nhanh chóng và làm Thời gian dọn tẩy trong mùa mƣa đƣợc mọi lúc Hiệu qủa dọn bỏ chất Không ổn định Tốt thải Dọn tẩy chất thải trong Không ổn định Tốt nền cát Dạng chất thải Rắn, dễ làm Bùn lỏng, khó làm Đất phèn Phải thực hiện cẩn thận Ao ít bị xì phèn Khả năng tẩy trùng Tốt Cần bón thêm vôi Thu gom chất thải Cần có chổ đổ Cần có ao lắng bùn 1.2. Cách tiến hành 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ a. Máy bơm nước - Dùng để bơm cạn nƣớc nếu không thao cạn đƣợc qua cống thoát - Theo tiêu chuẩn ngành 1 ha nuôi tôm trang bị 1 máy bơm 8 -15 cv - Nguyên tắc sử dụng máy bơm: + Nên đặt motor tại một vị trí cố định để giảm sự cố về diện khi di dời motor. + Đặt motor nơi thoáng và có vật dụng che đậy tránh nƣớc mƣa. + Khi lắp đặt ống bơm phải cắt nguồn điện motor. + Phải có cầu dao và cầu chì riêng cho motor để khi có sự cố thì ta có thể chủ động ngắt nguồn điện. + Thƣờng xuyên kiểm tra đƣờng dây điện và tình trạng của motor. + Trƣớc khi sửa chữa motor phải ngắt nguồn điện. b. Máy hút bùn
  9. 9 Dùng để hút bùn ra khỏi ao c. Cào (trang), xô, chậu, bao Dùng để cào, dồn bùn lại, vận chuyển ra ngoài ao d. Máy đo pH nước, pH đất (Hoặc test kit) Dùng để đo pH nƣớc, pH đất, xác định liều lƣợng vôi bón cho ao Máy đo pH đất loại DM-13 - Cách đo pH đất: Cắm đầu đo xuống đất sao cho 2 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất. - Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo tƣơng ứng từ 3 - 8 pH) Hình 1-1 : Máy Đo pH đất và cách đo - Lƣu ý: Khi đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nƣớc. - Bảo quản: Sau khi đo, nên lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố. Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch. e. Vôi * Có 3 loại vôi để xử lý đáy Mỗi loại vôi có một tác dụng riêng vì vậy muốn sử dụng có hiệu quả cần xem xét dùng loại nào phù hợp với mục đích sử dụng.
  10. 10 - Vôi nông nghiệp (CaCO3): Là đá vôi hoặc vỏ sò xay nhuyễn có hàm lƣợng CaCO3 >75% . Thích hợp cho ao nuôi thuỷ sản khi cần tăng hệ đệm, độ kiềm cho nƣớc. Dung dịch đá vôi 10% trong nƣớc cất đạt độ pH khoảng 9. Là loại vôi đƣợc dùng phổ biến ảnh hƣởng không lớn đến pH, thƣờng sử dụng trong các mục đích: + Cải tạo đáy ao: với lƣợng 10-15kg/100m2 (tuỳ pH đất) + Bón định kỳ 2-4lần/tháng: với lƣợng 100-300kg/ha/lần đối với ao nuôi thâm canh và bán thâm canh (tuỳ pH nƣớc ao) - Vôi tôi hay vôi ngâm nƣớc (Ca(OH)2): Loại vôi này dùng để tăng pH nƣớc hay pH đất khi ao nuôi có pH thấp, dung dịch vôi tôi 10% trong nƣớc cất đạt độ pH khoảng 11, thƣờng đƣợc dùng vào các mục đích: + Cải tạo nền đáy ao tuỳ thuộc vào pH đáy ao nếu pH>6 bón 300- 600kg/ha, pH
  11. 11 - Nếu nƣớc ao có độ kiềm và pH cao (>80mg CaCO 3/l và pH>8) thì không cần bón bất cứ loại vôi nào, chỉ nên bón vôi tôi và vôi nung trong trƣờng hợp đất ao quá phèn pH
  12. 12 - Công việc sên vét bùn đƣợc tiến hành ngay sau khi tháo cạn nƣớc - Cách tiến hành: * Cách 1: nếu có máy hút bùn, máy ủi. - Dùng máy ủi để ủi một lớp đất ở đáy ao. - Cào và hút bùn ra khỏi đáy ao bằng máy hút bùn - Tập trung bùn vào ao chứa bùn để xử lý. * Cách 2: nếu không có máy hút bùn. - Dùng cào (trang) cào lớp bùn nhão, gom lại - Vận chuyển ra khỏi ao Hình 1-3: Sên vét bùn đáy ao 1.2.4. Bón vôi - Mục đích: + Ổn định phèn ở nền đáy ao;
  13. 13 + Diệt địch hại, sinh vật cạnh tranh với động vật nuôi: Vôi trực tiếp diệt các sinh vật có hại nhƣ trứng ếch, nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh, các loại cỏ thân mềm và một số loài cá dữ + Diệt sinh vật gây bệnh: Vôi tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút gây bệnh đốm đỏ, bệnh loét mang, bệnh do nguyên sinh động vật ở cá nuôi hay bệnh đóng rong, bệnh nấm mang ở tôm... + Làm đáy ao tơi xốp, tạo điều kiện thông khí, đẩy nhanh tác dụng phân huỷ chất hữu cơ trong ao tăng muối dinh dƣỡng, giảm khí độc + Kích thích thức ăn tự nhiên phát triển làm thức ăn cho động vật nuôi + Điều hoà ổn định chất lƣợng nƣớc thông qua độ kiềm, pH, độ trong... + Đối với ao nuôi tôm, chất vôi trong ao còn có tác dụng trực tiếp đến việc hình thành vỏ tôm - Các bƣớc tiến hành bón vôi nhƣ sau : * Bƣớc 1: Đo pH đáy ao (với cải tạo khô) hay đo pH nƣớc (với cải tạo ƣớt) - Đo pH đất: + Cách 1: Đo pH đất bằng máy + Cách 2: Lấy đất đáy ao phơi khô trong bóng râm rồi cho vào nƣớc cất với lƣợng bằng nhau (1 đất : 1 nƣớc), quậy đều và để lắng một đêm, sau đó lấy nƣớc này đo độ pH bằng máy đo pH nƣớc, test kit hay giấy đo pH. - Đo pH nƣớc bằng test kit, giấy đo pH hay máy đo pH nƣớc * Bƣớc 2: Chọn liều lƣợng sử dụng - Dựa vào pH đất đã đo đƣợc, tra theo bảng 1 để chọn liều lƣợng bón. Bảng 1-2. Lƣợng vôi để khử độ chua của ao nuôi tôm pH của đất ở đáy, bờ ao Lƣợng vôi (kg/ha) 5,1 - 5,5 800 - 1000 5,6 - 6,0 500 - 800 6,1 - 6,5 200 - 500 6,6 - 7,0 100 - 200 * Bƣớc 3: Tính lƣợng vôi cần bón - Dựa vào liều lƣợng vôi : đã xác định ở bƣớc 1 - Dựa vào diện tích rải vôi (đáy ao và bờ ao)
  14. 14 Lƣợng vôi cần bón = liều lƣợng X diện tích đáy ao Ví dụ : Tính lƣợng vôi cần bón cho ao có diện tích đáy và bờ ao cần bón vôi là 6000m2, pH đất đo đƣợc là 5,5. Dựa vào bảng 1 liều lƣợng bón là 1000kg/ha. * Cách tính lƣợng vôi cần sử dụng: Đổi ha thành m2 : 1ha = 10.000m2 Vậy 1m2 bón là : 1000kg : 10.000m2 = 0,1kg/m2 Lƣợng vôi cần sử dụng là : 0,1kg/m2 x 6000m2 = 600kg vôi * Bƣớc 4: Thực hiện bón vôi Nếu sử dụng vôi cục (CaO): - Vận chuyển các bao vôi (CaO) đến ao - Đổ vôi vào thùng (hoặc thành từng điểm phân bố đều trên đáy ao) - Dùng xô tƣới nƣớc vào vôi (CaO) cho vôi toả hết ra thành vôi bột - Dùng xẻng té nƣớc vôi thật đều trên mặt ao và bờ ao. Nếu ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta té vôi vào nhiều hơn.
  15. 15 Nếu sử dụng vôi bột (CaCO3): - Vận chuyển các bao vôi đến ao - Rải vôi đều khắp đáy ao - Rải vôi bờ ao Hình 1-4: Bón vôi xử lý đáy Lưu ý : - Khi bón vôi, ngƣời bón vôi nên đứng xuôi theo chiều gió, té vôi từ đầu gió đến cuối gió - Không để vôi sống tiếp xúc với không khí hoặc nƣớc mƣa trƣớc khi bòn sẽ làm mất hoạt tính của vôi, gây lãng phí khi sử dụng vì phải tăng lƣợng sử dụng lên nhiều. - Trƣờng hợp ao nuôi tôm bị bệnh ở vụ trƣớc, nên bón vôi nhiều hơn so với bình thƣờng - Khi bón cần rải đều vôi trên mặt ao, đáy ao cần có đủ độ ẩm, bón nhiều cần trộn chung với bùn đáy ao tạo thành lớp bùn ngăn cách và trung hoà khi axít tăng, tác dụng của vôi có hiệu quả nhất. Nên rải nhiều vôi ở khu vực cho tôm ăn và những chỗ còn ƣớt của đáy ao. 1.2.5. Phơi đáy ao - Phơi nắng đáy ao đƣợc thực hiện sau khi bón vôi - Mục đích: + Tăng tác dụng của vôi + Giúp ôxy hóa các chất hữu cơ, giảm H2S và mầm bệnh. - Cách phơi đáy:
  16. 16 * Bƣớc 1: Phơi đáy ao khoảng 2-3 ngày * Bƣớc 2: Cày lật trở lớp đất mặt xuống, lớp đất đáy lên trên. + Cày bằng trâu, bò + Cày bằng máy Bƣớc 3: Phơi tiếp từ 3-5 ngày. - Đầm nén đáy ao trở lại sau khi hoàn tất việc phơi đáy. Hình 1-5: Phơi đáy ao
  17. 17 *Lưu ý: - Với những ao có đáy nhiễm phèn tiềm năng thì không nên cày xới, không nên phơi nắng để tránh xì phèn lúc cải tạo - Bƣớc 2 rất cần thiết với ao cũ nuôi nhiều năm 2. Xử lý đáy ao mới đào 2.1. Qui trình xử lý đáy ao mới đào Cho nƣớc vào ngâm ao Thực hiện 2-3 lần (rửa ao) Xả nƣớc ra Bón vôi Phơi đáy 2.2. Cách tiến hành 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tƣ - Chuẩn bị nhƣ ở qui trình xử lý ao đã nuôi - Nhƣng không cần chuẩn bị máy hút bùn, trang, cào 2.2.2. Cho nƣớc vào ao (ngâm ao) Thực hiện sau khi làm xong ao để tiến hành rửa ao nhiều lần nhằm giảm chua phèn: - Lấy nƣớc vào đầy ao - Ngâm 2-3 ngày 2.2.3. Xả nƣớc ra ngoài Thực hiện sau khi ngâm 2-3 ngày: - Xả nƣớc ra ngoài - Xịt nƣớc rửa đáy (trong quá trình xả nƣớc và lấy nƣớc 2-3 lần) Lưu ý: Thực hiện cho nƣớc vào ao và xả nƣớc ra ngoài 2-3 lần cho đến khi đo pH ổn định. 2.2.4. Bón vôi - Thực hiện sau khi thau rửa ao nhiều lần - Vôi cải tạo nên dùng loại vôi nung CaO hoặc Ca(OH)2.
  18. 18 - Các bƣớc thực hiện nhƣ bón vôi cho ao nuôi nhiều lần * Bƣớc 1: Đo pH đáy ao - Đo pH đất để chọn liều lƣợng bón vôi * Bƣớc 2: Xác định liều lƣợng bón vôi - Liều lƣợng phụ thuộc vào pH đất đáy ao: dựa theo bảng 1 Thông thƣờng: + pH đất từ 6-7 dùng 300-600kg/ha + pH đất từ 5-6 dùng 600 – 1.000kg/ha + pH đất < 5 dùng từ 1.000 – 1.500kg/ha * Bƣớc 3: Tính lƣợng vôi bón cho đáy ao và bờ ao Lƣợng vôi = liều lƣợng bón vôi x diện tích đáy ao Cách tính tƣơng tự nhƣ tính lƣợng vôi ở phần xử lý đáy ao đã nuôi * Bƣớc 4: Thực hiện bón vôi - Vận chuyển các bao vôi (CaO) đến ao - Đổ thành từng điểm phân bố đều trên đáy ao - Dùng xô tƣới nƣớc vào vôi (CaO) cho vôi toả hết ra thành vôi bột - Dùng xẻng té nƣớc vôi thật đều trên mặt ao và bờ ao. Nếu ao có những vũng bùn nhão, bùn đen thì ta té vôi vào nhiều hơn. 2.2.5. Phơi đáy - Sau khi bón vôi phơi nắng đáy ao 5-7 ngày để tăng khả năng diệt mầm bệnh 3. Lỗi thƣờng gặp - Không đảm bảo trình tự các bƣớc - Chọn biện pháp cải tạo không thích hợp - Tính đƣợc lƣợng vôi không phù hợp với pH đất và diện tích đáy - Đáy còn nhiều bùn, không bằng phẳng - Không đảm bảo an toàn, hiệu quả B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập: Thực hành xử lý đáy ao C. Ghi nhớ - Phƣơng pháp xủ lý đáy - Tính đƣợc lƣợng vôi cần sử dụng.
  19. 19 Bài 2: XỬ LÝ BỜ AO Mã bài: MĐ 02-3 Giới thiệu Công việc xử lý đáy ao đòi hỏi phải thực hiện trƣớc khi đƣa ao vào sử dụng lần đầu hay trƣớc mỗi vụ nuôi. Mục đích chính của việc chuẩn bị bờ ao là tạo cho tôm nuôi có đƣợc môi trƣờng nuôi chất lƣợng nƣớc thích hợp và ổn định. Mục tiêu - Nêu đƣợc phƣơng pháp chọn và lót bạt phù hợp từng vùng. - Lót đƣợc bạt đúng tiêu chuẩn. - Thao tác khéo léo, cẩn thận, nhanh nhẹn. A. Nội dung 1. Tu bổ bờ - Mục đích: Sau một vụ nuôi, bờ ao thƣờng bị sạt lở, bị các sinh vật đào hang ẩn nấp hay có các lỗ mọi làm rò rỉ nƣớc, vì vậy cần tiến hành tu sửa lại nhằm đảm bảo bờ ao chắc chắc, không rò rỉ và không có địch hại ẩn nấp trong bờ - Cách tiến hành: * Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ - Cuốc, xẻng * Bƣớc 2: Thực hiện tu bổ bờ - Bắt diệt hết ếch, rắn, các loài động vật làm hang sống ở bờ ao - Lấp các hang hố, lỗ mọi ở quanh bờ ao. - Đắp lại bờ ao bị sạt lở, đảm bảo bờ chắc chắn, giữ đƣợc nƣớc. - Kiểm tra cống và sửa chữa lỗ mọi 2. Lót bạt - Công việc trải bạt thực hiện sau khi tu sửa bờ ao. - Mục đích của lót bạt bờ ao nuôi tôm: + Ngăn chặn rò rỉ nƣớc đối với ao có nhiều nguy cơ thất thoát nƣớc không theo mong muốn nhƣ chất đất quá nhiều cát, bị nhiều hang mọi… + Ngăn chặn sự phát triển của các loài rong đáy do mực nƣớc thấp vì độ nguyên của mái bờ. + Ngăn cản lực nƣớc làm xoáy lở bờ do quạt nƣớc.
  20. 20 + Giảm đáng kể lƣợng phèn và nƣớc đục từ bờ chảy xuống ao trong mùa mƣa. + Ngăn ngừa cua còng đào hang xâm nhập vào ao - Các loại bạt lót bờ ao: + Tấm nhựa PVC + Nhựa tổng hợp PE + Nhựa cao cấp HDPE + Vải chống thấm có phủ nhựa đƣờng. Hình 2-1: Bạt lót bờ ao Các loại bạt khác nhau có tuổi thọ khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế hay ao nuôi mà ngƣời nuôi lựa chọn loại bạt thích hợp. Đối với vật liệu gia cố bằng nhựa, tuổi thọ nó sẽ giảm nếu tiếp xúc với nắng nhiều, vì vậy một số địa phƣơng dùng hai lớp xung quanh mái bờ. Lưu ý: việc lót bạt dẫn đến tăng chi phí sản xuất, nên nếu thấy không cần thiết (ao giữ nƣớc tốt) thì có thể không cần lót bạt. - Cách tiến hành:  Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ - Cuốc, xẻng để đào rãnh ở chân bờ và trên bờ - Bạt lót bờ ao: Tấm nhựa PVC + Chiều dài bạt: bằng tổng chiều dài của 4 bờ xung quanh ao (chu vi của ao) + phần ráp nối + Chiều rộng bạt: đảm phủ hết mái bờ ao + 20-30 cm chôn xuống đáy + 30-40cm phủ lên mép bờ và chôn xuống đất.  Bƣớc 2: Dọn sạch những vật nhọn và làm phẳng bờ Để tránh bạt bị rách và không bị nhăn, bờ ao phải đƣợc: - Dọn sạch những vật nhọn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1