intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phân tích các phần tử của mạch điện, điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:294

8
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Phân tích các phần tử của mạch điện, điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày các nội dung kiến thức về: an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường trong xưởng điện; hoạt động kỹ thuật truyền thông và tổ chức công việc trong kỹ thuật điện; cơ bản về hệ thống điện và điện tử;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phân tích các phần tử của mạch điện, điện tử (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN 02: PHÂN TÍCH CÁC PHẦN TỬ CỦA MẠCH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ NGÀNH/ NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ : Cao đẳng (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN, ngày tháng năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận) Ninh Thuận, Năm ban hành 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Cơ điện tử ở trình độ Cao Đẳng Nghề và Trung Cấp Nghề, giáo trình Phân Tích Mạch Điện Điện Tử Và Các Phần Tử là một trong những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 320 giờ gồm có: Bài 1: An toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường trong xưởng điện Bài 2: Hoạt động và kỹ thuật truyền thông và tổ chức công việc trong kỹ thuật điện Bài 3: Cơ bản về hệ thống điện và điện tử Bài 4: Thực hiện các hệ thống điện Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Ninh Thuận, Ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Trần Văn Linh 2. Ngô Thị Kim Hậu 2
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MỤC LỤC…………………………………………………………………….2 Bài 1: An toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường trong xưởng điện 1. An toàn lao động và các quy đình phòng ngừa tai nạn trong khu vực đào tạo 6 2. Quy định về an toàn vệ sinh lao động trong khu vực đào tạo............................13 3. Kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường trong khu vực đào tạo ........................15 4. Sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong khu vực đào tạo .................16 5. Xử lý trong trường hợp xảy ra tai nạn..................................................................18 6. Phòng cháy .............................................................................................................23 Bài 2: Hoạt động và kỹ thuật truyền thông và tổ chức công việc trong kỹ thuật điện 1. Giao tiếp trong công ty.........................................................................................28 2. Hành vi và phương pháp giải quyết vấn đề .......................................................29 3. Quản lý và bảo mật dữ liệu..................................................................................31 4. Cơ bản về kỹ thuật trình bày ...............................................................................37 5. Thu thập và đánh giá thông tin............................................................................37 6. Vẽ kỹ thuật – tập trung vào điện tử.....................................................................37 7. Lập kế hoạch và kiểm soát quá trình làm việc...................................................38 8. Bố trí vị trí việc làm..............................................................................................43 Bài 3: Cơ bản về hệ thống điện và điện tử 1. Cơ bản về kỹ thuật điện……………………………………………………46 2. Các thiết bị……………………………………………………………….116 3. Các linh kiện và phần tử chức năng………………………………………161 4. Phương pháp đo………………………………………………………….168 5. Kiểm tra chức năng………………………………………………………208 6. Tìm lỗi…………………………………………………………………....224 Bài 4: Thực hiện các hệ thống điện 1. Quy định an toàn cho hệ thống điện hạ áp…………………...……………237 2. Cơ bản về mạch điện………………………………………...……………247 3. Lựa chọn các biện pháp bảo vệ môi trường và hệ thống…………………..248 4. Lắp ráp, lắp đặt và kiểm tra hệ thống điện………………………………...273 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 301 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: PHÂN TÍCH CÁC PHẦN TỬ - MẠCH ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ Mã mô đun: MĐ 02 Thời gian của môn học: 320 giờ (130 lý thuyết, 190 thực hành) I. Vị trí và tính chất của mô đun: Vị trí: Là mô đun cơ bản, thực hiện trước các mô đun chuyên ngành khác, giảng dạy ở trường Cao đẳng Tính chất: Mô-đun đào tạo theo định hướng thực hành. Học viên được tìm hiểu các mối quan hệ cơ bản của mạch điện, sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn cũng như áp dụng chúng khi làm việc với các thiết bị điện, máy móc và các bộ điều khiển. Khi xây dựng các hệ thống phân phối điện đơn giản, học viên vận dụng kiến thức lý thuyết về cáp, vị trí lắp đặt và các thiết bị và biểu diễn đồ họa của chúng. Họ sẽ phát triển sự hiểu biết cơ bản về mối quan hệ giữa các phương pháp đo lường và phương pháp xác định các đại lượng điện và không điện. Học viên tuân thủ các quy định về an toàn và bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp cũng như bảo vệ môi trường. Nội dung học tập từ các mô đun đào tạo trước đây được vận dụng tích hợp, đào sâu và củng cố. II. Mục tiêu mô đun: Sau khi hoàn thành mô đun, người học có thể làm việc độc lập và theo nhóm với các công việc: Kiến thức: - Thu thập và đánh giá thông tin cụ thể theo thứ tự - Đánh giá, lắp ráp các linh kiện, phần tử và mạch điện bằng kỹ thuật và phương pháp đo lường cũng như vận dụng các kỹ thuật đo. - Đánh giá và giải thích các hướng dẫn, hồ sơ và tài liệu kỹ thuật, cả bằng tiếng Anh - Xác định tuyến cáp và vị trí lắp đặt thiết bị, chú ý đến khả năng tương thích điện từ - Phân tích nguồn cung cấp hiện có, lập kế hoạch về những thay đổi - Gia công các thiết bị điện và xây dựng hệ thống điện - Xây dựng và lắp đặt các bộ phận kẹp, vỏ và cụm thiết bị đóng cắt - Thực hiện việc tìm và xử lý lỗi một cách có hệ thống và ghi chép lại - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và thiết bị đo - Tính toán, đo lường và đánh giá các đại lượng điện và không điện Kỹ năng: - Thu thập thông tin cần thiết để làm các công việc lắp đặt thiết bị, hệ thống và các bộ điều khiển điện cũng như sử dụng các thiết bị truyền dữ liệu số. - Chuẩn bị nơi làm việc, lựa chọn và sẵn sàng để sử dụng các vật liệu, dụng cụ và thiết bị cần thiết. 4
  5. - Lắp ráp và lắp đặt các loại dây dẫn, dây cáp và các mô đun, chú ý tuân thủ các quy định an toàn và tương thích điện từ. - Lắp ráp và lắp đặt thiết bị điện (linh kiện, thiết bị, hệ thống và các mô đun), lắp đặt các thiết bị bảo vệ khác nhau và nối dây cho chúng. - Kiểm tra môi trường lắp đặt cho phù hợp và điều chỉnh nó nếu cần thiết. - Kiểm tra các thiết bị điện để biết các chức năng và biện pháp bảo vệ của chúng cũng như để chọn phương pháp đo và thiết bị đo phù hợp. - Lập kế hoạch cho các quy trình sản xuất, xác định dữ liệu kỹ thuật và thực hiện các tính toán cần thiết. - Chú ý sử dụng năng lượng, vật liệu thân thiện với môi trường và kinh tế. - Ghi lại công việc về lắp ráp, lắp đặt và bảo trì các thiết bị điện cũng như kiểm tra chất lượng công việc dựa trên thông số kỹ thuật. - Bàn giao thiết bị điện cho khách hàng, hướng dẫn họ vận hành và chỉ ra cách xử lý an toàn cho thiết bị. - Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: - Làm việc có kỷ luật và có tổ chức - Có thể làm việc cá nhân và trong nhóm - Chú ý để tiết kiệm tài nguyên và năng lượng trong công việc - Có thể tiếp thu kiến thức bằng tự học - Tổ chức nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và theo quy tắc an toàn lao động III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: TT Nội dung dạy và học Thời gian(giờ) Tổng Lý Thực hành/ Kiểm thuyết Thí nghiệm/ Tra Thảo luận/ Bài tập Bài 1 15 5 10 An toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường trong xưởng điện 1.1 An toàn lao động và các quy định phòng ngừa tai nạn trong khu vực đào tạo 1.2 Quy định về an toàn vệ sinh lao động trong khu vực đào tạo 1.3 Kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường trong khu vực đào tạo 1.4 Sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong khu vực đào tạo 1.5 Xử lý trong trường hợp xảy ra tai nạn 5
  6. Phòng cháy Bài 2 51 15 35 1 Hoạt động kỹ thuật truyền thông và tổ chức công việc trong kỹ thuật điện 1.1 Giao tiếp trong công ty 1.2 Hành vi hướng đến giải pháp và phương pháp giải quyết vấn đề 1.3 Quản lý và bảo mật dữ liệu 1.4 Thu thập và đánh giá thông tin 1.5 Khái niệm cơ bản về kỹ thuật trình bày 1.6 Vẽ kỹ thuật - tập trung vào điện tử 1.7 Lập kế hoạch và kiểm soát quá trình làm việc Bố trí vị trí làm việc Bài 3 132 80 50 2 Cơ bản về hệ thống điện và điện tử 1.1 Cơ bản về kỹ thuật điện 1.2 Các thiết bị 1.3 Các linh kiện và phần tử chức năng 1.4 Phương pháp đo 1.5 Kiểm tra chức năng Tìm lỗi Bài 4 122 30 90 2 Thực hiện lắp đặt các hệ thống điện 6
  7. Bài 1: An toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường trong xưởng điện Mã bài 2 - 1 1. An toàn lao động và các quy đình phòng ngừa tai nạn trong khu vực đào tạo Các quy định nghề nghiệp cơ bản về an toàn lao động và phòng ngừa tai nạn Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động 1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. 2. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. 3. Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động 1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động 1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện. 2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động. 3. Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ. 4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình khung công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 7
  8. Thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động Chăm sóc sức khỏe cho người lao động 1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động. 2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. 3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế. 4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật. 5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. 6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế. 7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng. 1.1. Làm quen với các quy định liên quan và có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa tai nạn Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người lao động có thể coi là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng, tái thiết và phát triển đất nước trong gần 30 năm đổi mới. Chính vì thế, vị thế của người lao động trong xã hội ngày càng được nâng cao và điều đó được thể hiện thông qua các chính sách và pháp luật của nhà nước, đặc biệt là trong việc nâng cao các điều kiện bảo hộ lao động, nâng cao môi trường làm việc cho người lao động và tăng các chế độ phúc lợi cho người lao động. Điều này được ghi nhận trong các quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Theo đó, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Xây dựng kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động; Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; 8
  9. Nâng cao lượng thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Thứ nhất, theo quy định tại Điều 31 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Bởi lẽ, việc đảm bảo an toàn hoạt động của các loại máy, thiết bị vật tư không chỉ đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho chính người lao động mà còn đảm bảo môi trường lao động an toàn, đặc biệt là các công trình xây dựng ở trên cao hoặc dưới lòng đất. Thứ hai, theo quy định tại Điều 76 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người sử dụng lao động, ở đây có thể hiểu là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng lao động, hàng năm, đều phải xây dựng kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cùng thời gian xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp nâng cao ý thức cảnh giác của người sử dụng lao động và người lao động trong việc phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thứ ba, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Điều đó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động mà còn giúp tiết kiệm nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội hay Quỹ Bảo hiểm y tế khi xảy ra sự cố. Thứ tư, việc huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động rất được coi trọng được quy định tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 và được thực hiện theo quy chuẩn mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Người lao động và người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ . Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ. Thứ năm, việc cung cấp thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Theo đó, người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động. Cuối cùng, việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động ngày càng được người sử dụng lao động chú trọng, bởi lẽ, sức khỏe của người lao động ảnh hưởng 9
  10. trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy, các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh định kì cho người lao động hay các chế độ phúc lợi được hưởng của người lao động ngày càng được người sử dụng lao động và các chính sách pháp luật chú ý hướng đến. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. 1.3. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn và an toàn lao động Phát triển văn hóa an toàn ở phạm vi quốc gia: Các dự án xây dựng không hoạt động độc lập với xã hội mà tại đó chúng đang tồn tại. Dù cho những người quản lý dự án có quyết tâm như thế nào trong việc đảm bảo một công trường an toàn và vệ sinh, họ sẽ hầu như không thể làm được việc đó nếu văn hóa hiện hành của quốc gia đó có quan niệm “sinh mạng là rẻ mạt”. Việc phát triển một nền văn hóa ATLĐ hiệu quả phải được bắt đầu từ các cấp cao nhất trong hệ thống chính quyền và phải được áp dụng trong toàn bộ hệ thống, từ chính phủ tới người sử dụng lao động và người lao động. Các nhà tài trợ cần nhấn mạnh việc thực hiện ATLĐ trong hợp đồng. Mục đích của tất cả các dự án có vốn tài trợ từ bên ngoài là nhằm nâng cao chất lượng sống của công dân nước sở tại, và điều này bao gồm cả sức khỏe và sự an toàn của những người tham gia vào hoạt động xây dựng. Bởi vậy, các tổ chức tài trợ này cần xác định rõ sứ mệnh của mình, đưa ra những yêu cầu về thực hiện an toàn lao động, vừa đảm bảo tiến độ của công trình đầu tư, vừa bảo vệ người lao động và vừa tạo được uy tín cho chính doanh nghiệp. Phát triển một hình mẫu tổng thể, toàn diện về một trường hợp đầu tư vào ATLĐ. Trong các thảo luận về ATLĐ, chi phí luôn là một trở ngại lớn nhất ở rất nhiều công ty xây dựng tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý khi biện luận rằng có thể coi đầu tư vào ATVSLĐ như một khoản đầu tư hiệu quả, nếu nơi làm việc của họ được thiết kế hợp lý, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều. Một ví dụ cụ thể như, khi những giàn giáo được dựng tạm thời dẫn đến gây chết người hoặc xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, dự án xây dựng sẽ phải chịu ngoài các chi phí bồi thường, bị ảnh hưởng bởi trì hoãn. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như tên tuổi, hình ảnh - những yếu tố cạnh tranh của công ty – cũng sẽ bị tổn hại, và công ty còn phải chịu thêm các chi phí về bảo hiểm. ATLĐ phải được chủ động thực hiện từ khâu thiết kế: Hầu hết các hoạt động xây dựng đều được lập kế hoạch theo cách này hay cách khác, ATLĐ phải được quản lý một cách chủ động, như một phần không thể tách rời của quá trình lập kế hoạch, và nếu không thể tìm được một biện pháp xây dựng an toàn, đội xây dựng cần phản hồi lại với bên thiết kế và giúp họ chỉnh sửa lại thiết kế. “An toàn từ khâu thiết kế” là một chủ đề đang chiếm được sự quan tâm trên khắp thế giới, với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm tối đa các nguy cơ và rủi ro bằng việc thiết kế cẩn thận, an toàn, đồng thời, vẫn đạt được các yêu cầu về vận hành và các chức năng khác của dự án. 10
  11. Người lao động cần chủ động tham gia vào quá trình xây dựng và cam kết thực hiện ATLĐ Cần thay đổi tư tưởng truyền thống cho rằng người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với sự an toàn của người lao động. Để tạo nên điều kiện làm việc an toàn, chính những người lao động cũng cần được tham gia một cách chủ động vào công tác ATLĐ và hợp tác với những người chủ của họ. Do công nhân hiểu rõ nhất công việc của mình, đây chính là những người phù hợp nhất để đưa ra các quyết định về cải thiện điều kiện làm việc và an toàn trong lao động.Tuy nhiên, để người lao động tham gia vào hoạt động này một cách hiệu quả, những điểm sau là hết sức quan trọng: sự hỗ trợ từ pháp luật, sự khuyến khích từ các nhà quản lý, sự ủng hộ của hệ thống công đoàn, các hoạt động huấn luyện và sự tham gia tích cực của chính bản thân người lao động. Hiện nay, hầu hết TBBVCN sẵn có đều được thiết kế cho vóc dáng của những người châu Âu/phương Tây. Tại nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, việc sử dụng TBBVCN sẵn có là không phù hợp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại quần áo, phương tiện thiết kế cho khí hậu ôn hòa trong các điều kiện nóng ẩm cũng là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Điều này ảnh hưởng đến việc thực thi An toàn lao động. Cần phát triển hơn nữa về mặt công nghệ để cải thiện ATVSLĐ, bao gồm các hệ thống cảnh báo và kiểm soát, các thiết bị thông tin liên lạc và các loại máy móc an toàn hơn Các loại máy móc thiết bị xây dựng hiện đại đang được sử dụng ngày càng nhiều. Khi được vận hành bởi lực lượng lao động không có tay nghề và chưa qua đào tạo, các loại máy móc này có thể dẫn đến tai nạn chết người. Do đó, các nhà sản xuất và nhà cung cấp cần đảm bảo chắc chắn rằng máy móc và thiết bị được thiết kế càng an toàn càng tốt, và phải kết hợp được với các thiết bị an toàn trong thực tế sản xuất. Cần phải có những báo hiệu hay băng cảnh báo cho người lao động được biết. 1.4. Trang bị bảo vệ cá nhân (PPE) và các quy định an toàn trong phòng thí nghiệm Thiết bị bảo hộ cá nhân hay còn gọi là PPE ( Personal protective equipment ), là thiết bị đeo cá nhân bảo vệ người lao động khỏi các chấn thương nghiêm trọng tại nơi làm việc. Những chấn thương và bệnh tật có thể do tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ, vật lý, điện, cơ khí, hoặc các mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Thiết bị bảo hộ lao động cá nhân có thể bao gồm các hạng mục như găng tay, kính an toàn và giày dép, nút tai hoặc bịt, mũ cứng, mặt nạ phòng độc. Hoặc yếm, áo khoác và các thiết bị đặc biệt khác. 11
  12. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ đầu Những vật thể rơi, những vật treo lơ lửng và những vật sắc nhọn có mặt khắp nơi trên công trường xây dựng. Một dụng cụ nhỏ, hay một chiếc bu lông, nếu rơi từ độ cao từ 10 đến 20m xuống đầu người không được bảo vệ có thể gây ra chấn thương rất nặng, thậm chí dẫn tới tử vong. Những chấn thương ở đầu thường xãy ra khi làm việc, đi lại ở dưới đất. Mũ an toàn có thể bảo vệ đầu một cách hiệu quả khỏi những tai nạn này. Nên đội mũ bảo hộ bất cứ khi nào ở trên công trường, đặc biệt tại những khu vực đang có thi công trên cao. Những khu vực này thường được gọi là “khu vực yêu cầu đội mũ bảo hộ”, cần phải có những tín hiệu an toàn để rõ ràng ở những lối vào và ở những vị trí cần thiết khác Tất cả mọi người, từ nhà quản lý, đốc công và khách ra vào đều phải áp dụng chung một nội quy. Chỉ được sử dụng những mũ bảo hộ đã qua kiểm định và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. Mũ bảo hộ phải có quai đeo để tránh bị rơi, và để đội vào bất cứ lúc nào cần thiết. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ chân Chấn thương vùng chân bao gồm hai kiểu chính: một là do dẫm phải đinh chưa được đập bằng xuống hay nhổ đi, hai là do vật liệu rơi vào chân. Cả 2 loại chấn thương này đều có thể giảm được xuống mức thấp nhất bằng cách sử dụng giày an toàn và ủng bảo hộ chân. Kiểu giày an toàn hay ủng bảo hộ được sử dụng tùy thuộc vào bản chất công việc (chẳng hạn sự có mặt của mạch nước ngầm trên công trường). Song mọi loại giày an toàn, ủng bảo hộ nên có đế chống thủng và ở mũi có tấm lót bằng sắt. 12
  13. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ tay và da Tay là bộ phận rất dễ bị chấn thương, và cũng là bộ phận chịu nhiều chấn thương nhất trên cơ thể trong các tai nạn về xây dựng. Rách, trầy da, gẫy tay, sai khớp, cụt tay và bỏng tay là những tai nạn vẫn hay xảy ra. Những tai nạn này hầu hết có thể phòng tránh bằng cách sử dụng những thiết bị và kỹ thuật lao động chân tay tốt, dùng trang bị bảo hộ tay phù hợp như găng tay hay bao tay dài. Những công việc nguy hiểm phổ biến nhất cần sử dụng đến trang bị bảo vệ tay là: Những công việc có tiếp xúc với những bề mặt thô, sắc hoặc lởm chởm; Tiếp xúc với các chất độc, ăn mòn, nóng, chất bắn tóe như nhựa rải đường bitum, nhựa cây; Khi làm việc với các máy rung như máy khoan khí nén mang trang bị tay có phương pháp triệt rung; Làm các công việc về điện trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ mắt Nhiều chấn thương mắt sinh ra trong công nghiệp do những vật liệu bắn phải, do bụi hoặc bức xạ trong khi thực hiện những công việc sau: Đập phá, cắt, khoan, đẽo hoặc lát đá, bê tông và xây gạch bằng tay hay bằng các công cụ bằng tay. Bào hoặc đẽo những bề mặt được sơn hay bị ăn mòn. Chặt hay cắt đứt bu lông và đinh tán nguội. Mài khô các bề mặt bằng máy mài điện. Hàn và cắt kim loại. Trong một số quá trình công nghiệp cũng có một số mối nguy hiểm như những loại chất lỏng nóng hoặc có tính ăn mòn bị đổ tràn, rò rỉ hay bắn tóe. Trang bị bảo hộ lao động bảo vệ hô hấp: Trên công trường xây dựng thường có nhiều công việc mà ở đó có mặt những loại bụi, sương, hay chất khí nguy hiểm như: Nghiền và vận chuyển đá; Đổ cát; Phá dỡ những tòa nhà trong đó có chất cách ly amiăng; Hàn và cắt những vật liệu được phủ bề mặt bằng các chất liệu chứa chì, kẽm, nikel và cadmi; Phun sơn; Nổ mìn. Chọn lựa chuẩn xác mặt nạ phòng độc Bất cứ khi nào nghi ngờ trong không khí có những chất độc, phải đeo mặt nạ phòng độc ngay. Kiểu mặt nạ phù hợp phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm và điều kiện làm việc và bạn cần được hướng dẫn cách sử dụng, lau chùi và bảo quản. Cần tham khảo cách chọn loại mặt nạ và bộ lọc phù hợp ở những người chịu trách nhiệm về an toàn và vệ sinh. Loại mặt nạ đơn giản nhất là kiểu làm bằng giấy không phân hủy. Cần nhớ rằng loại này chỉ có tác dụng chống bụi. 1.5. Các quy định và quy tắc an toàn khi làm việc với hệ thống điện và khi kết nối với điện áp lưới điện Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc 13
  14. Khi lắp đặt thiết bị điện trong gia đình Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt Khi kiểm tra hệ thống đường điện Khi ngập nước, trời mưa to, có sấm sét Bảo hành thiết bị điện định kỳ Trang bị bảo hộ đầy đủ Kỹ thuật viên điện cần được đào tạo bài bản Kiểm tra vận hành đúng quy tắc an toàn điện Không lắp đặt tự phát gần công trình lưới điện 2. Quy định về an toàn vệ sinh lao động trong khu vực đào tạo 2.1. Kiến thức lý thuyết cần thiết để đảm bảo các quy định có liên quan về an toàn và vệ sinh nơi làm việc An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm. An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc. 2.2. Thực hiện các biện pháp an toàn và sức khỏe nghề nghiệp An toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một lĩnh vực liên ngành liên quan đến các điều kiện và yếu tố ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, du khách hoặc bất kỳ người nào khác tại nơi làm việc. Nó liên quan đến sự tương tác giữa nhiều đối tượng, bao gồm y học, vệ sinh, sức khỏe cộng đồng, kỹ thuật an toàn, chất độc học, công thái học, v.v. Điều gì xảy ra nếu như trong quá trình lao động chúng ta không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động? Nếu làm việc trong môi trường lao động có tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm thì tai nạn lao động rất dễ xảy ra. Nhẹ thì xây xước trầy da, nặng thì gây thương tích và các bệnh nghề nghiệp, thậm chí có trường hợp mất mạng khi xẩy ra tai nạn. Vì vậy lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biện pháp an toàn lao động đó là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp. An toàn lao động có bắt buộc khi tham gia lao động hay không? Điều này được quy định trong luật vì thế thực hiện các biện pháp an toàn lao động là điều kiện bắt buộc trong quá trình làm việc. Lợi ích thứ 2 mà an toàn vệ sinh lao động đem đến đó là đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động lẫn người lao động. 14
  15. 2.3. Giải thích các lĩnh vực thực tế Một số chuẩn bị thiết yếu trong an toàn cơ khí Tính toán thiết kế máy móc, công cụ và trang thiết bị công nghệ đi kèm phù hợp. Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ gia công sản phẩm đúng chuẩn với các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn của ngành nghề. Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện nghề cho người lao động phải đáp ứng được cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật trong an toàn máy công cụ và an toàn ngành nghề tương ứng. Một số giải pháp an toàn trong sản xuất cơ khí cho người sử dụng, vận hành, sữa chữa Các nguyên tắc an toàn chung • Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý thiết bị theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn • Xác định cụ thể khu vực nguy hiểm và các nguy cơ có thể gây ra tai nạn lao động trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị; • Thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp; • Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải phù hợp với các điều kiện an toàn: • Chọn vị trí và địa điểm làm việc phù hợp • Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển đảm bảo hợp lý và thuận tiện trong quá trình làm việc; • Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo dúng các điều kiện an toàn; 3. Kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường trong khu vực đào tạo 3.1. Nguyên tắc chung về bảo vệ môi trường và các lĩnh vực ứng dụng trong công việc hằng ngày Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Căn cứ dựa trên Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định: Tại Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường: 1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. 2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với 15
  16. phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. 3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. 4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải. 5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế-xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật 3.2. Áp dụng các quy định bảo vệ môi trường có liên quan Trong hoạt động bảo vệ môi trường, nghiêm cấm những hành vi sau: - Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. - Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. - Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. (5) Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. - Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế. - Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường. 16
  17. - Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ôdôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên. - Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 4. Sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong khu vực đào tạo 4.1. Sử dụng năng lượng và tài nguyên ( cơ bản ) và xem xét các lĩnh vực ứng dụng thực tế Nhiều chuyên gia nhận định rằng, cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, bảo tồn tài nguyên năng lượng là giải pháp quan trọng trong chính sách an ninh năng lượng quốc gia. Ở khía cạnh kinh tế, nhiều tổ chức quốc tế có uy tín nghiên cứu về an ninh năng lượng cho rằng, việc đầu tư hiệu quả 01 đồng vốn cho sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mang lại lợi ích tương đương với việc đầu tư từ 3 đến 4 đồng vốn cho phát triển nguồn cung. Ở khía cạnh bảo tồn tài nguyên năng lượng, cho dù Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, đa dạng (thủy điện, than, dầu khí, gió, mặt trời…) nhưng qua thực tế phát triển đất nước, chúng ta đã phải chuyển từ trạng thái xuất khẩu ròng năng lượng sang nhập khẩu vào năm 2015. Từ đây có thể thấy rằng, bên cạnh việc khai thác, mở rộng nguồn cung năng lượng, bao gồm cả việc phát triển các nguồn cung mới ngoài lãnh thổ, việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, gắn với bảo tồn tài nguyên năng lượng là yếu tố then chốt trong đảm bản an ninh năng lượng quốc gia. Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện, tối ưu hóa chất lượng sử dụng năng lượng của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước nhận định từ rất sớm và chuyển hóa yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào cuộc sống thông qua xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi hệ thống chính sách, luật pháp phù hợp. Ở phạm vị quốc gia, các hoạt động cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng đã được thống nhất hóa trong khung hành động tổng thể thông qua Chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được tổ chức triển khai liên tục trong 10 năm (2006 – 2015). Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình mục tiêu này cho thấy, Việt Nam đã thu nhận những thành tựu bước đầu rất khả quan nhằm cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng. Chúng ta đã ban hành và tổ chức triển khai Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (năm 2011) và các văn bản 17
  18. dưới luật gồm các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Mặc dù việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tiếp tục phải rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới nhưng có thể thấy rằng, việc nhanh chóng ban hành và đưa vào thực thi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng nhằm điều tiết hoạt động xã hội theo hướng trách nhiệm với tài nguyên năng lượng của đất nước. Các tổ chức quốc tế uy tín đồng hành cùng sự phát triển ngành năng lượng của Việt Nam đánh giá rất cao kết quả này. Các đánh giá khách quan cũng chỉ ra rằng, khoảng 16 triệu tấn dầu quy đổi (TOE – tons of oil equivalent) tương đương với khoảng 103,7 tỷ kWh điện đã được tiết kiệm so với nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội nếu không thực hiện Chương trình mục tiêu này. 4.2. Người học cần có nhận thức sâu sắc về hành vi tiết kiệm năng lượng để có thể truyền đạt lại cho khách hàng trong thực tế nghề nghiệp Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đạt mức cao, từ 12 – 15%. Đi đôi với sự tăng trưởng của sản xuất, mức tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng và khó kiểm soát. Mặc dù nhiều chương trình, dự án phát triển năng lượng đã và đang được triển khai, song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc giá điện, xăng dầu, khi đốt tăng mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống xã hội. Chính vì vậy, vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa quan trọng không kém so với việc đầu tư phát triển năng lượng. Để xây dựng một nhà máy điện sẽ phải mất nhiều thời gian, vốn đầu tư lớn, trong khi việc sử dụng điện tiết kiệm có thể thực hiện được ngay. 5. Xử lý trong trường hợp xảy ra tai nạn 5.1. Lý thuyết và thực hành ứng dụng hành vi xử lý khi xảy ra tai nạn Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015-ATVSLĐ). 18
  19. Phân loại tai nạn lao động (Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP) - Tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao động bị chết theo một trong các trường hợp sau đây: + Chết tại nơi xảy ra tai nạn. + Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu. + Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y. + Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích. - Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP. - Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là tai nạn lao động không thuộc trường hợp Tai nạn lao động chết người và Tai nạn lao động nặng. Quy trình giải quyết tai nạn lao động tại cơ sở (Điều 38 luật ATVSLĐ, Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP), người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải làm: 1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động. 2. Khai báo tai nạn lao động: - Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra; - Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ- 19
  20. CP và khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau: + Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). Lưu ý: Trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định trên còn báo cáo của luật chuyên ngành và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định; - Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý. 3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây: - Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể); - Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an. 4. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong trường hợp tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động (Khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP), cụ thể như sau: - Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật ATVSLĐ, người sử dụng lao động phải thành lập 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2