Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên microsoft excel plug in p7
lượt xem 12
download
Trường hợp nếu muốn tham chiếu đến một vùng dữ liệu, người lập trình có thể dựa trên địa chỉ của hai ô, ô ở góc trên bên trái và ô ở góc đưới bên phải. Ví dụ sau sẽ tham chiếu đến vùng dữ liệu từ ô B2 đến ô C3 theo nhiều cách khác nhau: Worksheets("Sheet1").Range("B2:C3") = 9 Worksheets("Sheet1").Range("B2.C3") = 9 Worksheets("Sheet1").Range("B2", "C3") = 9 ‘Cách thứ nhất ‘Cách thứ hai ‘Cách thứ ba...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên microsoft excel plug in p7
- CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH TRÊN MICROSOFT EXCEL Trường hợp nếu muốn tham chiếu đến một vùng dữ liệu, người lập trình có thể dựa trên địa chỉ của hai ô, ô ở góc trên bên trái và ô ở góc đưới bên phải. Ví dụ sau sẽ tham chiếu đến vùng dữ liệu từ ô B2 đến ô C3 theo nhiều cách khác nhau: Worksheets("Sheet1").Range("B2:C3") = 9 ‘Cách thứ nhất Worksheets("Sheet1").Range("B2.C3") = 9 ‘Cách thứ hai Worksheets("Sheet1").Range("B2", "C3") = 9 ‘Cách thứ ba Hoặc thay vì sử dụng đối tượng Range, có thể dùng trực tiếp dấu ngoặc vuông ([ ]). Điều này tương đương với khi tham chiếu sử dụng đối tượng Range: Worksheets("Sheet1").[B2:C3] = 9 ‘Cách thứ nhất Worksheets("Sheet1").[B2.C3] = 9 ‘Cách thứ hai Nếu muốn tham chiếu đến một vùng dữ liệu là giao của các vùng dữ liệu, sử dụng dấu cách giữa các vùng dữ liệu. Ví dụ sau sẽ tham chiếu đến vùng dữ liệu là giao của hai vùng dữ liệu là A1:C3 và B2:D4, vùng được tham chiếu thực sự là vùng B2:C3 Worksheets("Sheet1").Range("A1:C3 B2:D4") = 9 Nếu muốn tham chiếu đến một vùng dữ liệu là hợp của các vùng dữ liệu khác nhau, sử dụng dấu phẩy ngăn cách giữa các vùng dữ liệu. Ví dụ sau sẽ tham chiếu đến vùng dữ liệu là hợp của các vùng dữ liệu A1:B2, ô D3 và vùng A4:C4 Worksheets("Sheet1").Range("A1:B2,D3,A4.D4") = 9 Dưới đây là các phương thức và thuộc tính của đối tượng Range: Activate Phương thức này dùng để chuyển một ô thành ô hiện hành. Nếu vùng dữ liệu là nhiều hơn một ô thì chỉ có một ô được chọn làm hiện hành, là ô ở góc trên bên trái. Cần lưu ý là phương thức này chỉ được gọi thành công nếu vùng dữ liệu đó nằm trên worksheet hiện hành. Vì vậy, muốn 133
- kích hoạt một vùng dữ liệu trên một worksheet nào đó, cần phải chuyển worksheet đó thành worksheet hiện hành. Worksheets(“Sheet1”).Activate Range(“A3:B5”).Activate AddComment và ClearComments Phương thức AddComment cho phép thêm chú thích vào vùng được tham chiếu. Vùng dữ liệu này chỉ được phép là một ô, và ô đó phải chưa có chú thích, nếu không sẽ làm phát sinh lỗi. Còn phương thức ClearComments cho phép xoá tất cả các chú thích của các vùng dữ liệu. Khác với phương thức AddComment, phương thức này có thể là một vùng bất kỳ. Range("A1:C3").ClearComments ‘Xoá chú thích vùng A1:C3 Range("B2").AddComment "Chu thich moi" ‘Thêm chú thích ô B2 Address Thuộc tính này trả về địa chỉ của vùng dữ liệu được tham chiếu. Ví dụ sau sẽ hiển thị một vùng dữ liệu đã được đặt tên là SoLieu trong Sheet1: MsgBox Worksheets("Sheet1").Range("SoLieu").Address BorderAround Phương thức này thực hiện vẽ đường biên xung quanh vùng dữ liệu được tham chiếu. Người lập trình có thể thiết lập kiểu đường, bề dày nét vẽ và màu của đường. Worksheets("Sheet1").Range("A1:D4").BorderAround _ LineStyle:=xlDashDot, ColorIndex:=3, Weight:=xlThick Calculate Phương thức này thực hiện tính toán cho vùng dữ liệu được tham chiếu, áp dụng trong trường hợp chế độ tính trong Excel được thiết lập thành tính toán thủ công (Manual). Cells Cells là tập đối tượng tham chiếu đến tất cả các ô nằm trong vùng dữ liệu được tham chiếu. Chi tiết xem thêm mục “Tập đối tượng Cells” trang 137. Clear, ClearContents và ClearFormats Phương thức Clear xoá tất cả những gì có trong vùng dữ liệu được tham chiếu: nội dung, định dạng, chú thích… Phương thức ClearContents chỉ xoá nội dung được lưu trữ trong vùng dữ liệu. Còn phương thức ClearFormats chỉ xoá định dạng của các ô trong vùng dữ liệu. Sau khi xoá định dạng, các ô sẽ có định dạng mặc định trong Excel. Worksheets(“Sheet2”).Range(“A1:C3”).Clear ‘Xoá tất cả Worksheets(“Sheet2”).Range(“A1:C3”).ClearContents ‘Xoá nội dung Worksheets(“Sheet2”).Range(“A1:C3”).ClearFormats ‘Xoá định dạng Column và Row 134
- CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH TRÊN MICROSOFT EXCEL Hai phương thức này trả về số thứ tự của cột và hàng của ô đầu tiên của vùng dữ liệu được tham chiếu. MsgBox Worksheets("Sheet1").Range("B3:D12").Column ‘Hiển thị giá trị 2 MsgBox Worksheets("Sheet1").Range("B3:D12").Row ‘Hiển thị giá trị 3 Columns và Rows Thuộc tính Columns và Rows thực chất là tập đối tượng kiểu Range chứa các cột và các hàng nằm trong phạm vi vùng dữ liệu được tham chiếu. Ví dụ sau sử dụng vòng lặp For Each … Next để đổi màu và điền số thứ tự cột vào các cột trong vùng dữ liệu được tham chiếu. Public Sub VD_Columns() Dim myColumns As Range For Each myColumns In Range("B3:C4,E2:F6").Columns myColumns.Interior.Color = RGB(0, 255, 0) ‘Đổi màu myColumns.Value = myColumns.Column ‘Điền số thứ tự cột Next myColumns End Sub GỢI Ý Có thể sử dụng tập đối tượng Columns và Rows để truy cập đến cả một hàng hay một cột nào đó trong worksheet. Ví dụ sau sẽ điền giá trị 9 vào tất cả các ô trong cột C và các ô trong hàng 3: Worksheets("Sheet1").Columns("C") = 9 Worksheets("Sheet1").Rows("3") = 9 ColumnWidth và RowHeight Thuộc tính này dùng để thiết lập chiều rộng của cột và chiều cao của hàng của vùng dữ liệu được tham chiếu. Worksheets("Sheet2").Range("B2:C4").ColumnWidth = 15 Worksheets("Sheet2").Range("B2:C4").RowHeight = 15 Offset Hàm Offset tịnh tiến vùng dữ liệu theo số hàng và số cột được xác định trong các thông số đầu vào của hàm Offset. Giá trị trả về của hàm này chính là vùng dữ liệu sau khi đã được tịnh tiến. Cấu trúc của hàm Offset là: Offsett(số_hàng, số_cột). Số_hàng nếu là số dương là tịnh tiến xuống dưới, số_cột nếu là số dương là tịnh tiến sang phải. Ví dụ sau sẽ tịnh tiến vùng dữ liệu lên trên 2 hàng và sang phải 3 cột: 135
- Worksheets("Sheet1").Range("A4:B5").Offset(-2, 3).Value = 9 Replace Phương thức này dùng để thay thể một chuỗi ký tự bằng một chuỗi ký tự khác. Ví dụ sau sẽ thay thế từ SIN bằng COS: Worksheets("Sheet2").Range("A1.C5").Replace "SIN", "COS" Phương thức này cũng có nhiều tham số khác nữa để thiết lập chế độ tìm kiếm vào thay thế như trật tự tìm kiếm, phân biệt chữ hoa chữ thường,… Chi tiết xem trong hướng dẫn đi kèm của Excel. Select Phương thức này sẽ lựa chọn vùng dữ liệu được tham chiếu, giống như khi sử dụng chuột để lựa chọn một vùng dữ liệu trong worksheet. Cũng giống như phương thức Activate, vùng dữ liệu được tham chiếu phải nằm trong worksheet hiện hành, nếu không sẽ làm phát sinh lỗi khi thực thi chương trình. Ví dụ sau sẽ chọn vùng dữ liệu B2:C3 trong worksheet hiện hành: Range(“B2:C3”).Select Value Thuộc tính này chứa giá trị của vùng dữ liệu. Cần phải lưu ý rằng khi đọc giá trị của vùng dữ liệu thì vùng dữ liệu đó bắt buộc phải là một ô đơn nhất, còn khi gán giá trị thì vùng dữ liệu có thể là một ô hoặc một vùng dữ liệu gồm nhiều ô và trong trường hợp đó tất cả các ô đều có cùng một giá trị. MsgBox Range("A1").Value ‘Đọc và hiển thị giá trị ô A1 Range("B2:C3").Value = 9 ‘Gán giá trị cho vùng dữ liệu B2:C3 GỢI Ý Trong khi làm việc với đối tượng Range, đối tượng tham chiếu đến một vùng dữ liệu, cần lưu ý những điểm sau: ✦Việc thao tác với Excel bằng mã lệnh không cần phải thực hiện lựa chọn vùng dữ liệu, vì thế nên hạn chế sử dụng các phương thức như Activate hoặc Select. ✦Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các phương thức này, cần phải kích hoạt worksheet có chứa vùng dữ liệu làm worksheet hiện hành bằng phương thức Activate của worksheet đó. ✦Nên sử dụng các vùng dữ liệu được đặt tên, chẳng hạn như nên sử dụng Range(“KetQua”) thay vì sử dụng Range(“D45”). Vì khi sử dụng Range(“D45”), nếu người dùng chèn thêm một hàng ở phía trên hàng 45 thì địa chỉ của ô cần tham chiếu sẽ thay đổi, và cần phải thay đổi mã lệnh thành Range(“D46”). Nhưng nếu sử dụng vùng dữ liệu có đặt tên thì không cần phải thay đổi mã lệnh. 136
- CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH TRÊN MICROSOFT EXCEL ✦Excel cho phép lựa chọn các vùng dữ liệu rời rạc bất kỳ. Trong khi sử dụng Excel, có thể thực hiện bằng cách giữ phím CRTL khi chọn vùng dữ liệu. 5.2.6. Tập đối tượng Cells Tập đối tượng Cells là tập đối tượng chứa tất cả các ô nằm trong vùng được tham chiếu. Tập đối tượng Cells là một thuộc tính của đối tượng worksheet và cũng là một thuộc tính của đối tượng Range. Khi truy cập thông qua đối tượng worksheet, tập đối tượng Cells tham chiếu đến tất cả các ô của worksheet đó. Khi truy cập thông qua đối tượng Range, tập đối tượng Cells chỉ tham chiếu đến các ô nằm trong vùng dữ liệu. Thực chất, mỗi thành phần cấu thành nên tập đối tượng Cells là một ô, có kiểu dữ liệu là Range nên tất cả các phương thức và thuộc tính của đối tượng Range đều có trong tập đối tượng Cells. Xem thêm mục “Đối tượng Range” trang 132 để biết chi tiết về đối tượng Range. Để tham chiếu đến một ô nào đó thông qua tập đối tượng Cells, có thể sử dụng cấu trúc sau: object.Cells(chỉ_số_hàng, chỉ_số_cột) object.Cells(chỉ_số_ô) object.Cells Object là đối tượng có chứa thuộc tính Cells, có thể là đối tượng kiểu Worksheet hoặc kiểu Range. Các tham số chỉ_số_hàng và chỉ_số_cột là chỉ số tương đối trong phạm vi của vùng dữ liệu được tham chiếu. Chỉ_số_ô là số thứ tự của ô trong tập đối tượng Cells, số thứ tự được đánh số theo từng hàng, từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Xét đoạn mã sau: Worksheets(“Sheet1”).Range("B2:E4").Cells(2, 3).Value = 9 Đoạn mã trên sử dụng cách thứ nhất để gán giá trị 9 cho một ô nằm trong vùng B2:E4. Object ở đây chính là đối tượng kiểu Range, vì vậy tập đối tượng Cells là tập đối tượng chứa các ô trong vùng B2:E4. Chỉ số hàng và cột sẽ được tính tương đối so với ô đầu tiên của vùng dữ liệu, là ô B2. Vì vậy, Cells(1,1) là ô đầu tiên của vùng dữ liệu, còn Cells(2,3) tương ứng với ô D3. Xét đoạn mã thứ 2: Worksheets("Sheet1").Cells(257).Value = 9 137
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống part 1
15 p | 764 | 264
-
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống - PGS.TS. Phan Huy Khánh
170 p | 355 | 117
-
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin: Phần 1 - Thạc Bình Cường
121 p | 392 | 80
-
Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên microsoft excel plug in p10
5 p | 109 | 24
-
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
123 p | 61 | 12
-
Giáo trình Phân tích, thiết kế hướng đối tượng với UML: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
111 p | 43 | 11
-
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Nguyễn Trần Phương
173 p | 64 | 9
-
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Công nghiệp Thanh Hóa
111 p | 47 | 9
-
Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên autocad p2
5 p | 98 | 8
-
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Nghề: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
91 p | 27 | 7
-
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống (Nghề Lập trình máy tính) - Tổng cục dạy nghề
130 p | 36 | 6
-
Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên autocad p5
5 p | 86 | 6
-
Giáo trình Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Nghề: Quản trị mạng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
91 p | 17 | 6
-
Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên autocad p6
5 p | 79 | 5
-
Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên autocad p4
5 p | 70 | 4
-
Giáo trình phân tích các phương pháp lập trình trên autocad p8
5 p | 82 | 4
-
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống - Nghề: Lập trình máy tính - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
133 p | 48 | 3
-
Giáo trình Phân tích thiết kế thuật toán (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 - Tổng cục dạy nghề
77 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn